Giai đoạn Triều Nguyễn với qua 13 đời vua trị vì, 143 năm. Đây là khoảng thời gian mà vương Triều này đã trải qua những bước thăng trầm và gian nguy rất lớn.
Các vua Nguyễn ở giai đoạn đầu rất chú trọng đến cải tổ cai trị, giữ gìn đất nước, chỉnh đốn pháp luật.
Các vua Nguyễn ở giai đoạn đầu rất chú trọng đến cải tổ cai trị, giữ gìn đất nước, chỉnh đốn pháp luật.
Hồi tỵ là một từ Hán Việt cổ, theo từ điển: “hồi” là đi trở về; “tỵ” là lánh ra. Hồi tỵ nghĩa là tránh ra, hay lánh đi. Luật Hồi tỵ là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức bộ máy chính quyền thời phong kiến, bắt đầu được đặt ra từ thời vua Lê Thánh Tông và hoàn thiện vào thời vua Minh Mạng (nhà Nguyễn), tiếp tục được thực hiện vào các triều vua Nguyễn sau đó.
Theo đó, những người có cùng quan hệ huyết thống, đồng hương, thầy trò, bạn bè…không được cùng làm quan hay làm việc ở một địa phương, công sở. Nếu gặp một trong những trường hợp trên thì phải tâu báo lên để thuyên chuyển những người thân thuộc đó đi các nơi khác nhau.
Luật hồi tỵ trong cải cách của Minh Mạng
Vua Minh Mạng là người thực hiện Luật Hồi tỵ triệt để hơn cả. Năm 1831, vua ban hành Luật Hồi tỵ quy định:
Khi bố trí quan về trị nhậm tác các địa phương cần phải tránh những nơi: Quê gốc (quê cha) là nơi có quan hệ họ nội nhiều đời; Trú quán là nơi bản thân đã ở lâu, học hành, sinh hoạt; Quê ngoại (bao gồm quê mẹ, quê vợ là nơi theo học trước đây).
Triều đình không được bổ dụng quan lại về một trong những địa phương quy định trên…Nếu ai man trá sẽ bị nghiêm trị.
Ngoài các điểm chung như luật hồi tỵ thời Lê Thánh Tông, Minh Mạng còn có nhiều quy định tích cực và triệt để hơn, là:
- Các dịch lại ở các nha môn, các bộ ở Kinh đô và các tỉnh là bố con, anh em ruột, anh em con chú con bác với nhau thì phải tách ra, đổi bổ đi nơi khác;
- Các quan lại không được làm quan ở nơi cư trú (nơi ở một thời gian lâu), ở quê vợ, quê mẹ mình; thậm chí cả nơi học tập lúc nhỏ hoặc lúc trẻ tuổi. Các lại mục, thông lại cũng không được làm việc ở phủ, huyện là quê hương của mình.
- Các lại mục, thông lại các nha phủ thuộc phủ huyện là người cùng làng cũng phải chuyển bổ đi nơi khác.
- Các quan viên từ Tham biện trở lên ở các trấn, tỉnh về Kinh đô dự đình nghị, song trong các cuộc họp có bàn việc liên quan đến địa phương mà mình trị nhậm thì không được vào dự.
- Các dịch lại ở các nha môn, các bộ ở Kinh đô và các tỉnh là bố con, anh em ruột, anh em con chú con bác với nhau thì phải tách ra, đổi bổ đi nơi khác;
- Các quan lại không được làm quan ở nơi cư trú (nơi ở một thời gian lâu), ở quê vợ, quê mẹ mình; thậm chí cả nơi học tập lúc nhỏ hoặc lúc trẻ tuổi. Các lại mục, thông lại cũng không được làm việc ở phủ, huyện là quê hương của mình.
- Các lại mục, thông lại các nha phủ thuộc phủ huyện là người cùng làng cũng phải chuyển bổ đi nơi khác.
- Các quan viên từ Tham biện trở lên ở các trấn, tỉnh về Kinh đô dự đình nghị, song trong các cuộc họp có bàn việc liên quan đến địa phương mà mình trị nhậm thì không được vào dự.
Đến năm 1836 Luật lại được bổ sung những qui định khắt khe hơn: Các quan đầu tỉnh như Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát, Lãnh binh, Đốc học đều không được cử những người cùng chung một quê. Trong từng Bộ, Nha, Sở, Cục không được bố trí những người có quan hệ cha – con, anh – em, thông gia, thầy – trò, họ hàng thân thiết… Khi thanh tra, thụ lý án, nếu trong đó có tình tiết liên quan đến người thân phải bẩm báo để triều đình cử người khác thay thế. Quan lại không được coi thi, chấm thi ở nơi nào có những người ruột thịt, thân quen ứng thí. Nếu có, phải tâu trình thay người khác. Nghiêm cấm các quan đầu tỉnh không được đặt quan hệ giao du, kết thân, kết hôn với đàn bà, con gái nơi mình trị nhậm, cấm tậu nhà, tậu ruộng….trong địa hạt cai quản của mình…
Quan lại trong bộ máy nhà nước thời Minh Mạng được sử dụng một cách có quy củ, có chọn lọc nhằm hạn chế tham nhũng. Từ chính sách tuyển chọn dưới các hình thức tuyển cử, đề cử rất chặt chẽ nhằm tìm ra những nhân tài có đủ đức độ, thanh liêm ra làm quan. Đặc biệt Minh Mạng còn có chính sách đãi ngộ đối với quan lại thông qua chế độ dưỡng liêm, chăm lo bảo đảm đời sống quan lại nhằm khuyến khích tiết tháo trong sạch, liêm khiết của quan lại để họ chuyên tâm lo việc triều chính.
Ngoài ra việc sát hạch đội ngũ quan lại cũng diễn ra thường xuyên nhằm thanh lọc làm trong sạch đội ngũ quan lại. Các biện pháp thưởng hay phạt cũng rất kịp thời đối với các hành vi của quan lại. Việc bố trí quan lại cũng được Minh Mạng chú trọng nhằm hạn chế nạn kéo bè kéo cánh nhằm tham nhũng.Luật này ban hành nhằm ngăn chặn những trường hợp vì tình riêng đạp lên phép nước, kéo bè, kéo cánh tạo thành “êkíp”, “chân rết” hà hiếp dân lành nhằm tham ô, tham nhũng.
Ngoài các biện pháp nhằm ngăn ngừa tệ tham nhũng trên, Minh Mạng còn cho đặt cơ quan chuyên giám sát các hành vi của quan lại và mở rộng giám sát trong quần chúng nhân dân. Những biện pháp chống tham nhũng Minh Mạng đề ra khá chặt chẽ, toàn diện, công khai nhằm hạn chế có hiệu quả tệ tham nhũng.
Tuy nhiên các chính sách đó còn giới hạn trong khuôn phép của chế độ phong kiến chủ yếu nhằm phục vụ lợi ích của kẻ cầm quyền. Mặc dù vậy các chính sách chống tham nhũng thời Minh Mạng đã đạt được những hiệu quả tốt để lại nhiều bài học trong công tác chống tham nhũng ngày nay.
Quy định hồi tỵ nhằm tránh sự làm việc không khách quan, nể nang, né tránh hoặc bao che, nâng đỡ cho nhau giữa những người thân thuộc, hạn chế việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện các hành vi tiêu cực. Thực tế quy định này đã có tác dụng rất tích cực góp phần ngăn chặn nạn tiêu cực hoành hành lợi dụng theo kiểu một người làm quan cả họ được nhờ. |
Ý nghĩa của việc nghiên cứu luật “hồi tỵ” trong giai đoạn hiện nay
Hiện nay, trong xã hội ta, một vấn đề đang nổi cộm đó là hiện tượng lợi dụng quyền thế đưa người nhà, người thân vào cùng cơ quan làm việc, gây bè cánh. Có thể thấy ở hầu hết các cơ quan nhà nước, một người nắm quyền lãnh đạo có ít nhất một vài người là con cháu làm việc dưới quyền tại chính cơ quan đó hoặc các cơ quan lân cận. Hiện tượng này có hai nguyên nhân: Một là: Do sự thi tuyển cán bộ, công chức ở nhiều nơi thiếu khách quan, thiếu nghiêm túc, một người dù đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy cũng rất khó xin việc nếu không phải là “con ông cháu cha”; Hai là: các quy định hiện nay về tổ chức cán bộ không có điều khoản nào có nội dung và tác dụng như luật hồi tỵ xưa, dẫn đến tình trạng phổ biến “một người làm quan (lãnh đạo), cả họ được nhờ (xin việc).
Trong điều kiện nước ta hiện nay, với quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, việc nghiên cứu để ban hành những quy định có ý nghĩa như luật hồi tỵ là rất cần thiết, góp phần chống tham nhũng tận gốc, chống tiêu cực trong công tác cán bộ, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đảm bảo hiệu quả công việc thực sự “do dân, vì dân”, vì “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” (Hồ Chí Minh). Hiện nay, pháp luật về phòng chống tham nhũng có qui định: Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hoá, giao dịch ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó”.
Quy định trên chỉ có tác dụng trong phạm vi rất hẹp và vì thế đã không ngăn được những vụ án tham nhũng đã xảy ra, trong đó quy định trên không bị vi phạm nhưng tham nhũng và là tham nhũng ở mức độ nghiêm trọng vẫn xảy ra với sự cấu kết giữa những người “họ hàng”.
Do đó, cần phải bổ sung nhiều quy định mới về “hồi tỵ” cho đầy đủ và hiệu quả, trong đó quy định chặt chẽ các điều kiện tuyển dụng bổ nhiệm có tác dụng tránh việc nhận vợ hoặc chồng, con cháu, họ hàng, người cùng quê của người lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương vào làm việc cùng một đơn vị với người lãnh đạo đó. Khi đã có Luật với quy định trên thì cần phải tiến hành rà soát các cơ quan, đơn vị có tình trạng “làm quan theo họ”, hay trái với yêu cầu hồi tỵ nói chung để sắp xếp, tổ chức lại cho đúng luật.
Song, đối với những nghề nghiệp không có điều kiện xảy ra tham nhũng, những công việc nghiên cứu chuyên môn thuần tuý và cần những người có kinh nghiệm gia truyền cùng làm việc theo kiểu “cha truyền con nối” thì có thể không cần áp dụng các quy định hồi tỵ. Chẳng hạn thời nhà Nguyễn, Ty Chiêm hậu là cơ quan chuyên trách về lịch; Thái y viện là cơ quan chăm sóc sức khoẻ nhà vua; Ty Hiệu lễ sinh chuyên coi về lễ nghi là những cơ quan không có nguy cơ phát sinh tiêu cực, cần người có chuyên môn truyền từ đời này sang đời khác thì không áp dụng luật hồi tỵ.
Song, đối với những nghề nghiệp không có điều kiện xảy ra tham nhũng, những công việc nghiên cứu chuyên môn thuần tuý và cần những người có kinh nghiệm gia truyền cùng làm việc theo kiểu “cha truyền con nối” thì có thể không cần áp dụng các quy định hồi tỵ. Chẳng hạn thời nhà Nguyễn, Ty Chiêm hậu là cơ quan chuyên trách về lịch; Thái y viện là cơ quan chăm sóc sức khoẻ nhà vua; Ty Hiệu lễ sinh chuyên coi về lễ nghi là những cơ quan không có nguy cơ phát sinh tiêu cực, cần người có chuyên môn truyền từ đời này sang đời khác thì không áp dụng luật hồi tỵ.
Nhìn lại một giai đoạn lịch sử đã qua, ta nhận thấy Triều Nguyễn nói chung, vua Minh Mạng nói riêng, đã có những đóng góp cho lịch sử dân tộc. Với tính cách nghiêm khắc, sự quyết tâm, cương quyết, vua Minh Mạng đã đưa ra hàng loạt các chính sách nhằm chống tham nhũng và đạt hiệu quả cao so với các vị vua trong vương triều Nguyễn làm cho xã hội Việt Nam thời Minh Mạng tương đối ổn định hơn. Tuy nhiên vì nhiều lý do, tham nhũng vẫn không được loại bỏ hoàn toàn và sau thời Minh Mạng nạn tham nhũng lại phát triển mạnh mẽ làm đất nước suy yếu, niềm tin của dân chúng đối với vương triều bị suy giảm nghiêm trọng ở một khía cạnh nào đó tham nhũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của vương triều phong kiến Nguyễn.
Đây là bài học để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Với quyết tâm chống tham nhũng của nước ta hiện nay, việc các nhà lãnh đạo đất nước cũng như mỗi người dân tìm hiểu về tham nhũng, học tập người xưa, có ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng trong chống tham nhũng là rất cần thiết.
Nguyễn Tuấn Anh(Học viên cao học K 18, Đại Học Sư Phạm Huế)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét