Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Đừng khóc than cho những hiệp định thương mại đã chết rồi

Lời người dịch: Nhiều hiệp định thương mại có t đã và đang chết, nhưng chớ có than khóc làm gì. Các hiệp định thương mại quốc tế chỉ có thể đóng góp một cách hạn chế vào việc khắc phục những thất bại chính trị trong nước mà thôi, nhưng đôi khi chúng lại làm cho những thất bại đó trở thành trầm trọng thêm. Giải quyết chính sách tự làm cho mình nghèo đi đòi hỏi phải cải thiện nền quản trị trong nước, chứ không phải là lập ra luật lệ quốc tế. Đúng như Nguyễn Du đã viết: Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm. (Dani Rodrik là Giáo sư kinh tế chính trị học quốc tế tại Trường John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard). 


Bảy thập kỉ kể từ khi Thế chiến II kết thúc là kỉ nguyên của những hiệp định thương mại. Các nền kinh tế lớn trên thế giới liên tục tiến hành những các cuộc đàm phán thương mại, họ đã kí kết hai thỏa thuận đa phương toàn cầu: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) và hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngoài ra, hơn 500 hiệp định thương mại song phương và khu vực đã được kí kết - phần lớn trong số đó được kí sau khi WTO thế chỗ cho GATT vào năm 1995.

Những cuộc nổi dậy của chủ nghĩa dân túy trong năm 2016 gần như chắc chắn sẽ đặt dấu chấm hết cho công việc đàm phán liên miên này. Trong khi các nước đang phát triển có thể theo đuổi các thỏa thuận thương mại nhỏ hơn, hai hiệp định lớn đang nằm trên bàn đám phán: Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Đối tác thương mại và hợp tác đầu tư (TTIP), gần như đã chết sau khi Donald Trump được bầu làm tổng thống Mĩ .

Không cần khóc than những gì đã qua
Mục đích thực sự của thỏa thuận thương mại là gì? Câu trả lời dường như đã rõ: Các nước đàm phán hiệp định thương mại để thương mại được tự do hơn. Nhưng thực tế phức tạp hơn thế nhiều. Không chỉ vì các hiệp định thương mại hiện nay lan sang nhiều lĩnh vực chính sách khác, ví dụ, qui định về bảo vệ sức khỏe và an toàn, bằng sáng chế và bản quyền, các qui định về tài khoản vốn, và quyền của chủ đầu tư. Cũng không rõ là những qui định đó có thực sự liên quan tới thương mại tự do hay không.
Điển hình của thương mại là nội thương. Sẽ có người thắng và kẻ thua, nhưng tự do hóa thương mại làm cho chiếc bánh kinh tế trong nước to lên. Thương mại là tốt đối với chúng ta, và chúng ta nên loại bỏ các rào cản vì lợi ích của chính chúng ta -  chứ không phải để giúp các nước khác. Cho nên, mở cửa thương mại không phải là chủ nghĩa thế giới; chỉ cần thực hiện những điều chỉnh cần thiết ở trong nước để đảm bảo rằng tất cả các nhóm người (hoặc ít nhất, những nhóm có sức mạnh về chính trị) đều có thể tham gia vào quá trình phân chia lợi ích mà nền kinh tế mang lại.
Đối với các nền kinh tế nhỏ trên các thị trường thế giới, câu chuyện chấm dứt ở đây. Họ không cần hiệp định thương mại, vì tự do thương mại có lợi cho họ (và họ không có đòn bẩy trong quá trình thương lượng với những nước lớn hơn).
Các nhà kinh tế học quan tâm tới ảnh hưởng của hiệp định thương mại đối các nước lớn vì những nước này có thể áp đặt các điều khoản thương mại - giá cả trên thế giới của các món hàng hóa mà họ xuất và nhập khẩu. Ví dụ, bằng cách áp đặt mức thuế nhập khẩu đối với thép, Mĩ có thể giảm giá bán trên thế giới của các nhà sản xuất Trung Quốc. Hoặc, bằng việc đánh thuế xuất khẩu máy bay, Mĩ có thể tăng giá bán máy bay cho nước ngoài. Hiệp định thương mại cấm các chính sách lợi mình hại người như vậy có thể mang lại lợi ích cho tất cả các nước, vì, nếu không có những hiệp định như thế, tất cả các nước có thể đều bị thiệt.
Nhưng rất khó dùng lập luận này để giải thích những sự kiện xảy ra trong các hiệp định thương mại trên thực tế. Mặc dù Mĩ áp thuế nhập khẩu đối với thép Trung Quốc (và nhiều sản phẩm khác), động cơ dường như không phải là hạ giá thép trên thế giới. Nếu được tự tung tực tác, có nhiều khả năng là Mĩ sẽ trợ cấp cho việc xuất khẩu máy bay Boeing – họ thường làm như thế - chứ không đánh thuế. Nói cho ngay, WTO cấm trợ cấp xuất khẩu - mà về kinh tế là làm giàu cho người - trong khi không đặt ra những rào cản trực tiếp đối với thuế xuất khẩu.
Vì vậy, kinh tế học không giúp chúng ta hiểu sâu các hiệp định thương mại. Chính trị dường như là con đường có nhiều hứa hẹn hơn: Chính sách thương mại của Mĩ về thép và máy bay là do các nhà hoạch định chính sách muốn giúp các ngành công nghiệp cụ thể nào đó - cả hai ngành này đều có các tổ chức vận động hành lang đầy sức mạnh ở Washington, DC – chứ không phải vì những hậu quả kinh tế của chúng.
Những người ủng hộ các hiệp định thương mại thường khẳng định rằng nó có thể giúp hạn chế bớt những chính sách gây lãng phí bằng cách làm cho các chính phủ khó dành ưu đãi đặc biệt cho những ngành có dây mơ rễ má với chính quyền.
Nhưng lập luận này đã bỏ qua một điểm. Nếu các chính sách thương mại được hình thành chủ yếu là do vận động hành lang, thì những cuộc đàm phán thương mại quốc tế có phụ thuộc vào lòng trắc ẩn của những người vận động hành lang không? Và những luật lệ thương mại do những người vận động hành lang quốc gia và quốc tế cùng viết chứ không phải chỉ do những người vận động hành lang trong nước viết thì có đảm bảo là kết quả sẽ tốt hơn hay không?
Chắc chắn là khi phải chiến đấu với những người vận động hành lang ngoại quốc, các tổ chức vận động hành lang trong nước có thể không nhận được tất cả những thứ mà họ muốn. Một lần nữa, lợi ích chung của các nhóm ngành công nghiệp ở các nước khác nhau có thể dẫn đến những chính sách bảo đảm cho việc tìm kiếm lợi nhuận đặc quyền trên toàn thế giới.
Khi hiệp định thương mại chủ yếu là về thuế nhập khẩu, những trao đổi về tiếp cận thị trường thường hạ bớt rào cản đối với hàng nhập khẩu - lợi ích của nhóm vận động hành lang này xung đột với nhóm vận động hành lang khác. Nhưng chắc chắn là có rất nhiều ví dụ về sự câu kết trên bình diện quốc tế giữa các nhóm lợi ích đặc biệt. Biện pháp cấm đoán của WTO đối với việc trợ cấp xuất khẩu không có lí do kinh tế thực sự, như tôi đã nhận xét bên trên. Các qui định về chống bán phá giá đều là những biện pháp mang tính bảo hộ công khai.
Thời gian gần đây, những trường hợp ngược đời như vậy lại ngày càng nở rộ hơn. Những hiệp định thương mại mới cùng với những qui định về “sở hữu trí tuệ”, lưu chuyển vốn, và bảo hộ các nhà đầu tư được thiết kế chủ yếu nhằm tạo ra và duy trì lợi nhuận cho các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp đa quốc gia trong khi gây thiệt hại cho những mục tiêu của chính sách hợp pháp khác. Những qui định này tạo ra chủ yếu là để bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài và thường xung đột với những qui định về y tế cộng đồng hay những qui định về môi trường. Chúng làm cho các nước đang phát triển khó tiếp cận với công nghệ, khó quản lý dòng vốn, khó đa dạng hóa nền kinh tế bằng các chính sách trong lĩnh vực công nghiệp.
Chính sách thương mại được sinh ra bởi những nhóm vận động chính trị trong nước và những nhóm lợi ích đặc biệt là những chính sách tự làm cho mình nghèo đi. Nó cũng có thể tạo ra kết quả là lợi mình hại người, nhưng đấy không phải là động lực của chúng. Nó phản ánh sự mất cân bằng quyền lực và thất bại về chính trị trong những xã hội đó. Các hiệp định thương mại quốc tế chỉ có thể đóng góp một cách hạn chế vào việc khắc phục những thất bại chính trị trong nước mà thôi, nhưng đôi khi chúng lại làm cho những thất bại đó trở thành trầm trọng thêm. Giải quyết chính sách tự làm cho mình nghèo đi đòi hỏi phải cải thiện nền quản trị trong nước, chứ không phải là lập ra luật lệ quốc tế.
Xin ghi nhớ điều này mỗi khi chúng ta than vãn về sự cáo chung của thời đại của các hiệp định thương mại. Nếu chúng ta quản lí tốt nền kinh tế của chúng ta, thì nói chung, không cần những hiệp định thương mại mới nữa.
Dani Rodrik  (Phạm Nguyên Trường dịch)
--------------
(*) - Dani Rodrik là Giáo sư kinh tế chính trị học quốc tế tại Trường John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard. Ông là tác giả: The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy, và gần đây hơn là cuốn: Economics Rules: The Rights and Wrongs of the Dismal Science.
(BBT VNTB gửi BVB) /From: Việt Nam Thời Báo (IJAVN) 
-------------------

9 nhận xét:

  1. '' Nếu chúng ta quản lý tốt nền kinh tế của chúng ta , thì nói chung, không cần những hiệp định thương mại mới nữa'' . Chính xác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lấy nghị quyết ra quản lý hả bác?
      Cả một bầy sâu nhiều hơn rau

      Xóa
  2. Có Dân Chủ sẽ có các Hiệp Định Tốt!

    Trả lờiXóa
  3. Dân lương thiệnlúc 11:29 15 tháng 12, 2016

    Còn các dự án cướp đất của nông dân?,
    Còn ra sức đàn áp các cuộc biểu tình đòi quyền sống của người dân?,
    Còn mở cổng biên giới mời giặc vào nhà?

    Không một hiệp định thương mại nào cứu được một nền kinh tế đang sụp đổ.

    Trả lờiXóa
  4. Một bộ phận dân chúng ngóng chờ chính sách có lợi cho mình,ví như mong tăng lương! Nhà nước tìm cách tăng thu bằng cách tăng thuế phí,nhà nước cũng mong tăng thu nhờ các hiệp đinh t/m với quốc tế,tất cả đều cớ tình quên điều quan trọng là làm sao có nhiều sản phẩm tốt rẻ cho xh và cho xuất khẩu,muốn vậy phải thay đổi thể,chính sách cho phù hợp với sự pt cuả nền sx và phân phối đúng theo kttt.

    Trả lờiXóa
  5. => Thế mà chúng vẫn cười,vẫn nhảy múa và ăn nhậu trên trên niềm đau,nổi khổ và xác chết của đồng bào chúng !

    Trả lờiXóa
  6. "Đừng khóc than cho những hiệp định thương mại đã chết rồi", hay lắm! Và đừng tự sướng với những quá khứ đã cũ rích mà rao giảng bây giờ đã bốc mùi. Thực tế đi, hiện tại và tương lai đi thì thiên hạ còn muốn nghe. Cái mà ai cũng chán thì có tô son phết vàng càng bộc lộ bên trong đã nát. Thây ma Tần Thủy hoàng thúi là thúi, dù có ướp ngàn hương. Ô hô, ai tai !!

    Trả lờiXóa
  7. VNcs - học sinh cá biệt - chỉ làm khổ GVCN và bạn học!

    Trả lờiXóa