Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

> Cố gắng học phát âm: XIN LỖI !


    * MINH DIỆN

             Trung bình mỗi nhiệm kỳ Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi dân 9 lần, Thủ tướng Nhật Bản 7, còn Tổng thống Mỹ 5 lần...
               Khi người anh trai Lee Sang deuk lợi dụng chức vụ, nhận của hai chủ ngân hàng 500.000 đô la, Tổng thống  Hàn Quốc Lee Myung Bak cúi  gập ngưởi với vẻ mặt hết sức chân thành nói: “Tất cả đều là lỗi của tôi! Tôi xin sẵn sàng đón nhận mọi lời phê phán!”. Cũng một thái độ chân thành như thế, ông đã thay mặt chính phủ xin lỗi nhân dân, vể việc một em bé gái 7 tuổi ở thành phố Naju bị một thanh niên 25 tuổi bắt cóc và cưỡng bức. Trước đó, cũng chính ông đã xin lỗi dân về việc thỏa thuận nhập khẩu thịt bò Mỹ sau ba năm bị cầm vì dịch bệnh.
           Ai cũng biết trận động đất và sóng thần khủng khiếp ở Nhật Bản cách đây hơn hai năm, đã gây ra vụ rò rỉ chất phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima và Tsuruga, dẫn tới một số nông sản của dân bị nhiễm xạ không xuất khẩu được. Thủ tướng Nhật Bản lúc đó là Natokan đã xin nhận lỗi trước nhân dân Nhật Bản và xin từ chức, dù ông không gây ra động đất, sóng thần, và cái nhà máy điện nguyên tử cũng không phải do ông quyết định xây dựng.
           Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa qua không hề né tránh mà công khai xin lỗi nhân dân Mỹ cũng như toàn thế giới về việc binh sĩ Mỹ đốt bản kinh Koran cùa đạo Hồi.
            Có thể kể ra đây rất nhiều lời xin lỗi dân cùa các vị nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới.
             Xin lỗi dân là nhân cách, là một quy định đối  nhà cầm quyền ở các nước tư bản, và nó trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của họ. Câu xin lỗi chân thành của những người đứng đầu chính phủ  có sức lan tỏa sang tất cả các cơ quan, ban ngành, các tổ chức chính tri, xã hội và người dân những quốc gia đó, là biểu hiện cụ thể của nền văn minh nhân loại. Từ câu xin lỗi nó ngầm vào nếp nghĩ, việc làm của họ, khiến họ đàng hoàng, tử tế,  nhân bản hơn. Và không chỉ bó hẹp trong các công sở , mà lan tỏa ra toàn xã hội. Ở bất kỳ đâu trên đất Mỹ, tiếng I’m sorry cũng phát ra rất tự nhiên trong cộng đồng người Mỹ, giống như tiếng Pazaluysta của người Nga vậy. Khi người ta cất tiếng xin lỗi nhau thì mọi sự bức tức, hờn oán đã bớt đi một nừa rồi!
            Ở Việt Nam ta, một đất nước ngàn năm văn hiến, lại đang được sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, công bằng, văn minh và  dân chủ “gấp vạn lần chế độ tư bản”, nhưng lời xin lỗi của các vị lãnh đạo đảng, nhà nước dành cho người dân quá hiếm hoi. Hình như, từ khi  Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập đến nay đã hơn 82 năm, và hơn 67 năm kể từ khi ra đời Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, bây giờ là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mới có hai lần người lãnh đạo đảng nhà nước xin lỗi nhân dân.
             Lần thứ nhất vào năm 1956, sau khi cuộc cải cách ruộng đất bộc lộ những sai lầm nghiêm trọng, quy sai, giết oan hàng ngàn người, làm cho tình làng nghĩa xóm của người Việt Nam vốn bền chặt bao đời bị phá nát, Hồ Chủ tịch  xin lỗi nhân dân lần đầu. Và  phải 56 năm sau, 2012, sau hơn một nhiệm kỳ điều hành chính phủ yếu kém, để nền kinh tế tuột đốc, trong khi tham những và tệ nam xã hội tăng tốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới nhận trách nhiệm chính trị và "nhận lỗi" (không xin)  trước dân, là lần thứ hai.  Còn Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam, cơ quan đầu não, đề ra mọi chủ trương đường lối, chính sách, quyết định sự vinh nhục và sống còn của 90 triệu dân Việt Nam, thì người thay mặt là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trong thút thít nói ấp úng không rõ lời.
             Không hiểu sao một lời xin lỗi thật chân thành, thật đàng hoàng chính danh quân tử nó khó khăn đến thế?  Hình như đã thành điều tối kỵ khi nói Đảng mà lại yếu chỗ này, chưa đạt chỗ kia, chưa hoàn chỉnh chỗ nọ. Đảng phải là tối ưu, tối thượng, tối cao, làm gì có sai lẩm? Phải chăng đảng là thiên tài nên không phạm sai lầm trong đường lối chính sách, không mắc lỗi với nhân dân, nên không thề hạ mình xin lỗi?  Phải chăng trong cơ quan lãnh đạo từ bấy đến giờ toàn những người tài đức vẹn toàn, chỉ nghĩ và làm những việc tốt cho dân cho nước, không có lỗi với dân?
           Không, một ngàn lần không phải như vậy!
          Việc duy ý chí trong chính sách tập thể hóa nộng nghiệp khiến một đất nước có khả năng-và đã trở thành hiện thực- đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo phải nhập  từng tấn bo bo của Ấn Độ về ăn? Việc ông Đỗ Mười sắn tay áo, chỉ huy chiến dịch đánh tư sản  thực hiện chính sách cải tạo công thương nghiệp, mà như ông Mai Chí Thọ sau này cho biết, cứ  2000 người bị quy là tư sản thì chỉ đúng có 3, còn 1997 trường hợp quy sai?  Việc cho Trung Quốc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, việc cho thuê rừng đầu nguồn, việc  không bình thường ở hội nghị Thành Đô ngày 3 và 4 -9-1990, và mới đây chuyên chậm trễ công bố Passport của Trung Quốc in bản đồ có đường lưỡi bò… Còn nhiều nữa những sai lầm, bất cập gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan đến vận mệnh dân tộc và số phận của nhân dân, chứ không phải như trường hợp một bé gái bảy tuổi ở thành phố Naji, Hàn Quốc. Vậy mà những công bộc của dân không cho dân biết, xin lỗi dân một lời để dân cùng bàn bạc giải quyết.
             Vì trên không nêu gương nên dưới không có gương mà theo. Trái lại sự tiết kiệm lời xin lỗi của những người đứng đầu đảng nhà nước lại vô tình dung dưỡng cho cái thói khinh thường dân của hệ thống quan quyền công chức từ trung ương đến địa phương. Những vụ chưởi bới, đánh đập dân thậm chí gây ra chết người trong một số cơ quan công an, hách dịch, hạch sách dân trong chốn công quyền, suy cho cùng bắt nguồn từ khinh dân, mà khời điềm từ sự đoạn tuyệt một lời xin lỗi. Nó cũng lan tỏa ra toàn xã hội,  làm biến dạng cái nhân cách tốt đẹp vốn có của người Việt Nam.
              Nhân dân đổ mồ hôi xương máu nuôi chính quyền.  Bất kỳ thể chế nào, quốc gia nào, cũng phải coi trọng dân, làm hết sức mình phục vụ nhân dân thì mới mong tồn tại lâu dài. Các nước tư bản dùng từ Servant of the people (nô lệ)  để nói lên trách nhiệm và thái độ của  quan chức chính phủ đối với dân. Ở Việt Nam, ngay từ khi mới dành độc lập, Hồ Chủ tịch đã viết trên tờ báo Cứu Quốc số ra ngày 17-10-1947 : “Chính phủ từ  trung ương cho đến các làng đều là công bộc cùa dân!”. Công bộc, chữ nho, cũng có nghĩa là nô lệ; nhưng sao lại dùng cái quyền đã được dân trao đi nô dịch vào chính người dân của mình?
            Là công bộc của dân mà khinh dân, không lắng nghe dân, thậm chí không thèm ngỏ lời xin lỗi khi sai quấy thì đừng trách dân bạc bẽo với mình!?
          Cách đây hơn 2000 năm, Khổng Tử viết trong Kinh Thư rằng “Trời không có mắt có tai, dân nhìn tức là trời nhìn, dân nghe tức là trời nghe!”. Mạnh Tử nói: “Dân vi quý, xã tắc vi thứ, quân vi khinh” nghĩa là dân quan trọng hơn cả nước còn vua đứng sau cùng.
          Dân là trời, thay trời hành đạo, kính dân thì trường tồn, khinh dân thì đoản mệnh, đó là một lẽ thường tình.
M.D  

5 nhận xét:

  1. Tôi yêu VN! Tôi yêu và kính trọng MINH DIỆN, Bùi Văn Bồng và những ai đấu tranh vì dân chủ, vì nhân dân vì đất nước VN.
    Đả đảo bè lũ tham nhũng - Hèn với giặc -ác với dân!

    Trả lờiXóa
  2. Họ không còn cơ hội học đánh vần nữa đâu bác Minh Diên -Bùi Văn Bồng ơi! BON KHỘNG CÒN TRÁI TIM MÁ CÁC BÁC MANG KIN THI RA DẠY CHÚNG NÓ THÌ PHI PHẠM MẤT RỐI>

    Trả lờiXóa
  3. Từ "xin lỗi" không có trong đầu những kẽ mất văn hóa.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi rất muốn gặp các anh chỉ để nói một câu cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  5. "Xin lỗi dân là nhân cách, là một quy định đối nhà cầm quyền ở các nước tư bản". Học làm gì cái bọn đang giãy chết ấy. Cảm ơn tác giả !

    Trả lờiXóa