… Việc
người dân Việt Nam cùng bày tỏ lòng kính trọng và thương tiếc chân thành với
Đại tướng như những ngày qua, phần nào đó biếu lộ lòng khao khát được
quay lại thời kỳ mà họ đã thực sự có niềm tin, thực sự có được sự kính trọng
với những người đứng đầu – điều mà bây giờ đã bị mai một đi rất nhiều… Thế hệ
đó là những người đã không ngại hy sinh bản thân mình để phục vụ một lý tưởng
mà họ cho là hết sức chân chính và vĩ đại.
Trong
thế hệ đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những biểu tượng và đến bây
giờ mọi người tôn kính và yêu quý ông với tinh thần như thế. E rằng trong nhiều
thập kỷ tới hiếm có thêm một người nào lại còn được nhân dân ngưỡng mộ
chân thành đến thế.
Vào
thời điểm này, sự kiện cụ Giáp mất khiến nhiều người hay liên tưởng đến khi Bác
Hồ qua đời. Nhưng ví dụ như đám tang cụ Phan Chu Trinh năm 1926, cụ Lương Văn
Can năm 1927 và kể cả những đám tang của những chiến sĩ cộng sản yêu nước như
cụ Phan Thanh, cụ Nguyễn Thế Rục hay gần đây là đám tang của Giáo sư Tôn Thất
Tùng. Dễ nhận ra một điều là người dân họ rất công bằng. Và tiếng nói của người
dân là thước đo quan trọng hàng đầu…
… Việc
người dân dành tình cảm cho Đại tướng nhiều như thế cũng là một lời nhắc nhở,
một lời cảnh báo với những người đương thời. Tôi cho rằng tất cả đều phải suy
nghĩ. Các vị ở những chức vụ cao nhất của đất nước nếu có mệnh hệ gì sẽ được tổ
chức Quốc tang sẽ nghĩ gì về chuyện Quốc tang, nghĩ xem thước đo nào là quan
trọng hơn: Nghi thức hay lòng dân?
Sự
suy nghĩ sẽ điều chỉnh ý thức, giúp chúng ta phải sống tốt hơn, như thế hệ Bác
Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp…
------------------
Muốn dựng đền thờ cũng phải lén lút nếu công khai chắc chẳng yên . Cứ xem cờ Quốc tang phải dẹp xuống trước nửa ngày thì đủ biết .
Trả lờiXóaAi đưa ra ý kiến này , chẳng khác gì chống lại Đảng . Coi chừng được mời đi học tập cải tạo mút chỉ .
Trong khi TV vẫn cấm vận "đúng giờ"?! À uôm con nhái quá!
XóaAnh Công Sơn khỏe không? Sao im bặt vậy? Ráng khỏe lên forum chơi.
Xóakhỏe thôi, lên đáp lời bạn rồi,nhưng ông chủ còn duyện hơi lâu,
Xóakhỏe.
XóaBị đuổi việc rồi.Chúc các BẠn ở lại mạnh KHỎE,góp sức cho đỜI thêm vui.xin cũng đừng giận tôi,cũng vì nƯỚC Non này.
XóaCông Sơn vài lời trầntình,
Cái miếu nhỏ xíu ở tận nơi rừng xanh núi đỏ hoang vu không một bóng người giành cho đại tướng so với lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở giữa Ba Đình Hà Nội và ở các đô thị nào cũng có nhà Tưởng niệm Bác Hồ thì cái miếu Đại tướng cực kỳ nhỏ bé....
Trả lờiXóaSao mà bất công quá vây?
Hôm qua coi truyền hình trực tiếp lễ tang Tướng Giáp. Nửa chừng ông xã về, cũng im lặng ngồi coi. Gần cuối, nghe ai đó nói: “…lãnh đạo…” Tự dưng ông xã tôi phát nói: “Thôi được rồi. Bà coi kênh khác đi! Một mình bà lãnh đạo tôi là đủ ớn óc rồi!...”
Trả lờiXóa"...thước đo nào là quan trọng hơn: Nghi thức hay lòng dân?". NHững người hôm nay nghỉ gì ư? - Chỉ nghi thức thôi. Nghi thức cho trang trọng với người đi trược để đến lượt mình cũng vậy. Còn lòng dân từ nay Băng Giá Rồi. Hành động gấp lên thế nào để rã đông được lòng dân bây giờ? Tuy nhiên vẫn chưa muộn nếu còn nghĩ đến dân.
Trả lờiXóaTừ xưa tiền nhân dạy:" Sống thế nào để khi chết được an lành". Riêng ý này thôi nếu hiểu được thì cũng đủ đánh thức được bao nhiêu Tâm hồn đã và đang sa sút. Không hiểu được cũng đơn giản thôi, bởi vì con người chưa rơi vào phút lâm chung. Trong những ngày tháng lâm chung (không phải phút đâu nhé) sống cảnh nửa trần gian, nửa địa ngục mà còn không hiểu nổi, huống chi là cảnh giờ này đang tận hưởng đủ thứ "sang" - thỏa mãn lên đến mây xanh thì lời dạy nào của tiền nhân thấu cho được. Linh quang bị đủ thứ Dục che lấp thì còn đâu mà thấy và hiểu.
Tại sao diễn ra cảnh như thời nay?- Tại vì bao đời nay chúng ta thiếu đi một môn học quan trọng bậc nhất trong các môn học: Giáo dục Tâm linh. Nói đúng hơn là môn học đó đâu đó có rồi, nhưng không có người truyền dạy.
Từ bao đời nay chỉ toàn truyền giảng Mê tín. Từ các khoa, viện Thần học, Tâm linh học đến nhà thờ, chùa chiền đều chưa trả lời được câu hỏi: Con người sau cái chết sẽ thế nào? Mà chỉ toàn dùng lời phỉnh nịnh, đưa ra các Bánh vẽ, đưa ra các lời dọa dẫm ... để kiếm tiền, để phục vụ thỏa mãn mục đích người rao giảng. Họ không biết việc rao giảng của họ là phi thực tế, phi Quy luật tự nhiên - vũ trụ.
Thật sự đau khổ kéo dài làm cho nhân loại ngày càng bị mù quáng, lại kèm theo là bị kẻ MÙ QUÁNG lôi kéo.
Đành cứ chịu đựng và chờ cơ hội!
Bác Hồ ra đi, hàng triệu con tim Việt thổn thức, tiếc nhớ. Bác ra đi để lại cho chúng ta miền Bắc đang nô nức xây dựng CNXH và miền Nam đang hực khí thế chiến đấu,chiến thắng quân thù. Bác Võ văn Kiệt cũng để lại một công trình có ý nghĩa Nam Bắc thống nhất, đó là đường dây 500KV Bắc Nam. Bác Giáp ra đi đã có công giải phóng dân tộc, đánh thắng 2 Đế quốc xâm lược và tấm lòng của triệu triệu con người thương tiếc Bác.
Trả lờiXóaDân mình dân trí còn thấp (lời ông nghị Phước)nhưng biết nhận xét khách quan lắm và rất chuẩn xác về công lao, tấm lòng của người lãnh đạo vì dân, vì nước.
Nói dại(xin tha thứ)mấy vị lãnh đạo bây giờ mà có hệ trọng gì, thì không biết mấy vị đó để lại cho dân, cho nước cái gì nhỉ!!!
yên Tâm để lại cục nợ to,nhưng của thì lại nhỏ,không tương ứng với nợ.
XóaMột đất nước đã cạn kiệt tài nguyên, một bộ máy nhà nước hư hỏng rã rượi, một nền kinh tế èo uột què quặt và một xã hội hỗn mang.
Xóa“Các vị ở những chức vụ cao nhất của đất nước nếu có mệnh hệ gì sẽ được tổ chức Quốc tang sẽ nghĩ gì về chuyện Quốc tang, nghĩ xem thước đo nào là quan trọng hơn: Nghi thức hay lòng dân?”
Trả lờiXóaHe, he... Bác D.T.Quốc cũng thuộc loại anh hùng hảo hán, dám cảnh báo lãnh đạo đương thời. Dưng mờ chết là hết, quan trọng gì? Quan trọng là đương được sống như vua thế này:
Sang trọng hùng dũng nhất làng
Dụ nhau hội họp phân hàng thấp cao
Anh thanh hải rứa hồng đào
Hậu sinh nhưng vẫn được vào hàng huynh
Có phúc nghị phóng rất kinh
Chắc rồi sẽ đứng đầu đình cho coi
Kim ngân mà thiếu thì toi
Thôi về, nhân thiện tự soi lấy mình
Có tin xấu: Tên Đờm chuẩn bị múa may quay cuồng, sau khi chen ngang vào quậy Tướng đã yên nghỉ.
Trả lờiXóaVà tin tốt: Toà án Tây Ban Nha đồng ýxử bị cáo Hồ Cảm Đào tội diệt chủng (cũng cỡ Pol Pot)!
Nước mắt cạn rồi ta lại là ta
Trả lờiXóaKhi chiếc linh xa chạy qua đại lộ
Trên chiếc quan tài phủ màu cờ đỏ
Đến hàng cây cũng lặng lẽ nghiêng mình
Hàng vạn dân đã khóc trước anh linh
Một con người vĩ đại.
Rồi mai sau sẽ có ngày lặp lại
Nhưng chắc gì sẽ có nước mắt rơi
Bởi có bao nhiêu nước mắt của đời
Đã rơi hết tiễn đưa Người lần cuối.
Giọt nước mắt rơi dẫu còn nóng hổi
Nước mắt cạn rồi ta lại là ta
Người dân oan lại trở về nhà
Trịnh Nguyễn, Văn Giang kiên cường giữ đất
Ta lại là ta ngày càng bế tắc
Biết bao giờ mới thấy đường ra?
Bac Bong co doc bai viet cua Huynh Thuc Vi tren trang Badamxoe chua? Viet ve Ong Vo Nguyen Giap, mot bai viet rat hay. Bac nen doc gap nhe.
Trả lờiXóaVì sao Đại tướng chọn nơi an nghỉ là chính giữa đất nước, một nhánh đâm ngang của dãy Bắc Trường Sơn để an giấc, nơi có hàng vạn người Đài Loan-Trung Quốc (Tập đoàn Fomosa) đang làm việc trong KKT Vũng Áng?
Trả lờiXóaNên nhớ tướng Giáp là một thiên tài quân sự, việc người chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa không thể tách rời nhãn quan chính trị, quân sự lỗi lạc của ông. Có nhà văn Việt Nam cho rằng, vùng Đèo Ngang (Vũng Áng- Hòn La) là một tử huyệt về quân sự mà bao lâu nay Trung Quốc đã dòm ngó. Nếu chúng xâm lăng Việt Nam thì đây là vị trí bị tấn công đầu tiên để cắt đôi nước Việt Nam. Điều này không phải là không có lý. Có khi, Đại tướng ngầm chỉ con cháu lo về canh giữ vùng đất yết hầu này. Bởi vì, phía Bắc, chúng ta có 1400km đường biên giới giáp với Trung Quốc, từ Móng Cái đến A-pa-chải. Phía Nam, hàng vạn người Trung Quốc đang làm việc trong các mỏ Bô-xít Nhân Cơ, Tân Rai (Tây Nguyên). Ở chính giữa Tổ quốc, hàng triệu người Đài Loan-Trung Quốc thuê đất làm việc ở Vũng Áng ( Hà Tĩnh) nghe đâu lên đến thời gian 70 năm.
Tướng Giáp rất hiểu được việc đổi bạn thành thù năm 1979 ở biên giới phía Bắc. Tướng Giáp đã từng can gián chính phủ không được cho Trung Quốc khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên dù trong bất cứ giá nào. Vì vậy, việc ông chọn Hoành Sơn làm nơi an giấc, xét về mặt quân sự là một lựa chọn rất đáng lưu ý.
http://media.thethaovanhoa.vn/2013/10/05/00/46/tuongiapvancao2.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Nhạc sĩ Văn Cao qua
ống kính Nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán vào Ngày
Sinh Nhật Văn Cao 15 tháng 11, 1992
Nguyên Giáp và Văn Cao giữa Phố Cổ - Hà Nội
***************************************
Giữa Hà Nội Nguyên Giáp – Văn cao
Thời Xã nghĩa một Nỗi đau nào ?
Giao cảm hai Tâm hồn nghệ sĩ .. ..
Không gian chìm tĩnh lặng thanh cao
Hai Đôi mắt cùng nhìn đầy tư lự .. ..
Không rượu không thuốc không lời sao ? !
Không buồn không vui không thù hận
Trầm cảm hoài niệm Hồn nao nao
Nghệ thuật Quân sự – Nghệ thuật Âm nhạc
Sử lịch bi hùng máu xương núi cao !
Tưởng chừng Nhạc Phi – Trương Lương Tâm cảnh
Nghĩ Vận Nước nào ?.. .. Đời tựa chiêm bao ! .. ..
TRIỆU LƯƠNG DÂN
CÓ CÔNG DÂN DỰNG ĐỀN THỜ.
Trả lờiXóaKHÔNG CÔNG DÂN COI NHƯ LOÀI KHUYỂN DƯƠNG.