Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Nói về khủng hoảng nhân sự lãnh đạo trong đảng CSVN

Khủng hoảng về nhân sự trong đảng CSVN kỳ đại hội này có nhiều phần giống khủng hoảng nhân sự thời kỳ “hậu đổi mới”. Thời kỳ hậu đổi mới bắt đầu từ cuối nhiệm kỳ TBT của ông Nguyễn Văn Linh cho đến Hội nghị Thành Đô tháng 9 năm 1990. Thời kỳ này, khối XHCN do LX lãnh đạo bị sụp đổ, nội bộ đảng CSVN phân vân giữa hai ngả đường: hòa với Mỹ để phát triển hay ngả về Tàu để bảo vệ "thành trì" XHCN.
Vấn đề “lựa chọn” đặt ra có vẻ đơn giản. Bởi vì sau 1975, VN đã đối đầu với TQ qua cuộc chiến biên giới 1979. Cuộc chiến “dạy cho VN một bài học” của Đặng Tiểu Bình không chấm dứt sau khi TQ rút quân về, mà tiếp tục dai dẳng trên vùng biên giới cho đến cuối năm 1989. Cùng lúc đối đầu với TQ ở biên giới phía bắc, phía tây nam VN mở cuộc chiến chống quân Polpot (được TQ hỗ trợ sau lưng). Tức quan hệ giữa hai bên VN và TQ là quan hệ kẻ thù không đội trời chung.
Trong khi đó, đối với Mỹ, sau cuộc chiến 1975 VN là kẻ thù không thể dung thứ. VN bị Mỹ cấm vận cho tới thập niên 90. Nên biết trong cuộc chiến chống Polpot, Mỹ đã cùng với TQ, vốn là hai phe đối nghịch về ý thức hệ, giúp cho Polpot để đánh VN. Tức là, VN vừa là kẻ thù của TQ, vừa là kẻ thù của Mỹ.
Việc lựa chọn bên nào để “giảng hòa” đều không đơn giản. Đi với phe nào cái giá phải trả đều rất đắt. Đi với Mỹ, đất nước chắc chắn sẽ phát triển, như Đài Loan, Hàn Quốc, nhưng chế độ chính trị phải thay đổi. Cái giá phải trả là dân chủ hóa chế độ. Còn đi với TQ, đảng CSVN sẽ được bảo đảm tồn tại, nhưng cái giá phải trả là đất nước thì phải sa vào vòng lệ thuộc (kinh tế và ý thức hệ).
Mọi người đều biết, phe chủ trương làm hòa với TQ thắng thế. 

            Quyền lợi của đảng, của cá nhân được đặt nặng hơn quyền lợi của đất nước.
Theo một số tài liệu, qua trung gian của Lê Đức Anh, lúc đó là Bộ trưởng bộ Quốc phòng, quan hệ được thiết lập với phía TQ. Nhờ đó Phạm Văn Đồng đã dẫn Nguyễn Văn Linh và Đổ Mười sang Thành Đô (thủ phủ Tứ Xuyên) để hội kiến với Giang Trạch Dân và Lý Bằng (vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990) để thương lượng việc bình thường hóa ngoại giao giữa hai nước.
Hồi ký Trần Quang Cơ đã nói về hệ quả của Hội nghị Thành Đô ở vấn đề Campuchia. Việc nhượng bộ của VN ở vấn đề Campuchia chỉ là một phần của “gói điều kiện” để VN bình thường hóa với TQ.
Về chủ quyền lãnh thổ, hai bên VN và TQ nhìn nhận những sự việc đã xảy ra trong quá khứ thì không nhắc tới nữa. Điều này hàm ý, những vùng lãnh thổ mà TQ chiếm được của VN (trước 1990) thì không nhắc tới nữa. Chúng thuộc về TQ.
VN nhượng cho TQ những cao điểm, những vùng đất quan trọng về kinh tế và chiến lược, mà TQ đã chiếm được trong cuộc chiến biên giới (từ năm 1979 cho đến 1989). Trên biển thì VN nhìn nhận hành vi thụ đắc chủ quyền lãnh thổ (bằng vũ lực) của TQ tại một số bãi của VN tại TS (biến cố Gạc Ma 1988), cũng như mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS.
Đổi lại, VN được TQ đồng ý thiết lập bang giao. Về chính trị, VN trở thành một phần tử của thành trì xã hội chủ nghĩa do TQ lãnh đạo.
Theo “chính sử”, hiện nay có hai ý kiến. Phe thứ nhứt ủng hộ thái độ (dắt mối) của Lê Đức Anh. Phe này cho rằng nhờ Lê Đức Anh mà VN mới thoát khỏi “vùng xoáy của nước lớn”. Phe thứ hai ủng hộ lập trường “hòa Mỹ” của Nguyễn Cơ Thạch. Phe này cho rằng hội nghị Thành Đô đã mở đầu nền Bắc thuộc mới.
Từ hôm nay nhìn lại, dĩ nhiên ta thấy ý kiến “hòa Mỹ” của Nguyễn Cơ Thạch có lợi cho đất nước và dân tộc hơn: đất nước được phát triển sớm hơn, với nhịp điệu nhanh chóng và chắc chắn hơn. Sự toàn vẹn lãnh thổ cũng được bảo toàn.
VN hiện nay đã trở thành thuộc địa (kiểu mới) của TQ. Về kinh tế, chỉ nhìn cán cân thương mãi luôn nghiêng về phía TQ (hàng năm khoảng trên 30 tỉ đô la) ta thấy được một phần của tảng băng. Hàng hóa của TQ tràn ngập VN. Hầu hết những công trình xây dựng hạ tầng cơ sở ở VN đều do phía TQ trúng thầu. VN cũng ký kết nhiều hiệp ước bất bình đẳng với TQ, cho phép họ khai thác khoán sản (bô xít) bất kể thiệt hại môi trường…
Do lệ thuộc vào TQ mà VN không thể phát triển một cách bình thường như những nước khác trong khu vực.
Nguyễn Cơ Thạch xem lợi ích của đất nước và dân tộc là quan trọng, chủ trương hòa với Mỹ để đất nước phát triển và sinh tồn. Trong khi Lê Đức Anh chủ trương lệ thuộc vào TQ để đảng được sinh tồn.
Cái gọi là “vùng xoáy của nước lớn” không hề hiện hữu. LX (và khối XHCN) sụp đổ, VN “mồ côi” điểm tựa. Có hai đường để đi: lệ thuộc TQ hay hòa với Mỹ ? Lê Đức Anh (và ông Đồng, ông Mười) đã lựa chọn cho VN con đường tồi tệ nhứt.
Đại hội đại biểu toàn quốc diễn ra vào tháng 6 năm 1991, Đổ Mười được bầu làm Tổng bí thư, Võ Văn Kiệt làm thủ tướng. Năm sau, 9-1992, Lê Đức Anh lên làm chủ tịch nước.

Đổ Mười được bầu làm TBT đáng lẽ hai nhiệm kỳ. Nhưng khủng hoảng về nhân sự “cá đối bằng đầu” trong đảng thời kỳ này đã bộc lộ. Về sự nghiệp chính trị người nào cũng sàng sàng như nhau. Về công lao đóng góp không ai trội hơn ai. Họ tranh dành ngôi lãnh đạo bằng thủ đoạn, bằng phe nhóm quyền lực…, gọi chung là “bản lãnh chính trị” chớ không bằng tài năng kinh bang tế thế thật sự.

Đại hội VIII (tháng 6-1996) bầu Đổ Mười tiếp tục làm TBT, nhưng đến tháng 12-1997 (hội nghị lần thứ tư) thì họ Đổ bị Lê Khả Phiêu “lật”.
Nghe nói nguyên nhân ông Phiêu “lật” được Đổ Mười là do nắm được “hồ sơ” Hội nghị Thành Đô 1990.
Lê Khả Phiêu lên TBT tháng 12-1997 (Hội nghị lần thứ tư, Đại hội TƯ VII). Nhưng đến tháng tư năm 2001, nhiệm kỳ TBT chưa đủ, Lê Khả Phiêu bị Đổ Mười trả thù, “lật” lại.
Cũng nghe nói Lê Khả Phiêu bị Đổ Mười (và Lê Đức Anh) hạ bệ bằng hồ sơ “bán đất nhượng biển”. Nếu đúng vậy thì cũng (hơi) oan cho LK Phiêu. Các vụ “bán đất nhượng biển” này đều không có, vì qua hội nghị Thành Đô mấy ông PV Đồng, Đổ Mười và NV Linh đã “bán” rồi. Người ta không thể “bán” một vật đến hai lần. Ông Phiêu chỉ có “tội” là nhìn nhận có 3 vùng biển tranh chấp (trong đó có vùng biển TS).
Thời kỳ này, tranh chấp giữa “các ông cố vấn” sâu sắc đến nỗi không thể dàn xếp. Đổ Mười và Lê Đức Anh thân TQ, còn VV Kiệt (nghe nói) có khuynh hướng thân Mỹ. Nhưng chủ trương chung vẫn là thân cận với TQ.
Nông Đức Mạnh được các bên tranh chấp chọn làm TBT như là một giải pháp trung dung. Tiếp theo họ Nông, ông Nguyễn Phú Trọng cũng được “các ông cố vấn” lựa chọn như là giải pháp “kế thừa” đường lối thân TQ.
Giải pháp trung dung thực ra không phải là một giải pháp. Nó chỉ là việc “giữ nguyên trạng” sự nghiệp thân TQ, do mấy ông cố vấn xây dựng từ hội nghị Thành Đô.
15 năm qua, hai nhiệm kỳ họ Nông và một nhiệm kỳ NP Trọng, đất nước dặm chân tại chỗ (trong vòng ảnh hưởng của TQ).
Hội nghị XII, ảnh hưởng của các ông “cố vấn” đã tàn phai. Tranh chấp do khủng hoảng “cá đối bằng đầu” lần nữa lại bôc phát trong nội bộ đảng. Lần này xem ra mãnh liệt hơn kỳ trước. Kẻ lên voi, người xuống chó đã đành.
Nếu xét thế lực giữa cá nhân; các bên Sang, Trong, Hùng, Dũng; phe ông Dũng có phần trội, vì ông này đã ba nhiệm kỳ giữ chức thủ tướng. Trước đó ông này đã từng làm việc (thứ trưởng) bộ Công an, làm thống đốc ngân hàng. Ông này lại còn được thế lực của phe Lê Đức Anh chống lưng. Nhân sự trung ương (200 người), hơn 1/2 thân ông Dũng. Thế lực của phe ông Dũng, tương tự như mafia, nắm hầu hết các nguồn kinh tài trong đảng, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt con rắn đỏ là đảng cộng sản.
Nếu bầu TBT theo điều lệ đảng, chắc chắn Đại hội đại biểu toàn quốc (Đại hội TƯ) sẽ bầu cho ông Dũng.
Nhưng tâm lý “cá đối bằng đầu”, tại sao mày mà không phải tao ? Ba ông còn lại, ông nào cũng muốn chiếc ghế TBT.
Do thế yếu, hai ông Sang và Hùng có khuynh hướng “liên minh” với ông Trọng. Ông Trọng đã thành công thay đổi một số điều lệ đảng, làm cho việc bầu bán không còn thuận lợi cho phía ông Dũng nữa. Ông Trọng còn đặt ra một số “tiêu chuẩn” như TBT phải là người miền Bắc, biết lý luận v.v… Phe ông Dũng cũng vậy, cho rằng TBT phải là người có dáng vẻ bề ngoài… Điều này cho thấy trí tuệ của các phe đều nông cạn. Họ phải làm những việc có thể ảnh hưởng đến tính “chính đáng” của người lãnh đạo.
Nói là liên minh, ông Sang (hay ông Hùng) đều có tính toán trong nước cờ. Nếu hai bên Trọng và Dũng đấu nhau, bất phân thắng bại thì ông Sang hay ông Hùng đều có thể là giải pháp.
Vấn đề là, trong thời gian dài nắm quyền lực, ông Dũng đã gây nợ máu cho rất nhiều người. Nếu ông Dũng xuống thì tính mạng của ông, cũng như của con cái, thập chí cả giòng họ… sẽ không còn an toàn.
Ông Dũng vì vậy sẽ không bao giờ chấp nhận “xuống” một cách đơn giản như vậy.
Một giải pháp “trung dung” cũng khó mà thành hình. Chức vụ TBT, theo truyền thống đảng CSVN, không thể giao cho phe công an (TD Quang). TBT cũng không thể giao cho phe quân đội. Ở BCT, phe thân ông Dũng không có mấy người.
Vừa rồi có tin đồn TQ can thiệp vào nội bộ đại hội XII. Thực ra cả bốn ông, ông nào cũng thân TQ.
Vấn đề là hiện nay TQ đã làm quá lố, đến mưc không thể biện hộ được ở Biển Đông, như xây dựng các đảo nhân tạo. Mới đây lại cho máy bay quân sự ra thử phi đạo ở đá Chữ Thập. Sẽ không bao lâu TQ thôn tính các đảo khác thuộc TS để áp đặt vùng “nhận diện phòng không” ở Biển Đông.
Các ông Sang, Trọng, Hùng, Dũng cho dầu thân TQ đến cách mấy cũng không thể không mở miệng phản đối. Dầu gì trong đảng cũng có người đặt quyền lợi của đất nước lên trên.
Phe ông Dũng, mạnh miệng chống TQ hơn, nhưng mặc áo không qua khỏi đầu. Nói để cho sướng miệng, mát lòng người dân, như đều là giả dối.
Những phản đối của VN hiện nay là chỉ phản đối suông, làm cho có, như công hàm mới đây gởi LHQ nhằm phản biện lý lẽ công hàm của TQ gởi LHQ trước đó.
Nhưng áp lực (và tham vọng) của TQ ở Biển Đông có thể làm thay đổi một vài ẩn số.
Ông Trọng tháng 7 vừa rồi có chuyến thăm Mỹ. Lần đầu tiên tổng thống Mỹ tiếp đón lãnh đạo đảng CSVN tại văn phòng tòa Bạch Ốc. Thông cáo chung hai bên cho thấy Mỹ sẽ tôn trọng thể chế chính trị của VN. Điều này cho thấy vấn đề thể chế không phải là một cản trở trong quan hệ hai nước. Tức là, nếu ông Trọng có ý muốn ngả về Mỹ thì người Mỹ có thể ủng hộ ông Trọng.
Vì vậy có lần tôi viết rằng, cũng có thể là điều tốt nếu để ông Trọng làm thêm 1/2 nhiệm kỳ TBT nữa để ông này hoàn tất công trình “hòa Mỹ” của ông. Có thể tôi nhận xét sai lầm về con người ông Trọng. Nhưng nếu đó là một giải pháp thì sẽ tốt hơn cho VN rất nhiều (nếu chức TBT giao cho ông Dũng). Vấn đề là đến bây giờ thì chưa thấy dấu hiệu nào từ ông Trọng để người ta tin tưởng vào công trình “hòa Mỹ” của ông. (Chuyến đi Mỹ của ông Trọng phải chăng 'vạn bất đắc dĩ', chỉ là 'giải pháp tình thế' ?)
Trên quan điểm quyền lợi của dân tộc và đất nước (như đã viết trong một status trước), giải pháp tốt nhứt cho VN hiện nay là đảng CSVN giải tán. Tứ trụ lập ra mỗi người một đảng. Hiến pháp viết lại để nền chính trị đa nguyên được áp dụng cho đất nước. Một đạo luật về “xá tội” để những người như ông Dũng yên tâm hoạt động chính trị. Người lãnh đạo sẽ có chính danh vì được người dân lựa chọn.
Còn nếu đứng trên quyền lợi của cá nhân, của đảng, của phe phái trong đảng… có thể Đại hội XII sẽ tìm ra một giải pháp trung dung vào tháng 6 năm 2016. Nhưng đó chỉ là tạm thời. Vì mỗi lần tranh chấp nhân sự lãnh đạo là hiện tượng “cá đối bằng đầu” lại xảy ra. Không ai chịu ai. Người lãnh đạo không có tính chính danh. Cũng như đảng CSVN đã không còn tính chính đáng để tiếp tục vai trò lãnh đạo. Xã hội chờ ngày bùng nổ để các mâu thuẫn được giải quyết bằng bạo lực.
(Trương Nhân Tuấns Blog)
------------

16 nhận xét:

  1. Ở đây chẳng có chuyện “thân Tàu” hay “thân Mỹ”. Bọn này chỉ là 1 lũ thân TIỀN, ĐỊA VỊ VÀ QUYỀN LỰC. Mọi thứ là một cuộc dàn xếp phe nhóm. Câu hỏi lớn nhất đối với chúng ta, những người dân hoàn toàn không có quyền trong sự chọn lựa, là con tàu dân tộc này tiếp tục đi về đâu và chừng nào nó chìm, chứ không phải nó được dẫn dắt bởi thuyền trưởng nào.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là khủng hoảng thật.?
    Thế thì đã sao?
    Cách giải quyết thật đơn giản.
    Nguyễn Phú Trọng hiện đang là TBT và ông ta có thể ký một văn bản cuối cùng NỘP MÌNH CHO TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM TRỞ THÀNH MỘT ĐẶC KHU CỦA ĐCSTQ VÀ ĐƯƠNG KIM TBT NGUYỄN PHÚ LÚ SẼ LÀ BÍ THƯ KHU ỦY VN CỦA ĐCSTQ?

    Ha ha thế là được cùng Tập Cận Bình ôn đảng CS xuống mồ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhân sự thiếu gì , thừa đằng khác , nhưng tại sao lại khủng hoảng ? khủng hoảng NHÂN TẠO để có lý do cho các ông đang ngồi được ngồi tiếp ! 2 x 5 rõ 10 ! Tại sao mọi người cứ lao vào cuộc khủng hoảng ảo này mà lại không nhìn thấy mấy ông đã hết Date vẫn muốn ngồi nữa ?.
      Còn công khai nộp mạng Đất Việt cho Tàu thì bố bảo một tên CS nào dám làm , họ là những người biết MÁU dân Việt hơn ai hết , ít nhiều trong quan hệ Ta-Tàu cũng chỉ chui lủi thậm thụt , tịnh tiến như hiện nay , chứ ào một cái cái là hết đời CS , có đến Đinh Bộ Lĩnh cũng không cứu được ! Nếu ĐCS còn lãnh đạo thì theo tôi phải có một TBT cắt cầu kiểu quan hệ bất chính với Tàu , bằng không thì chẳng còn gì để nói , vì sau đại hội . . . nó vưỡn thế !

      Xóa
  3. Bác Trương nói thế nào ấy chứ , bao nhiêu ông còn đang vác bao tải tiền chờ đến lượt vào mua chức bán ghế đây nè! Sao lại bảo "khủng hoảng nhân sự" cơ chứ? Có mà hàng đống , có cả "gà sống thiến sót nữa" cơ!

    Trả lờiXóa
  4. Dân lương thiệnlúc 22:12 4 tháng 1, 2016

    Là người anh hùng cứu dân tộc khỏi nguy cấp là lúc này.
    Trở thành kẻ tội đồ phản dân hại nước bị phỉ nhỏ và bị trừng phạt cũng là lúc này.
    Ai đủ thông minh để nắm lấy THIÊN CƠ?

    Trả lờiXóa
  5. Xin phép tác giả bài viết được đính chính : công lao liên hệ cũng như dắt mối là của Lê đức Anh , nhờ đó Nguyễn văn Linh cùng Đỗ Mười đã " dắt tay " ông Phạm văn Đồng sang dự hội nghị " bán nước cầu vinh " Thành Đô 1990 ( tại sao tôi lại dùng động từ " dắt tay " , bởi lúc đó mắt ông PVĐ đã gần như mù ) , và đó cũng là một sai lầm nghiêm trọng cuối đời của ông Phạm văn Đồng ! Cả một đám lãnh đạo đảng - nhà nước Việt nam đã bị Trung cộng cho ăn " quả lừa " để rồi sau này có kẻ quá hận mà ra đi , về với các cụ " Mác - Lê nin " ! Kẻ còn sống đến bây giờ thì như bị trời hành , sống không ra sống , chết không ra chết , sống dai đâu có phải là THỌ , mà là TRỜI HÀNH đấy !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo Hồi ức Trần Quang Cơ: Mười, Anh, Linh muốn kéo ông Đồng đi để tăng thanh thế, nói dối ông Đồng là Giang Trạch Dân mời, muốn gặp. Nhưng sau khi chụp ảnh, quay phim, ông Đồng như bị giam lỏng trong phòng, Giang không gặp Đồng. Mọi chuyện bàn bạc, mật ước...P.V. Đồng không được tham dự (sau này có chuyện gì đổ tại 'cố vấn PVĐ').

      Xóa
  6. cộng sản chỉ dối trá dối trá và dối trá
    tồn tại nhờ dối trá và tham nhũng ăn cắp ăn cướp

    Trả lờiXóa
  7. Kiểu này thế nào cũng phải nện nhau tơi bời cho ra môn ra khoai , kể cả hàng nóng . Cái ĐCS nó thế đấy , đường cùng rồi .

    Trả lờiXóa
  8. Ngày giao dịch đầu tiên của năm 2016 đã biến thành thảm họa đối với thị trường chứng khoán Trung Quốc. Tất cả các bảng điện tử đều đỏ rực, hơn 7.000 tỷ USD đã “bốc hơi” và người ta đã phải cho dừng giao dịch nhằm ngăn chặn đà giảm.

    Tàu loạn là CSVN loạn theo . Hy vọng của dân việt .

    Trả lờiXóa
  9. Vô cùng vui,vô cùng sung sướng và thấy hạnh phúc vô cùng KHI THẤY GIẶC TÀU CỘNG TAN RÃ ! TÀU CỘNG TAN RÃ THÌ LOÀI NGƯỜI ĐƯỢC SỐNG ! vui,vui !

    Trả lờiXóa
  10. Bọn liếm gót giày quân Tàu cộng xâm lược khi nghe tin cha chúng nó (quân xâm lược TQ ) tan rã,chấc chúng nó khóc sưng cả mắt nhỉ ! =>BỌN SÚC VẬT KHỐN NẠN,ĐÁNG PHỈ NHỔ ! ĐÁNG NGUYỀN RỦA NGÀN ĐỜI !QUÂN CHÓ CHẾT ! 4 TỐT,16 CHỮ VÀNG ƠI!ĐỒ ĐỂU !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tầu cộng dẫu không xụp đổ thì Việt cộng cũng chẳng sơ múi đc gì! Có khi còn mất thêm biển đảo với chúng nếu VN khong cứng lên!

      Xóa
  11. Dân oan thời đạilúc 08:26 5 tháng 1, 2016

    Một thằng ngu như Nguyễn Phú Trọng cũng hiểu rằng chế độ CSTQ sắp tan rã rồi. Cho nên theo TQ thì chỉ có chết.
    Tại sao lão ta không tỉnh ra để cứu nước cứu nhà?
    Chỉ có thể trả lời đó là THẰNG ĐIÊN?

    Trả lờiXóa
  12. Trước hết tôi thích nhận xét của NẶC DANH 22:18.
    Có đấu đá tranh giành quyết liệt khi kẻ nào thắng mới xứng đáng Thủ Lĩnh bầy đàn.Chứ dị hòa vi quý,rồi thỏa hiêp chia quyền kiểu "cá mè một lứa" chăng chịu nghe nhau thì khó lanh đạo lắm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thỏa hiệp để cùng tham nhũng thôi bạn ơi. Sao nhiều người cứ hời hợt, để hy vọng hão vào bọn xấu?

      Xóa