* KAMI
Sau gần 30 năm cải cách kinh tế, do sự sai lầm trong
đường lối và các chính sách phát triển kinh tế của Đảng CSVN khi coi kinh tế
quốc doanh là chủ đạo của nền kinh tế. Đồng thời vai trò của kinh tế tư nhân
không được coi trọng đúng mức và đó là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho kinh
tế không phát triển được mạnh mẽ như khả năng có thể của nó.
Trong các văn kiện cũng như chính sách của Đảng, khi
đề cập về chính sách kinh tế thì Đảng CSVN khẳng định rõ kinh tế Việt nam là
một nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ
đạo. Tuy vậy, người ta cho rằng, cái đuôi định hướng XHCN, khi đó hoàn toàn chỉ
nhằm mục đích biện minh và nhằm để chứng tỏ rằng việc đổi mới kinh tế của Đảng
CSVN hoàn toàn không bị chệch hướng hay xa rời lý tưởng cộng sản, mà vẫn kiên
định với Chủ nghĩa Marx -Lenin. Điều đó đã làm cho nền kinh tế Việt nam đã trở
nên không phải là một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh như các quốc gia khác,
là điều gây rất nhiều hạn chế trong việc hội nhập của Việt nam vào nền kinh tế
thế giới. Đó là lý do rõ nhất vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng luôn đề nghị các
nước phát triển Âu-Mỹ công nhận kinh tế Việt nam là một nền kinh tế thị trường
hoàn chỉnh với đặc trưng cơ bản nhất của nó là kinh tế tư nhân sẽ nắm vai trò
chủ đạo.
Chính vì thế, trái lại với quan điểm của Đảng về vấn
đề kinh tế, người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã luôn chủ
trương cần phải xây dựng một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Mới đây nhất,
ngày 26/3/2015 vừa qua, phát biểu tại buổi chủ trì hội nghị giao ban về tái cơ
cấu doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh vai trò của
khu vực tư nhân trong nền kinh tế, đồng thời yêu cầu đẩy mạnh quá trình tái cơ
cấu khối doanh nghiệp nhà nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định mục tiêu trong
năm 2015 dứt khoát phải hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa đề ra cho hai năm
2014-2015, với 432 doanh nghiệp nhà nước. Theo Thủ tướng, doanh nghiệp tư nhân
là một động lực hết sức quan trọng, cần phải cổ phần hóa nhanh để "toàn
dân làm kinh tế", đáng chú ý, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định và
cho rằng: "Không có toàn dân làm kinh tế thì không có thắng lợi được đâu.
Phải coi doanh nghiệp tư nhân là một động lực. Đây là của nhân dân chúng ta,
không ai thay nhân dân được hết. Về phần Nhà nước là tạo điều kiện, hạ tầng,
ban hành luật lệ". Đây là một nhận định hết sức quan trọng, sẽ báo hiệu
một bước chuyển biến mạnh mẽ và tích cực của nền kinh tế Việt nam trong thời
gian tới.
Một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh với kinh tế tư
nhân đóng vai trò trung tâm, để dẫn dắt và nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh
tế là chính sách hoàn toàn đúng đắn và phù hợp nhất đối với kinh tế Việt nam
hiện nay. Trong một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh thì kinh tế nhà nước
không thể giữ vai trò chủ đạo trong một nền kinh tế được, mà nó chỉ giữ một vai
trò có tính chất phù trợ nào đấy cho nền kinh tế. Chỉ có nền kinh tế tư nhân
mới có đầy đủ những động lực để thúc đẩy nền kinh tế chung phát triển. Bởi vì
một khi khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam được
hỗ trợ bởi các chính sách đúng đắn của nhà nước, với một cơ sở hạ tầng hiện đại
nó sẽ lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng thì khi đó sẽ tạo ra nhiều triệu
công ăn việc làm. Vấn đề quan trọng nhất là doanh nghiệp tư nhân có thể phát
triển ở mọi nơi, mọi chỗ và sẽ tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, điều đó sẽ bớt
lệ thuộc hơn vào các nền kinh tế khác.
Nhà nước khi đó, chỉ đóng vai trò hoạch định các chính
sách, ban hành luật lệ và thông qua giám sát để điều tiết nền kinh tế. Và nhà
nước cần phải hạn chế tối đa hoặc không kinh doanh, để tránh tình trạng vừa đá
bóng vừa thổi còi và ngược lại. Thực tế trên thế giới cho thấy, ở bất kỳ đâu
nhà nước làm kinh doanh thì đạt hiệu quả luôn kém, chính vì thế ở các nước kinh
tế phát triển, vai trò kinh doanh luôn được chuyển hẳn cho khu vực tư nhân đảm
trách. Một trong những bí quyết thành công được đánh giá là quan trọng nhất của
các nước công nghiệp mới (NICs). Đó là tăng cường vai trò cao nhất của kinh tế
tư nhân, với phương châm cái gì tư nhân là được thì nhà nước không làm, đồng
thời giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.
Tư nhân hóa là một quá trình chuyển đổi về hình thức
sở hữu của một doanh nghiệp, từ nhà nước chuyển sang tay tư nhân. còn gọi là
quá trình tư nhân hóa. Ở các nước theo nền kinh tế thị trường, một khi các tổ
chức kinh tế của nhà nước hoạt động không có hiệu quả, hoặc các doanh nghiệp
nhà nước đó chưa tương xứng với tiềm năng và tổng tài sản của nó thì người ta
sẽ xúc tiến quá trình chuyển đổi sở hữu để giảm sự lỗ lã không cần thiết. Ở
Việt nam hiện nay quá trình này đang được Chính phủ xúc tiến mạnh mẽ, việc để
cho tư nhân thay thế vai trò của nhà nước trong một số ngành nghề hoặc các lĩnh
vực kinh doanh mà Nhà nước không cần nắm giữ bất cứ cổ phần nào, với mục đích
nhằm thu hồi vốn nhà nước, để đầu tư vào lĩnh vực khác cần thiết hơn. Việc này
được gọi dưới các cái tên như là “cổ phần hóa” hay “xã hội hóa” vốn nhà nước.
Mục tiêu hàng đầu của việc tư nhân hóa là để các cơ sở
sau khi được tư nhân hóa có thể hoạt động hiệu quả, khai thác được tối đa khả
năng của mình trên cơ sở một cơ chế với các chính sách lành mạnh, phù hợp với
thông lệ quốc tế . Kinh nghiệm quá trình cổ phần hóa ở các quốc gia từ trước
đến nay đều cho thấy, hầu hết các cơ sở kinh tế quốc doanh, trước khi chuyển
đổi luôn ở trong tình trạng kinh doanh thua lỗ triền miên, sự tồn tại hoàn toàn
dựa vào sự tài trợ của nhà nước. Nhưng khi được cổ phần hóa chuyển sang sở hữu
tư nhân, thì các doanh nghiệp đó đã trở nên hoạt động có hiệu quả và có lãi.
Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong kinh tế
học của Chủ nghĩa Marx - Lenine và cũng là mục tiêu cuối cùng của các cuộc cách
mạng do các đảng Cộng sản lãnh đạo, là tiến tới công hữu hóa toàn bộ tư liệu
sản xuất của quốc gia, trở thành thuộc sở hữu toàn dân. Và đặc trưng thứ ba của
Chủ nghĩa Xã hội mà Việt Nam
đang xây dựng được ghi rõ trong Cương lĩnh Đại Hội Đảng CSVN lần thứ XI, đã
khẳng định: "có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu". Điều đó cũng
hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp Việt nam Sửa đổi năm 2013, quy địng về chế độ
kinh tế đó là "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo.". Đến nay quá trình cổ phần hóa các doanh
nghiệp nhà nước và coi kinh tế tư nhân chiếm vai trò chủ đạo thực chất là việc
làm theo quá trình ngược lại, nghĩa là mang toàn bộ sở hữu nhà nước chuyển giao
ngược lại cho tư nhân. Đó có thể coi là sự phản bội ghê gớm đối với học thuyết
kinh tế của Chủ nghĩa Marx - Lenine, vi phạm đường lối của Đảng và đồng thời là
chủ trương vi phạm Hiến pháp của Chính phủ.
Điều đáng bàn ở đây là, chủ trương cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với trào
lưu phát triển của thế giới văn minh cần phải được ủng hộ. Tuy vậy, điều đó cho
thấy rõ sự sai lầm của học thuyết Marx - Lenine mà Đảng CSVN đã theo đuổi, cũng
như các chính sách kinh tế của Đảng CSVN là hoàn toàn sai lầm. Điều đó cho thấy
Đảng CSVN cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc và sửa đổi một cách mạnh mẽ,
triệt để. Do vậy. đã đến lúc Đảng CSVN phải mạnh dạn, hãy nói không với Chủ
nghĩa Marx - Lenine, để hướng tới các giá trị văn minh của nhân loại như hầu
hết các quốc gia khác trên thế giới họ vẫn đang làm. Với mục tiêu cao nhất là
làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là đủ.
Không biết rằng, trong Dự thảo Báo cáo Chính trị trình
Đại hội Đảng lần thứ 12 vấn đề kinh tế Việt nam trong thời sắp tới, sẽ được các
nhà lý luận của Đảng CSVN viết như thế nào và khi đó Chủ nghĩa Marx- Lenine sẽ
được họ xử lý ra sao? Hay là họ vẫn dùng cái chiêu nói một đường, nhưng làm một
nẻo như từ trước đến nay thì mất điểm lắm.
Ngày 28 tháng 03 năm 2015
K.M/(Blog RFA)/TTHN
--------------
Mục đích duy nhất và cuối cùng của " kinh tế thị trường định hướng XHCN " của đảng CSVN hiện nay chỉ là : thâu tóm quyền lực điều hành đất nước , nền kinh tế vào tay những người mang danh CỘNG SẢN ! Một tập đoàn lãnh đạo duy ý chí , yếu kém , tham nhũng , ăn bám vào " chức vụ - quyền hạn " thì càng cần phải cố sống cố chết bám vào chủ nghĩa Marx - Lenine đã " hết thời " đó là điều đương nhiên . Cái tập đoàn này không lẽ họ không biết , không nghe , không thấy những tấm gương " tày đình " cái hệ thống kinh tế XHCN của các nước " trong phe XHCN " đã tan rã , đã " chết " như thế nào ? không lẽ những nhân vật lãnh đạo đất nước VN qua nhiều thời kỳ ( ĐCSVN ) lại tài giỏi hơn " những cái đầu " của các nước trong khối XHCN " đã chết " ? Vì vậy có thể khẳng định cái " tập đoàn CSVN " mục đích , lý tưởng duy nhất chỉ là : DANH VỌNG - TIỀN TÀI ! chứ dứt khoát không phải : DO DÂN và VÌ DÂN ... như họ đã và đang rêu rao ! Nếu không có một cuộc cách mạng " bất kể màu gì " nhằm thay đổi đường lối lãnh đạo đất nước , đường lối kinh tế ở Việt nam thì dân tộc Việt này mãi chỉ là một đất nước PHÁT TRIỂN TRUNG BÌNH và sẽ ... TÁI NGÈO !
Trả lờiXóaTrong chuyến đi thăm Hoa Kỳ , TBT thông báo với TT Ôbama rằng đến cuối thế kỷ này kinh tế VN sẽ vượt Mỹ !
Xóa- Ô ! Yes ! ĐCSVN thật vĩ đại , đứng ở nước Mỹ mà chúng tôi cũng nhìn thấy cái . . . đỉnh cao trí tuệ của VN ! Bằng ̣đường lối kinh tế nào mà các ngài đã làm cho hầu hết người dân VN lĩnh lương tiền triệu và tỷ phú thì còn đông hơn cả nước Mỹ ! Ngài có thể chia sẻ bí quyết để chúng tôi học tập ?
- Không có đừng lối nào khác ngoài kinh tế thị trường định hướng XHCN thưa ngài Tổng thống !
bí quyết của chúng tôi là ...đổi tiền ...và tiền mất giá ...
Xóa"Chúng tôi sẽ quyết tâm vượt qua nước gì ở Châu Phi, 1 ổ bánh mì có giá 1.000.000.000 đô la nước đó. Chúng tôi sẽ nâng lên 2.000.000.000 đồng/1 ổ bánh mì! Trong tuơi lai tươi sáng, cuộc sống ngày càng đi lên!"
Xóa"Khiếp thế? Biện chứng thế? Nước gì hả ngài Lú Bì?"
"Ông Obama dốt nhể? Là nước Hy Lạp đấy. Dốt thế mà cũng bày đặt làm Chủ tịch Mỹ? Cái này các đồng chí đảng cộng sản Mỹ phải xử lý giùm".
Khi những "Quả đấm thép" - như Vinashin, Vinaline, Petro, EVN...hóa bùn thì (lưỡi) Mác- (lưỡi) Lê bị cùn và han rỉ...!
Trả lờiXóaGiờ này mà còn lo chủ nghĩa Mác Lê thì đúng là
Trả lờiXóa"lo bò trắng răng",khi thực tế là họ chỉ ĐỘI LỐT
để áp dụng "chuyên chính vô sản" lên đại đa số
nhân dân đang có khát vọng dân chủ.
Lại ngáo trích dẫn những lời loanh quanh "đèn cù"
của người đứng đầu nói một đàng làm một nẻo !
(Xin lỗi Bọ Lập) "Ua chầu chầu ! " dân ngu nhức đầu chóng mặt. Đảng rồi nhà nước rồi chính phủ rồi quốc hội rồi hội đồng lý luận thượng ươn rồi tuyên rồi huấn ... lộn quanh lộn vòng tít mù. Chẳng biết đường mô mà lần. "Mịt mờ nhân ảnh như người đi đêm". Răng các nước họ mần đường một, mần phát một, mần mô trúng nấy rứa hè! Ai bày chi rối nùi, lộn đầu lộn đuôi cho nhọc lòng các quan nhớn quá. Bậy thiệt !
Trả lờiXóaChủ nghĩa ba láp này loài người đã xếp xó từ lâu lắm rồi mà,sao mãi đến giờ còn nhắc đến ?
Trả lờiXóaHỏi câu này với lồng chí Ết, lồng chí ấy chắc "hẹn trã lời bằng dzăn bãn"?
Trả lờiXóaBỌN CHÚNG VẪN DUY TRÌ VÀ TUNG HÔ CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN , VÌ NÓI KHÁC ĐI THÌ XẤU HỔ LẮM , VÀ NÓI KHÁC ĐI THÌ BỌN CHÚNG MẤT QUYỀN LÃNH ĐẠO , LÀ MẤT TIỀN ,VÀ KHI ĐÓ AI TRẢ LỜI CHO NHÂN DÂN HÀNG TRIỆU NGƯỜI CHẾT ĐI TRONG CHIẾN TRANH LÀ VÌ AI
Trả lờiXóa