1. 300.000
thẻ cào giả được thế chấp tại Ngân hàng Quân đội
Liên quan đến vụ phát hiện 24.900 thẻ cào Mobifone bị
làm giả, nhóm đối tượng nghi can này cũng đang thế chấp 300.000 thẻ cào để vay
vốn kinh doanh. Số thẻ Mobifone này bao gồm nhiều mệnh giá khác nhau nghi được
làm giả với chủ đích lừa đảo ngân hàng Quân đội (MB).
Theo nguồn tin của VOV, trước khi bị bắt giữ, các đối
tượng này đã vận chuyển trót lọt hàng trăm nghìn thẻ cào giả và sử dụng làm tài
sản thế chấp tại ngân hàng Quân đội Chi nhánh Hải Dương để vay số tiền gần 35
tỷ đồng.
Ngay sau khi thông tin này được công bố, Ngân hàng
Quân đội đã có thông cáo báo chí đăng trên website. Nội dung thông cáo ghi rõ
"MB rất lấy làm tiếc về vụ việc này". (
Xem tiếp tại đây)
2. Từ
1/7/2014: Không hiểu luật Mỹ, ngân
hàng Việt có thể mất 30% thu nhập
Các tổ chức tín dụng Việt Nam (TCTD) có thể chịu rủi
ro bị khấu trừ 30% thu nhập trên các nguồn thu có nguồn gốc từ Hoa Kỳ do không
tuân thủ Đạo luật tuân thủ thuế đối với tài khoản ở nước ngoài của Hoa Kỳ
(FATCA).
Đây là nội dung đáng chú ý trong văn bản khuyến nghị
mới được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành ngày 23/6/2014. (
Xem tiếp tại đây)
3. Thị
trường liên ngân hàng: Lãi suất và
doanh số giao dịch cùng tăng mạnh
Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tuần từ 16/6 -
20/6/2014, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng
VND đạt xấp xỉ 141.686 tỷ đồng, bình quân khoảng 28.337 tỷ đồng/ngày; bằng USD
quy đổi ra VND đạt 68.497 tỷ đồng, bình quân khoảng 13.699 tỷ đồng/ngày.
So với tuần trước đó, doanh số giao dịch bằng VND tăng
22,9%, doanh số bằng USD tăng 2,76%. (
Xem tiếp tại đây)
4. Ủy ban
Kinh tế Quốc hội: Cần tăng biên độ tỷ giá 1% hiện nay
Để tăng cường tính linh hoạt của tỉ giá trong giới hạn
ổn định cho phép, cần tăng biên độ dao động của tỷ giá NHTM xung quanh tỉ giá
chính thức thay vì vẫn giữ ở mức 1% hiện nay (kể từ đầu năm 2011).
Ngoài việc đề xuất điều chỉnh tăng biên độ tỉ giá, các
chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần tránh xu hướng điều chỉnh tăng đột
ngột một chiều tỉ giá sau đó giữ nguyên tỉ giá chính thức trong thời gian dài. (
Xem tiếp tại đây)
5. Khuyến
nghị thời điểm thả nổi tỷ giá
Các chuyên gia Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khuyến
nghị, việc "neo" tỷ giá cố định như hiện nay đang tiềm ẩn nhiều rủi
ro. Đặc biệt, từ năm 2016, nên áp dụng cơ chế thả nổi tỷ giá có quản lý. (
Xem tiếp tại đây)
6. Điều
chỉnh tỷ giá: Nhiều doanh nghiệp được lợi
Nhiều ý kiến cho rằng việc điều chỉnh tỷ giá đôi khi
cũng là tín hiệu tích cực nhưng thông thường biến động tỷ giá luôn có tác động
2 chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp...
Mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu của chính sách tỷ giá vừa
qua đã được doanh nghiệp đồng tình, nó có thể là “liều thuốc” hâm nóng hoạt
động sản xuất và xuất khẩu những tháng tới, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
và tạo điều kiện ổn định thị trường ngoại hối. (
Xem tiếp tại đây)
7. Từ 2/8,
áp dụng quy định mới về thanh toán không dùng tiền mặt
Theo Thông tư trên, để được tính vào chi phí tính thuế
thu nhập doanh nghiệp, khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần
có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải
có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. (
Xem tiếp tại đây)
8. Tháng 7,
dồn dập đón “hàng” mới chào sàn
Nếu như trong 6 tháng đầu năm 2014, chỉ có duy nhất
một cổ phiếu chính thức niêm yết trên sàn TP.HCM và vài mã lên sàn Hà Nội thì
bước sang tháng 7, thị trường sẽ đón nhận một loạt "tân binh". (
Xem tiếp tại đây)
9. Gần
90 nghìn tỷ đồng cổ phiếu niêm yết trên HNX
Theo HNX, hiện có 364 doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường với giá trị niêm yết đạt gần 90 nghìn tỷ đồng, tăng 42% về số lượng và
giá trị tăng 140% so với thời điểm chuyển đổi mô hình từ Trung tâm lên Sở. (
Xem tiếp tại đây)
10. Cuối tuần, thị trường vàng, đô la “lặng sóng”
10. Cuối tuần, thị trường vàng, đô la “lặng sóng”
Mở cửa phiên giao dịch cuối tuần (28/6), giá vàng SJC
đứng yên so với chiều hôm trước. Tại Hà Nội, giá vàng giao dịch ở 36,70 - 36,84
triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tại TP.HCM giao dịch ở mức 36,70 - 36,82 triệu
đồng/lượng.
Trong tuần qua, giá vàng ít biến động, lình xình quanh
mốc 36,8 triệu đồng/lượng. So với phiên giao dịch cuối tuần trước, giá vàng
giảm 150 nghìn đồng và 120 nghìn đồng/lượng lần lượt ở giá mua và giá bán. (
Xem tiếp tại đây)
11. “Chân
dung” 85 điển hình tiên tiến ngành ngân hàng
Theo thống kê của BizLIVE, số điển hình tiên tiến tập
trung ở các cơ quan nhà nước khá nhiều, trong đó khối cơ quan thuộc Ngân hàng
Nhà nước (SBV) chiếm đa số với 32 đại biểu, Agribank với 12 đại biểu, BIDV với
9 đại biểu, Vietinbank và Vietcombank lần lượt là 8 và 6 đại biểu.
Tuy nhiên, khối ngân hàng nước ngoài cũng có những đại
biểu tiên tiến như ANZ, HSBC, Standard Chartered. (
Xem tiếp tại đây)
12. Mỗi năm
dư 12 nghìn cử nhân tài chính, ngân hàng
Ông
Cấn Văn Lực, Phó tổng giám đốc BIDV đưa ra một con số có thể khiến những cử
nhân tương lai ngành tài chính – ngân hàng giật mình: Mỗi năm có khoảng 29
nghìn tân cử nhân của ngành học này ra trường, trong khi nhu cầu chỉ khoảng 17
nghìn người. Vì vậy, sẽ có khoảng 12 nghìn sinh viên mới ra trường gặp khó khăn
khi tìm việc. (
Xem tiếp tại đây)
-----------------
Ở Mỹ, bộ đội và công an chỉ lo nhiệm vụ an ninh và quốc phòng, không "làm kinh tế" như ở VN! Mẹ kiếp, lực lượng quân sự đi làm kinh tế? Việc đó để khối kinh tế quốc gia làm chứ! Ngu/tham vừa vừa thôi! Đẻ ra một lũ kiêu binh đó! Thảo nào cứ bạc nhuợc trước họa xâm lăng!
Trả lờiXóaKT định hướng xhcn....phải khác biệt
XóaCó nhiều mặt hàng viettel có nguồn gốc TQ như là các máy thông tin liên lạc bộ dam vv...
XóaSau vụ dàn khoan họ quay qua TW, chác đi vòng cho nó có vẻ tránh TQ, lại tốn thêm một ít tiền của dân nữa!
quân đội và công an làm kinh tế thì ai dám MÓ DÁI NGỰA, họ tha hồ lũng đoạn muốn làm gì thì làm...mặc sức đút túi, kể cả rửa tiền...
Trả lờiXóa"Hai anh em trong cùng gia đình" thì thằng anh Tàu nó đả cấm doanh nghiệp quân đội từ mấy năm nay rồi,vì đấy không phải là nhiệm vụ của QĐ,vừa làm hư hỏng QĐ vừa làm yếu hèn QĐ,vừa làm méo mó kinh tế thị trường...
Trả lờiXóaQĐ và CA làm kinh tế thì vi phạm pháp luật là cái chắc không ai dám kiểm tra hai việc nhãn tiền rõ nhất là lãi giả lỗ thật và trốn thuế. Việc làm kinh tế ấy thực chất là sân sau của các nhóm quan chức chóp bu trong QĐ,CA, do con cháu các ông ấy nắm giữ ( không tin cứ làm điều tra sẽ rõ). Tiền làm ra chủ yếu chạy vào túi các nhóm lợi ích chóp bu. Bọn cán bộ làm kinh tế trong các doanh nghiệp, xí nghiệp QĐ,CA khi đã có nhiều tiền no nê rồi chúng lại dùng tiền để mua quan mua chức cao hơn ( có nhiều tiền rồi quay ra đi làm chính trị để mua danh tiếng),đó cũng là nguyên nhân gây nên sự chán nản, mẫu thuẫn ngầm trong lòng các sĩ quan,cán bộ trong LLQĐ,CA, nó làm cho nạn mua quan bán chức,chạy chức chạy quyền trong LLQĐ,CA thành phổ biến, nó cũng chính làm cho khả năng SSCĐ và cảnh giác, sức chiến kém đi trông tình hình hiện nay. Dẹp ngay các doanh nghiệp làm kinh tế trong QĐ,CA ngay lập tức càng nhanh càng tốt.
Trả lờiXóaThằng Viettel móc túi nhân dân được phong làm "Anh hùng quân đội"? He he... Vậy sao không giao nó trách nhiệm đánh sập giàn khoan HD-981?
Trả lờiXóa