* Bùi Văn Bồng
Hồ Gươm mướt gió sông Hồng
Chuông chùa vọng giữa thinh
không yên bình
Tháp Rùa soi bóng lung linh
Đâu là con sóng dấy binh thuở
nào?
Kim Quy ẩn hiện nơi đâu
Kiếm thần xưa dưới hồ sâu có
còn?
Thuyền rồng Lê Lợi khao quân
Mây xưa in bóng Long Vân mặt
hồ
Gương hồ mộng, sắc hồ mơ
Trống rung mở trận bây giờ
còn vang
Bao đời lịch sử sang trang
Bên hồ Lục Thủy vẫn hàng
phượng xưa
Gió vờn liễu biếc đung đưa
Cây đa đền Ngọc, Tháp Rùa,
Đài Nghiên
Trời xanh một cõi Thuận Thiên
Vẹn nguyên Tháp Bút uy nghiêm
vươn trời…
Thăng trầm thời cuộc bao đời
Vẫn một Hoàn Kiếm rạng soi Hà
thành
Nước hồ vẫn đậm sắc xanh
Gái trai sóng bước dạo quanh
gương hồ
Một viên ngọc giữa Thủ đô
Kim Quy hỡi, có nhởn nhơ đáy
hồ
Ánh vàng lưỡi kiếm năm xưa
Giữ cho Thê Húc, Tháp Rùa vẹn
nguyên
Kiếm thần xưa có linh thiêng
Giúp cho bờ cõi bình yên
nghìn đời.
Bài thơ của Thi sĩ Bùi Văn Bồng quá hay, nó không chỉ là một hình ảnh thơ mộng trong tâm hồn thi sĩ khi lần đầu đến với hồ lúc còn là một sinh viên đến Thủ đô ở tuổi 18 đôi mươi, nó còn là tâm hồn của một người con đất Việt khi nhớ về Thủ đô ngàn năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm của đất nước.
Trả lờiXóaTuy vậy, Hồ Hoàn Kiếm với cái tên theo truyền thuyết không đáng được vinh danh như vậy.
Thời Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn thì nơi đây vẫn là một khúc của sông Hồng, sau đó đến đời Lê Trung Hưng và thời Chúa Trịnh, sau khi hệ thống đê điều được hoàn chỉnh, thì nơi đây mới trở thành Hồ Lục Thủy và được Chúa Trịnh chọn làm nơi nghỉ dưỡng mùa hè.
Sau khi người Pháp chiếm đất Thăng Long ( 1885 ) thì quy hoạch Hà Nội dần dần hình thành có đường xá bao quanh đẹp đẽ như hôm nay và Tháp Rùa được ông Bá hộ Kim ( Nguyễn Ngọc Kim ) xây lên ở vị trí rất đẹp mang chút lai tạp Kiến trúc Châu Âu và ngay cả hàng Phượng tỏa bóng quanh hồ.... cũng do người Pháp mang về trồng lên đó.
Tóm lại Hồ Hoàn Kiếm không có lịch sử ngàn năm, thậm chí 500 năm từ thời vua Lê cũng không và bản nhạc Truyền thuyết Hồ Gươm của cố nhạc sĩ Hoàng Phúc Thắng là câu chuyện được kết thúc từ ngày Cụ Rùa về với Tổ tiên và nếu hôm nay Hồ Hoàn Kiếm đang bị xâm hại thì đó là cái giá ta phải trả để ta nghiêm túc hơn với Thu đô cần được phục dựng lại ngày mai.
Bài Thơ nào của Bác Bồng cũng HAY và nhiều Ý Nghĩa : Tuyệt .
Trả lờiXóaKhông biết bài thơ này BVB làm thời gian nào? Nhưng hình như nó nói lên tâm sự của một thi nhân đang ở vào giai đoạn "cổ lai hi". Hầu hết những người thơ khi về già họ chiêm nghiệm, khí phách trong thơ không còn "nộ khí xung thiên" , tâm hồn họ trở nên sâu lắng qua vần thơ giản dị.Rất tiếc ở "ta" ngày nay người thơ về già sâu lắng không còn nhiều.Ở đâu đó một bộ phận trẻ bất tài nhưng đầy tham vọng kết hợp với một vài kẻ lưu manh trong văn chương đang làm đảo lộn giá trị văn chương của một thời đại.Đọc bài thơ của anh Bồng toát lên tâm trạng của một thi nhân còn nặng lòng với đất nước , xin trân trọng./.
Trả lờiXóaXin trân trọng cảm ơn TAM SĨ ĐẠI NHÂN: Sĩ quan cao cấp-Văn sĩ-Thi sĩ BÙI VĂN BỒNG !
Trả lờiXóaVề Bài thơ NGHÌN NĂM GƯƠNG HỒ, Anh viết Nhân kỷ niệm 530 năm Khởi nghĩa Lam Sơn chống cuộc xâm lược tàn bạo và ác độc nhất của giặc Minh-tính theo Lịch Á Đông : Ngày mùng 2 Tết năm Mậu Tuất ( Dương Lịch năm 1418)-Tết năm Đinh Dậu (Dương Lịch năm 2017) !Bài thơ hay,trữ tình, lời thơ trong sáng, giàu hình ảnh, đưa người đọc hồi tưởng lại một trong những trang sử oai hùng chống giặc ngoại xâm của Dân tộc,với sự trân trọng và niềm tự hào về những giá trị lịch sử-văn hóa vẻ đẹp thiên nhiên của Khu vực HỒ HOÀN KIẾM. Hai câu kết của Bài thơ trên nói lên ước nguyện chân chính và sâu sắc của Anh và cũng là của nhiều người trân trọng Lịch sử và Truyền thống chống giặc ngoại xâm cùng với niềm tự hào về Văn hóa-Văn minh-Văn hiến Dân tộc, yêu quý quê hương đất nước, yêu hòa bình-độc lập-tự do :( Bài thơ thật hoàn chỉnh khi nói về : Quá Khứ-Hiện Tại-Tương Lai(hoặc Vị Lai-tùy theo cách hiểu):
" KIẾM THẦN XƯA CÓ LINH THIÊNG
GIÚP CHO BỜ CÕI BÌNH YÊN NGHÌN ĐỜI."
Xin cảm ơn Anh TAM SĨ ĐẠI NHÂN đã cho em tham gia diễn đàn !
---------------------
Xin phép được nói khẽ với Dân lương thiện : Thơ viết về Hồ Hoàn Kiếm khác với Sử thi, khác với Biên niên sử viết về Hồ Hoàn Kiếm ! Quý mến sự hiểu biết của Dân lương thiện ! Đúng là năm Đinh Dậu-năm Con Gà " cục ta...cục tác...!!!"
Kim quy ;này đã lìa xa . Còn đâu bóng dáng lửng lơ đáy hồ . Thời xưa-giờ đã giấc mơ Thoi nay dat nuoc co do tan hoang ./
Trả lờiXóa