Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Chủ nghĩa CS sinh ra tham nhũng thế nào?

Vào đầu năm 2017, Thủ Tướng của Romania đột nhiên ban hành một sắc lệnh mà làm gần như bất khả thi để kết tội những quan chức cao cấp lạm dụng quyền lực. Ông ta nói rằng bộ luật là một cách để giảm gánh nặng cho các nhà tù quá tải của đất nước, tuy nhiên, những nhà phê bình cáo buộc ông đang sử dụng nó để giải cứu vài đồng minh chính trị từ những tội tham nhũng. Sau khi tin tức đã tung ra, hàng ngàn người Romania đã đổ xuống đường trong cuộc nổi dậy lớn nhất của đất nước trong hơn 3 thập niên.
Châu Âu thường được xem là một ví dụ của công bằng và minh bạch trong chính phủ, với những nước nhu Đan Mạch và Thụy Sĩ liên tục xếp hạng trong những nước ít tham nhũng nhất. Tuy nhiên trong phần lớn ở Đông Âu, bao gồm cả Romania, hối lộ và những hình thức tham nhũng khác vẫn còn là một phần của cuộc sống hàng ngày.
Cho nên, tại sao lại có sự khác biệt này? Vâng, phần lớn Đông Âu trước đây là một phần hoặc cùng phe với Liên Bang Soviet. Điều này có nghĩa là những đất nước đó có những nền kinh tế tập trung, nơi mà mọi thứ từ việc sản xuất, cho đến giá cả cho đến thu nhập cá nhân đều bị kiểm soát bởi chính phủ.
Trong những nền kinh tế mà mọi thứ đều như nhau, những động lực để yêu cầu và đưa hối lộ là rất cao, như thể nó thường là cách duy nhất để hoạt động trong kinh doanh. Văn hóa tham nhũng này đã trở nên trầm trọng hơn dưới tay những nhà độc tài thời Liên Xô, những người mà đã xây dựng những chế độ trung thành mà đã cai trị lâu dài sau khi Liên Xô sụp đổ. Để hiểu việc này hoạt động ra sao, đừng nhìn đâu khác ngoài Romania, một đất nước mà đã là nước cộng sản cho hơn 3 thập niên.
Điều này bắt đầu sau giai đoạn hậu Thế Chiến Thứ 2, khi Liên Xô đã chiếm đất nước như là một quốc gia vệ tinh. Vào năm 1965, Nikolae Ceausescu đã cầm quyền và mặc dù ông ta đã đưa đất nước cách xa Liên Xô, ông ta đã tạo ra riêng một chủ nghĩa cộng sản đàn áp hơn.
Ceausescu đã biến đổi Romania thành một nền kinh tế công nghiệp nhưng khép cửa, dẫn đến việc suy giảm gần 10 phần trăm trong tăng trưởng kinh tế, nạn thất nghiệp tràn lan và sự thiếu thốn đồ ăn trầm trọng, kể cả năng lượng và những mặc hàng khác. Trong khi đó, ông ta đã trở thành một nhà độc tài tàn bạo và đàn áp, thi hành sự kiểm soát chặt chẽ đối với truyền thông và phe đối lập và ra lệnh cho việc bắt bớ, tra trấn và ám sát của hàng ngàn người.
Điều này cuối cùng đã dẫn đến một cuộc cách mạng và đảo chánh bạo lực và vào năm 1989, Ceausescu và vợ ông ta đã bị giết chết. Romania sau đó bắt đầu thực hiện những sự cải cách dân chủ. Nhưng người Romania đã thất bại trong việc nhìn thấy rằng Ceausescu chỉ là cái ngọn của tảng băng. Dưới nhiệm kỳ của mình, ông ta đã xây dựng một chế độ với tư tưởng chính trị tương đồng khổng lồ, vốn đã dù hơn một thập niên sau cuộc cách mạng, vẫn duy trì một phần quyền lực lớn trong chính trị.
Mặc dù người dân Romania đã dẹp bỏ được Ceausescu, họ đã không dẹp sạch nền tảng của ông ta. Quá nhiều sự lạm dụng quyền lực tương tự đã tiếp tục. Vấn đề này không phải là hiếm trong những quốc gia hậu cộng sản ở Đông Âu. Có lẽ là một nghịch lý, nhưng sự chuyển đổi của Romania thành một nền kinh tế thị trường cũng đã mở rộng các cơ hội cho tham nhũng.
Những quá trình tư nhân hóa, các mối quan hệ tham nhũng đã được hình thành giữa các chính trị gia và những doanh nghiệp, vốn dẫn đến hối lộ và tham nhũng.. Hơn nữa, nhiều thành viên của tầng lớp cao cấp được giữa quyền sở hữu của cải và quyền lực bằng cách rửa tiền và gian lận bầu cử.
Sau khi Liên Xô đã sụp đổ, nhiều quốc gia đã thành lập những cơ quan dân chủ, nhưng họ đã thất bại trong việc loại bỏ những cá nhân và hành vi tham nhũng, vốn trong nhiều trường hợp vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay. Thậm chí, nhiều chính trị gia hiện đại của Romania là những nhà cựu cộng sản hoặc có quan hệ với đảng cộng sản.
Với sự lạm dụng quyền lực được ăn sâu vào trong lịch sử và văn hóa, loại bỏ nó hoàn toàn có thể tốn nhiều hơn là một cuộc cách mạng. Và cho dù với di sản tham nhũng lâu dài của nó, Romania vẫn trong sạch hơn đất nước này, vốn liên tục xếp hạng là 
Ku Búa/(Blog CàPhê Ku Búa)
----------

7 nhận xét:

  1. CNCS nay được hiểu là bọn cầm quyền "cộng tài sản quốc gia vào tài sản gia đình chúng"!

    Trả lờiXóa
  2. Bộ máy hành chính của các nước Đông Âu trước đây cũng " vĩ đại " như của VN hiện nay , toàn con ông cháu cha . Câu nói cửa miệng của lãnh đạo nhắc nhở các cán bộ dưới quyền là " người của tao đấy "! Vì người của tao quá đông nên không biết làm gì , để giết chết 8 giờ vàng ngọc thì tốt nhất là tụ tập . . . đánh bài ! Và cuối tháng lĩnh lương ! Tất cả đều do người lao động trực tiếp nuôi hết , có việc làm , đủ ăn , nhưng không thể giàu có , đó là sự thật mà chế độ CS Đông Âu tuyên truyền là không có người thất nghiệp .
    Công cuộc dọn dẹp " Bom bẩn " của chế độ CS cài lại của người Đông Âu còn lắm gian nan , cả trăm năm không ít ! Còn tương lai VN ra sao ? dù ngay ngày hôm nay có làm lại từ đầu và cần bao nhiêu năm để làm sạch tàn dư CS để lại thì cũng chẳng dám tiên tri . Chỉ cần nhìn vào vụ cậu bé gãy chân ở trường Nam Trung Yên là sẽ thấy mức độ rùng rợn của xã hội VN hiện nay . Người Đông Âu vẫn còn gặp may vì nhanh chân , chưa bị cuốn vào hố đen man rợ như CS Châu Á .

    Trả lờiXóa
  3. Cơ chế không cho quan chức thanh bạch thì sinh ra tham nhũng là mặc định. Hay nói khác đi, cơ chế này dùng để tạo ra tham nhũng và khống chế nhau bằng chân sau tham nhũng. Chức càng cao càng phải làm hai chuyện mà dân đen tôi nghĩ rằng phải làm để tồn tại. Một, tạo điều kiện cho cấp dưới ăn, lập công bằng thỏa thuận, giao dịch phân chia quyền lợi. Hai, khi lập công không còn đủ để thăng chức thì nắm tay nhau để cấp dưới hai, ba bên cùng được ăn, chia quyền lợi.
    Nghe vừa hắc ám nhưng cũng vừa hợp lý. Cái hợp lý là cái bình thường nhất, nhưng do cơ chế không cho minh bạch, không tạo ra cơ hội cho các cấp thanh bạch mà phải qua thỏa thuận, ăn chia trên công lao mà nãy sinh ra vay cánh một cách tiêu cực.
    Đây là điểm mất thăng bằng, càng cao chức càng mất thăng bằng, càng phụ thuộc, càng dính nhau như rễ, thối chỗ nào cũng đều hiểu thấu nhau.
    Chỉ cần một cơ chế kiểm soát thanh bạch đặt ở những đốt rễ thì sẽ bảo vệ được những rễ tốt. Nhưng do không có cơ chết này hoặc có mà như không nên rễ nào cũng phải dính nhau hoặc chặt cho đứt.
    Rễ tốt tự nhiên càng lúc càng ít.

    Trả lờiXóa
  4. Lời giải để minh bạch hóa đội ngũ và chống tham nhũng nằm ở chỗ trách nhiệm và một cơ quan tòa án độc lập. Nghe là thấy không thể chống tham nhũng nổi. Nhìn TQ, nhìn Tập chống tham nhũng, giả sử Tập công tâm từ tâm trí tới hành động thì vẫn là một tuồng diễn đánh nhau giữa các phe cánh vì tòa án không độc lập. Tập có 1 đối thủ, tập muốn quốc gia trong sạch, muốn TQ phát triển trong lành, nhưng Tập không thể để phe tự do, dân chủ cản đường Tập diệt phe tội phạm bên kia. Cái đó là giả sử Tập trong sạch, liêm khiết, vì dân tộc, vì quốc gia. Đó cũng là cái giá của độc tài, toàn trị khi thậm chí ngay cả một nhân cách một tài năng trong mức độ giả sử cũng thấy được chống tham nhũng bế tắc, cô độc và đáng tội nghiệp đến mức nào. Khi bạn đã đứng trên quyền lực một mình, bạn không có bạn và cũng chẳng có ai giúp bạn giải quyết vấn đề ngày càng phình to theo kích thước và giới hạn quyền lực của bạn.
    Thủ đoạn hay nói cách khác, phương thức lưu manh của đảng cs đến nay là dùng một mẫu số chung với nhân dân, với phe dân chủ là dùng một vấn đề đối ngoại hay một vấn đề mang tính quốc gia dân tộc. Như của TQ là vấn đề, một Trung Quốc. Các thủ đoạn này đơn giản, dễ dùng vì nó gây chia rẻ, đè nhỏ quy mô và đồng lòng của tất cả các đối tượng khác chúng.
    Dân đen tôi viết bài mà bi quan vì tầm nhìn của mình không gỡ nổi. Tự hiểu là lòng tin của mình với cơ chế không có, với thực tế cuộc sống nếu muốn trong sạch tất vất vả, bương chãi và phải thông minh, khéo léo, biết đánh thái cực quyền. Những cái đó đều khó, do đó mới tự nhận là dân đen, sống cho dễ chịu, làm chai bia đi ngủ. Có lẽ đây là điềm sáng duy nhất phải cảm ơn đảng và chính phủ, để dành sự trong sạch, vất vả cho nhân dân, có giấc ngủ an lành. Đổi lại quốc gia không có tích lũy, phát triển kém cỏi, suy giảm giống nòi, nhân tài tứ tán. Con cháu dân tộc này hít thở bằng gì, tắm rửa ăn uống ra sao?

    Trả lờiXóa
  5. Nợ Công Của Việt Cộng, không phải Nợ Công Của Nước và Nhân Dân Việt Nam. Nợ Công của Việt Cộng là vấn đề được giữ bí mật như bí mật nhà nước, và từ lâu không ai biết rõ ràng chính xác số nợ là bao nhiêu. Nợ Công bao gồm cả nợ của Chính Phủ CHXHCN-VN Việt Cộng và của Doanh Nghiệp Nhà Nước-DNNN, do đảng viên cán bộ việt cộng bỏ túi quản lý. Nợ Công của chính phủ ngoài nợ của nước ngoài, còn chủ yếu là tín dụng ngân hàng nhà nước và phát hành công trái phiếu. Cả hai loại nợ tín dụng ngân hàng và công trái phiếu cho đến nay có lẽ không căn cứ vào đánh giá khả năng trả nợ, mà phần lớn dựa vào kế hoạch chỉ tiêu hay mệnh lệnh của các cơ quan chủ quản.

    Vì sức ép phải trả nợ hay trả tiền lời đúng hạn, Nợ Công của chính phủ bắt buộc chính phủ phải tăng thuế để trả nợ. Nợ Công của doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi doanh nghiệp nhà nước phải giảm đầu tư. Cả hai việc tăng thuế và giảm đầu tư đều đã kìm hãm sự tăng trưởng trong nền kinh tế Việt Nam. Trên nguyên tắc và trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam đã và đang tiếp tục suy thoái. Nếu những người cầm quyền kinh-tài Việt Nam cho phép in thêm và phát hành Đồng VN, và tăng lượng tín dụng để tài trợ, thì chắc chắn gây lạm phát.

    Sau một thời gian ngắn chính phủ có nỗ lực ghìm giữ nợ công ở Việt Nam, nhưng Nợ Công Của Việt Cộng như một con ngựa phi nước đại đường xa, gia tăng nhanh nhất trong năm 2016. Số liệu không chính thức nhà nước, do điều tra các cơ quan có liên hệ nhà nước cung cấp, cho thấy Nợ Công Chính Phủ trong thời gian những…

    Năm 2010 – 47.0 tỉ đôla, 40,5 % GDP;
    Năm 2011 – 52.5 tỉ đôla, 42.3 % GDP;
    Năm 2012 – 61.4 tỉ đôla, 45.4 % GDP;
    Năm 2013 – 72.3 tỉ đôla, 48.2 % GDP;
    Năm 2014 – 85.9 tỉ đôla, 53.6 % GDP;
    Năm 2015 – 115.0 tỉ đôla, 64.5 % GDP;
    Năm 2016 – 131.0 tỉ đôla, 76.9 % GDP.

    Trả lờiXóa
  6. Tuy Chính Phủ Việt Cộng, vì nhiều lý do, đã không chịu công bố rõ ràng Nợ Công của DNNN, nhưng người ta vẫn có thể điều tra tìm hiểu được khoảng 3200 doanh nghiệp DNNN với số nợ vào thời gian những…

    Năm 2010 – 160.7 tỉ đôla;
    Năm 2011 – 178.5 tỉ đôla;
    Năm 2012 – 194.1 tỉ đôla;
    Năm 2013 – 213.0 tỉ đôla;
    Năm 2014 – 231.0 tỉ đôla;
    Năm 2015 – 270.3 tỉ đôla;
    Năm 2016 – 324.4 tỉ đôla.

    Trả lờiXóa
  7. Ước tính năm 2016 cho thấy Nợ Công của DNNN là 324.4 tỉ đôla, bằng 158% GDP. Như vậy, cộng gộp cả Nợ Công Chính Phủ và Nợ Công DNNN, tổng số Nợ Công năm 2016 là 455.4 tỉ đôla, bằng 234.9% GDP.

    Trả lờiXóa