Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Tranh cãi quanh việc cấm ghi hình CSGT

Văn bản được nói là của Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt, trong đó có điều khoản quy định 'về cách xử lý việc giả danh nhà báo ghi hình CSGT' đang gây nhiều phản ứng trái chiều.
Các báo trong nước dẫn văn bản được nói do Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt thuộc Bộ Công an ký, gửi đến CSGT các tỉnh, thành phố trung ương hồi tháng Tư, trong đó có đoạn:
"Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng ... quay phim chụp ảnh hoạt động thanh tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ."
"Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
Những chi tiết này đã bị chỉ trích trên các diễn đàn mạng vì bị cho là ngăn cản việc ghi hình các trường hợp sai phạm của CSGT, đồng thời bắt buộc phóng viên, nhà báo phải có sự đồng ý của CSGT mới được ghi hình.
Tuy nhiên, trong cùng ngày, đại diện của Cục CSGT đường bộ, đường sắt, Thiếu tá Phạm Quang Huy, cũng đã được trang infonet.vn dẫn lời nói cách hiểu trên là "sai nội dung của văn bản".
"Văn bản 1042 nhằm mục đích xử lý hành vi giả danh nhà báo, chứ không quy định cấm phóng viên, báo chí tác nghiệp," ông Huy nói.
"Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đối với CSGT phải đề cao tinh thần cảnh giác với các đối tượng xấu cố tình lăng mạ, chửi bới CSGT hoặc đe dọa, hành hung rồi cán bộ, chiến sỹ nào không giữ, kìm nén được là quay phim chụp ảnh để đe dọa, tống tiến chứ không có ý gì khác."
'Cần tách biệt'
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 20/8, luật sư Phạm Vĩnh Thái từ Hội Luật gia TP HCM, cho rằng việc ghi hình CSGT mà không có sự đồng ý là xâm phạm quyền cá nhân.
"Luật pháp bảo vệ quyền bí mật, riêng tư của cá nhân, trong đó có việc là khi chưa có sự thỏa thuận, đồng ý của cá nhân thì người ta không được quay phim hoặc ghi hình," ông Thái nói.
Tuy nhiên ông Thái cũng cho biết "để tố giác một trường hợp sai trái, thì không thấy ai cấm."
Trái với ý kiến của luật sư Thái, luật sư Huỳnh Kim Ngân từ Đoàn Luật sư TP HCM thì cho rằng việc ghi hình CSGT làm nhiệm vụ là không trái pháp luật.
"Quay xong anh dùng nó vào mục đích gì thì nó mới phát sinh hậu quả pháp lý sau đó."
"Khi ghi hình CSGT đang vi phạm luật thì đó là chứng cứ. Còn chứng cứ có được cơ quan nhà nước chấp nhận hay không thì đó là chuyện khác."
Luật sư Ngân cũng cho là cần tách biệt giữa "giả danh nhà báo" và "ghi hình CSGT":
"Những quy định đó cần cụ thể hơn nữa."
Giả danh nhà báo là vi phạm pháp luật, không có nghĩa là tất cả những người ghi hình công an giao thông là giả danh nhà báo."
"Hai vế đó hoàn toàn khác nhau."
Tố giác vi phạm
Trong những năm gần đây, sự phát triển của mạng xã hội đã khiến việc tố giác sai phạm của CSGT trở nên dễ dàng hơn.
Nhiều đoạn video ngắn quay lại sai phạm của CSGT của người dân, sử dụng điện thoại cầm tay, đang xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang mạng xã hội như Facebook hoặc Youtube.
Chỉ cần gõ cụm từ 'CSGT đánh người' hoặc 'CSGT vi phạm' lên Google sẽ đem lại khoảng nửa triệu video trong kết quả tìm kiếm, trong đó hầu hết là video tự quay được đăng tải trên YouTube.
Những ứng dụng giúp đăng tải và chia sẻ những video này một cách dễ dàng khiến chúng có sức lan tỏa nhanh chóng và trên diện rất rộng. Có những video thu hút từ một triệu đến hơn hai triệu lượt xem.
                     < Nguồn ở đây >
-----------------

24 nhận xét:

  1. Cây ngay không sợ chết đứng.
    Cây không ngay sợ... bị chụp hình!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác!!! Quan lại của một nên luật pháp VN mà ra các đạo luật vớ vẫn lắp liếm, trái luật.

      Xóa
    2. Cục cảnh sát có được quyền ra luật???

      Xóa
    3. Báo cáo đại tá Trần Sơn Hà!
      Nguyễn Quang Vinh

      Đại tá Trần Sơn Hà.
      Đại tá Phó Cục trưởng cục CSGT (C67) Bộ công an Trần Sơn Hà ký văn bản 1042 nói về nội dung cấm giả danh nhà báo quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, trong đó đoạn: "“Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát (TTKS), xử lý vi phạm (XLVP) khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.

      Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật", làm dậy sóng dư luận, tựu trung là được hiểu như cấm nhà báo, và công dân quay phim chụp ảnh các hoạt động của CSGT trên đường.
      Sau khi các báo chất vấn, đại tá Hà, sau đó là đại tá Tuấn ( cũng cục phó C67) đều trả lời không cấm nhà báo quay phim chụp ảnh, và không cấm người dân quay phim chụp ảnh: “Theo tinh thần văn bản này có thể hiểu, người dân hoàn toàn được tự do ghi âm ghi hình CSGT ở những địa điểm không có biển cấm quay phim chụp ảnh. CSGT đang thực thi công vụ chứ không phải riêng tư nên người dân không cần phải xin phép”..
      Tóm lại là nhà cháu đầu óc sáng suốt lắm nhưng không hiểu nội dung văn bản cấm rồi trả lời thì không cấm là như thế nào.
      Báo cáo các đại tá:
      1. Việc mạo danh nhà báo thì đã có pháp luật trừng trị. Còn việc công dân quay phim chụp ảnh để vì động cơ tiêu cực, động cơ bôi nhọ, động cơ bóp méo sự thật, động cơ xuyên tạc sự thật thì khi có chứng cứ, chẳng cần văn bản này thì pháp luật cũng sẽ trừng trị. Cho nên nói phát hành văn bản này để cấm mạo danh nhà báo hay cấm những hành vi công dân cố tình bôi nhọ, làm xấu hình ảnh cảnh sát giao thông là thừa.
      2.Nếu nói, chỉ được quay phim chụp ảnh ở những địa điểm không có biển cấm quay phim chụp ảnh thì quá đúng, pháp luật đã quy định rất rõ tại Quyết định 160 từ năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định, khu vực cấm quay phim chụp ảnh phải đảm bảo 2 điều kiện. Đó phải là khu vực cụ thể bị cấm theo quy định và phải có biển cấm.
      Các khu vực cụ thể bị cấm như là: các khu quân sự, khu công an, doanh trại quân đội nhân dân, doanh trại công an nhân dân, kho vũ khí của quân đội nhân dân, công an nhân dân; Các kho dự trữ chiến lược quốc gia;...
      Khi có tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và trong trường hợp có thảm họa do thiên nhiên, con người, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô lớn, đe dọa nghiêm trọng, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của nhân dân, Nhà nước, mà Nhà nước chưa ban bố tình trạng khẩn cấp thì Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW được quyền xác định khu vực cấm, địa điểm cấm tạm thời đối với công dân Việt Nam và người nước ngoài".
      Cho nên tất cả những chốt, những vị trí làm việc suốt tuyến đường của cảnh sát giao thông chắc chắn không nằm trong quy định cấm quay phim chụp ảnh, nói rõ ra thế để tránh trường hợp, chốt cảnh sát giao thông ở đâu thì tùy tiện đặt biển cấm quay phim chụp ảnh là không có được đâu thưa đại tá.
      3.Đại tá ở một cơ quan thực thi pháp luật, điều tối thiêu đại tá cần biết là bất cứ một văn bản nào phát hành cũng không và không thể "qua mặt" các bộ luật đã quy định. Đại tá có thể ra văn bản trong khuôn khổ cán bộ chiến sĩ do Cục của Đại tá quản lý, khi đụng đến công dân, nhà báo là nhảy vọt quá xa quyền được phép đấy đại tá ạ.
      4.Và nói hết ra thế, để nói câu cuối, văn bản này không có ý nghĩa gì nữa. Vì như thế thì nhà báo hay công dân có quyền( như vốn là thế) giám sát mọi hoạt động của cảnh sát giao thông cả việc quan sát, quay phim, chụp ảnh, ghi âm.
      Và việc cần làm lúc này là gì? Thu hồi văn bản. Thế thôi.
      Đúng không ạ?
      Báo cáo đại tá, hết.

      Xóa
  2. Mắc gì cấm vô lý thật, cây ngay ko sợ chết đứng
    http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=7&ID=10296

    Trả lờiXóa
  3. Không cấm ghi hình . người thường dân ghi hình cũng đặng. Quan trọng là hình được ghi sử dụng vào mục đích gì ? Nhiều khi hình được ghi của thường dân là hình ảnh đẹp về ngành CSGT giúp đỡ dân ... bị tai nạn, bắt cướp giựt cũng hay đấy chứ !

    Trả lờiXóa
  4. Đúng .. cây ngay không sợ chết đứng
    http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=7&ID=10296

    Trả lờiXóa
  5. Tiếp trò mèo ở trên

    http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/dang-va-cuoc-song/item/21026102-t%E1%BB%95ng-b%C3%AD-th%C6%B0-nguy%E1%BB%85n-ph%C3%BA-tr%E1%BB%8Dng-l%C3%A0m-vi%E1%BB%87c-v%E1%BB%9Bi-%C3%B0%E1%BA%A3ng-%E1%BB%A7y-c%C3%B4ng-an-t-%C6%B0.html


    Sáng 19-8, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm và làm việc với Ðảng ủy Công an T.Ư và cán bộ chủ chốt của Bộ Công an về tình hình công tác bảo đảm an ninh quốc gia từ sau Ðại hội XI của Ðảng đến nay, nhiệm vụ thời gian tới.
    .....................
    .....................
    .....................
    Tổng Bí thư yêu cầu lực lượng an ninh nhân dân phải thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh,......xây dựng lực lượng an ninh nhân dân TUYỆT ĐỐI TRUNG THÀNH với Ðảng, Nhà nước, gắn bó mật thiết với nhân dân.

    Nếu hiểu văn phong như tên là lực lượng An ninh, Công an phải trung thành với Đảng trước, rồi tới Nhà nước, còn dân thì vứt xó. Dân chống Đảng thì sẽ được Công an tặng cho kẹo chì. Tương tự với Quân đội, khi mà cụm từ "Trung với Nước, hiếu với Dân" đi cùng biết bao thế hệ quân nhân qua hai cuộc kháng chiến lẫy lừng biến tướng thành "Trung với Đảng, hiếu với Dân". Thế thì...chúng ta bỏ tiền thuế ra làm gì nữa nhỉ?? Để sau này tụi nó bắn lại mình tội yêu nước chăng. Nếu trung thành với Đảng thì hãy trả lại con em chúng tôi, những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang. Hãy trả lại toàn bộ tiền thuế mà các người lấy để cho Quân đội, Công an đi. Hãy tự bỏ tiền ra, tự lấy chính thành viên trong Đảng mình, tự nuôi riêng một lực lượng trung thành với mình đi, chứ đừng có cướp của dân!! Không có cái thứ luật pháp, không có cái thứ lịch sử, công lý nào chấp nhận một đoàn quân do dân nuôi, dân chăm lại đi bắn dân đâu!!!!

    Trả lờiXóa
  6. CSGT đang làm cái gì vậy? Kẹt xe, giao thông hỗn loạn,... không trực chiến giải quyết - chỉ thích đứng chỗ đường đang lưu thông thông thoáng để "phạt" đa số những xe... không phạm luật giao thông?! "Phạt" kiểu gì để chính các báo Thanh Niên. Tuổi Trẻ phải gần như tố cáo sự khuất tất, mờ ám? Khoác lên người bộ quân phục của quốc gia, phải hành xử cho nghiêm chính công minh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn mới đúng một nửa, tôi xin nói nốt : tình hình thê này thì giờ không cần có lực lượng cảnh sát GT nữa : dân chúng tôi trước khi ra đường dù vi phạm hay không vi phạm cũng sẽ tự nguyện nộp một khoản tiền cho 1 vị đại diện của CA đứng tại đầu đoạn đường đó . /.

      Xóa
  7. Cứ gì phải nhà báo mới được chụp ảnh? Pháp luật nào cấm người dân chụp ảnh? Việc gì phải giả dạng nhà báo. Thời nay công nghệ, cái máy điện thoại, cái hộp quẹt ga cùng chụp ảnh, quay vidio, ghi âm được, sao cấm?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @Vũ Đình Hanh
      "Pháp luật nào cấm người dân chụp ảnh?"

      Theo điều 4 hiến pháp, luật, quy định của "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội", có QUYỀN cấm bạn chụp ảnh!

      Xóa
  8. Chưa được sự đồng ýlúc 09:09 21 tháng 8, 2013

    Đâu có cấm! Chỉ không được "...khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ."

    Trả lờiXóa
  9. cách nay mấy hôm tình cờ thấy trên VTV1 (ti vi) chuyện người đương thời nghe...láng máng trung tướng Hữu Ước nói dân hãy chụp hình làm chứng cứ khi thấy công an tiêu cực...gì đó. Nay có người nói cấm chụp hình thì là...làm...sao...? thôi thì cứ ...chấp hành cái đã và có quyền khiếu nại...sau....hi...hi....bà con đừng có mà...linh tinh các thế lực ....thù địch nó...lợi dụng....không khéo lại bị cho là....suy thoái đạo đức....lối sống....thì nguy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trung tướng Ước nghỉ hưu rồi, mà chẳng mấy quyền, chỉ là "tướng chạy", nay ông ta nghỉ hưu rồi, CSGT ra cái 1042 khác nào vả vào mồm ông ta.

      Xóa
  10. Ai cho phép quay phim chụp hình liên minh công côn

    Trả lờiXóa
  11. Tại sao ngành công an ra văn bản nhằm che đậy việc làm phơi bày các hành vi tiêu cực nhũng nhiễu của ngành? Hãy rút ngay văn bản trái lòng dân.

    Trả lờiXóa
  12. Luật Phòng chông stham nhũng 11-2005 ghi rõ:
    Điều 86. Vai trò và trách nhiệm của báo chí
    1. Nhà nước khuyến khích cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin phản ánh về vụ việc tham nhũng và hoạt động phòng, chống tham nhũng.
    2. Cơ quan báo chí có trách nhiệm biểu dương tinh thần và những việc làm tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh đối với những người có hành vi tham nhũng; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
    3. Cơ quan báo chí, phóng viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu đó theo quy định của pháp luật; trường hợp không cung cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."...
    ...Thế tại sao lại bắt các Phóng viên viết bài chống tiêu cực, tham nhũng trong CSGT?

    Trả lờiXóa
  13. CAGT khi "đứng đường" nên đặt biển báo cấm.Cấm chụp hình ,quay phim, vì đây là bí mật quốc gia!!

    Trả lờiXóa
  14. CAGT khi "đứng đường" nên đặt biển báo cấm.Cấm chụp hình ,quay phim, vì đây là bí mật quốc gia!!

    Trả lờiXóa
  15. Chắc lại Đưa vô bất thình lình rồi rút ra nhanh chóng .

    Trả lờiXóa
  16. Cấm thế nào được các nhà báo khi dùng nghiệp vụ bí mật quay cảnh CSGT ăn hối lộ?!

    Trả lờiXóa
  17. Lại Rút Ra rồi , xin mời xem :

    http://tranhung09.blogspot.com/2013/08/hoan-toan-uoc-tu-do-ghi-am-ghi-hinh-csgt.html

    Trả lờiXóa
  18. Trách gì thằng Đại tá - Thủ tướng còn ký láo cơ mà . Nó có bằng cao học luật đấy , Thủ tướng chỉ có bằng cữ nhân luật .( Không biết có tót nghiệp PTTH hay TH giáo dục thường xuyên không?)

    Trả lờiXóa