Lấp
sông Đồng Nai, một hiểm họa khó lường
Lấp sông, bẻ dòng chảy tự nhiên chỉ vì vụ lợi - lãnh đạo Đồng Nai đang thách thức ông Trời |
* ANH VŨ
Việc Ủy ban Nhân dân
tỉnh Đồng Nai cho phép công ty tư nhân san lấp 7,72ha mặt nước sông Đồng Nai để
xây dựng dự án đầu tư phát triển đô thị, không chỉ tàn phá môi trường mà còn
tạo một tiền lệ xấu trong việc vi phạm pháp luật.
Việc UBND tỉnh Đồng Nai đồng ý cho Công
ty cổ phần Toàn Thịnh Phát khởi công dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô
thị ven sông Đồng Nai” đang nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều của dư luận.
Thực chất đây là dự án lấn sông Đồng Nai
để xây cao ốc, văn phòng, và công viên cây xanh. Dự án này với quy mô 8,4 ha,
nằm dọc theo sông Đồng Nai. Trong đó hơn 7,7 ha là mặt nước, chỉ có hơn 0,6 ha
là đất đang hiện hữu. Đặc biệt dự án này sẽ lấn ra sông đoạn hẹp nhất là 30m,
còn đoạn rộng nhất là 100m.
Tuy nhiên, đến nay một số địa phương, cơ
quan liên quan lẫn người dân chịu tác động trực tiếp từ dự án này đều cho rằng
không nhận được thông tin tham vấn về dự án từ chính quyền tỉnh Đồng Nai.
Đánh giá về dự án xây dựng này, một cán
bộ lãnh đạo của Tổng Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, yêu
cầu không nêu danh tính cho biết: “Nếu như không có sự đồng ý, không có các
nhà chuyên môn xem xét vấn đề này thì tôi nghĩ rằng đấy là một việc làm hoàn
toàn sai trái và không ai đồng tình cả. Đặc biệt, nếu có tính toán đi
chăng nữa thì tôi nghĩ rằng cái tính toán đó cũng chưa đúng, bởi vì lấn sông mà
chiếm một diện tích lớn như vậy 7.7 ha ở lòng sông thì là một việc làm không
thể chấp nhận được.”
Dân
chúng lo lắng
Đáng chú ý, chính quyền
Đồng Nai đã không lấy ý kiến của người dân theo đúng quy định, ông Bảy một cư
dân ở phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa cho biết sự lo lắng của ông. Ông
nói: “Tôi
thấy chưa có ai như tỉnh Đồng Nai này làm cái bờ sông kiểu đó, trước mắt cái đó
sẽ ép dòng chảy mạnh lên và làm cù lao của mình sẽ không còn. Thứ 2 nữa là cầu
Ghềnh tương lai cũng không biết như thế nào và thứ 3 là bờ sông bên kia có khi
là sạt lở. Rồi trên bờ, khi mưa lớn thì không có lối cho thoát nước”.
Theo báo Thanh Niên, ông Bùi Cách Tuyến,
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ lưu vực
sông Đồng Nai, khẳng định: “Họ làm độc lập. Chúng tôi không được tham vấn.
Với tư cách là Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ lưu vực sông Đồng Nai, tôi không biết
và với tư cách là Thứ trưởng Bộ TN-MT tôi cũng không hay về dự án này. Tôi chỉ
biết việc này qua báo chí”.
Hiểm
họa khó lường
Nói về nguyên nhân một dự án lớn, ngay
từ khi bắt đầu khởi công đã vấp phải sự phản ứng của đông đảo chuyên gia môi
trường, thủy lợi song vẫn tồn tại và tiếp tục thi công. Tiến sĩ Trần Nhơn,
nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi khẳng định: “Cái nguyên nhân là do người nằm
trong cơ quan quản lý, nhưng có sự thông đồng thế nào đó thì nó mới có thể xảy
ra được. Chứ trong quản lý mà cơ quan quản lý mà nghiêm túc thì một việc tày
đình như thế thì sẽ không có chuyện đó xảy ra. Bây giờ thì rờ vào đâu
thì cũng thấy điều đó, cái gì đưa ra cũng đều có động cơ lợi ích nhóm trong đó
và tìm cách lách để làm. Tôi thấy cái đó là một thực trạng mà ở bất cứ lĩnh vực
nào cũng xảy ra như vậy.”
Dự án này sẽ là một hiểm họa vô cùng lớn
không chỉ cho môi sinh, mà ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển kinh tế - xã
hội trên một diện rộng ở khu vực Đông Nam Bộ.
Vị cán bộ lãnh đạo của Tổng Cục Thủy lợi
nhận định: “Bởi vì dòng chảy khi anh tác động làm cho dòng chảy hướng đi một
cái hướng khác chẳng hạn, thì hoàn toàn phía hạ lưu nó sẽ thay cái lòng dẫn cho
phù hợp với dòng chảy và nó uốn lượn theo quy luật dòng chảy động lực học song.
Và lúc đó, sạt lở, bồi lắng ở phía hạ lưu sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống, rồi công trình hai bên ven sông. Sẽ ảnh hưởng xuống phía hạ lưu sông, ở
những đoạn Sài gòn, rồi trên các tỉnh phía lân cận. Mà tôi nghĩ thiệt hại sẽ
gấp hàng trăm lần cái mà chúng ta chưa lường hết được.”
Trả lời câu hỏi vấn đề lấp sông Đồng Nai
tiếp theo sẽ nên được giải quyết theo hướng nào? Nếu để cho làm sẽ tạo tiền lệ,
các chủ đầu tư khác cũng đua nhau xin làm các dự án trên các con sông khác rồi
sẽ ra sao?
Theo quy định của Bộ Xây dựng về hành
lang bảo vệ sông, rạch thì phần đất này không được xâm phạm cho bất cứ ai, kể
cả doanh nghiệp. Tiến sĩ Trần Nhơn cho biết: “Làm thế này thì nhà đầu tư rất
có lợi rồi, nhưng nếu ông vì cái lợi cục bộ của ông mà ông tàn phá môi trường,
ông làm sai các quy định của của các văn bản pháp luật thì rõ ràng mình phải
yêu cầu họ dừng lại ngay. Đồng thời phải yêu cầu họ phải thông qua đầy đủ các
bước thiết kế, thẩm định cho đúng quy trình thì mới được làm.
Những cái việc lớn như thế mà để cho họ lách, để cho họ thi công
rồi thì dân mới biết thì rõ ràng là không được. Bây giờ dân họ không đồng tình
và thủ tục về mặt khoa học kỹ thuật thì chưa có, vậy thì phải dừng lại ngay
thôi.”
Bản đồ Google Map chụp cảnh
sông Đồng Nai đang bị san lấn.
|
Vì
lợi nhuận, bất chấp hậu quả
Cần nhận thức rằng sông Đồng Nai là mạch
máu chính của miền Đông Nam bộ, dòng sông có nhiệm vụ chính trong cấp nước sinh
hoạt, tưới tiêu, giao thông thủy, điều hòa khí hậu, cảnh quan môi trường và cân
bằng hệ sinh thái thủy sinh cho khu vực.
Vị cán bộ lãnh đạo của Tổng Cục Thủy lợi
ghi nhận: “Đây là đang làm trái Luật Tài nguyên nước năm 2012 và kể cả những
vấn đề liên quan đến Luật đê điều. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không nên để nó
trở thành một cái tiền lệ. Điều này cần phải cấm ngay, bởi vì tôi nghĩ bản thân
cái thiệt hại tôi tin chắc rằng sẽ lớn gấp nhiều lần cái được lợi. Tôi
nghĩ cần phải xem xét lại và ngăn chặn chuyện được chuyện ấy thì mới không gây
ra hiểm họa, Và tỉnh Đồng Nai khi muốn đảm bảo lợi ích của mình thì phải nghĩ
đến quyền lợi của các tỉnh lân cận, các vùng lân cận thì đấy mới là phát triển
bền vững của một quốc gia và một lưu vực sông.”
Theo VNN online, chuyên gia Doãn Mạnh Dũng, phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kỹ thuật và Kỹ thuật biển thành phố HCM cho biết: "Tôi không biết lợi ích bên trong là gì nhưng tôi thấy trước mắt, hậu quả là rất lớn, ảnh hưởng lâu dài, để lại hậu quả nặng nề cho mai sau. Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ, với thẩm quyền của mình phải dừng ngày việc lấn sông Đồng Nai và khôi phục lại nguyên trạng."
Theo VNN online, chuyên gia Doãn Mạnh Dũng, phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kỹ thuật và Kỹ thuật biển thành phố HCM cho biết: "Tôi không biết lợi ích bên trong là gì nhưng tôi thấy trước mắt, hậu quả là rất lớn, ảnh hưởng lâu dài, để lại hậu quả nặng nề cho mai sau. Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ, với thẩm quyền của mình phải dừng ngày việc lấn sông Đồng Nai và khôi phục lại nguyên trạng."
Friedrich Engels , ông tổ của những
người cộng sản đã nói rằng: “Loài người đã nhiều phen toan cải tạo thiên
nhiên, nhưng lần nào cũng vậy, thiên nhiên bèn cho nó một cái tát xiếc: Hãy
ngồi yên chỗ, ngươi chỉ là một thành tố của thiên nhiên mà thôi!".
Vì thế dư luận cho rằng, thử đặt trường
hợp, bây giờ địa phương nào cũng sẵn sàng cấp phép lấn sông cho doanh nghiệp để
làm dự án, thì lúc ấy đừng nói đến tăng trưởng, hiện đại... mà có lẽ đến cả
nước sinh hoạt cũng sẽ không đủ mà dùng.
A.V/rfa
--------------
Cách đây vài chục năm , thời tiết ở Châu Âu đẹp vô cùng , mưa thuận gió hòa , 4 mùa rõ rệt , dòng Đa nuýp trong xanh hiền hòa . . . nhưng chế độ bao cấp của Thượng đế đối với con người đã đến hồi kết ! Mưa bão triền miên , mưa ngày này qua ngày khác , tháng này qua tháng khác , lũ lụt , lở đất , nhà cửa hoa màu bị cuốn trôi . Một thảm họa ! Trong thảm họa này nước mắt con người rơi xuống không kém gì nước mưa ! Trong năm 2014 chỉ nói riêng Sưrbia ( Nam tư cũ ) thiệt hại nhiều tỉ USD . Bây giờ dự án lấp sông , có tiền đút túi thì cười hềnh hệch ! Nhưng hãy đợi đấy ! Sẽ đến lúc được khóc . Đùa với Thượng đế là tự sát !
Trả lờiXóaĐến cái cây mỡ trồng ở Hà nội mà tụi tham nhũng còn biến thành cây vàng tâm để ăn thêm ít tiền thì ăn cả một khúc sông dài hàng trăm mét thế này thì tụi nó phải quyết liệt ăn cho bằng được.
Xóa"Việc thu hẹp dòng chảy là điều tối kỵ, nhất là tình hình thời tiết bất thường và rừng đầu nguồn bị tàn phá mạnh mẽ... Ở Thái Lan, dự án lấn sông chảy qua Bangkok đã phải trả giá cực kỳ đắt cho thiệt hại lũ lụt. Những nơi lấp sông, lấp kênh nay phải bỏ ra hàng triệu đô la để trả lại dòng chảy như cũ…"
XóaCòn ở Seoul, Hàn quốc, cách đây 20 năm người ta cũng đã từng lấp đi hẳn một con suối giữa lòng thủ đô để phát triển đô thị nhưng đã làm cho đô thị trở nên ngột ngạt, nóng bức. Cuối cùng, chính quyền thủ đô Seoul phải quyết định đào con suối này trở lại ngay chính vị trí cũ. Đó là câu chuyện về con Suối Cheonggyecheon ở thủ đô Seoul. Mặc dù phải tốn kém cho công tác phục hồi dòng suối này lên đến hàng chục triệu USD.
Cần lưu ý là lũ trên sông Đồng Nai tập trung đến 85% tổng lượng dòng chảy và thời gian tập trung nước lũ rất ngắn chỉ khoảng 3 tháng/năm nên việc duy trì mặt cắt dòng sông là điều rất quan trọng. Việc thu hẹp dòng chảy là điều tối kỵ, nhất là tình hình thời tiết bất thường và rừng đầu nguồn bị tàn phá mạnh mẽ, khả năng phục hồi thảm thực vật đầu nguồn rất chậm và kém.
XóaBọn tham nhũng ở Đồng nai phải mở mắt ra mà nhìn.!
Nhưng mà chúng sẽ nói là đó là việc của thế hệ sau giải quyết.
Trên thế giới và cả Việt Nam, xu thế hiện nay là ứng xử theo tự nhiên, bảo vệ và không xâm lấn môi trường thiên nhiên. Trên thế giới, nhiều quốc gia, ví dụ như Hà Lan và Mỹ, đang tập trung cho giải pháp “Room for the rivers” nhằm mở rộng không gian chảy cho các dòng sông. Ở Thái Lan, dự án lấn sông chảy qua Bangkok đã phải trả giá cực kỳ đắt cho thiệt hại lũ lụt. Những nơi lấp sông, lấp kênh nay phải bỏ ra hàng triệu đô la để trả lại dòng chảy như cũ, ví dụ ở Hàn Quốc.
XóaXưa kia ở ĐBSCL, có câu chuyện “ông già Ba Tri” đi bộ từ Bến Tre ra triều đình Huế để kiện vua vì làng bên lấp dòng chảy, rốt cuộc vua Tự Đức đã xử thắng cho người kiện, buộc làng bên phải hoàn trả nguyên trạng dòng sông…
XóaFriedrich Engels , ông tổ của những người cộng sản đã nói rằng:
Xóa“Loài người đã nhiều phen toan cải tạo thiên nhiên, nhưng lần nào cũng vậy, thiên nhiên bèn cho nó một cái tát xiếc: Hãy ngồi yên chỗ, ngươi chỉ là một thành tố của thiên nhiên mà thôi!".
Chim báo bão xin thông báo:
Trả lờiXóatới 6h56' ngày 28/3/2015 ĐÃ CÓ 11.901 NGƯỜI ĐĂNG KÝ THAM GIA CHIẾN DỊCH TRANH ĐẤU CHO TỰ DO-DÂN CHỦ-NHÂN QUYỀN Ở VN 2015. Mời quý vị tiếp tục vào
https://www.change.org/p/the-people-s-human-rights-campaign-for-2015
hoặc:
nhanquyenchovn.blogspot.com/
để đăng ký.
Chim báo bão xin thông báo:
Xóatới 12h59' ngày 28/3/2015 ĐÃ CÓ 12.205 NGƯỜI ĐĂNG KÝ
Nhận ... rồi. Trả lại? Đau lòng lắm... Cố đấm ăn xôi thịt heo quay...
Trả lờiXóa- Gần 90.000 công nhân công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, SG) đình công trong hai ngày 26 và 27/3 năm 2015 để phản đối luật bảo hiểm xã hội 2014. Những người này giận dữ sau khi được thông báo “từ nay, khi công nhân nghỉ việc sẽ không được nhận BHXH một lần như trước mà phải đợi đến tuổi hưu, nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi”? Một công nhân khác nói với VTC: “Tôi làm việc được 9 năm, năm nay tôi được 35 tuổi, tôi muốn nhận bảo hiểm xã hội một lần sau khi thôi việc, chứ tôi không thể chờ đợi đến khi già 55 tuổi, khi đó có biết tôi còn sống nữa hay không?" Hay là đốt tiền vẽ xuống cho anh nhé?
Trả lờiXóa- Việt Nam bị xếp thứ 86 trên 102 nước trong một bảng xếp hạng mới về sự minh bạch của chính phủ.
Bảng xếp hạng công bố lần đầu của World Justice Project (WJP), dựa trên khảo sát với 1000 người ở ba thành phố tại mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, khảo sát thực hiện trực tiếp với 1000 người ở Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM.
WJP giải thích chỉ số của họ đánh giá bốn hoạt động của chính phủ: thông tin công khai về luật lệ và chính quyền; quyền có thông tin; sự tham gia của xã hội dân sự; cơ chế cho người dân khiếu nại.
Ở mặt đầu tiên, việc công bố cho người dân về luật và hoạt động của chính phủ, Việt Nam xếp cao, thứ 31 toàn cầu.
Nhưng Việt Nam đạt điểm thấp ở ba khía cạnh còn lại: quyền có thông tin (xếp thứ 85), sự tham gia của xã hội dân sự (91) và cơ chế cho người dân khiếu nại (91).
Ba nước đứng đầu là Thụy Điển (1), New Zealand (2) và Na Uy (3).
Lại phải gửi thư lên Thủ tướng thôi!!! Liệu Thủ tướng có bắt chúng nó đào lại sông ko hay lại "tạm dừng", đợi dư luận lắng xuống "lũ chuột" lại cho làm tiếp vì đã lỡ rồi, thiệt hại thì DÂN ĐEN phải chịu. Biết đâu đây lại là "chủ trương lớn của đảng Đồng Nai"???...
Trả lờiXóaĐể Vietnam đạt được mức quốc gia trung bình trên thế giới, với đầy đủ quyền dân chủ, công bằng, minh bạch, và có mức GNI 10.000 USD/người/năm - là một bài toán không thể giải nếu không đi theo con đường đa nguyên.
Trả lờiXóaCái gì "Độc" thường có nghĩa xấu. VD: "Độc ác"! (Chẳng bao giờ có khái niệm "Đa ác" cả)
cộng sản cái gì cũng làm được hết , đến đánh PHÁP , đánh MĨ còn thắng (trừ tàu cộng ) chứ mấy việc cỏn con như chặt cây xanh ở HÀ NỘI lấp sông ĐỒNG NAI , phá rừng đầu nguồn , phá đàn tế lễ NAM GIAO ở HUẾ , phá các nghĩa trang liệt sỹ đánh TẦU CỘNG , đánh PÔN PỐT , phá các đám tang lễ của những người bất đồng chính kiến , phá các cuộc tưởng niệm các anh hùng bảo vệ đảo HOÀNG SA , TRƯỜNG SA chỉ là việc nhỏ , không là cái đinh gì
Trả lờiXóaTrời ! Nhân tài của đảng!
Trả lờiXóaCám ơn An Vũ đã có bài "Hãy để dòng Sông như tư nhiên".Nội dung bài viết cho biết Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (Phó Bí thư tỉnh ủy) tỉnh Đồng Nai cho phép Công ty Tư nhân san lấp 7,72ha mặt nước sông Đồng Nai để xây dựng Dự án đầu tư phát triển đô thị". Điều này, nói lên rất cụ thể và phản ảnh toàn diện: Nhân sự của đảng thiếu học! Ngu đôt về Thiên văn Địa lý Nhân văn và tham ăn!
Việc làm của ông Chủ tịch UBND (Phó Bí thư tỉnh ủy) tỉnh Đồng Nai là một hành động cố ý (vì lơi ích nhóm), có chủ đích tàn phá môi trường tự nhiên (lấp sông) và có động cơ coi thường pháp luật, tạo một tiền lệ xấu cho việc làm "vô chính phủ' và cố ý vi phạm pháp luật của chính quyền các địa phương (tỉnh, huyên, xã) hiện tại và sau này. Hiện tại các vị cứ suy ngẫm và theo sát sự "vô chính phủ" hiện nay ở các tỉnh và thành trong cả nước!
Trào lưu loạn 63 sứ quân thật rồi! Chủ tịch UNND thành phố Hà Nội (ủy viên Trung ương đảng, Phó Bí thư thành ủy) ngang nhiên (như trên đầu không có ai) cho phép chặt huỷ diệt (khai thác trắng) hàng nghìn cây trong kế hoạch 6700 cây xanh phải chặt; Chủ tịch UBND (Phó Bí thư, nay là Bí thư) tỉnh Hà Tĩnh cò cưa và thuyết phục Thanh tra Chính phủ cho Đài Loan-Tàu Cộng thuê đất 70 năm (hành vi của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh là tiếp tay,rước Tàu Cộng và xâm chiếm nước ta); Chủ tịch UBND (Phó Bí thư tỉnh ủy) tỉnh Thừa Thiên Huế ngấm ngầm chỉ lối cho Tàu Cộng xâm chiếm đất đai và triển khai dự án Mũi Kẽm Đèo Hải Vân...Còn nhiều vị Chủ tịch UBND tỉnh thành khác cũng có suy nghĩ và hành vi tương tự mấy "nhân tài của đảng" bán nước trên. Rõ ràng là "vô chỉnh phủ" rồi các cụ ơi!
Theo bát quái trong Kinh Dịch thì (1) Trời, (2) Đầm, Hồ, (3) Hỏa (lửa), (4) Sấm, (5) Gió, (6) Nước, (7) Núi, (8) Đất. Đó là 8 hiện tượng tự nhiên do tạo hóa sinh ra, nó tự tồn tại và tự điều chỉnh đảm bảo sự cân bàng Thiên Địa Nhân. Cho nên việc làm của con người (do ngu dốt, ngạo mạn) đào đất, san núi, lấp đầm, hồ, ao, sông, suối sẽ mang họa khôn lường cho muôn dân. Cũng như con người, để duy trì nòi giống, đàn ông có "cu lồi" và đàn bà sẽ có “hai nhũ hoa nhô lên” hai bên ngực và "bướm lõm" ở giữa hai đùi. Nếu cho rằng “hai nhũ hoa nhô lên” là thừa, để làm đẹp (mặt phẳng) cắt đi lấp xuống nơi “bướm lõm” thì người đàn bà sẽ thành một thân hình thân tàn và tâm thần, quái đản.
Trở lại chuyện Chủ tịch UBND (Phó Bí thư tỉnh ủy) tỉnh Đồng Nai cho phép Công ty Tư nhân san lấp 7,72ha mặt nước sông Đồng Nai để xây dựng Dự án đầu tư phát triển đô thị là một hành động cố ý (vì lơi ích nhóm), có chủ đích tàn phá môi trường tự nhiên (lấp sông) và có động cơ coi thường pháp luật, cần phải nghiêm trị!
Nhân sự do đảng bố trí và xếp đặt, ông Tổng Bí thư và Thủ tướng cần sớm tỉnh ngộ và thẳng tay trừng trị nghiêm minh! Đău, nhưng phải cương quyết chặt tay của chính nhân sự do đảng cơ cấu vào cơ quan chính quyền! Đang loạn! Hành động bất cần trên dưới và luật pháp!
Nếu không thì rất nguy cho một chính thể với những quan tham và ngu dốt ở các tỉnh thành đang nẩy sinh (tự do) suy nghĩ và hành động “vô chính phủ, coi thường kỷ cương, phép nước”. Rất nguy!
Bài học nhân tài của đảng rất đáng ngẫm! Cần rút kinh nghiệm!
Sông uốn lượn ngàn đời sông vẫn thế
Trả lờiXóaNước đầu nguồn chảy về biển mênh mông
Ai ngăn sông ai cưỡng bức nắn dòng
Sông quằn quại biển đau lòng chờ nước
TM
Ông Trọng cứ sợ vỡ bình chứ thực ra bình đang tự nứt toác ra rồi, chỉ còn chờ ông tuyên cáo thôi!
Trả lờiXóaở đồng nai rất nhiều chỗ làm đô thị rất đẹp sao không làm ... ????..lại đi lấp sông quốc gia động cơ ăn cả cái lẫn nước ...của cái đảng cộng sản đồng nai....xem tên đảng trưởng việt nam xử lý bọn đảng em ra sao ....?..
Trả lờiXóaCái boxit đã nát bét ra kia rồi. Khi bất tài nghĩ rằng mình có tài sẽ lao vào làm những chuyện mình nghĩ là làm được để cho rẻ, cho tiết kiệm để rồi khi thực tế kiểm nghiệm rằng anh thợ điện không thể sửa được đường ống nước là một chân lý.
Trả lờiXóaCác bác sĩ cho dù tài giỏi cỡ nào, độc tài cỡ nào họ cũng không thể bỏ qua hội chẩn chung với bác sĩ khác, thực tập sinh, các chuyên gia của các phòng ban xét nghiệm khác. Boxit là một ví dụ của ngu dốt mà lại không chấp nhận phản biện. Tệ nhất là hoạt độn trên tiền, tài nguyên quốc gia. 6700 cây và cái sông Đồng Nai một lần nữa chứng minh tài sản của quốc gia đang bị người ta xem như sân nhà tao tao chặt.
Mấy vụ này cũng sẽ lại chìm xuồng một cách không minh bạch. Ai về hưu về hưu, ai hạ cánh hạ cánh, họ vẫn ở biệt thự, con cái vẫn họ nước ngoài. Hết chuyện.
Trong đầu "họ" chắc toàn c.? Chỉ có thể lý giải như vậy, qua những việc ngu ngốc nóng hổi mà "họ" đang làm!
Trả lờiXóaĐ muốn là Đ làm, tụi bay đ được nói.
Trả lờiXóaTổng giám đốc CosaVina
Trả lờiXóaDuyệt chủ trương biến rắn thành rồng
Mộng du về kế hoạch vĩ cuồng
Lấp sông, chặt cây chuyện quá thường
Để cấp phòng nó lo là được
Bô xít Tân Rai như gai nhọn
Đâm vào da thịt tổng công y
Đất biến thành vàng đâu chưa thấy
Lỗ trơ lỗ trỏng hỏng đường đi
Đầu chẳng xuôi đuôi chẳng thoát
Sợi chỉ lớn sao lọt lỗ kim
Chủ trương vĩ đại đành rã cánh
Đánh cược tương lai hại vạn nhà
Tổng công ty CosaVina
Doanh nghiệp chủ đạo đang lao dốc
Mà sao giám đốc vẫn bình chân
Trong nước thì cho phá rừng, lấp sông còn ngoài nước thì bảo Lào, Campuchia đừng chắn ngang sông Me Công làm thủy điện vì ảnh hưởng tới môi trường toàn khu vực. Người ta bảo : trí tuệ của cả nhân loại hội tụ hết về 3 đình, quả không sai !?!?!?
Trả lờiXóaTôi rất bức xúc khi hay tin Đồng Nai lấp sông Đồng Nai.
Trả lờiXóaTôi rất muốn chung tay bảo vệ môi trường.
Nếu Đồng Nai có nhu cầu nạo vét hãy liên hệ với chúng tôi - Cty vô TN vô hạn XYZ (đã từng nạo vét sông Thị Vải toàn vào ban đêm, đào và đổ bùn xuống ngay bên cạnh, kết quả nghiệm thu vô cùng tốt đẹp, chỉ có người dân là biết chúng tôi chỉ làm giả vờ nhưng lãnh tiền thật)
Tỉnh này hết "Người" rồi chắc? Chạy đầy ĐỒNG toàn là NAI?
Trả lờiXóaNhóm lợi ích + doanh nghiệp , chúng không ăn nổi đất của nông dân , thì họ lấn sông , lấn biển , chặt cây xanh phá hoại môi trường , coi thường dư luận , bất chấp pháp luật họ cố tình chiếm đoạt tài nguyên quốc gia.
Trả lờiXóaĐúng vậy. Giờ nhằn đất của dân hơi khó vì nó kêu làng. Sông không biết kêu nên tớ làm thử xem.
XóaPhá,phá và phá ! Toàn một lũ súc vật không hơn không kém ! Tan thương cho nước VN !!!
Trả lờiXóa