Cắt xẻ, chia chác “cái bánh” 960.000 tỉ ?!
* THÁI LINH
Bộ GTVT đang tính toán sẽ giảm số vốn đầu tư
cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông từ mức đầu tư dự doán lên tới 960.000
tỷ đồng.
Cụ thể, dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình -
Thanh Hóa nối các tỉnh miền Bắc với các tỉnh miền Trung, do tổng mức đầu tư của
dự án lên đến hơn 30.000 tỉ đồng nên Bộ GTVT sẽ phân kỳ xây dựng thành 2 giai
đoạn; trong đó giai đoạn đầu chỉ xây dựng hai làn xe để giảm tổng mức đầu tư.
Một dự án khác tại khu vực phía Bắc là đường cao tốc
Thái Nguyên - Bắc Kạn cũng được lên kế hoạch xây dựng với 2 làn xe. Với tổng
mức đầu tư 3.150 tỉ đồng, đường cao tốc 2 làn xe Thái Nguyên - Bắc Kạn được coi
là công trình vừa sức với các nhà đầu tư trong nước.
Còn tại khu vực phía Nam , dự án đường cao tốc Dầu Giây (Đồng
Nai) – Liên Khương (Lâm Đồng) cũng được Bộ GTVT và tỉnh Lâm Đồng kiến nghị
Chính phủ, trước mắt chỉ xây dựng 2 làn xe, đạt tốc độ 60 đến 80km/giờ.
Theo quy hoạch đã được lập, đường cao tốc Dầu Giây –
Liên Khương dài 200 km, nếu xây dựng 4 làn xe thì tổng mức đầu tư sẽ lên tới
65.350 tỉ đồng.
Quyết sách này được đưa ra, trong bối cảnh nguồn vốn
ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, mời gọi các nhà đầu tư khó khăn, trong
khi Bộ GTVT thấy chi phí xây dựng các tuyến cao tốc lại rất lớn, việc giảm
quy mô xây dựng đường cao tốc từ 6 hoặc 4 làn xe xuống 2 làn xe được coi là
giải pháp phù hợp để thu hút các nhà đầu tư do nguồn vốn phù hợp và thời gian
hoàn vốn ngắn.
Trước đó, đầu năm 2014, Bộ trưởng Thăng cho hay, nhu
cầu vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2014 - 2020,
lên tới 960.000 tỷ đồng. Trong số này, chỉ có thể trông chờ vào khoảng 70.000
tỷ đồng vốn ngân sách, 110.000 tỷ đồng Trái phiếu Chính phủ và khoảng 100.000
tỷ đồng vốn nước ngoài. Còn lại 680.000 tỷ đồng chưa rõ nguồn.
Bộ trưởng Thăng khẳng định: "Trong bối cảnh các
nguồn lực dành cho hạ tầng đang rất khó khăn, việc huy động một khối lượng lớn
nguồn vốn BOT đã giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và tạo thế chủ động
trong thực hiện đầu tư, phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông".
Mặt khác, việc giảm số vốn đầu tư cho các công trình
cũng là lợi thế cho các nhà đầu tư trong nước. Bởi vì, thực tế hiện nay, Trung
Quốc là nhà thầu nước ngoài lớn nhất ở nước ta. Các gói thầu, dự án sử dụng vốn
của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, ODA của các nước, cơ hội
cho các nhà thầu Việt Nam là rất nhỏ.
Ngay cả một số dự án sử dụng vốn trong nước, thậm chí
là ngân sách Nhà nước thì các nhà thầu Trung Quốc cũng chiếm ưu thế. Trong 10
năm qua, đối với gói thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp,
vận hành) sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, nhà thầu Việt thắng thầu ở 67% số
lượng gói thầu, nhưng trị giá gọi thầu chỉ đạt 39%, trong khi tỷ lệ này đối với
nhà thầu Trung Quốc là 48%.
Đặc
biệt, có tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất
của Việt Nam
do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận. Việc các nhà thầu Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam khiến các nhà thầu Việt Nam đứng "ngoài rìa" và
mất hết việc.
Nói về nguyên do tại sao nhà thầu TQ luôn trúng thầu,
PGS.TS Nguyễn Quang Toản, nguyên chủ nhiệm Bộ môn cầu đường, Trường ĐH GTVT Hà
Nội giải thích: "Một là, bởi
vì họ tích cực tham gia dự thầu. Hồ sơ dự thầu của họ đáp ứng những tiêu chuẩn
mình đưa ra ví dụ, tiêu chuẩn kỹ thuật, tài chính người ta đều đạt, giá thầu
thì có cái thấp, cái cao nhưng nói chung họ luôn đưa ra giá thầu thấp so với
giá chung. Theo luật đấu thầu thì người ta trúng.
Đối với các dự án đầu tư lớn, yêu cầu năng lực
tài chính lớn, thêm nữa là đã phải thực hiện vài ba công trình có quy mô lớn
tương đương, cho nên các nhà thầu trong nước đến đó thì gặp khó khăn".
Vấn đề quan trọng nhất là năng lực tài chính, theo ông
Toản, trước đây chỉ cần gói thầu mấy nghìn tỷ các nhà thầu trong nước đã không
có đủ, nói gì mấy chục nghìn tỷ.
"Nghĩa là Việt Nam đã đề ra những tiêu chuẩn cần
thiết, nhưng các nhà thầu trong nước không đáp ứng được. Vì thế, các nhà thầu
nước ngoài đặc biệt Trung Quốc trúng thầu" - ông Toản lý giải.
Chính vì thế, việc Bộ GTVT đưa ra quyết định chia nhỏ
các gói thầu sẽ tạo điều kiện cho các nhà thầu trong nước có lợi thế khi bỏ
thầu.
T.L
------------
Thế cho tôi xin hỏi nhé ! ....Thác Bản Giốc,Ải Nam Quan,Vịnh Bắc Việt,Đảo Gạcma,Bauxite Tây Nguyên, rừng đầu nguồn,thềm lục địa chỗ giàn khoan .......Trung Quốc có đấu thầu không mà cũng "trúng" hết trơn hết trọi ?.
Trả lờiXóaCâu hỏi này phải dành cho ông "Trọng Lú" - TBT Đảng CS. Chứ trả lời lời ở đây lại bị buộc tội ... phản đông đấy!
XóaTranh thủ vơ vét vào những ngày cuối.
Trả lờiXóaNhưng,
CỦA THIÊN TRẢ ĐỊA!
Chà chà!
Trả lờiXóaNgập chân răng đây.
Vấn đề là campuchia sao cho êm ả!?
...Theo luât đấu thầu người ta -TC trúng? Lại một tên quan chức THÂN TÀU PGS-TS Ng Q Toản có lời lẽ vô cảm vô trách nhiệm ! Thử hỏi ở VN Luật là của ai?ai là luật-luật rừng???Ơ VN tất cả đều làm theo luật thì XH có băng hoại về mọi măt như hiện nay k? KT an ninh quốc phòng ... có nhục như con trùng trục???
Trả lờiXóaNGLUY
Họ đặt lên đầu "lý tưởng" ăn cắp, gọi tình tứ kiểu Hán Việt là Tham Nhũng. Giờ ai không tham nhũng là... dại!
Trả lờiXóaĐất nước chưa bao giờ nát như hiện nay...
Bác nào là gia cát dự cho cháu hỏi...960 ngàn tỏi...
Trả lờiXóabốc hơi cỡ nhiêu......phần tăm ạ???
Ông chú tôi,giám đốc một trong 4 công ty xây dựng lớn nhất của Hà Nội những năm 90 thế kỷ trước cho biết : xây dựng có thể "ăn " 40-50%, làm đường "ăn " 50-60 %
XóaTôi tham gia làm đường vào Nhà máy thủy điện Đa Mi. Chúng ăn 70%! Đường mới khánh thành dưới lá cờ đỏ đã nứt lún be bét!
XóaÚi cha, chùm khế này ngọt giữ.
Trả lờiXóaTrèo hái, trèo hái, đại thành công.