Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Vì thế, cần 'thoát Trung'

Tóm tắt Quan điểm của Mao Trạch Đông VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM VÀ “MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM

* TRẦN TRUNG ĐẠO
Trong suốt cuộc chiến Việt Nam, quan điểm chính trị và quân sự của Mao Trạch Đông thay đổi nhiều lần. Từ một Mao chủ hòa sau hiệp định Geneva trở thành một Mao chủ chiến trong giai đoạn đầu của cuộc chiến vào thập niên 1960 và lần nữa trở về với Mao chủ hòa sau Thông Cáo Chung Thượng Hải ngày 27 tháng Hai 1972.
Mao và lý luận “chiến tranh giải phóng dân tộc”
Phát xuất từ quan điểm cố hữu “lấy nông thôn bao vây thành thị” và cũng vì không đủ khả năng để trực tiếp đương đầu với Mỹ, Mao chủ trương gây khó khăn cho Mỹ, kẻ thù chính của Trung Cộng trong giai đoạn từ 1949 đến 1972, qua hình thức chiến tranh cách mạng tại bất cứ quốc gia nào Mỹ đang có quyền lợi hay có thể tạo ảnh hưởng.
Trong dịp tiếp phái đoàn báo chí Chile ngày 23 tháng Sáu 1964, Mao tuyên bố: “Chúng tôi chống chiến tranh, nhưng chúng tôi ủng hộ các cuộc chiến chống chủ nghĩa đế quốc do các dân tộc bị áp bức phát động”. Từ Phi Châu, Nam Mỹ, và Á Châu, Mao tích cực yểm trợ võ khí và cơ sở lý luận cho các phong trào “giải phóng dân tộc”, chống “đế quốc thực dân”. Các phong trào Maoist lan rộng khắp nơi, từ Nepal bên rặng Hy Mã Lạp Sơn ở Á Châu cho đến tận những cánh đồng ở Ecuador, Nam Mỹ.
Trong mắt Mao, ba “anh hùng” được xem là những lãnh tụ tiêu biểu của phong trào “giải phóng dân tộc” là Hồ Chí Minh tại Á Châu, Fidel Castro tại Nam Mỹ, và Ben Bella tại Phi Châu. Trong số ba “anh hùng” đó, Hồ Chí Minh và đảng CSVN vì lý do ý thức hệ và địa lý chính trị, được Mao quan tâm nhất và bằng mọi giá phải nắm chặt trong tay.
Khi phong trào giải thực bước vào giai đoạn chót vào cuối thập niên 1960, hầu hết các nước thuộc địa đã được trao trả quyền độc lập hoàn toàn hay độc lập trong khuôn khổ thịnh vượng chung. Hai trong số ba nước tiên phong gồm AlgeriaCuba nghiêng về phía Liên Xô, Mao chỉ còn lại một đàn em trung thành duy nhất ở Á Châu là CS Bắc Việt. Mao tìm mọi cách để kiểm soát CSVN về mọi mặt từ giáo dục tuyên truyền, đường lối lãnh đạo cho đến kinh tế, văn hóa, xã hội.
            Mao và quan điểm về chiến tranh Việt Nam
 Sau hiệp định Geneva 1954 đến 1964: Trung Cộng là nguồn cung cấp duy nhất cho CS Bắc Việt, không chỉ từ chén cơm manh áo mà cả lý luận tư tưởng. Nói chung đời sống từ vật chất đến tinh thần của đảng CSVN lệ thuộc sâu xa vào đảng CSTQ. Khắp miền Bắc, từ công sở đến gia đình, hình ảnh của Mao được đặt trên mức linh thiêng.
Hồ Chí Minh và lãnh đạo CSVN đã thi hành một cách nghiêm chỉnh hầu hết các mệnh lệnh đầy tai họa từ Mao và các chính sách phi nhân này đã dẫn đến cái chết oan uổng của nhiều trăm ngàn người dân Việt Nam vô tội qua các chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất.
Sau tổn thất nặng nề trong chiến tranh Triều Tiên, Mao có ý định tập trung vào các chính sách đối nội, và cũng muốn CSVN đặt thứ tự ưu tiên vào việc CS hóa xã hội miền Bắc trước. Tuy nhiên, để đồng thuận với đảng CSVN anh em, Mao cũng đã tích cực yểm trợ quân sự trong chủ trương CS hóa Việt Nam bằng võ lực. Tổng số viện trợ quân sự của Trung Cộng trong giai đoạn này gồm 320 triệu yuan, 270 ngàn súng ngắn, 10 ngàn pháo, 200 triệu viên đạn, 2.02 triệu đạn pháo, 1 ngàn xe tải, 25 máy bay, 1.18 triệu bộ quân phục.
– 1964 đến 1965: Thái độ của Mao đối với chiến tranh trở nên kiên quyết hơn. Cuối năm 1964, Hồ Chí Minh chủ trương cân bằng ảnh hưởng giữa Liên Xô và Trung Cộng mong nhận được viện trợ của cả hai để theo đuổi mục tiêu CS hóa toàn cõi Việt Nam. Điều này làm Mao lo lắng. Mao sai Đặng Tiểu Bình, lúc đó là Tổng Bí Thư đảng CSTQ, bí mật thăm Hà Nội và hứa viện trợ Hà Nội một tỉ yuan nếu Hà Nội từ chối viện trợ của Liên Xô.
Ngoài ra, Mao cũng cứng rắn chống lại mọi sáng kiến chấm dứt chiến tranh Việt Nam bằng phương tiện đàm phán. Mao nói thẳng với Kosygin, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Liên Xô, trong chuyến viếng thăm của ông ta tới Bắc Kinh ngày 11 tháng Hai, 1965, “Liên Xô không được dùng Việt Nam để mặc cả với Mỹ”. Mao cũng từ chối đề nghị của Liên Xô về một phiên họp thượng đỉnh giữa ba đảng CS để thảo luận về đường lối chiến tranh Việt Nam. Mao xem đảng CSVN chẳng khác gì một xứ bộ của đảng CSTQ.
– 1965 đến 1972: Khi chiến tranh Việt Nam gia tăng cường độ, Lê Duẩn, trưởng phái đoàn đại diện đảng CSVN, trong chuyến viếng thăm Trung Cộng tháng Tư 1965, đã chính thức yêu cầu Mao gởi quân sang Việt Nam. Đáp lại lời thỉnh cầu của Lê Duẩn, Mao gia tăng hàng loạt viện trợ quân sự cho CS Bắc Việt. Tháng Sáu 1965, các sư đoàn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến vào miền Bắc Việt Nam. Đến tháng Ba 1968, tổng số quân Trung Cộng có mặt tại miền Bắc là 320 ngàn quân với tất cả phương tiện yểm trợ và trang bị vũ khí đầy đủ.
Các cuộc dội bom ồ ạt của Mỹ lên miền Bắc gây tổn hại trầm trọng trong mọi lãnh vực kinh tế, quốc phòng của CS Bắc Việt. Cùng lúc đó, Liên Xô, các nước CS Đông Âu, và đồng minh của Mỹ Tây Âu khuyến khích CS Bắc Việt và Mỹ ngồi vào bàn hội nghị để tìm cách giải quyết chiến tranh Việt Nam. CS Bắc Việt đồng ý.
Chủ trương của lãnh đạo CS Bắc Việt lúc đó là vừa đánh vừa đàm để tận dụng mọi cơ hội có lợi nhất cho mục đích tối hậu CS hóa Việt Nam và đồng thời dùng bàn hội nghị để mặc cả Mỹ giảm mức độ ném bom. Ngoài ra, Hồ Chí Minh lo ngại Mỹ sẽ tăng cường thêm 100 ngàn quân tại miền Nam như y đã trao đổi với Mao vào tháng Sáu 1965.
Mao thì khác. Mao chống đối phương pháp thương thuyết và chủ trương kéo dài chiến tranh càng lâu càng tốt. Chủ trương kéo dài chiến tranh của Mao phát xuất từ ba lý do: (1) Mao muốn tiếp tục làm tiêu hao khả năng của Mỹ, (2) chứng tỏ vai trò lãnh đạo của Mao trong thế giới thứ ba, (3) dùng chiêu bài chống đế quốc xâm lược để củng cố vai trò cai trị của Mao tại lục địa Trung Quốc.
– Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972 đến 30-4-1975: Quan hệ giữa Trung Cộng và Liên Xô ngày càng xấu và khó có cơ hội hòa giải giữa hai nước CS hàng đầu. Chỉ riêng năm 1969, đã có tới 400 vụ đụng độ dọc biên giới. Đáp lại ý định rút lui khỏi Việt Nam của TT Richard Nixon, Mao nghĩ đã đến lúc phải bắt tay với Mỹ để tránh bị bao vây cả hai mặt bằng hai kẻ thù mạnh nhất nhì trên thế giới.
Sau chuyến viếng thăm Trung Cộng của TT Richard Nixon cuối tháng Hai 1972, tới phiên Mao cổ võ một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến Việt Nam mà trước đó không lâu ông ta đã chống lại.
Mao và “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam
Hôm nay cả thế giới đều biết những tổ chức được gọi là “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam” hay “Chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” đều chỉ là các bộ phận thuộc đảng bộ miền Nam do Trung Ương Cục Miền Nam, tên mới của Xứ ủy Nam Bộ đảng Lao Động, lãnh đạo.
Tổ chức gọi là “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” (MTDTGPMNVN) hay thường được gọi tắt là “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” được thành lập ngày 20 tháng 12, 1960 với mục đích: “Đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai đế quốc Mỹ; thành lập một chính quyền liên minh dân tộc dân chủ rộng rãi ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, giữ vững hoà bình, thi hành chính sách trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới.”
Bí thư Trung Ương Cục đầu tiên là Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ chính tri đảng Lao Động Việt Nam. Tháng 10 năm 1964, nhu cầu quân sự gia tăng, Nguyễn Chí Thanh được điều vào Nam làm Bí thư Trung ương Cục kiêm Bí thư Quân ủy Miền.
Từ 1967 đến 1975, Trung ương Cục miền Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Phạm Hùng, Ủy viên Bộ chính trị kiêm Chính ủy các lực lượng vũ trang miền Nam. Đầu năm 1961, “Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam” cũng được Trung Ương Cục Miền Nam thành lập. Dù chỉ trên danh nghĩa, “quân giải phóng” này lẽ ra phải trực thuôc “MTDTGPMNVN”, tuy nhiên, theo nội dung chỉ thị của Tổng Quân ủy CSVN tháng 1 năm 1961 nhấn mạnh: “Quân giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, do Đảng sáng lập và xây dựng, giáo dục và lãnh đạo“.
Đáp ứng nhu cầu tạo thế đối trọng với chính phủ VNCH, ngày 8 tháng 6, 1969, Trung Ương Cục thành lập thêm một tổ chức mới gọi là “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam” do Huỳnh Tấn Phát, đảng viên CS từ thời 1945 làm Chủ tịch và Nguyễn Thị Bình làm Bộ trưởng Ngoại Giao.
Nhân dịp đánh dấu 40 năm hiệp định Paris, các cơ quan tuyên truyền của đảng ca ngợi bà Bình là “nhà ngoại giao sáng tạo linh hoạt”. Điều đó không đúng. Về nguyên tắc lãnh đạo, vai trò của “Chính phủ Lâm thời” trong đó có “Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thị Bình” chỉ là mặt nổi đối ngoại, tất cả lời ăn tiếng nói của bà đều được chỉ thị từ đảng ủy bên trong, đứng đầu là Lê Đức Thọ. Chắc bà Bình cũng phải thừa nhận, dưới sự lãnh đạo của đảng CS, mọi “sáng tạo linh hoạt” cá nhân là những điều cấm kỵ.
Dù sao, trước 1975, nhờ che đậy dưới mục đích rất nhân bản và lương thiện “dân tộc dân chủ rộng rãi ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, giữ vững hoà bình, thi hành chính sách trung lập”, “MTDTGPMNVN” đã thu hút khá đông “trí thức” miền Nam về phía họ và nhanh chóng làm suy yếu cơ chế chính trị dân chủ còn rất non trẻ ở miền Nam.
– Mao ve vãn các lãnh đạo “Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam”:
 Không ai hiểu con bằng cha mẹ, tác giả của sách vở mà CSVN dùng là của Mao và đường lối CSVN dùng cũng là của Mao đã từng áp dụng tại Trung Quốc như trường hợp Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, gọi tắt là Chính Hiệp sau 1949. Chủ tịch của các Hiệp Chính này không ai khác hơn là những lãnh đạo tối cao của đảng. Mao Trạch Đông chủ tịch khóa I (1949 – 1954), Chu Ân Lai chủ tịch các khóa II, III, IV (1954 – 1976), Đặng Tiểu Bình chủ tịch khóa V (1978 -1983) Đặng Dĩnh Siêu chủ tịch khóa VI (1983 – 1988), Lý Tiên Niệm chủ tịch khóa VII (1988 – 1992) v.v…
Qua kinh nghiệm lãnh đạo Chính Hiệp tại Trung Quốc, Mao biết dù sao vẫn còn tồn tại một thành phần ngây thơ trong hàng ngũ “MTDTGPMNVN” nên sau Thông Cáo Chung Thượng Hải, Mao tìm cách khai thác và ve vãn hàng ngũ này. Điều Mao dự đoán không sai nhưng không đủ thế và lực để tạo ra ảnh hưởng lớn. Sau 1975 các thành phần ngây thơ này tập trung dưới hình thức Câu Lạc Bộ Kháng Chiến và nhiều trong số họ đã bị bắt.
Mao tiếp Nguyễn Thị Bình tại Bắc Kinh ngày 29 tháng Hai 1972 và nói với bà Bình “Chúng ta thuộc vào một gia đình. Bắc Việt, Nam Việt, Đông Dương, Triều Tiên cùng một gia đình và chúng ta ủng hộ lẫn nhau. Nếu các bạn thành công tại hội nghị Paris, không chỉ Nam Việt mà Bắc Việt cũng đạt đến mức bình thường hóa với Mỹ ở mức độ nào đó”.
Tháng 11, 1973, Nguyễn Hữu Thọ và phái đoàn MTDTGPMNVN thăm Bắc Kinh. Phái đoàn của y được Mao tiếp đón nồng nhiệt và hứa các khoản viện trợ không hoàn trả. Các thành viên trong phái đoàn MTDTGPMNVN ngạc nhiên trước cách đối xử khác biệt của Mao. Trương Như Tảng, Bộ trưởng Tư Pháp của “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”, kể lại trong vài ngày đầu thăm viếng Bắc Kinh, các lãnh đạo Bắc Kinh tưởng Trương Như Tảng là người của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nên tỏ ra lạnh nhạt, nhưng khi biết y là thành phần của phái đoàn Nguyễn Hữu Thọ, họ đã trở nên niềm nở.
– Mao và chủ trương hai nước CS Việt Nam
Chiều ngày 11 tháng 8, 1975, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Daniel P. Moynihan, hai lần đưa tay phủ quyết đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của cả Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lẫn Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam sau khi đơn gia nhập của Nam Hàn bị bác bỏ tuần trước đó.
Với lãnh đạo CSVN, việc hai miền CS Việt Nam cùng tham gia vào LHQ chỉ là một chiến thuật đối ngoại về mặt nhà nước, nhằm “hợp thức hóa” việc cưỡng chiếm miền Nam của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và gia tăng áp lực buộc Hoa Kỳ phải viện trợ để “tái thiết Việt Nam”. Về mặt lãnh đạo, chỉ do một đảng CSVN mà thôi.
Mao biết khuynh hướng thân Liên Xô trong lãnh đạo CSVN và hy vọng lãnh đạo CSVN tại miền Nam hay gốc miền Nam sẽ có một khuynh hướng khác. Những ve vãn của Mao đối với MTDTGPMNVN cũng chỉ là hành động “còn nước còn tát”.
Bắt được ý định đó, Hoa Kỳ đưa ra một “giải pháp trọn gói” tức cả bốn nước Đông Nam Á gồm Bắc Hàn, Nam Hàn, Bắc Việt, Nam Việt cùng vào LHQ. Trung Cộng không chấp nhận. Mao, vào thời gian đó, sức khỏe yếu dần nhưng đã đóng vai trò quyết định trong “giải pháp trọn gói” của Mỹ.
Mao và lãnh đạo Trung Cộng khi ủng hộ chủ trương hai Việt Nam không phải phát xuất từ lòng thương xót Việt Nam Cộng Hòa hay người dân miền Nam mà chỉ muốn tiếp tục chi phối chính trị Việt Nam qua vai trò của Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên để trả giá cho chính sách đó bằng việc chấp nhận Nam Hàn vào LHQ, Mao cho rằng không tương xứng. Vì Mao không đồng ý “giải pháp trọn gói” tức cả bốn nước cùng vào LHQ nên chiều ngày 11 tháng 8, 1975, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Daniel P. Moynihan Mỹ phủ quyết CS Bắc Việt và CS Nam Việt.
Tìm hiểu quan điểm của Mao qua các giai đoạn của cuộc chiến để thấy phía sau những khẩu hiệu tuyên truyền đường mật, dã tâm của Mao vẫn là khống chế Việt Nam bằng mọi cách. Tập Cận Bình hãnh diện là truyền nhân của Mao, do đó, đọc lại Mao để có thể đo lường những bước đi tới của họ Tập.
Ngoài các đặc điểm kế thừa từ Mao, Tập Cận Bình còn đi xa hơn khi tham vọng bành trướng cả Á Châu.
CSVN ngày nay không còn chọn lựa nào khác hơn là quy phục Trung Cộng để tiếp tục tồn tại và duy trì quyền cai trị đất nước. Chọn lựa duy nhất của các tầng lớp người Việt Nam yêu nước hiện nay là đóng góp hết sức mình vào cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam. Dân chủ hóa Việt Nam là phương cách “thoát Trung” đúng đắn và phù hợp với sự phát triển văn minh thời đại nhất. Mục tiêu đầu tiên trong tiến trình dân chủ hóa là tháo gỡ cho được cơ chế chính trị xã hội độc tài CS hiện nay.
----------
* Tham khảo
– Discussion between Mao Zedong and Nguyen Thi Binh. December 29, 1972. Wilson Center.
– Rosemary Foot, John Gaddis, Andrew Hurrell (2002). Order and Justice in International Relations. Oxford.
– Yang Kuisong (2002). Changes in Mao Zedong’s Attitude toward the Indochina War, 1949-1973. Woodrow Wilson International Center for Scholars.
– Qiang Zhai (2002). China & The Vietnam Wars, 1950-1975. University of North Carolina Press.
– Eric J Ladley (2007) Balancing Act: How Nixon Went to China and Remained a Conservative. iUniverse.
– Trương Quảng Hoa. Hồi kí cố vấn Trung Quốc. Diendan.org.
– New York Times, August 7, 1975 – New York Times, August 12, 1975
– Trần Gia Phụng (2016). Lịch Sử Sẽ Phán Xét, Nhà xuất bản Non Nuoc, Toronto, Canada.
– Chen Jian (1995), China’s Involvement in the Vietnam War, 1964-69, Cambridge University Press.
------------

27 nhận xét:

  1. Thoát Trung tức là đừng coi mình là thằng em, là con rối của nó. Kể cả khi TQ không còn là cộng sản.

    Trả lờiXóa
  2. Mao là kẻ lá mặt lá trái , tham vọng quyền lực bằng mọi giá . Bằng chứng là trong WW2 Mao đã bắt tay cả với phát xít Nhật để định dùng quân Nhật diệt quân Tưởng , vì lúc đó Tưởng mạnh hơn. Cùng dân tộc họ còn như thế , VN với Mao chắc không bằng...cục phân !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tham vọng của Mao là chiếm hết vùng Đông Nam Á nhưng khi giúp CSVN Mao nhằm một số mục đích sau:
      - Giúp CSVN có một phần lãnh thổ trước hết để làm trái độn bảo đảm an ninh cho TQ và từ đó làm bàn đạp dần dần thôn tính ĐNA.(giống như Mao giúp Bắc Triều Tiên đánh Mỹ và Nam Triều Tiên để bảo vệ vùng trái độn cho mình)
      -Dùng Pháp để đột phá thế cấm vận TQ của Mỹ : Mao chỉ thị VM mở rộng chiến tranh « nhằm tăng thêm khó khăn bên trong nước Pháp » (lời Chu Ân Lai), khi nào Pháp sứt đầu mẻ trán thì TQ sẽ đứng ra giúp Pháp thương lượng với VM, qua đó đổi lấy sự thông cảm của Pháp trên vấn đề xuất khẩu vật tư chiến lược cho Trung Quốc.
      -Chứng tỏ vai vế trong phe CSQT và tìm sự nhìn nhận của thế giới (TQ bị Mỹ và các nước Tây Âu không công nhận và cấm vận nên muốn gây rối để họ phải thương thuyết và công nhận vai trò của mình)
      -Thăm dò và tìm cơ hội bắt tay với Mỹ.
      -Giúp CSVN nhưng vẫn kềm chế không cho VN mạnh để ngăn ngừa hậu hoạn.
      Năm 1954 chính Mao sau khi nỗ lực giúp Việt Minh đánh thắng tại Điện Biên Phủ đã bắt ép VM phải ký Hiệp Định Geneve chia đôi VN tại vĩ tuyến 17 ( VM muốn đánh tiếp và muốn chia cắt tại vĩ tuyến 13).Lý do: Mao muốn dùng Pháp để giải tỏa phần nào sự cấm vận của Mỹ đồng thời cũng e ngại sự nhảy vào can thiệp của Mỹ lúc đó.
      Trong chiến tranh Triều Tiên Mao đã thấy được dã tâm của LS (LS đã bỏ phiếu trắng tại LHQ khi HĐBA/LHQ họp quyết định thành lập quân LHQ can thiệp tại Triều Tiên với mục đích "ngao cò tranh nhau ngư ông đắc lợi").Ngoài ra giữa Mao và LS đã có một số mâu thuẫn như quyền lợi QG( vấn đề tranh chấp biên giới và việc LS đã chơi xấu CSTH gỡ hết các nhà máy do Nhật thiết lập tại Mãn Châu trước khi giao trả vùng này cho TQ ),sự bất đồng quan điểm (Stalin chủ trương phải theo đúng như Marx lấy giai cấp công nhân làm nòng cốt trong khi Mao dựa trên thực trạng của TQ lúc đó lấy giai cấp nông dân làm nòng cốt),mối hận cá nhân bị Stalin xử ép lúc phe Mao còn yếu(Stalin bắt Mao phải hợp tác với pheTưởng Giới Thạch để đánh Nhật).Do đó Mao đã có ý định bắt tay với Mỹ trong lúc hai bên đánh nhau tại Triều Tiên (Mao đã bắn tiếng là không muốn đánh với Mỹ khi trao trả tù binh Mỹ).Cho nên việc giúp CSVN đánh miền Nam ngoài mục đích nhuộm đỏ VN và chứng tỏ vai trò của TQ trên thế giới có lẽ Mao cũng muốn dùng cuộc chiến này để thăm dò và thực hiện ý đồ bắt tay với Mỹ. Điều này có thể giải thích vì sao Mao chỉ giúp cầm chừng và chỉ thị CSVN đánh du kích trường kỳ (Bên Thắng cuộc của Huy Đức) để có thời gian thăm dò ý định của Mỹ (Đại diện của CSTH và Mỹ đã nhiều lần gặp nhau qua trung gian của Rumani,Ba Lan và Pakistan.)
      Cho đến năm 1964 sau khi Brezhenev lên làm Tổng Bí Thư Đảng CSLS đã phát động cuộc chiến chống phe TB ở khắp nơi trên thế giới và đã dùng 3 mũi nhọn chính để thực hiện chiến lược của mình : 1-Bên châu Mỹ dùng Cuba với Phidel Castro;2-bên Âu châu dùng Đông Đức;3- bên Á châu dùng Việt Nam.LS bắt đầu viện trợ nhiều cho CSVN nên Mao bắt buộc phải gia tăng viện trợ theo để tranh giành ảnh hưởng với LS.Tuy nhiên đến năm 1975 sau khi Mỹ bỏ Nam VN, Mao lại không muốn CSVN chiến thắng hoàn toàn vì sợ một VN thống nhất và ngả theo LS sẽ nguy hiểm cho TQ(mất vùng trái độn) và kế hoạch thôn tính ĐNA của Mao bị tan vỡ.Điều này giải thích tại sao Mao muốn cứu vãn VNCH cũng như muốn bắt tay với MTGPMN để thành lập hai nước VN.
      Tóm lại ý đồ chính của Mao là thôn tính toàn vùng ĐNA nhưng khi thực hiện ông ta đã uyển chuyển thay đổi chiến lược theo từng giai đoạn và tình thế để đạt đươc mục tiêu của mình.Tuy nhiên Mao đã thất bại do sự trở mặt theo LS của CSVN vào năm 1975 nhưng đàn em của ông ta đã thành công trong việc khuất phục CSVN do sự xụp đổ của LS cùng sự hèn nhát và "sợ mất đảng" của CSVN.

      Xóa
    2. Ngày 22-11-1951 trong lúc cuộc chiến Triều Tiên chưa ngã ngũ CSTH trao trả 27 tù binh Mỹ bị thương cho Lực Luợng Liên Hiệp Quốc ở gần Yongbon (Korea) với lời nhắn :“Nguời Trung Hoa không muốn đánh nhau với nguời Mỹ“.Kể từ đó có lẽ Mỹ và CSTH đã bắt đầu có ý định bắt tay nhau.Tuy nhiên tiến trình thực hiện việc bắt tay này không đơn giản vì lúc đó cả hai bên đều coi nhau như kẻ thù không đội trời chung. Sự nghi kỵ của cả hai bên còn rất lớn. Đây là một bài toán hóc búa cho các nhà lãnh đạo cũng như các chiến lược gia của cả hai phía Mỹ và CSTH. Chắc chắn họ phải tìm hiểu, thăm dò và cân nhắc kỹ luỡng truớc khi thực hiện việc bắt tay này.Vấn đề là bài toán tuy khó nhưng vẫn có thể giải đuợc vì cả hai bên CSTH cũng như Mỹ đều có một mẫu số chung : cùng coi Liên Sô như kẻ thù chính.Sau đó kể từ thập niên 1950 việc bắt tay này đã diễn ra như sau:

      -Năm 1955 nhà bác học về nguyên tử và hỏa tiễn Mỹ gốc Trung Hoa Qian Xuesen được Mỹ cho phép trở về TQ.Đây là một nghi vấn rất lớn vì ông này đã từng tham gia các chương trình quan trọng của Mỹ trong việc chế tạo bom nguyên tử và hỏa tiễn.
      - Vào thời gian này bên trong nội bộ Mỹ khuynh hướng muốn hòa hoãn với CSTH đã xuất hiện.Trong một cuộc phỏng vấn của Providence Journal ngày 3 tháng 1 năm 1954 Dean, Arthur Hobson, thương thuyết gia của Bộ Ngoại Giao Mỹ,đã kêu gọi Hoa Kỳ nên công nhận CSTH nhưng ông bị chỉ trích dữ dội vì lúc đó tại Mỹ khuynh huớng bài xích CSTH và Liên Sô còn mạnh.Sau đó vào năm 1955 ông còn đề nghị nên xem xét giải pháp hai nước Trung Hoa của Anh Quốc.
      -Những cuộc tiếp xúc bí mật giữa Mỹ ở cấp Đại Sứ và Đại Điện CSTH tại Warsaw đã diễn ra 5 lần vào năm 1964 và 5 lần vào năm 1965 rồi 6 lần vào 3 năm sau đó. Kết quả không tiến triển nhiều vì bên phía CSTH đòi Mỹ phải rút quân khỏi Đài Loan như một điều kiện tiên quyết truớc khi nói chuyện trong khi Chính Quyền Johnson coi toàn thể vấn đề Đài Loan không nằm trong chương trình nghị sự.
      -Năm 1963 Mỹ đã lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm tại Nam VN (vì ông này không chịu cho Mỹ đổ quân lên VN) để đổ quân lên Nam VN.Bắt đầu từ 1964,sau khi dựng lên vụ Maddox để có cớ oanh tạc Bắc VN và thực hiện việc leo thang chiến tranh từng buớc, nguời Mỹ đã thấy đuợc những dấu hiệu chứng tỏ CSTH không muốn đối đầu với mình (không có sự điều quân đến sát vùng biên giới Hoa-Việt để chuẩn bị đối phó với việc quân Mỹ có thể đổ bộ đánh chiếm BV.)
      -Năm 1969 một cuộc đụng độ quân sự đã xảy ra tại biên giới Nga-Hoa với sự thua thiệt về phía CSTH khiến tiến trình bắt tay giữa Mỹ và CSTH diễn ra nhanh hơn.
      -Cuối cùng vào tháng 12 năm 1970, Kissinger,Ngoại Trưởng Mỹ, đã nhận đuợc một thông điệp quan trọng của Chu Ân Lai,Thủ Tướng TQ, qua đường dây Pakistan và phía Mỹ đã đáp ứng lại lẹ làng bằng cách ngưng các phi vụ thám thính CSTH bằng phi cơ U2 từ Đài Loan và rút 2 Diệt Ngư Lôi Hạm ra khỏi eo biển này đồng thời hứa sẽ tăng cường giao hảo với CSTH cũng như giúp CSTH ra khỏi sự cô lập ngoại giao trên thế giới.

      Việc Mỹ nhất định bằng mọi cách đổ quân lên Nam VN và sau đó leo thang chiến tranh ra Bắc VN,ngoài việc thăm dò ý định của CSTH còn là một cách nhử LS nhúng tay sâu vào VN khiến mối bất hòa LS-TQ càng lúc càng trầm trọng.Ngoài ra trước khi bỏ VN Mỹ còn tạo nhiều áp lực làm quân đội Nam VN phải buông súng nhanh chóng khiến CSVN nổi lòng tham bội hứa với CSTH(dừng lại tại vĩ tuyến 13,để phần còn lại cho MTGPMN) chiếm hết Nam VN dẫn đến tình trạng CSTH nổi giận nên đã cật lực hợp sức với Mỹ tạo vũng lầy cho LS tại Cam Bốt cũng như Afghanistan sau này.Tóm lại Mỹ đã dùng kế "trai,cò,nghêu tranh nhau" để ở giữa "ngư ông đắc lợi".



      Xóa
  3. Nhắc lại MTGPMN thì hiện tại có chuyện trùng hợp y hệt .

    Lúc trước MTGPMN chỉ là 1 phần tử trá hình của CS miền Bắc , chịu tất cã mọi chỉ thị từ Hà Nội , họ xâm nhập vào tất cã mọi ban nghành của Chính quyền VNCH , họ ngây thơ khi chiến thắng họ có công , nhưng rồi bị giãi tán .

    Bây giờ CSVN lại đứng vào vị trí của MTGPMN so với TQ . Người của tình báo Hoa Nam hiện diện khắp mọi ban nghành , mọi lãnh vực của CS VN , Hà Nội phải thi hành mọi chỉ thị của Bắc Kinh , cũng tưởng khi Đại Cục thành công , họ được ghi công , tên của họ sẽ được đặt ở vài con đường bên TQ hoặc có nhiều ở VN , nhưng rồi họ sẽ mất tất cã vì Tàu từ bao ngàn năm họ đối xử rất tàn nhẩn đối với những kẽ phản quốc của chính họ .

    Sau khi MTGPMN bị giãi tán , những trí thức miền Nam chạy theo VC bị bẽ bàng , ân hận vì bị gạt . Chẳng bao lâu những người cầm quyền CSVN cũng sẽ bị nuốt cái hận đau đớn gấp trăm lần hơn . Khi VN bị sáp nhập , quân đội , côn an anh hùng bị TQ giãi tán thành dân , không còn uy quyền , súng đạn , lúc đó họ sẽ nhận lãnh sự thù hận khũng khiếp từ nhân dân .

    Ở tình thế hiện tại , Thoát Trung chỉ là giấc mơ không bao giờ xãy ra , mặc dầu tưởng như rất dễ như trở bàn tay , nhưng than ôi , những lãnh đạo cấp cao thì thờ Tàu đã ngấm đậm vào máu , còn dân thì mãi sợ sệt và không thể đoàn kết .



    Dân VN rất mong Mỹ và TQ đánh nhau để VN có cơ hội ngàn năm 1 thuở để Thoát Trung , nhưng Mỹ và TQ đều hết sức tránh né , hầu như cam kết không nên đánh nhau , thế thì thời gian kéo dài , kết quả là miếng mồi VN ngon lành vốn nằm trong miệng của TQ sẽ chạy tuộc vào bao tử TQ không còn bao lâu nữa .

    Những lời hoa mỹ dối gạt vẫn cứ phun ra , nhưng thực tế thì khác hẳn . Ví dụ , gần đây thị trường địa ốc Mỹ rất là " ấm áp “ , nhà bán chỉ mới đăng quảng cáo trong vòng 1 tuần đã bị mua mất , có khi người mua tranh nhau trã giá cao nhiều hơn giá rao bán lúc đầu . Canada và Úc , địa ốc đã nóng từ nhiều năm trước rồi , vẫn là hầu hết người TQ và VN mua , họ phòng hờ trước hay là họ “ chạy “ thì cũng là sợ CNCS bị sụp đổ .

    Chỉ sợ CNCS không sụp mà VN mất nước trước mới là cái chết vô cùng bi thảm của dân tộc Việt .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một thực trạng đáng buồn , nhưng là sự thật đang diễn ra . Cảm ơn Nặc danh08:19

      Xóa
  4. Thoát tàu để thoát ghế à? Có mà điên

    Trả lờiXóa
  5. Chưa bao giờ và chưa có lúc nào Tàu khựa tư tế với Việt Nam .Mà trong đầu chúng chỉ muốn đất nước ta mãi mãi chia cắt-đoi nghèo-lạc hậu -lệ thuộc -nô lệ cho chúng mà thôi .Chỉ có lũ ngu muội ,lũ ngơ,lũ điên CSVN mới tin tưởng -moi dứa -moi đồng chí-đóng rắn với Tàu khựa .Thoát Trung,thoát cộng là tiếng gọi của trái tim,tiếng gọi của lương tri của người Việt yêu nước .Phải cùng nhau đào hố thật sâu -chôn chặt CNXH, CNCS để chúng không bao giờ xuất hiện gây họa cho dân tộc đau thương này nữa ,/

    Trả lờiXóa
  6. Quyền lực Đỏ - Xã hội Đen : nòng súng gọi hồn ai Yên Bái ?
    **************************************************************

    http://i203.photobucket.com/albums/aa25/tunbo712/IMG_5805.jpg

    Máu lạnh 8 phát đạn chỉ còn 8 vỏ đạn
    Văn phòng Tỉnh ủy Yên Bái như Lễ Đăng đàn !
    Mỏ kim cương vàng bạc
    Rừng vàng bạt ngàn
    Hung thủ tự sát bắn từ sau gáy sang cổ họng ! ? ? ?
    Bức màn bí mật như Bức màn sắt dối dan !
    Quyền lực Đỏ xưa thành Quyền lực Đen chia chác
    Trong bóng tối Quê Hương thối rữa xã hội tha hóa bạo tàn
    Thời Hồ Đồ đểu Đất Nước mông muội

    http://admin.goterest.com/upload/images/nhatholon.jpg


    Một thời bạo loạn lệ dâng tràn
    Quyền lực Đỏ - Xã hội Đen : nòng súng gọi hồn ai Yên Bái ?
    Quan Đỏ cái mặc áo dài
    Rất nhiều hoa kiểu tóc uốn kỳ dị Liêu Trai
    Quyền lực Đỏ - Xã hội Đen : nòng súng gọi hồn ai Yên Bái ?
    Quan Đỏ đực mặc âu phục óc đặc Hán chẳng sai
    Tóc đều nhuộm đen Tuổi 20 vòi vĩnh ngang tai

    http://image.slidesharecdn.com/forwhomthebelltolls-inglese-130613024934-phpapp01/95/for-whom-the-bell-tolls-1-638.jpg?cb=1371091826

    Quyền lực Đỏ - Xã hội Đen : nòng súng gọi hồn ai Yên Bái ?
    Đoàn đại biểu xách cặp đi họp như đến Nhà Trẻ như ai !
    Dù cậu ấm già cô chiêu chẳng còn trẻ
    Cặp thì to dự án rút ruột công trình càng to càng dài
    Sáng kiến thì bé nhỏ đâu có sai

    http://cms.kienthuc.net.vn/uploaded/maianh/2014_08_06/ktt_6.8_vu_lan3_kienthuc_bdke.jpg


    Quyền lực Đỏ - Xã hội Đen : nòng súng gọi hồn ai Yên Bái ?
    Như Chuông chùa Trấn Quốc như Chuông nguyện Nhà Thờ Lớn tiễn Hồn ai .. ..
    Quyền lực Đỏ - Xã hội Đen : nòng súng gọi hồn ai Yên Bái ?
    Giờ Pháp trường xử Bác và Đảng về mộ huyệt Liêu Trai !



    TRIỆU LƯƠNG DÂN Nguyễn Hữu Viện

    Trả lờiXóa
  7. Câu này khác nào bảo dảng ta tự sát

    Trả lờiXóa
  8. "Bác Mao nào ở đâu xa
    Bác Hồ ta đó chính là bác Mao"
    Câu thơ Chế( Lan Viên) viết năm nào
    Tới nay vằng vặc như sao giữa trời

    Trả lờiXóa
  9. Hội nghị Thành Đô-chứng tỏ đảng cộng sản VN không muốn đi trên đôi chân của mình, họ chỉ muốn quỳ gối và ôm chân Trung Quốc. Quá tệ, quá nhục!

    Trả lờiXóa
  10. Dân thì muốn , đảng thì không

    Trả lờiXóa
  11. NÓNG: Công An đàn áp dữ dội biểu tình của Giáo Dân ở Kỳ Anh

    http://www.tintuchangngayonline.com/2016/09/nong-cong-an-ap-du-doi-bieu-tinh-cua.html

    Trả lờiXóa
  12. Nếu không có Trung cộng thì "đãng ta" làm sao mà cướp được cái quyền "lãnh đạo toàn dện và tuyệt đối".
    Vì thế,đãng thờ nó như cha là đương nhiên.Nó có bợp tai,đá đít thì củng như cha dạy con trong nhà thôi,không có gì phải ầm ĩ.
    Đọc trong lịch sử loài người thì thấy rằng,cái loại đội giặc lên đầu làm cha luôn bị xem như đồ chó lợn,bị nguyền rủa mãi không dứt.

    Trả lờiXóa
  13. Nhắc hội nghị Thành Đô lại nhớ Nguyễn Văn Linh,, Một Lê Chiê Thống thời hiện đại

    Trả lờiXóa
  14. " ...................
    Mối họa lệ thuộc Trung quốc được cảnh báo sau đệ nhị thế chiến khi Trung quốc tóm thâu toàn bộ lục địa Trung hoa . Hiểm họa này hiển nhiên đối với các trí thức VN không Cộng sản . Giờ đây hiểm họa mất nước trong gang tấc chỉ vì đảng csvn ra tay nối giáo cho giặc và tinh thần bảo vệ Giang sơn giống nòi của người Việt bị Đảng tiếp tục đàn áp Với gần trên 60 năm chuyên trị cố tình xoá bỏ bởi lịch sử học và chủ nghĩa thế giới đại đồng .

    Thay vì đứng trước hiểm họa mất nước phải kêu gọi tinh thần chống hành động xam lược của TQ , đảng ta lại tuyên bố hữu nghị cầu hoà , ru ngủ mị dân với những chương trình ti vi không đáp ứng đúng hiện tình đất nước bị xâm lăng như thi hoa hậu , thi giòng nhạc Bolero , thi tiếng hát thiếu nhi ...vv , xây dựng những đền đài tượng thờ nguy Nga tráng lệ , xây dựng những khu giải trí ăn chơi xa xỉ đến hàng ngàn tỷ , thả lỏng cho viên chức và tuổi trẻ lao vào cuộc sống sa đọa . Những hành động nảy chỉ nhằm hướng dẫn cho người dân không quan tâm đến hiểm họa diệt tộc trước mắt . Thậm chí có kẻ lại muốn đem chử Tàu vào học đường để bổ sung cho tiếng Việt .

    Giữa thoát Trung và thoát Đảng , rõ ràng thoát Đảng vẫn phải đi trước . Đảng đang rước giặc vào nhà và giặc đã vào nhà . Không diệt mối họa phản quốc , làm tay sai cho giặc , nối giáo cho giặc ngay trên đất nước mình , không kêu gọi nhân dân thức tỉnh chống lại cái chính quyền đang manh tâm trắng trợn bán nước , chỉ lo phân tích những yếu tố xa xưa củ rích gọi là kêu gọi thoát Trung thì có ích gì ?

    Dầu có mang tội chống đảng , chống lại nhà nước , hôm nay Đảng và Nhà nước đã rước giặc vào nhà , tuyên bố trắng trợn hữu nghị và cầu hoà với giặc Trung quốc . Thì cho dù là đàn bà cũng phải xắn quần lên mà đánh giặc , chứ không còn ở thời điểm thoát Trung .

    Muốn thế phải thoát Đảng , chống lại Đảng ta bá quyền , giành lại chính quyền mới tiến đến cắt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đấy chính là con đường thoát Trung hữu hiệu nhất ."

    Thức tỉnh





    Trả lờiXóa


  15. Từ Thủ đô Caracas, Venezuela đến Hà Nội, Việt Nam




    https://www.youtube.com/watch?v=TI8HI_OnfhI


    Hàng trăm ngàn người Venezuela
    Tuần hành biểu tình tại Caracas
    Chống nghèo đói tội phạm tham nhũng
    Chủ nghĩa Xã hội tàn phá như Cuba !
    Chính quyền quả lũ ăn hại đái nát
    Khủng hoảng kinh tế Venezuela
    Ôi đất nước từng Siêu cường Hoa hậu (1)


    http://www.dao-liege.org/covangdantoc-6.gif


    Cái Xứ Thần tiên sinh bao Thiên nga !
    Bao giờ hàng trăm ngàn Người Hà Nội ?
    Chắc Tự do Dân chủ đến với Quê Nhà !
    Bao giờ hàng trăm ngàn Người Sài Gòn nhỉ ?
    Chắc Hoàng Kỳ lại về với Việt Nam Quốc gia !

    https://www.youtube.com/watch?v=uPBq_6bJ3MY&list=RDMMuPBq_6bJ3MY


    TRIỆU LƯƠNG DÂN Nguyễn Hữu Viện



    (1) Venezuela có đến 7 Hoa hậu Thế giới trong vòng 40 năm qua

    Trả lờiXóa
  16. Đây là lời Hồ khi thăm đền thờ Trần Hưng Đạo
    " Bác đưa một nước qua nô lệ
    Tôi dẫn năm châu tới đại đồng"
    Vậy có khác gì Mao không?
    Cho nên đừng nói thoát Trung, mà phải là thoát CỘNG. Hễ còn cs thì còn họa dài lâu

    Trả lờiXóa


  17. Hàng Châu Tỳ bà oán xứ Khựa Tàu !
    *********************************************


    http://www.hoasontrang.us/tangpoems/webimages/illustration/tybahanh1.jpg

    Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 Hàng Châu
    Tỳ bà Biển Đông hoen ố Khựa Tàu !
    Bắc Kinh hy vọng lợi dụng tô hình bóng
    Lãnh đạo trên sân khấu thế giới năm châu
    Tái khẳng định tư thế cường quốc trách nhiệm
    Tập Cận Bình muốn mình trung tâm Toàn cầu

    http://www.thivien.net/attachment/mws5GEODxGT9oXCWt9NGsw.1441999283.jpg


    Hàng Châu Tỳ bà oán ! Hàng Châu Tỳ bà oán !
    Thị trường chứng khoán Tàu vừa sụp đổ ngoạn mục
    Nhân gian nay ngán sợ đầu tư vào xứ Ba Tàu !
    Lò thuốc súng Biển Đông ám ảnh hàng tỉ tâm trí
    Hàng Châu Tỳ bà oán Khúc Chinh chiến bể dâu !

    http://hoc.vtc.vn/wp-content/uploads/2016/01/Ti-ba-hanh.-4jpeg.jpg


    TRIỆU LƯƠNG DÂN Nguyễn Hữu Viện

    Trả lờiXóa
  18. Biets mình làm chó của Trung
    Em xin các bác hãy đừng thoát ra
    Bởi thương bác cả nhà ta
    Bao năm vun đắp cố gia móng nền

    Trả lờiXóa
  19. Tư tưởng Mao Trạch Đông là sự kế thừa của tư tưởng Đại hán đội lốt Cộng sản, nhiều nhân sĩ trí thức Việt Nam đều biết. Chỉ những Bắc Việt, theo Việt Minh cướp chính quyền, sau này trở thành đảng viên cộng sản họ mới tin thôi. Hiện giờ Bắc - Nam đã thống nhất 41 năm, nhưng người dân và cán bộ Miền Nam vẫn mong muốn Mỹ là đồng minh sẽ tốt hơn nhiều sự lệ thuộc vào Tàu cộng. Chỉ có Bắc Việt bị nhồi sọ 71 năm qua nên không muốn thoát Trung, nên chịu cay đắng bao điều nhưng vận 4 Tốt - 16 chũ vàng giả hiệu. Nếu cứ quyết tâm không đồng minh với ai để bảo vệ non sông đất nước, sẽ có một ngày Tàu cộng nó biết thành chư hầu thời đại mới. Mọi khóc than khi ấy đã muộn

    Trả lờiXóa
  20. Muốn THOÁT TRUNG thì một điều RÕ RÀNG nhất là toàn dân ĐOÀN KẾT đứng lên ĐẠP ĐỔ cái lũ PHẢN QUỐC Viêt gian cs BÁN NƯỚC, HẠI DÂN.
    Chỉ vậy thôi.

    Trả lờiXóa
  21. Thoát đảng phải trước thoát trung
    không thoát đảng trước- đảng khùng giết dân.
    Thoát được đảng thì tự thân trung rời

    Trả lờiXóa
  22. không thoát cộng thì thoát trung sao được.
    cộng sản là lưu manh trí trá, nó dùng một số chim mồi đánh lạc hướng đấu tranh của dân ta: chim mồi đó đòi thoát trung, đòi chống tham nhũng (kinh tế chứ không nhấn mạnh quyền lực chính trị).
    Cứ chống nọ chống kia rồi học tập nọ kia té ra toàn những loại như Trần văn truyền... Trịnh văn Thanh...
    Riêng chuyện Trịnh văn Thanh; khi hắn ở PVC thì công ty này dù đã lỗ 3.300 tỷ vẫn được vinh "ranh" "đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới" và có lúc cổ phiếu của PVC đã được bơm lên cao ngất trời xanh.
    cs là thế, lừa đảo bịp bợm và dối trá siêu hạng.
    ai dính vào cs là người đó dính vào sự man trá , nước nào do đảng cs cầm quyền là dân nước đó khốn khổ khốn nạn tột cùng.

    Trả lờiXóa