Hành vi hung hăng và quyết liệt của Trung
Quốc trong tranh chấp khu vực biển quan trọng bậc nhất này không phải được nuôi
dưỡng từ chủ nghĩa dân tộc hay từ những tuyên bố chủ quyền trong quá khứ, mà
thực chất là động lực đơn giản - lợi ích kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế
giới này.
Các hành vi ngày càng hung hăng và mang
tính quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông đã được thúc đẩy bởi nhu cầu kinh tế của
Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi cả thế giới nhìn vào sự hồi sinh kinh tế Trung
Quốc kể từ quá trình cải cách kinh tế vào cuối thập kỷ 70, mọi người hầu như đã
bỏ qua một lỗ hổng nghiêm trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đó là đảng này đã
không thiết lập những yếu tố phát triển kinh tế lâu dài và bền vững.
Năm 1968, khi phát
hiện có dầu mỏ ở khu vực Biển Đông, Bộ Địa chất và Khoáng sản của Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa đã ước tính rằng khu vực quần đảo Trường Sa có trữ lượng dầu mỏ
và khí đốt tự nhiên lên tới 17,7 tỷ tấn, so với lượng dầu của Kuwait nắm giữ là
13 tỷ tấn và có khả năng đưa Biển Đông trở thành khu vực có trữ lượng dầu lớn
thứ 4 thế giới. Tuy nhiên, trước đó Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cũng đã
kiểm tra và ước tính rằng gần như không có dầu mỏ, nhưng trữ lượng khí tự nhiên
lên tới 9 tỷ mét khối trong khu vực gần quần đảo Trường Sa.
Trữ lượng tài nguyên
lớn này đã khiến các nước trong khu vực tăng cường các tuyên bố chủ quyền. Năm
1968 và năm 1970, Philippines đã bắt đầu nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền lãnh thổ
và đưa quân đội đóng quân lên 3 hòn đảo đã được nhà thám hiểm Tomss Cloma
(người Phillipines) tuyên bố quyền sở hữu. Năm 1973, quân đội Việt Nam đã đóng
quân tại 5 hòn đảo tại đây. Ngày 11/3/1976, Philippines là quốc gia đầu tiên
phát hiện ra dầu mỏ ở ngoài khơi bờ biển Palawan, gần quần đảo Trường Sa. Năm
2010, các mỏ dầu này đã cung cấp 15% tổng lượng xăng dầu tiêu thụ ở quốc đảo
này. Năm 1992, Trung Quốc và Việt Nam ký kết hợp đồng thăm dò dầu khí cho phép
các công ty dầu khí của Mỹ thăm dò tại khu vực chồng lấn chủ quyền ở Trường Sa.
Vào tháng 5/1992, Tổng Công ty Dầu khí Ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) và Crestone
Energy (một công ty của Mỹ có trụ sở tại Denver, Colorado) đã ký hợp đồng hợp
tác thăm dò dầu khí chung tại khu vực Wan'an Bei-21, một khu vực rộng 25.155
km2 ở phía Tây Nam của Biển Đông, bao gồm khu vực quần đảo Trường Sa. Một phần
khu vực thăm dò trong hợp đồng giữa Trung Quốc với Crestone chồng chéo với khu
vực 133 và 134 của Việt Nam, nơi mà PetroVietnam, PetroStar Energy (Mỹ) và công
ty liên doanh thăm dò và sản xuất giữa ConocoPhillips và Việt Nam ký kết hợp
đồng thăm dò dầu khí vào tháng 4/1992. Điều này dẫn đến một cuộc đối đầu giữa
Trung Quốc và Việt Nam, cả hai bên cùng yêu cầu đối phương phải hủy bỏ hợp
đồng.
Ngoài ra, Biển Đông
cũng là một trong những khu vực cho năng suất hải sản cao nhất trên thế giới.
Ví dụ, năm 1988, Biển Đông chiếm 8% tổng sản lượng đánh bắt hải sản trên toàn
cầu, con số này đã tăng lên 35% vào năm 2010. Bắc Kinh dự đoán Biển Đông có
nhiều hải sản và các nguồn tài nguyên dầu và khí đốt trị giá lên tới 1 nghìn tỷ
USD. Thời gian qua đã có nhiều cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines,
Trung Quốc và Việt Nam và giữa các quốc gia khác trong khu vực khi các tàu đánh
cá "nước ngoài" đi vào khu đặc quyền kinh tế, và các phương tiện
truyền thông của một số nước khu vực thường xuyên báo cáo các vụ bắt giữ ngư
dân Trung Quốc. Năm 1984, Brunei thành lập một khu đặc quyền kinh tế, bao gồm
Đá Louisa ở phía Đông Nam quần đảo Trường Sa. Đặc biệt, Biển Đông là một trong
những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới hiện nay. Vào những năm 1980,
mỗi ngày có ít nhất 270 tàu đã qua lại khu vực quần đảo Trường Sa, nhưng hiện
nay số lượng tàu thuyền qua lại khu vực này lớn hơn rất nhiều. Hàng năm, hơn
một nửa lưu lượng tàu chở dầu của thế giới đi qua vùng biển quan trọng này.
Giao thông hàng hải qua Biển Đông cũng lớn hơn gấp 3 lần so với kênh đào Suez
và gấp 5 lần so với kênh đào Panama. Đặc biệt, hơn 25% tổng khối lượng dầu thô
của thế giới đã đi qua Biển Đông.
Hiện nay các động lực chủ chốt thúc đẩy
sản xuất là đất đai, nguồn vốn và lao động. Các yếu tố này được sử dụng để tính
toán năng suất của một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ. Nếu không có sự tăng trưởng
ổn định thì việc liên tục "bơm đầu vào" là yếu tố bắt buộc và rất cần
thiết. Đầu vào trong trường hợp tăng trưởng không ổn định thì phải được cấu
thành thêm 3 yếu tố phụ của động lực sản xuất, nhất là lĩnh vực đất đai và tài
nguyên thiên nhiên, có thể được sử dụng để tăng "đầu vào" của quá
trình phát triển kinh tế. Do đó nhằm có thêm yếu tố đất đai và nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú, nhất là dầu khí và hải sản, để thúc đẩy tăng trưởng ổn
định đã buộc Bắc Kinh phải giành giật đất đai, hay nói theo cách của họ là
"đòi lại lãnh thổ tranh chấp" và nguồn tài nguyên dồi dào tại đây.
Các động lực này đã hướng Trung Quốc tới Biển Đông và sự quyết liệt trong tranh
chấp khu vực biển quan trọng bậc nhất này không phải được nuôi dưỡng từ chủ
nghĩa dân tộc hay từ những tuyên bố chủ quyền trong quá khứ, mà thực chất là
động lực đơn giản - lợi ích kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới này.
/Richard Caroll là quân nhân nghỉ hưu Mỹ với quân hàm Thượng sĩ
với chuyên ngành tình báo và quản lý. Ông cũng là nhà kinh tế đã nghỉ hưu tại
Cục Thống kê Lao động. Bài viết được đăng trên The National Interest/.
Văn Cường (gt)/Nghiên
cứu Biển Đông
-------------
TC không dễ ăn cướp hết Biển Đông đâu!
Trả lờiXóaSao tồng tí tập làm cái gì cũng bị soi nhở?
Trả lờiXóa