Theo tin tức báo chí, VN vừa tham gia dự án 'Con
đường tơ lụa trên biển' của TQ. Câu hỏi đặt ra Việt Nam có lợi hay không khi tham gia
dự án này ?
Dự án 'Con đường tơ lụa trên biển' được Tập Cận Bình
đề cập một cách sơ lược vào năm 2013. Dự án này chỉ mới bắt đầu thực hiện vài
tháng nay, dự trù một ngân sách 40 tỉ đô la. Mục tiêu dự án là xây dựng hạ tầng
cơ sở các hải cảng từ Biển Đông, qua Ấn Độ dương, thông qua biển Đỏ, kinh đào
Suez, vào Địa Trung hải để tiếp cận các hải cảng của các nước Châu Âu.
Việt Nam
tham gia dự án với hải cảng Hải Phòng là điểm nối đầu tiên. Mã Lai vừa
thỏa thuận với TQ để tham gia. Theo dự tính, trong khối ASEAN sẽ còn có
mặt của Nam Dương.
Dự án 'Con đường tơ lụa trên biển' của TQ không thể
tách rời dự án với các dự án đã thực hiện từ cuối thập niên 90 của thế kỷ
trước, là dự án 'Con đường tơ lụa trên bộ' cũng như dự án « Ngân hàng đầu tư
hạ tầng cơ sở » vừa mới được thành hình vào tháng 3 vừa rồi.
Dự án 'Con đường tơ lụa trên bộ' đã được thành hình
từ khoảng thập niên 90 của thế kỷ trước, mục đích nối liền TQ với các nước
Trung Á, Trung Đông để đến Châu Âu. Tức là mở lại con đường mà các doanh nhân Ả
Rập ngày xưa đã mở ra để buôn bán tơ lụa giữa các nước Ả Rập với TQ, bao hệ
thống đường sắt, gọi là 'Bắc Kinh Express', nối liền các thành phố lớn TQ
xuyên qua Tân Cương, để đến các thành phố lớn các nước Châu Âu. Ngoài ra còn có
các dự án xây dựng hệ thống đường xa lộ. Đồng thời ta không thể quên dự án quan
trọng khác là các ống dẫn dầu và khí đốt cũng được đặt trong cùng thời kỳ, từ
khu vực biển Caspienne thuộc các nước Trung Á, dẫn năng lượng về đến Thuợng Hải.
Về 'Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở' thì TQ đề xướng
vào tháng 10 năm 2014, với số vốn là 50 tỉ đô la, được sự chấp thuận gia nhập
hợp tác của nhiều nước trong G 7 như Anh, Pháp… vào tháng 3 vừa rồi. Ngân hàng
này ra đời nhằm để hỗ trợ cho dự án 'Con đường tơ lụa trên biển'. Việc xây
dựng hạ tầng cơ sở các cảng biển cho đúng tiêu chuẩn quốc tế sẽ rất tốn kém.
Về mục đích, dự án 'Con đường tơ lụa trên bộ' của TQ
trước hết nhằm bảo đảm an ninh năng lượng chứ không nhằm xây dựng 'trục kinh
tế Âu-Á'. Sau đó mở các hệ thống đường xá, xa lộ và đường xe lửa, nối
tỉnh lục địa như Vân Nam ,
Quí Châu, Tân cương, (và Tây Tạng)… ra biển. Các tỉnh này rộng lớn gần bằng ½
lãnh thổ TQ nhưng rất kém phát triển. Hệ thống hạ tầng cơ sở này gồm hai mặt :
đường xe lửa và đường xa lộ xuyên qua Miến Điện để ra Ấn Độ Dương ; mặt khác là
mở lại đường xe lửa nối Côn Minh (thuộc tỉnh Vân Nam ) với hải cảng Hải Phòng.
Về hệ thống đường sắt và đường xa lộ nối các tỉnh Hoa Nam thông qua
hải cảng Hải Phòng để ra biển xúc tiến từ năm 2009, gọi là dự án 'hai hành
lang, một vành đai'. Hành lang thứ nhứt là Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải
phòng. Hành lang thứ hai là Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội và Hải Phòng. Vành đai
là vịnh Bắc Việt.
Tuyến đường Côn Minh – Hải phòng vốn đã được nhà nước
bảo hộ Pháp mở ra từ đầu thế kỷ 20 mà một trong những công trình của nó vẫn còn
được dân Hà Nội sử dụng đến nay là cầu Long Biên.
Đến nay thì ta thấy dự án 'hai hành lang, một vành
đai' đã được sáp nhập vào dự án 'Con đường tơ lụa trên biển'.
Như vậy, bề mặt thì mục tiêu các dự án « con đường tơ
lụa » trên bộ và trên biển của TQ chỉ thuần túy kinh tế. Nhưng bên trong lại
hàm chứa một sách lược hướng ngoại đầy tham vọng của TQ mà điều này đang làm
cho nhiều quốc gia lo ngại.
Ta sẽ thấy các dự án con đường tơ lụa của TQ là một bộ
phận trong sách lược hóa giải kế hoạch chuyển trục sang Châu Á của Hoa Kỳ. Dĩ
nhiên nó cũng nhằm chống lại thỏa ước kinh tế « xuyên Thái bình dương » mà Hoa
Kỳ khởi xướng vài năm nay.
Trục chiến lược của Mỹ, tạm gọi là « trục ngang », tức
« trục hoành », liên kết giữa Hoa Kỳ với các đồng minh cũ, mà lần này HK cố
gắng lôi kéo VN vào phe mình. Lo ngại của Hoa Kỳ là TQ càng phát triển thì sẽ
dành mất ảnh hưởng truyền thống của họ ở vùng Đông Á.
Tham vọng của TQ là xây dựng một « trục dọc, tức trục
tung » chiến lược, bao gồm Nga, TQ và có thể các nước Đông Nam Á như VN, Mã Lai
và Nam Dương… đồng thời các nước Trung Đông, Châu Phi.
TQ đang ráo riết xây dựng các căn cứ quân sự trên các
bãi đá ngầm đã chiếm của VN vào năm 1988 như đá Chữ Thập, đá Gạc Ma, Châu Viên,
Tư Nghĩa v.v… Việc này dĩ nhiên nhằm thiết lập vùng nhận diện phòng không trên
Biển Đông. Mục tiêu của việc này nhằm ngăn cản lực lượng không quân, hải quân
Hoa Kỳ tiếp cận.
Trong khu vực, vừa khi dự án « con đường tơ lụa trên
biển » của TQ ra đời, thì đã có những động thái của các nước khác nhằm đối phó
với các kế hoạch của TQ.
Ta thấy Ấn Độ rục rịch với dự án « Gió mùa », mục đích
là nhằm liên kết và giao thuơng kinh tế với các nước Đông nam Á. Tức cũng là «
con đường tơ lụa trên biển », nhưng đi ngược lại, từ Ấn độ dương đến Biển Đông.
Ta cũng thấy Nhật rục rịch cùng lúc với hai trục Nhật - Ấn Độ và Nhật - Úc.
Trong khi Hoa Kỳ thì đang gây áp lực để Nam Hàn cho phép đặt hệ thống phòng vệ
hỏa tiễn.
Các quốc gia bị ảnh hưởng an ninh quốc phòng hoặc đe
dọa chủ quyền lãnh thổ, trước hết có thể là VN, sau đó Phi và Singapour.
Ta thấy cảng Hải Phòng của VN là trạm đầu tiên của «
con đường tơ lụa trên biển ». Nhưng vai trò của cảng Hải Phòng chỉ là trạm
trung chuyển cho hàng hóa các tỉnh Hoa Nam
như Vân Nam ,
Quí Châu… mà thôi. Nhận thức này lấy từ kinh nghiệm của nhà nước bảo hộ
Pháp sau năm 1911.
Thời đó, công ty quản trị tuyến đường Hải Phòng – Côn
Minh của Pháp bị lỗ nặng, trong khi thuế quan lại không thu nhiều. Lý do là vì
hầu hết hàng hóa chỉ « quá cảnh » qua Hải Phòng, sau đó chuyển đến Hồng Kông,
hoặc ngược lại, hàng hóa từ Hồng Kông chuyển qua Hải Phòng để đi Vân Nam. Hàng
hóa từ VN không hề « xuất qua » Vân Nam theo tuyến đường xe lửa này.
Các sử gia cho rằng công trình xây dựng đường xe lửa
Hải Phòng – Côn Minh là một thất bại lớn lao về kinh tế cho người Pháp.
Thì
bây giờ cũng vậy, hàng hóa TQ vốn đã tràn ngập VN, thì nay cũng vô phương cạnh
tranh với các tỉnh trong nội địa của TQ. Cảng Hải Phòng cũng sẽ chỉ là trạm
trung chuyển mà thôi. Tức là nó chỉ giúp cho các tỉnh Vân Nam , Quí Châu…
nối với thế giới bên ngoài. Tức là giúp cho nền kinh tế tại các nơi này phát
triển mà thôi.
Trong khi vấn đề tranh chấp lãnh thổ và hải phận trên
Biển Đông vẫn còn nguyên, nếu không nói là càng trầm trọng thêm. Việc TQ đang
ráo riết xây dựng các đảo hiện nay cho thấy tham vọng của nước này về chủ quyền
lãnh thổ. Khi mà các đảo này xây dựng xong, TQ có thể tuyên bố vùng nhận diện
phòng không ở Biển Đông. Việc này là một phần không thể tách rời trong sách
lược hướng ngoại của TQ mà dự án « con đường tơ lụa trên biển » là một bộ phận.
Singapour lo lắng vì Mã Lai (và có thể Nam Dương) đã
đồng ý gia nhập dự án « Con đường tơ lụa trên biển » của TQ. Các hải cảng của
Mã Lai cũng như khu vực chung quanh Kuala Lumpour nếu được xây dựng thì dĩ
nhiên sẽ cạnh tranh với Singapour. Cảng Djakarta của Nam Dương cũng vậy. Nơi
đây án ngữ eo biển Sonda, là nơi các tàu chở dầu cực lớn đi vào biển Đông (vì
không đi qua được eo biển Malacca). Tầm quan trọng chiến lược của eo biển
Malacca vì vậy sẽ giảm thiểu.
Mặt khác, theo một thỏa ước mà Singapour đã ký với Anh
từ khi mới độc lập, thì hải quân Anh có quyền có mặt thường trực ở hải cảng
Changi. Nhưng Anh lại nhượng quyền để hải quân Hoa Kỳ sử dụng hải cảng này.
Đồng thời, từ sau Thế chiến II, Anh cũng cho hải quân Hoa Kỳ mướn đảo Diego
Garcia trong Ấn Độ dương để xây dựng căn cứ. Bây giờ Anh lại là một thành viên
của Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở do TQ đề xướng. Hoa Kỳ lo ngại là điều dĩ
nhiên.
Vì
vậy, mặc dầu dự án « con đường tơ lụa trên biển » thuần túy về kinh tế, nhưng
dự án này lại nằm trong sách lược hướng ngoại của TQ nhằm đối kháng với kế
hoạch chuyển trục của Hoa Kỳ.
Từ bao thế hệ nay, tất cả các tranh chấp của con
người, Thế chiến thứ I, Thế chiến thứ II, tất cả đều đến từ lý do « kinh tế ».
Các tranh chấp giữa các đại cường, từ chuyển trục sang Châu Á hay các dự án «
con đường tơ lụa trên bộ » hay « trên biển », đều nhằm mục tiêu chinh phục hay
bảo vệ thị trường.
Dĩ nhiên hệ quả của tham vọng đại cường, hay sự đụng
độ vì tranh giành ảnh hưởng giữa các đại cường, sẽ đe dọa an ninh và chủ quyền
lãnh thổ cho các nước nhỏ chung quanh.
Vấn đề là VN cần có thái độ như thế nào trước tham
vọng của TQ ?.
Nếu VN theo TQ để đứng trong « trục chiến lược » của
TQ, (như đã thấy qua chuyến đi TQ của Nguyễn Phú Trọng), gồm các nước
Nga-TQ-VN-Mã Lai v.v… VN sẽ không có lợi lộc gì.
Miếng bánh 'con đường tơ lụa trên biển' trị giá 40
tỉ đô. Miếng bánh 'ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở' còn lớn hơn, đến 50 tỉ.
Nhưng VN sẽ không được một mảnh vụn của hai cái bánh này. Cảng Hải Phòng, nếu
có xây dựng, đường xe lửa Vân Nam, Hải Phòng nếu được thiết lập lại, thì VN sẽ
không thu được một kết quả kinh tế nào. Kinh nghiệm của nhà nước bảo hộ Pháp
ngày xưa cho phép ta kết luận như vậy. Trong khi, vì nhu cầu xây dựng chiến
lược, TQ phải chiếm các đảo TS cũng như phần lớn Biển Đông. VN đứng chung với
TQ cũng không ngăn được TQ chiếm đảo, chiếm biển của mình.
Trong khi nếu VN đứng trong « trục » của Mỹ, không cần
phải nói đến những lợi lộc về kinh tế đem lại cho VN trong kết ước kinh tế 'xuyên Thái bình dương' (TPP), thì với quan niệm về an ninh của Mỹ ở Biển Đông
cũng đã giúp VN bảo vệ quyền lợi của mình. Hoa Kỳ, qua các tuyên bố mới đây,
không muốn TQ xây dựng các đảo nhằm thay đổi hiện trạng. Tức là về an ninh, VN
và Hoa Kỳ có chung quan điểm.
Vì vậy, quyết định đi với TQ đồng nghĩa với việc đưa
đất nước và dân tộc VN vào vòng lệ thuộc, mà tương lai cháu con không có hy
vọng gỡ ra được.
(Blog
Trương Nhân Tuấn)
------------
VN sinh ra lãnh đạo quá tham lam và không có tư tưởng lớn để phục vụ chiến lược lâu dài cho Đất Nước. Có lẻ lãnh đạo VN chờ ngày chết già trong nuối tiếc và ân hận.
Trả lờiXóaThuong da la lu no tai thi chi biet nghe con .loi hai thi danh chieu mien co tien bo tui conai mac ai....
Trả lờiXóaTC bóp cổ VC! "Lợi thì có lợi, hàm răng chẳng còn!"
Trả lờiXóaHãy đọc bài "Trung Quốc lại giở trò hiểm" trên báo Người lao động 14.07.2014 : "Bằng việc đăng ký “Con đường tơ lụa trên biển” lên UNESCO, Trung Quốc hòng giành sự công nhận của quốc tế đối với chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa..." Chắc ông Lú không bao giờ đọc báo!
Trả lờiXóaNgu, đần, lú lẫn mới theo TQ! dã tâm của Nó có hơn 1.000 năm rồi? Năm rồi nó mang 981 vào biển Đông thì đủ biết nó xem mình chả ra cứt gì?? Chơi với USA sòng phẳng hơn, đỡ mất đất cho thằng "anh" chó chết
XóaMột cách để hợp thức hóa toàn bộ biển Đông và chia rẽ khối Đông Nam Á, kéo Nga về phía mình và tiếp tục ngồi lên đầu của Việt Nam. Nói chung, Việt Nam về mặt kinh tế chỉ là trung chuyển trừ phi bản thân có sản phẩm cường thế để lợi dụng sự vận chuyển này. Về mặt quân sự, chúng ta, Việt Nam toàn bộ bị bao vây và phải xin phép để đi ra thế giới.
Trả lờiXóahttp://www.vietthuc.org/wp-content/uploads/2011/10/VTT-75-OCT-14-VN-MADE-IN-CHINA.jpg
Trả lờiXóa'Con đường tơ lụa trên biển' của Trung Quốc là TỬ ĐẠO !!!!!
Thì ra 'cái tròng Bắc thuộc mới' mà nguyên Bộ trưỏng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch sớm cảnh báo đã được Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh mở đầu năm 1990, tiếp nối bởi Tổng bí thư Đỗ Mười, rồi bị thắt chặt hơn dưới thời Tổng bí thư tham quyền Lê Khả Phiêu, để rồi tiếp nối mạnh hơn nữa bởi tổng bí thư Nông Đức Mạnh, còn rước họa bô-xít vào vùng chiến lược Tây Nguyên, và nay lại được ông tổng Trọng làm cho cái tròng Bắc Thuộc thêm chặt hơn, ngẹt thở thêm, dân ta không còn chịu nổi.
Nếu thật thế thì nghiêm trọng quá!
Bùi Tín (VOA)
https://lh4.googleusercontent.com/-dD1XxWRLtLE/VSSXB7T87cI/AAAAAAAAAb0/Ef_aEahTInQ/s640/Tr%E1%BB%8Dng%20ch%E1%BA%A7u%20Thi%C3%AAn%20tri%E1%BB%81u%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc%20khi%20quy%20m%C3%A3.jpg
Không biết DH12 tới này có chọn được tay TBT mới nào hơn tay Trọng này không , hay là còn ngu hơn thì dân VN còn chết nữa?
Trả lờiXóaBiếm cảnh Tình Đồng chí Anh em : Đồng chí TỀ cùng Đồng chí TỀ đang cạnh tranh thi công cơi nới đảo nhân tạo trên Biển Đông
Đồng chí TỀ đang xây đảo nhân tạo Biển Đông
Muốn thay đổi thực trạng bằng Vùng phòng thủ trên không
Ồ ạt biển người Chệt xây đường băng phi đạo quân cảng
Mở rộng phương Đông Mao chủ tịt Mặt trời Hồng !
Bác Mao Xếnh Xáng cùng chủ nghĩa Đại Hán
Cú này chắc Xuân Thu - Xích Bích dễ như không !
Đồng chí VỆ cũng theo Mô hình Trung Quốc
Cũng theo Thầy Tàu Khựa nới đảo thi công
Bồi đắp đảo Sơn Ca + Đá Tây dù nhịp độ còn nhỏ bé
Ôi chán hai Đồng chí TỀ - VỆ cái Tình Đại đồng !
Phường hát bội + tuồng phường chèo nặc mùi KHỔNG Chết
Chuyến này Tân Trân Châu Cảng lại dậy sóng Biển Đông
TRIỆU LƯƠNG DÂN