* Bút ký - Đào Thắng
Tôi còn nhớ rõ sáng ngày 31 tháng 3 năm 1968, Mỹ tuyên bố hạn chế ném bom miền Bắc, ngừng đánh phá từ vĩ tuyến 20 trở ra. Họ nói là nói vậy thôi thực ra họ tập trung máy bay, bom đạn đổ xuống các trọng điểm từ vĩ tuyến 19, tức là cắt một cái vệt dọc từ cầu Bùng - Diễn Châu (Nghệ An) chạy thẳng lên biên giới Việt-Lào. Đại đội 8 pháo cao xạ chúng tôi chốt ở cảng Bến Thuỷ, cách bến phà I hơn 400 mét.
Tôi phải nói thật, cuộc chiến khốc liệt quá, sự sống và cái chết gần kề nhau lắm, anh em chúng tôi nói với nhau sống chết cách nhau chưa quá một gang tay, có thể sống ở đầu ngón tay cái, chết ở đầu ngón giữa. Một số anh em không chịu đựng nổi, chờ đêm khuya rời trận địa nhanh, "bốc hơi", đi hộc tốc, sáng ra đã qua cái vạch "hạn chế", đạn bom cầu Bùng, sang tới bên kia là đã yên hàn.
Ấy thế mà có một tốp người đi chiều ngược lại. Họ là sinh viên đại học Quân y đi thực tập ở tuyến lửa khu Bốn. Bấy giờ gọi là chiến trường A2. Đại đội tôi đón một bác sĩ thực tập tên Nguyễn Trung Thực, quê Hải Dương. Người dỏng cao, trắng trẻo, đôi mắt đen sáng, cặp môi dầy dặn, chân thật. Biết tôi có chút văn thơ, Thực hay đến sở chỉ huy nơi tôi trực ban gợi chuyện viết lách ở cái chỗ bom pháo nổ suốt ngày nó như thế nào. Tôi đọc mấy câu thơ mới viết: Võng với tăng mái dọc/ Trăng rừng nằm vắt ngang / Ta đi vào mặt trận / Trăng cùng về phươngNam / Cứ nghĩ trăng là gương của người yêu soi mặt / nay rong ruổi trên đường / Lòng người đi trong vắt...
Trung Thực cười rờ rỡ, khen hay! Hay! Rồi bất ngờ anh đọc thơ của một cậu bé 8 tuổi, một thần đồng, một "trạng" thơ sinh ra từ bùn đất, lúa khoai. Những câu thơ ấn tượng "ông trời mặc áo giáp đen ra trận". Rồi "những trưa tháng sáu chết cả cá cờ/ cua ngoi lên bờ mẹ em xuống cấy" - Cậu ấy có tên là Khoa. Đăng Khoa có nghĩa là khoa bảng và nghĩa là đạt tới sự hiển vinh của sự học, sự thơ, sự văn chương. Tôi biết tên Khoa từ cái dạo sống chết ấy, và cũng nặng trong lòng một ước muốn phải gặp được cái chú chàng được dân gian phong "trạng", ăn trạng, nói trạng, "mần" cũng trạng nữa. Cũng phải chờ tám năm sau, tôi mới gặp Khoa, người thơ Trần Đăng Khoa.
Trường Sa - Hà Nội, tháng 4/2012
Đ.T
Tôi phải nói thật, cuộc chiến khốc liệt quá, sự sống và cái chết gần kề nhau lắm, anh em chúng tôi nói với nhau sống chết cách nhau chưa quá một gang tay, có thể sống ở đầu ngón tay cái, chết ở đầu ngón giữa. Một số anh em không chịu đựng nổi, chờ đêm khuya rời trận địa nhanh, "bốc hơi", đi hộc tốc, sáng ra đã qua cái vạch "hạn chế", đạn bom cầu Bùng, sang tới bên kia là đã yên hàn.
Trận địa phòng không bảo vệ phà Bến Thủy năm xưa |
Ấy thế mà có một tốp người đi chiều ngược lại. Họ là sinh viên đại học Quân y đi thực tập ở tuyến lửa khu Bốn. Bấy giờ gọi là chiến trường A2. Đại đội tôi đón một bác sĩ thực tập tên Nguyễn Trung Thực, quê Hải Dương. Người dỏng cao, trắng trẻo, đôi mắt đen sáng, cặp môi dầy dặn, chân thật. Biết tôi có chút văn thơ, Thực hay đến sở chỉ huy nơi tôi trực ban gợi chuyện viết lách ở cái chỗ bom pháo nổ suốt ngày nó như thế nào. Tôi đọc mấy câu thơ mới viết: Võng với tăng mái dọc/ Trăng rừng nằm vắt ngang / Ta đi vào mặt trận / Trăng cùng về phương
Trung Thực cười rờ rỡ, khen hay! Hay! Rồi bất ngờ anh đọc thơ của một cậu bé 8 tuổi, một thần đồng, một "trạng" thơ sinh ra từ bùn đất, lúa khoai. Những câu thơ ấn tượng "ông trời mặc áo giáp đen ra trận". Rồi "những trưa tháng sáu chết cả cá cờ/ cua ngoi lên bờ mẹ em xuống cấy" - Cậu ấy có tên là Khoa. Đăng Khoa có nghĩa là khoa bảng và nghĩa là đạt tới sự hiển vinh của sự học, sự thơ, sự văn chương. Tôi biết tên Khoa từ cái dạo sống chết ấy, và cũng nặng trong lòng một ước muốn phải gặp được cái chú chàng được dân gian phong "trạng", ăn trạng, nói trạng, "mần" cũng trạng nữa. Cũng phải chờ tám năm sau, tôi mới gặp Khoa, người thơ Trần Đăng Khoa.
Sau ngày Bắc Nam thống nhất, vào cuối năm 1976, tôi khoác ba lô nhập đường sắt Minh Cầm - Tiên An lúc ấy là một công trường khổng lồ, đông đặc lính quai búa, đục choòng, vai trần vác đá, làm mấy chục cây cầu, đắp bồi đường sắt cho con tàu ra Bắc vào Nam. Tôi trở về báo Quân khu Bốn, ba lô đầy ắp vốn đời sống, lòng vui mừng nhận được giấy gọi đi trại viết quân đội, chờ vào học trường Viết văn Nguyễn Du. Bọn tôi lục tục kéo về dãy nhà ngói dựng trên khu đất mới san, trên bờ sông Tô Lịch. Tổng cục Chính trị quyết định bồi dưỡng một lứa nhà văn mới. Nhà văn Hồ Phương, nhà văn Xuân Thiều được trên giao làm thầy, làm đàn anh cái đám lính chiến đã bước vào, hoặc sắp bước vào tuổi băm. Anh Mai Thế Chính lớp trưởng, rồi Hữu Thỉnh, Xuân Đức, Thao Trường (Nguyễn Khắc Trường), Dương Duy Ngữ, Trần Nhương, Đào Thắng, Nguyễn Hoa, Nguyễn Trọng Tạo, Khuất Quang Thuỵ, Lê Văn Vọng, Đình Kính, Chu Lai, v.v... Sau này trại viết quân khu 5 do nhà văn Nguyễn Chí Trung cầm đầu nhập vào cái đàn chim ấy lại có Nguyễn Trí Huân, Thái Bá Lợi, Phạm Trung Đỉnh v.v. Rồi cả những tên tuổi lẫy lừng như Lê Lựu, Trần Đăng Khoa cũng nhập vào đàn chim đại bàng hay bầy đàn... sếu.
Phải nói nổi bật nhất vẫn là Trần Đăng Khoa, Khoa đã thành chú lính, quân của Văn nghệ Quân đội nhập ngay hộ khẩu vào nhà số 4 Lý Nam Đế danh tiếng, được coi như địa chỉ số 2 của Hội Nhà văn Việt Nam. Khoa thấp nhỏ, trán rộng và cao, mở miệng xưng em dẻo quẹo ra chiều rất khiêm tốn, nhưng kỳ thực lại đặt mình ở vị trí cao trọng. Khoa có thói quen giơ mấy ngón tay lên, khuôn miệng nhỏ, ít khi đọc thơ mà tuôn ra những nhận xét, hay quan sát kỳ tài, có khi kỳ cục nữa. Một lần, Khoa giơ ngón giữa vuốt vuốt mí mắt nói chất chưởng: "Em sắp mù các bác ạ. Mắt nhìn kém từng ngày". Tôi nhìn mí mắt gián nhấm của Khoa tin ngay là thật. Khoa nổi tiếng sau trường ca Mạc Thị Bưởi (Khúc hát người anh hùng) tiếng Khoa nói như sắp khóc "em thấy không viết được nữa. Em muốn tự tử các bác ạ!". Tôi giật mình nhìn vào mắt Khoa. Khoa nói rất thật lòng, hay là cố giấu một chút đùa cợt ở trong đó. Khoa ngẩng lên, khuôn mặt rộng chân thật có vẻ chất phác nữa. Xuân Đức nói to "Cậu thì chết thế quái nào được. Cậu cứ nửa đùa nửa thật rồi tiến ra lãnh đạo chúng tao lúc nào không biết". Trọng Tạo cười nhỏ: "Tự tử như nhà các nhà thơ Nga Lecmontop, Êxênhin, càng nổi tiếng". Lê Lựu thống thiết: "Đừng nghĩ dại em ạ! Em chết thì các anh đây sống làm cứt gì nữa. Khi nào thấy bí thơ thì quay sang cày văn xuôi với các anh". Câu nói thật lòng của Lê Lựu không ngờ vận vào cái đoạn sau này của Trần Đăng Khoa.
Phải nói nổi bật nhất vẫn là Trần Đăng Khoa, Khoa đã thành chú lính, quân của Văn nghệ Quân đội nhập ngay hộ khẩu vào nhà số 4 Lý Nam Đế danh tiếng, được coi như địa chỉ số 2 của Hội Nhà văn Việt Nam. Khoa thấp nhỏ, trán rộng và cao, mở miệng xưng em dẻo quẹo ra chiều rất khiêm tốn, nhưng kỳ thực lại đặt mình ở vị trí cao trọng. Khoa có thói quen giơ mấy ngón tay lên, khuôn miệng nhỏ, ít khi đọc thơ mà tuôn ra những nhận xét, hay quan sát kỳ tài, có khi kỳ cục nữa. Một lần, Khoa giơ ngón giữa vuốt vuốt mí mắt nói chất chưởng: "Em sắp mù các bác ạ. Mắt nhìn kém từng ngày". Tôi nhìn mí mắt gián nhấm của Khoa tin ngay là thật. Khoa nổi tiếng sau trường ca Mạc Thị Bưởi (Khúc hát người anh hùng) tiếng Khoa nói như sắp khóc "em thấy không viết được nữa. Em muốn tự tử các bác ạ!". Tôi giật mình nhìn vào mắt Khoa. Khoa nói rất thật lòng, hay là cố giấu một chút đùa cợt ở trong đó. Khoa ngẩng lên, khuôn mặt rộng chân thật có vẻ chất phác nữa. Xuân Đức nói to "Cậu thì chết thế quái nào được. Cậu cứ nửa đùa nửa thật rồi tiến ra lãnh đạo chúng tao lúc nào không biết". Trọng Tạo cười nhỏ: "Tự tử như nhà các nhà thơ Nga Lecmontop, Êxênhin, càng nổi tiếng". Lê Lựu thống thiết: "Đừng nghĩ dại em ạ! Em chết thì các anh đây sống làm cứt gì nữa. Khi nào thấy bí thơ thì quay sang cày văn xuôi với các anh". Câu nói thật lòng của Lê Lựu không ngờ vận vào cái đoạn sau này của Trần Đăng Khoa.
Cái đoạn sau ấy bắt đầu bằng việc trường Viết văn Nguyễn Du chưa mở được, anh em trở về đơn vị cũ thu nhận tài liệu, khi nào có lệnh thì lại quay về tập trung ở trại viết toàn quân. Tôi về lại khu Bốn, sục vào chiến trường cũ quen thuộc Vĩnh Linh, Đường số 9, thành cổ Quảng Trị, Nguyễn Thái Sơn về trường sĩ quan chính trị Bắc Ninh, làm học viên xuất sắc, đến khi chiến sự nổ ra ác liệt ở Đồng Đăng, Lạng Sơn, anh khoác ba lô lên chốt rồi bị một mảnh pháo thúc vào bụng, bị thương nặng, may mà thoát được lưỡi hái tử thần (Thái Sơn một khúc ruột lòi thơ của Chu Lai). Còn Trần Đăng Khoa đi ra hướng biển, làm lính hải quân. Cái đoạn lính này đào luyện Khoa thành một con người khác hẳn, sức vóc, thâm trầm, bản lĩnh và thăng hoa, phát lộ một tình yêu Tổ quốc mãnh liệt và đặc biệt sâu sắc. một câu thơ của Trần Đăng Khoa viết vào cái đoạn đặc biệt này: Tổ quốc ơi chúng con kêu lên từ ruột đất...
Trong chuyến đi Trường Sa lần đầu tiên trong đời, thật vui khi tôi gặp lại trạng thơ Khoa cùng trong đoàn. Cùng đi với chúng tôi làm chức phó đoàn hết sức quan trọng có chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật, Phó Chính uỷ quân chủng hải quân. Anh Thật sinh năm 1957 tuổi Đinh Dậu, hơn kém Khoa một tuổi. Họ là một đôi bạn gặp lại trong chuyến đi ẩn chứa tầm quan trọng chưa thể nói hết với nhau. Chuẩn đô đốc Thật một vị tướng chính trị nói như khoe: "Anh Khoa không ở lại cơ quan Bộ Tư lệnh mà xin đến một đảo nào đó. Khoa có nhớ không, tôi dẫn đi đảo Bạch Long Vĩ, đảo Cô Tô, Khoa không dừng lại. Anh đòi đến Trường Sa. Các anh biết Trường Sa dạo ấy còn khó khăn lắm. Đất nước thống nhất rồi, lính cựu đổ lên giải phóng các đảo trong quần đảo Trường Sa cả chục năm không được về phép. Không ít người đã phải khóc lên khi nghiến răng, quặn lòng ôm giữ đảo. Đến mức Tư lệnh Hải quân đô đốc Giáp Văn Cương đã phải khóc cùng cánh lính trẻ khi ông ra tận nơi kiểm tra tình hình các đảo nổi, đảo chìm, rồi ông nghiêm giọng tuyên bố cắt phép của lính (cái đoạn này Trần đăng Khoa đã viết lại trong một bài ký hay in ở quyển "Đảo Chìm")
Cùng đi trên một chuyến tàu, chuyện với nhau hàng ngày mà tôi cứ thấp thỏm chờ đợi đến lúc Khoa trở lại cái đảo chìm của anh. Đó là đảo Thuyền Chài. Thông tin chính thức về đảo chìm Thuyền Chài trong sách Những điều cần biết về biển đảo như sau: Đảo đá thuyền chài nằm ở toạ độ 08o11'00" và 113o18'36" cách đảo Trường Sa lớn 87 hải lý về phía Đông Nam.
Sự thấp thỏm chờ đợi càng tăng vì đoàn không đến đảo thuyền chài ngay do yêu cầu giữ an toàn tuyệt đối, phải tuân thủ hải trình đã vạch sẵn, đoàn công tác đến đảo Trường Sa Lớn. Anh chị em trong đoàn, nhiều người đi Trường Sa lần đầu, không giấu được háo hức, niềm phấn khích trẻ trung. Tôi đưa mắt tìm Trần Đăng Khoa. Khoa đứng riêng một phía thành tàu, đứng lặng, sắc mặt chìm đi vì xúc động, thoáng một chút buồn. Tôi đến bên Khoa đứng im một lát mới thốt lên:
- Đảo Trường Sa hệt như một khu vườn sinh thái, cây cối xanh tươi. Cây cối trồng có tính toán, có kế hoạch, có sự chỉ huy giống như nhờ vào bàn tay của các kỹ sư nông nghiệp
Khoa nói nhỏ:
- Anh thấy đẹp không? Trường Sa Lớn được tôn là thủ đô của quần đảo Trường Sa đấy.
Chúng tôi quay sang xưng hô như đã từng gọi nhau ở trại viết văn quân đội ngày ấy.
Tôi lấy giọng một ông anh:
- Đẹp và bình yên chú ạ. Người mình ở đâu cũng vậy, chịu thương chịu khó, có đầu óc sáng tạo, cải biến môi trường, sống hoà mình vào biển trời đất đá cỏ cây.
- Đẹp và bình yên chú ạ. Người mình ở đâu cũng vậy, chịu thương chịu khó, có đầu óc sáng tạo, cải biến môi trường, sống hoà mình vào biển trời đất đá cỏ cây.
Khoa cảnh tỉnh tôi:
- Bác không được chứng kiến ngày trước nó là một doi san hô vụn đầy phân chim. Chim các loại lạ hoắc, chui cả vào nhà bạt ở với người, tranh ăn cơm và đánh nhau cả với người. Bác cứ hình dung cái đảo, một cồn đá vụn san hô, loi thoi trước sóng, tầng tầng phân chim, có dăm mười cây phong ba, cây bàng quả vuông, bị gió bão nó quật cho xơ tướp, thân cành giơ xương, ngoặt ngoẹo, đứng trông mà thở dài. Thế rồi với những bàn tay trần sứt sẹo của lính, đào bới, moi móc, san lấp, gom đất mầu theo các chuyến tàu chở từ bờ ra, giữ lấy các chất thải hữu cơ từ người. Nó là phân bắc, là nước đái chắt từng tí vào gốc thì cây mới to gốc, mầm mới bụ, non mấng như vầy. Bác thử nghĩ xem có là con cháu truyền đời dân Việt gốc đẻ ra từ quê em Xứ Đông, quê bác xứ Nam mới dám sờ vào, vun thành đống, thành ụ, rồi tay bốc, rải xuống đầu rễ, gọi cây lên, chứ chăm cây quen thói ngay lưng, xịt cái anh phân hoá học thì bây giờ đảo vẫn trọc lốc như ngàn năm qua nó vẫn như vậy.
Tôi đứng ngây người nhìn những cây bàng quả vuông nụ sai, tròn lẩy như núm cúc áo dài mớ ba mớ bẩy các chị các cô mặc đi hát đúm ở quê tôi. Các vòi hoa xỉa ra các phía tím nhưng nhức như pháo hoa nghệ thuật toá lên trời từ bờ sông Hàn Đà Nẵng mấy đêm rồi.
Chúng tôi đưa nhau vào phòng khách trạm xá của thủ đô quần đảo Trường Sa, bật quạt điện năng lượng sạch, ngả lưng xuống đi văng. Nằm một lúc tôi thiu thiu ngủ vì thứ không khí siêu sạch trong lành giữa đại dương. Giật mình tỉnh dậy vì tiếng gọi cơm. Anh bạn nhỏ tên Hà ở cùng phòng tầng hầm tàu, quân của cô Diệp Anh đài VTV1 đi theo đoàn làm bộ phim tài liệu "Người về Trường Sa", bám sát cuộc vinh qui từ Hà Nội kinh đô muôn đời về xứ biển đảo mênh mông của trạng thơ Trần Đăng Khoa. Tôi hơ háo nhìn, không thấy Khoa đâu. Anh bạn Hà mách nhỏ bữa trưa nay đảo vật lợn, mổ tại chỗ làm cả món lòng chay tiết canh truyền thống dân tộc đãi khách quí và đón anh Trần Đăng Khoa về lại Trường Sa.
Đang ngồi mâm có mưa rào đầu mùa. "Mưa Trường Sa". Chúng tôi khiêng bàn vào hiên trạm xá ngồi vừa tránh ướt vừa ngắm mưa. Tôi thấy một cây hoa sữa Hà Nội không biết lớp chiến sĩ nào đem ra trồng cây bị bão, vẹt một bên tán lá. Vẫn còn phía được cây tra và cây phong ba che chở. Cây tra giống nhập ngoại, lá dầy to tròn như chiếc bánh đa vừng, quả ăn được, tôi vừa được hai cháu gái nhỏ theo bố mẹ ra lập nghiệp ở Trường Sa tặng. Tôi giục Diệp Anh VTV1 đi tìm nhân vật. Không biết Khoa đâu. Tất nhiên sự trở về của anh lính đảo xịn, nhà thơ, nhà lãnh đạo xịn chưa dừng ở Trường Sa lớn - sẽ đến cái lúc hành trình của chúng tôi đến được đảo Thuyền Chài. Hòn đảo chìm, cái chỗ ăn, ở, thức ngủ, cái tổ con chuồn chuồn để Khoa đẻ ra quyển Đảo Chìm. Tôi đã ngó đống hành lý của Khoa, nhặt lên, mở trang đầu nhìn thấy ngay dòng chữ : tái bản lần thứ 25!
Đang ngồi mâm có mưa rào đầu mùa. "Mưa Trường Sa". Chúng tôi khiêng bàn vào hiên trạm xá ngồi vừa tránh ướt vừa ngắm mưa. Tôi thấy một cây hoa sữa Hà Nội không biết lớp chiến sĩ nào đem ra trồng cây bị bão, vẹt một bên tán lá. Vẫn còn phía được cây tra và cây phong ba che chở. Cây tra giống nhập ngoại, lá dầy to tròn như chiếc bánh đa vừng, quả ăn được, tôi vừa được hai cháu gái nhỏ theo bố mẹ ra lập nghiệp ở Trường Sa tặng. Tôi giục Diệp Anh VTV1 đi tìm nhân vật. Không biết Khoa đâu. Tất nhiên sự trở về của anh lính đảo xịn, nhà thơ, nhà lãnh đạo xịn chưa dừng ở Trường Sa lớn - sẽ đến cái lúc hành trình của chúng tôi đến được đảo Thuyền Chài. Hòn đảo chìm, cái chỗ ăn, ở, thức ngủ, cái tổ con chuồn chuồn để Khoa đẻ ra quyển Đảo Chìm. Tôi đã ngó đống hành lý của Khoa, nhặt lên, mở trang đầu nhìn thấy ngay dòng chữ : tái bản lần thứ 25!
Tôi "theo" Khoa, lặng lẽ quan sát và nhận diện thần thái "ông trạng" run run đặt chân lên bậc bê tông ngôi nhà pháo đài 3 tầng kiên cố, gọi là nhà xây vững bền. Phóng viên Hà giữ tôi lại ấn tựa lưng vào dòng chữ: Đảo Thuyền Chài. Điểm A. vĩ độ.... kinh độ...
Bạn trẻ chụp cho tôi một pô kỷ niệm đầu đội mũ cối, chân đi dép rọ nhựa đứng bên chú lính hải quân ôm súng AK đứng nghiêm, phải đẩy khẽ vào người chú mới nhúc nhích. Chụp ảnh xong ngây ngất, ngoảnh ra không thấy Khoa đâu. Tôi vượt qua một đàn chó lai đông đến hai ba mươi con đuôi ngoáy vung vẩy đi theo mép pháo đài. Tôi cười thầm a, chú Khoa này vẫn được lũ chó theo mừng. Vì hai lẽ một là bọn chó tinh đến phát sợ nhận ra cái dáng đi khuỳnh khoàng lính đảo ven mép nước. Hai là chú này nắm được bí quyết chinh phục lũ chó của lính đảo chìm.
Khoa thần mặt đứng một mình ở cái phần nền đảo cũ mới được tôn cao, ánh mắt đăm đăm hướng ra phía ngoài. Chú chó cao to, ức nở, đuôi cuốn chỉ đứng sát bên phải. Tôi vốn rất yêu các chú chó tiến đến cúi sát xuống đầu nó thổi sáo và hỏi "con tên gì?" Khoa hơi giật mình, anh vừa ra khỏi đoạn hồi tưởng. Khoa nói ngay: Về đảo lần này em như bị ma bắt. Bác có biết hôm ở Trường Sa lớn em lẩn thẩn một mình trong chiến hào, nhòm vào từng hốc bắn của lính đảo, bỏ bữa cơm mổ lợn đãi khách quí của Trường Sa. Con chó liếm khẽ bàn tay. Khoa lại cúi xuống vỗ nhẹ đầu nó:
- Con này là con chó đầu đàn đấy bác ạ - Ai tinh nhanh nhận ra ngay cái oai ông trùm của nó.
- Chúng nó là thứ bầy đàn cũng bầu ra thủ lĩnh à?
- Đơn giản thôi bác ạ. Ở đảo anh em nuôi nhiều chó để canh đảo và cũng dự trữ thực phẩm nữa. Bọn chó mẹ đẻ sai, có lứa cả chục con. Lớn lên con nào tinh nhanh, có gan, giữ lại nuôi canh đảo. Con nào đần đưa vào liên hoan RTC ngày mưa gió.
Khoa suỵt con đầu đàn tiến ra đám đá san hô nhấp nhô trong nước. Khoa chỉ: Đấy căn nhà bạt xập xoè em vẫn nằm ở chỗ ấy đấy. Em chui vào nằm ở thang dưới, nước triều cường, phải nhoai lên tầng trên. Cụ đô đốc (hàm thượng tướng) Giáp Văn Cương tư lệnh quân chủng cũng chui vào cái nhà bạt nằm với lính. Bác thấy cụ có "quần chúng" không?
Tôi chưa kịp trả lời. Tốp phóng viên VTV1 bắt được Khoa. Họ ào tới. Cô trưởng nhóm biên tập viên chương trình lệnh đặt chân lắp máy, vào cuộc ngay. Tôi lui ra sau đứng khuất vào góc tường. Đứng ở đây tôi vẫn nghe rõ tiếng Khoa, tiếng cô truyền hình hỏi và tiếng Khoa trả lời.
- Anh Khoa thật tự nhiên nhé. Anh là lính cựu ở đảo, bây giờ lại làm phó bí thư trực Đài trung ương, lúc khác anh lãnh đạo, lúc này anh là nhân vật của chúng em. Anh thấy thế nào khi về lại đảo Thuyền Chài?
- Xúc động em ạ. Nước mắt chẩy thầm. Đồng đội mình đã vĩnh viễn nằm lại đây. Chúng ta đang kỷ niệm 40 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị. Cô biết đấy, cả tỉnh Quảng Trị có 72 nghĩa trang trong đó có nghĩa trang quốc gia đường 9 và nghĩa trang Trường Sơn, mỗi nghĩa trang hàng mấy vạn ngôi mộ. Bây giờ ta lại có nghĩa trang nước, nghĩa trang biển. Trên đường đi tầu chúng ta làm lễ tưởng niệm thả hoa ở hai nơi, khu Trường Sa và khu nhà giàn DK1. Xương thịt đồng đội chúng ta hoà vào nước biển. Ở ngay chỗ cô và tôi đứng đây, đã có những đồng chí, đồng dội, bạn của tôi vĩnh viễn ở lại với biển.
Cô nhà đài hỏi:
- Anh Khoa trở lại đảo Chìm mấy lần rồi:
- Lần này là lần thứ ba. Năm 1994 tôi về căn nhà bạt cũ vẫn còn. Năm 2006, tức là 12 năm sau về lại không còn nhà bạt nhưng cái nền cũ cũng vẫn còn. Lần này thì không còn gì nữa. Tôi nhìn, tôi khóc vì không thấy nó đâu. Tôi nghĩ chúng ta phải giữ lại dấu tích của một thời. Sau chiến thắng năm 1975 lứa lính đảo đầu tiên, rồi đến lứa chúng tôi, người lính đậm chất lý tưởng và lãng mạn đã vượt qua trăm nghìn khó khăn buổi đầu giữ đảo. Còn hôm nay tình hình đảo đã khác trước rất nhiều. Tôi nghĩ lứa các em sẽ tiếp nối, xây dựng bản lĩnh của người lính đảo mới giữ vững được chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Bảo vệ vững chắc những núm ruột này. Thưa chị chúng ta đã đổ nhiều máu giữ đất đai cha ông để lại. Chúng ta đã đổ máu giữ biển, giữ đảo. Máu của chúng ta thành vị mặn của nước biển. Xương thịt của chúng ta hoà vào biển, xây đắp tượng đài của Tổ quốc chốn tiền tiêu.
Tôi nhìn Khoa, vầng trán cao rộng, vài lọn tóc để dài che đi khoảng đầu da nhẵn lì, đôi mắt sáng, khuôn miệng của người hùng biện, một phó bí thư đảng nhưng vẫn mang phong thái nhà thơ. Khoa ở dây, bây giờ thật khác xa, khác lắm ngày ấy bên bờ sông Tô Lịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét