Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

VN-Campuchia ký bản ghi nhớ về biên giới

Việt Nam và Campuchia vừa ký biên bản ghi nhớ về vấn đề cắm mốc biên giới sau cuộc họp từ 29 đến 30/8.
Văn bản do đại diện mỗi bên, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung và Bộ trưởng cao cấp phụ trách công tác biên giới Campuchia Var Kimhong, ký sẽ được trình lên thủ tướng hai nước tiếp tục xem xét.
Trong văn bản vừa ký có nội dung đề nghị Pháp trợ giúp xác định đường biên sau khi có những tường thuật nói Việt Nam đào hồ chứa nước và xây một tiền đồn trên đất Campuchia.
Hai phía tuyên bố trong khi chờ hoàn thành công tác phân giới cắm mốc, hai nước sẽ "không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới; giáo dục, không để nhân dân xâm canh, xâm cư".
Về mặt lịch sử, đường biên giới giữa hai quốc gia được xác định dựa vào bản đồ thời thuộc địa Pháp và Hiến pháp Campuchia.
Hai nước có kế hoạch đặt 317 điểm đánh dấu tính đến cuối năm nay và sau đó có kế hoạch đàm phán về đường biên trên biển.
Campuchia đã chi hơn 16 triệu đô la để làm các cột mốc, nhưng vẫn chưa các định được các tuyến vận chuyển để đưa các cột mốc tới vị trí nào, Reuters nói.

Image copyrightREUTERS
Image captionCampuchia nói họ chỉ đồng ý hai trong số bảy điểm Việt Nam muốn nêu ra để nhờ Pháp trợ giúp

Hai bên tại cuộc họp xác định đã thực hiện được khoảng 83% việc phân giới, cắm mốc trên thực địa, trang tin thuộc Đài truyền hình Việt Nam nói, và "đã trao đổi cởi mở, thẳng thắn" và "nhất trí tiếp tục thực hiện quản lý biên giới" theo các văn bản hai bên đã ký kết hồi 1983 và 1995.
Tuy nhiên, báo Bưu điện Campuchia (Cambodia Post) nói rằng cuộc họp kín kết thúc sau sáu tiếng thương thảo hôm 29/8 nhưng hai bên đã không thể đồng ý được về mức độ cần trợ giúp từ Pháp trong vấn đề phân định đường biên.
Báo này dẫn lời Bộ trưởng Var Kimhong nói phía Việt Nam nêu ra danh sách bảy điểm cần Pháp trợ giúp, nhưng phía Campuchia chỉ đồng ý được hai điểm và cho rằng năm điểm còn lại cần phải được giải quyết trực tiếp mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài.
Ông bộ trưởng từ chối cho biết nội dung bảy điểm mà phía Việt Nam nêu ra, nhưng nói mục tiêu của cuộc họp lần này là nhằm soạn thảo thư yêu cầu Pháp cung cấp các bản đồ đường biên có tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000.
Campuchia cáo buộc

Image copyrightREUTERS

Còn tờ Nhật báo Campuchia ngày 30/8 dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao nước này nói phía Việt Nam bác bỏ cáo buộc xây dựng trên các "vùng trắng" chưa được phân định dọc biên giới, nhưng sẽ xem xét các khiếu nại của Phnompenh.
"Thường thì Việt Nam nói là họ xây trên đất của họ," ông Long Visalo, Trợ lý Ngoại trưởng, được báo này trích lời nói lúc nghỉ giải lao giữa cuộc họp.
"Cuối cùng thì họ nói họ sẽ đưa vấn đề ra thảo luận với các bộ ngành liên quan."
Nếu các công trình được xây trên vùng đất có tranh chấp vẫn tiếp diễn, ông Visalo nói ông sẽ yêu cầu Hà Nội dỡ bỏ chúng.
Phía Campuchia nói việc xây dựng được thực hiện ở các tỉnh đường biên Ratanakkiri, Mondolkiri và Svay Rieng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Var Kimhong thúc giục người dân Campuchia không nên nhanh chóng cáo buộc Việt Nam "xâm chiếm" Campuchia khi việc phân định biên giới chưa hoàn tất.
“Xâm chiếm là dùng vũ lực. Còn đây là việc bí mật xây cất," ông nói về các cáo buộc Việt Nam lấn đất.
Thứ trưởng Lê Hoài Trung đã không trả lời các câu hỏi của phóng viên khi ông rời cuộc họp, báo Bưu điện Campuchia nói.



Image copyrightREUTERS
Image captionNhiều người dân Campuchia đã tới sát khu vực biên giới với Việt Nam ở tỉnh Svay Rieng hôm 19/7/2015, khi một lãnh đạo đảng đối lập, Đảng Cứu quốc Campuchia, tới đây

Đảng đối lập ở Campuchia đã thúc giục chính phủ phải dừng tiến trình đàm phán về đường biên cho tới sau kỳ tổng tuyển cử tới, theo kế hoạch sẽ diễn ra vào 2018.
Phe này nói Campuchia đã mất những vùng đất rộng lớn vào tay Việt Nam.
Thượng nghị sỹ Hong Sok Hour và nhà lập pháp Um Sam An từ phe đối lập, Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đã bị tù do nói Việt Nam lấn đất hồi đầu năm nay.
Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 26/8, một cựu quan chức phụ trách vấn đề biên giới của Việt Nam nói "tất cả những công trình Việt Nam đang làm, những nhà cửa đang xây, những công trình thủy lợi đang làm rõ ràng là hoàn toàn nằm trên đất Việt Nam, chứ không phải nằm trên phía đất của Campuchia".
Tiến sỹ Trần Công Trục, cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ,cũng thừa nhận là hai bên có "những quan điểm khác nhau, những nhận thức khác nhau" về khu vực mỗi bên quản lý.
-------------

1 nhận xét:

  1. Ngày trước Hun- Xen làm chó Việt
    Thấy nay chủ khó chuyển sang Tàu
    Lại giương răng nhọn giơ hàm sủa
    Liếm miếng cơm thừa dính lưỡi câu

    Trả lờiXóa