* Ts. TÔ VĂN TRƯỜNG
Đang
đọc để viết bình luận cho cuốn sách của PGS.TS Vũ Trọng Khải chủ đề ”Phát
triển nông nghiệp & nông thôn Việt Nam hiện nay –Những bức xúc và trăn trở”, tôi nhận
được thông tin trên báo
chính thống của nhà nước cho biết trong khi người dân nước mình loay hoay chưa
biết trồng cây gì, nuôi con gì thì ngay tại cao nguyên Đà Lạt, các doanh nghiệp
Nhật Bản đã bỏ vốn đầu tư thành công với các mô hình rau sạch công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu thế giới. Chỉ trong thời gian ngắn, những thành công lớn của họ đã mở
ra nhiều cơ hội và những dự định táo bạo biến Việt Nam trở thành một “vựa rau an toàn Châu Á”.
Nhìn vào thành công của người Nhật, một đất nước
rất nghèo nàn về tài nguyên, mới càng rõ thêm thất bại của Việt Nam trong nông
nghiệp - vốn là sở trường hay điều kiện Cần mà ta rất sẵn. Thể chế hay cơ chế -
điều kiện Đủ là cái đang rất có vấn đề, càng làm nhức nhối những
người quan tâm đến sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta.
Ở Đà Lạt, Lâm Đồng, cách đây khoảng chục năm, người Việt đã mang giống oải
hương (lavender) – loài hoa cho thứ tinh dầu đứng đầu bảng trong danh mục hương
trị liệu [aromatherapy]) của Âu châu, dưỡng não (neurophysiology) về để trồng
thử hàng hec ta và cũng … lặng lẽ biệt
tăm hơi!
Cái căn bệnh “hữu
sinh vô dưỡng” đã và đang tràn lan khắp các ngành, chẳng riêng gì nông
nghiệp – một thứ “virus” cực kỳ nguy
hại, không ký sinh trên cây trồng vật nuôi – mà ký sinh … trong đầu con người ! Đà Lạt có một thế mạnh vô song là khí hậu
và thời tiết. Miền đất này, đã từng được người trong và ngoài nước tặng cho
nhiều mỹ danh:
Thành phố ngàn thông, thành
phố sương mù, tiểu Paris v.v… nhưng xem ra cái tên mỹ miều và chính xác nhất mà
người Đức đã trao tặng thành phố của mùa
xuân vĩnh cửu (“Stadt des ewigen Frühlings“) .
Qủa thật, khí hậu Đà Lạt nó kỳ diệu đến mức tới cả cây cối mà còn … “mắc
lừa” . Rất nhiều loài tra trong các sách khảo về sinh trưởng đều ghi rất rõ
chỉ trổ hoa vào mùa xuân nhưng về Đà Lạt
chúng nở quanh năm tưng bừng. Ở bất kỳ nước nào mà muốn tạo được mội trường mô
phỏng như Đà Lạt thì phải chi hàng ngàn đô la cho một mét vuông – của “trời cho” là vậy, đã có “bột” là vậy mà không gột nên “hồ” thì đau lòng và hổ thẹn biết chừng
nào!
Lãnh đạo nước ta lâu nay vẫn cứ loay hoay với
bài toán tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân) kể cả sử dụng nhiều
nguồn vốn ODA, và tận dụng triệt để nguồn tài nguyên đất và nước nhưng ngành
vẫn không phát triển, cuộc sống của người nông dân (cống hiến nhiều nhất, thiệt
thòi nhiều nhất) vẫn kham khổ nhất, chẳng khác gì như vướng mắc khi giải bài
toán NP-hard.
Mọi chủ trương, chính sách cứ sửa lỗi này lại phát sinh
lỗi khác có khi còn trầm trọng hơn. Hơn một nửa thế kỷ từ khi đất nước độc lập
chúng ta đã đào tạo ra hàng ngàn chuyên gia về các lĩnh vực nông nghiệp, có
nhiều người tham gia và rất có uy tín trong các chương trình quốc tế về nông
nghiệp, nông thôn. Vậy mà tại sao những ý tưởng, giải pháp, kinh nghiệm của họ
ít được phổ biến, sử dụng?
Căn bệnh của ngành nông nghiệp, tôi đã phân tích
trong bài :”Toàn cảnh bức tranh màu xám của ngành nông nghiệp” tiềm ẩn từ lục
phủ, ngũ tạng mà không chịu chữa, chỉ loay hoay trị những triệu chứng nhỡn tiền
ngoài da thì hết chỗ này tới chỗ khác “được mùa, mất giá”, hết việc này tới
việc khác sẽ … lần lượt theo hiệu ứng đô-mi-nô mà sập xuống.
Con đô-mi-nô đầu dẫy (đầu têu) là cái đầu, nó lật là cả chuỗi sập
theo!
Nhiều
nhà quản lý giáo dục thiếu ý thức phát triển tư duy phán xét hiện tượng, quy
luật khách quan, học lý thuyết thụ động, thực hành có lý luận quá ít. Người ta
kêu chúng ta nhiều thầy hơn thợ...nhưng éo le thay, thợ của chúng ta cũng chưa
đủ kiến thức và kỹ năng thực hành với quy trình thực tế cụ thể.
Trong toán học, để đánh giá độ khó (độ phức tạp)
của các bài toán, người ta chia các bài toán làm hai loại: Loại thứ nhất
gồm những bài toán mà người ta có thể tìm ra thuật toán giải với thời gian giải
tăng tương đối chậm theo kích cỡ (size) của bài toán, nôm na kích cỡ bài toán
là số biến của nó, cụ thể nếu kích cỡ là n thì thời gian tính chỉ là một đa
thức nào đó theo n (chẳng hạn n bình phương, n lập phương, vv...). Loại thứ hai
gồm những bài toán chỉ có thể giải được với thuật toán mà thời gian giải
tăng theo hàm mũ của kích cỡ n (chẳng hạn 2 mũ n). Loại sau này gọi là NP-hard.
Vì tăng theo hàm mũ là tăng cực nhanh như 2 mũ 64 đã là con số cực kỳ lớn, lớn
hơn rất nhiều so với 64 bình phương, cho nên nói nôm na NP-hard có thể hiểu là
cực khó.
Cuốn sách : ”Phát triển nông nghiệp & nông thôn Việt
Nam hiện nay –Những bức xúc và trăn trở” của PGS.TS Vũ Trọng
Khải thuộc típ người “gừng càng già, càng cay” góp phần chỉ ra hướng giải cho
bài toán NP hard nói trên. Nội dung cuốn sách là tập hợp các bài viết của tác
giả xuyên suốt trong quá trình dài nghiên cứu và giảng dậy về “tam nông”. Lời văn, nhiều chỗ tự sự, càng làm nổi bật sự trăn trở, bức xúc với những
thực trạng ngang trái quan sát được trên thực tế cuộc sống và luôn suy nghĩ để
đề xuất những giải pháp trí tuệ với mong muốn cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn
của nhà khoa học tâm huyết trong lĩnh vực quản lý nông nghiệp, nông
thôn ở một giai đoạn dài của cơ chế quản lý quan liêu bao cấp trong thời kỳ đi
theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
Các bài viết dẫn chứng những sự kiện trong quá khứ và gần
đây mà tác giả đã phát hiện các nguyên nhân bất cập, thẳng thắn phân tích đánh
giá và đưa ra giải pháp trước mắt và lâu dài, kể cả biện
pháp “đột phá” đến nay có thể nói đã được kiểm chứng thể
hiện sự quan sát tinh tế, tầm nhìn và tư duy có tính hệ thống rất sâu sắc của
tác giả. Tiếc thay, những ý tưởng và kết quả nghiên cứu đó ít được tiếp thu và
phổ biến áp dụng.
Theo
tôi biết, anh Khải là người ham mê đọc sách, nghiền ngẫm liên hệ với thực tế,
để vắt óc ra từng con chữ đắt giá của riêng mình. Anh viết được nhiều bài hay,
sâu sắc là nhờ ý thức trách nhiệm của một công dân – nhà chuyên môn, ngay ở
hoàn cảnh khi đó chỉ qua nghiên cứu thông tin còn ít ỏi, anh đã thấu hiểu ở
Hunggary, các nhà khoa học nông nghiệp nước này không theo học thuyết của
Lyshenco, mà lại nghỉên cứu cái mà ở Liên xô cũ người ta coi là phản động, là
học thuyết Mendel-Morgan, kết quả là nông nghiệp nước Hung phát triển
mạnh...nhưng về sau sự trì trệ lại có nguyên nhân khác, thuộc về phạm trù quản
lý hơn là khoa học thuần tuý.
Vũ Trọng Khải là con trai út của Cụ Vũ Trọng Khánh một
trí thức danh tiếng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên trong Chính phủ lâm thời của
Hồ Chí Minh. Anh đã tiếp thu được nhiều nét giáo dục văn minh từ truyền thống
gia đình, nhưng cuộc sống là bất phương trình chứ không phải phương trình.
Sự nghiệp của anh Khải có những éo le, phải chịu thiệt thòi nhưng cũng là hoàn
cảnh chung, do ảnh hưởng ý thức hệ của hầu hết những người trưởng thành ở giai
đoạn này, nhưng những đóng góp cống hiến của anh cho xã hội, rất đáng ghi nhận.
Nếu anh Khải may mắn hơn, theo nguyện vọng thời đó, được
đi tu nghiệp ở các nước XHCN (Liên Xô, Trung Quốc...) cũng khó bổ túc được gì
tốt hơn, bởi vì giai đoạn đó các đường lối quản lý nói chung và trong lĩnh vực
nông nghiệp ở các nước XHCN cũng đang tù mù, bế tắc. Ngay cả khoa học công nghệ
trong nông nghiệp (một phần của công nghệ sinh học) họ chỉ tôn sùng học thuyết
"làm vườn" của Lyshenko và Michurin, tổ chức nông trang cũng không
khác gì Hợp tác xã ở VN, có hơn chỉ là quy mô và cơ giới hóa nhưng vẫn không
cung cấp đủ lương thực và thực phẩm cho nước họ.
Trong cái rủi, có cái may, chính nhờ thử thách, “lửa thử
vàng” trong môi trường khắc nghiệt và thực tế ở Việt Nam, bằng sở trường ham
học, trí tuệ, và bản lĩnh “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh ” Vũ
Trọng Khải đã trở thành một trong các nhà khoa học đầu ngành có danh tiếng về
nông nghiệp của Việt Nam.
Những kinh nghiệm và trải nghiệm, phương pháp luận khoa
học của anh Khải thật đáng quý, nếu được nghiên cứu bổ sung thêm nâng lên thành
lý luận (tiếp thu những thành tựu tổng kết ở các nước phát triển) đề ra những
giải pháp cho hoàn cảnh mới hiện nay (những bất cập của Hiến pháp và Luật sửa
đổi đất đai) sẽ rất có giá trị khoa học để giải quyết các vấn đề đang còn nhiều
nguy cơ, thách thức lớn trong vấn đề đất đai, nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
Nhìn tấm hình của tác giả ở trang cuối (417) thật
ấn tượng với mái đầu tuy đã bạc “lứa tuổi xưa nay hiếm” nhưng nụ cười và ánh
mắt vẫn tinh anh, kèm theo câu nói thẳng thắn như xoáy vào tâm can những người
đang chịu trách nhiệm về quản lý và điều hành ngành nông nghiệp nước nhà:
“ Một nền nông nghiệp đầu độc cả dân tộc một cách hợp
pháp thì không có nước nào dám mua sản phẩm của nền nông nghiệp ấy...Hám lợi
chụp giật, thì chỉ có thể bán cho Trung Quốc...”
Vì sao, một
nhà khoa học gạo cội như Vũ Trọng Khải, đang ở giai đoạn “gừng càng già, càng
cay” lại chán nản, rửa tay, gác kiếm, cưa được nickname là “Hèn đại nhân” mới
thấy tư tưởng của nhà văn Nam Cao thể hiện trong tác phẩm “Sống mòn” rằng làm
người tử tế trong bối cảnh xã hội nhiễu nhương cũng rất khó?! Chẳng lẽ bây giờ
vẫn khó sao? Phản biện xã hội, đóng góp trí tuệ, tri thức
cho xã hội là một việc thiện rất cần thiết, chân cứng đá mềm, không ngừng nghỉ, vì sao lại nghĩ đến kết thúc...Anh Khải ơi!
T.V.T/(Tác giả
gửi BVB)
------------
Ở VN, gừng già quá rồi! Nhăn nheo... Hết cay... Vô vị...
Trả lờiXóaĐọc xong, thấy đau lòng
Trả lờiXóaBài viết rất công phu chứng tỏ tác giả đọc nhiều, hiểu sâu về chuyên môn lý luận và thực tiễn phân tích rất thuyết phục đúng là gừng càng già càng cay.
Trả lờiXóaThật chán cho ngành nông nghiệp nên người chịu hậu quả nặng nề nhất vẫn là nông dân.
Trả lờiXóa