Chỉ còn hơn một tuần lễ nữa là đến ngày họp đại hội
đảng Cộng sản Việt Nam
(20/1 – 28/1/2016). Một cơ sở (có thể là một chính phủ, một cơ sở nghiên cứu
hay một cơ quan tình báo …) yêu cầu giáo sư Carlyle Thayer cho biết ông
nghĩ gì về tình hình chính trị Việt Nam sau đại hội. Giáo sư
Thayer làm việc cho bộ quốc phòng Úc là nhà theo dõi tình hình Việt Nam
một cách có hệ thống và lâu dài nhất nên những nhận định của ông về những diễn
biến chính trị tại Việt Nam thường sát với thực tế và giúp ích nhiều cho những
nhà quan sát khác ít có điều kiện tiếp cận thông tin về nội bộ Việt Nam.
Đọc ý kiến ông trả lời 3 câu hỏi then chốt:
(1) Ban lãnh đạo đảng CSVN sau đại hội 12 có nghiêng
về khuynh hướng xích gần hơn với Hoa Kỳ để chống áp lực của Trung quốc không?
(2) Nhiều người tin rằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ
là người lãnh đạo đảng sau đại hội. Gíáo sư nhận định về ông ta như thế nào và
giáo sư có dự phóng gì không?
(3) Hiệp ước Thương mãi Xuyên Thái bình dương
(Trans-Pacific Partnership – TPP) có giúp Việt Nam
bình thường hóa nhanh chóng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam gồm cả việc Hoa Kỳ sẵn sàng bán mọi thứ vũ
khí cho Việt Nam ?
Độc giả không khỏi ngạc nhiên về những nhận định không
úp mở của ông, nhất là trong không khí sờ voi đoán mò đang rất thịnh hành trong
giới quan sát hải ngoại (TBN: Người ta không loại bỏ tình trạng đoán mò để phá
bĩnh này xuất phát từ Bắc kinh và tay sai với sự tiếp tay của một số nhà bình
luận dõm trong và ngòai nước). Người ta có cảm tưởng giáo sư Carl Thayer tin
rằng ông đã nắm được tình hình.
Trả lời câu hỏi số 1, giáo sư Thayer nói:
Rất có thể vị Tổng bí thư đảng tới là một nhân vật
thâm niên trong Bộ chính trị đã đến tuổi 65 nghỉ hưu. Nguyên tắc hiện nay ai
trên 65 tuổi và đã giữ chức vụ lãnh đạo hai nhiệm kỳ thì thôi, nhưng nếu cần
thì có thể miễn giảm. Trong quá khứ đã có một lần miễn giảm như vậy cho nhân
vật được bầu làm Tổng bí thư.
Nhưng dù ai lên làm Tổng bí thư, ban lãnh đạo đảng
cũng sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại đa phương và hội nhập quốc tế. Việt Nam
sẽ giữ quan hệ cân đối với các nước Trung quốc, Hoa Kỳ, Nhật bản, Ấn độ, Liên
bang Nga và Cộng đồng Âu châu. Tuy nhiên Việt Nam
sẽ xích lại gần Hoa Kỳ và các nước trong TPP để giảm thiểu áp lực kinh tế của
Trung quốc, nhất là cán cân mậu dịch bất lợi cho Việt Nam . Việt Nam cũng sẽ hợp
tác an ninh với Hoa kỳ để tăng khả năng chống áp lực quân sụ của Trung quốc trên
Biển Đông. Hoa Kỳ đang giúp Việt Nam cải tiến hạm đội phòng duyên.
Mới đây Hoa kỳ nói sẽ hủy bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát
thương (xét từng thứ vũ khí một) cho Việt Nam
nhưng Việt Nam
chưa trả lời có đồng ý hay không. Trong năm 2016 Việt Nam muốn Hoa Kỳ xét bán đồng loạt cho Việt Nam dụng cụ
truyền tin và chuyển nhượng kỹ thuật giúp tăng cường khả năng kiểm soát Biển
Đông. Cũng có nguồn tin nói Việt Nam mong muốn mua loại máy bay P3
Orion là loại máy bay chuyên tuần tra mặt biển. Tuy nhiên để tránh bề ngoài quá
thân cận Hoa Kỳ, Việt Nam
sẽ tiếp tục mua dụng cụ quốc phòng của Liên bang Nga. Đồng thời cố gắng giữ sự
tranh chấp quyền lợi trên Biển Đông với Trung quốc trong giới hạn giữa hai nước
không để Hoa Kỳ hay các quốc gia khác dính líu vào.
Trả lời câu hỏi số 2 giáo sư Thayer nói: Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đang làm thủ tướng nhiệm kỳ hai và đã trên 65 tuổi. Có
nhiều hy vọng ông ta sẽ được bầu làm Tổng bí thư. Và nếu vậy đây là một trường
hợp hy hữu. Từ trước đến nay chưa có một viên chức cao cấp nào trong Bộ chính
trị đã đến tuổi nghỉ hưu được bầu chọn giữ một chức vụ cao cấp khác. Nói cách
khác ở Việt Nam
chưa có trường hợp giống ông Vladimir Putin, thôi làm Thủ tướng thì làm Chủ
tịch nước.
Ông Dũng (nếu được bầu làm Tổng bí thư) sẽ là vị Tổng
bí thư có nhiều kinh nghiệm ngoại giao và nắm vững sự vận hành của nền kinh tế
thế giới đồng thời được nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới biết đến. Dũng sẽ thừa
hưởng kinh nghiệm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người từng thăm viếng các
quốc gia dân chủ Tây phương tại Âu châu, Úc châu, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Ông Dũng là người chủ trương biến Việt Nam thành một
quốc gia kỹ nghệ hoàn toàn phát triển vào năm 2020 và cũng là người chủ trương
xây dựng các đại công ty có khả năng chế tạo sản phẩm riêng biệt của nó. Dũng
cũng có thể là người đẩy mạnh các cải cách như TPP đòi hỏi và sẽ chia quyền
hành với những ai chống ông trong hay ngoài đảng. Nhân vật được chọn làm thủ
tướng thay Dũng sẽ cho chúng ta thấy khuynh hướng chia quyền hành sẽ được thể
hiện ra sao.
Trả lời câu hỏi thứ 3 về việc nếu Việt Nam thực
hiện những cải tổ khi thi hành đứng đắn thỏa ước Thương mãi xuyên Thái bình
dương (TPP) có giúp đẩy mạnh quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Hoa kỳ và Việt Nam,
trong đó có việc Hoa kỳ hủy bỏ mọi giới hạn trong việc bán vũ khí cho Việt Nam
không, giáo sư Thayer nói: Trên nguyên tắc Việt Nam muốn Hoa Kỳ không giới hạn
việc bán vũ khí cho mình vì nhu cầu, nhưng nội bộ có sự khác biệt ý kiến. Thành
phần bảo thủ thường nhắc nhỡ thành phần muốn đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ
đừng quên Hoa Kỳ đã làm gì cho Việt Nam trong các lĩnh vực phong tỏa vũ khí,
chất độc màu da cam và đạn mìn còn lại sau chiến tranh. Mặc dù Hoa Kỳ đã
giúpViệt Nam
giải quyết vụ chất độc hóa học và đạn mìn, nhưng các thành phần bảo thủ cho là
chưa đủ.
Hoa Kỳ còn do dự trong việc chuyển nhượng vũ khí vì
tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam . Hai lĩnh vực này không nằm
trong việc thi hành thỏa ước TPP. TPP chỉ đòi hỏi Việt Nam cho phép công nhân thành lập nghiệp đoàn độc
lập và Việt Nam
hứa sẽ thi hành đúng đắn. Việt Nam
là nước ít phát triển nhất trong các thành viên TPP nên Việt Nam được cho
phép kéo dài thời gian thi hành các điều khỏan của thỏa ước. TPP là chìa khóa
của nền kinh tế Việt Nam, nên nếu Thượng Viện Hoa Kỳ (TV) phê chuẩn TPP
(TBN: có phần chắc là được phê chuẩn vì Hoa Kỳ ký TPP với điều kiện “fast
track” của quốc hội, nghĩa là TV hoặc phê chuẩn hay bác bỏ toàn bản văn
nhưng không có quyền tu chính từng điều khoản),Việt Nam có thể nhờ Hoa Kỳ
giúp thi hành thỏa ước và điều này có nghĩa các thương gia và các nhà đầu tư
Hoa Kỳ có nhiều điều kiện làm việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt
Nam trơ nên mật thiết hơn.
Gần đây Hoa Kỳ ghi nhận Việt Nam có tiến bộ
về nhân quyền và tự do tôn giáo tuy rằng đây là một vân đề rất tế nhị . Thành
phần bảo thủ nghi ngờ Hoa Kỳ chỉ đặt vấn đề nhân quyền và tôn giáo như một cái
cớ để nhẹ nhàng lật đổ đảng Cộng sản Việt Nam qua diễn biến hòa bình. Nhưng
sự lo ngại này đã được giải quyết qua chuyến công du năm ngoái của ông Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng khi ông Trọng và tổng thống Obama tuyên bố tôn trọng thể
chế chính trị của nhau. Và từ ngày Trung quốc kéo dàn khoan dầu vào vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam (từ tháng 5 đến tháng 7 – 2014) đã có 8 trong 14 ủy
viên Bộ chính trị đến viếng thăm Hoa Kỳ, trong đó có nhiều thành phần bảo thủ.
Khi Việt Nam muốn một sự nhượng bộ nào từ phía Hoa Kỳ,
Việt Nam thường nới lỏng về nhân quyền và tự do tôn giáo (như khi vận động để
Hoa Kỳ chấp thuận quy chế Thành viên mậu dịch thường trực – Permanent Normal
Trade Relations – và sau đó gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới – World Trade
Organization – nên chúng ta có thể hy vọng rằng sau đại hội 12 tình trạng nhân
quyền và tôn giáo tại Việt Nam sẽ được cởi mở hơn. (TBN: với xu hướng này chúng
ta có thể hy vọng rằng luật sư Nguyễn Văn Đài sẽ được trả tự do sau đại hội).
C.Th/(Đàn Chim Việt)
/Trần Bình Nam phỏng dịch
------------
Các chuyên gia nước ngoài thì nhận định VN theo hướng có lợi cho VN nhưng người VN thì chỉ làn đến lợi thế và mưu mẹo của cá nhân mỗi ông trong giới chóp bu.
Trả lờiXóaThật hổ thẹn
GS-Carl Thaycr . Nhân định chính xác 100% . Tin thông tấn xã vỉa hè loan tin . Hội nghị TƯ14 chiều nay biểu quyết chức TBT. Nguyễn Tấn Dũng được 68%phiếu bầu và Nguyễn Phú Trọng được trên 30% phiếu bầu cho chức vụ TBT đại hội Đảng khóa 12.
Trả lờiXóaNếu đây là đúng thì nó là cái tát vào mặt thằng cướp nguyễn phú trọng
XóaCha nào cũng vậy thôi!
XóaGs Carl Thayer là người nước ngoài nhưng ông có cái nhìn khách quan và không miệt chúng ta và phân tích một cách toàn diện để những người có trách nhiệm lựa chọn đường đi cho mình.
Trả lờiXóaNgược lại dân ta thì cái gì cũng chê, cái gì cũng nghi ngờ
Ai cũng đã hiểu ĐCSVN trước sau thì cũng bị giải thể, nhưng chưa giải thể được và trong hoàn cảnh giặc ngoại xâm đang rình rập thì ta phải làm gì? Lựa chọn ai cho đất nước đỡ tổn thất, nhân dân đỡ đau khổ nhất?
Đó là điều mà mỗi người có trách nhiệm phải nghĩ tới.
Không giải thể ngay thì thằng Tàu nó đớp sạch các đảo, bọn chó tay sai Tàu nó cố đấm ăn xôi câu giờ để thằng bố Tàu của nó đớp.
XóaPhải bắt ngay lũ lê chiêu thống trong đảng csVN lôi cổ chúng xuống để dân chúng hỏi tội
CON ĐƯỜNG NGOẠI GIAO QUYẾT TÂM BÃO VỆ TỔ QUỐC- GÓP PHẦN VÌ HÒA BÌNH THẾ GIỚI
Trả lờiXóavà con đường kinh tế, thực tế, thì đã phụ thuộc đầu ra vào, phần lớn vào Trung Quốc!
XóaAi đã làm ra như vậy ?
Ômg Dũng hay Trọng ?
Cùng một duộc!
XóaNăm năm trước Gs Cảl nói như đinh đón cột là ông Hùng hói sẽ về vườn... Nhưng ông ta lại ngồi chình ình trên quốc hội cho đến ngày Tập sang phát biểu... Hy vọng lần nay giáo sư nói đúng... Theo tôi thì chả ai rành chính trường Việt Nam bằng người Việt Nam...
Trả lờiXóaCó mhững yếu tố sau đây khiến cho quá trình Dân chủ hóa ở VN gặp phải rất nhiều cản trở và sẽ phải trả giá lâu dài. Một: Những chiến thắng vinh quang trong quá khứ làm cho tư duy người Việt đông cứng với sự thùa nhận vai trò dẫn dắt của Đang CS. Đại đa số không thấy sự khác biệt cơ bản giữa thế hệ lãnh đạo trước kia với thế hệ hiện nay.Lãnh đạo CS VN hiện nay đã tha hóa thành một tầng lớp giàu có mới khai thác triệt để điều đó theo kiểu "ăn mày quá khứ" vừa tăng cường tuyên truyền lừa gạt vừa trấn áp mạnh để duy trì thể chế nhằm trục lợi cho bản thân,gia đình và phe nhóm. Hai. Chiến tranh liên miên nhiều thập kỷ khiến cho đa số người dân rất sợ sự thay đôi , chia rẽ thậm chí lộn xộn dẫn đến xung đột đổ máu. Họ thà hèn nhát chấp nhận chế độ độc tài đảng trị còn hơn mất di cơ hội tạo dựng cuộc sống mới. Ở VN hiện nay, khó có thể huy động một cuộc xuống đường vài ngàn người ,đừng nói hàng triệu người.Ba. Lực lượng DC còn ít ỏi,phân tán nhỏ lẻ, nhiều quan điểm khác nhau, chủ yếu xuất phát từ một số cá nhân đảng viên lão thành, trí thức, thanh niên v.v chưa có ngọn cờ với cương lính chương trình hoạt động đủ sức lôi cuốn đông đảo nhân dân vào cuộc.Bốn. Tâng lớp lãnh đạo tuy mâu thuẫn với nhau về quyền lợi nên đấu đá tranh giành quyền lực nhưng đa số vẫn sợ dân chủ hóa, sợ mất quyên lợi dã có nên chưa xuất hiện những cá nhân có thế lực mạnh dứt khoát đứng về nhân dân. Tấ cả đang còn tù mù, mờ ảo, hư thực, đúng sai tốt xấu lẫn lộn. Vì vậy mọi sự lựa chọn, bầu bán, hy vọng đều chưa chưa có cơ sở vững chắc, kể cả những dự báo của các chuyên gia nổi tiếng trong nước và nước ngoài. Tất cả dẫn đến một kết luận: những chiến sĩ tiên phong của phong trào DCH nên tiếp tục nâng dân trí, chấn dân khí ,làm cho người dân hiểu đúng bản chất chế độ hiện nay và tự nguyên tham gia vào quá trình đổi mới đất nước một cách triệt để trong hòa bình...
Trả lờiXóaĐồn ý. Hàng triệu người xuống đường. Đó là cách đấu tranh duy nhất để xóa bỏ 1 chế độ bất công. Mong nó "Tự sụp đổ" chỉ là thái độ trốn tránh, AQ.
XóaMỹ cho vũ khí thì Mỹ bán càng nhiều,
Trả lờiXóaVũ khí mà Mỹ cần và Việt Nam cần nhất là HĐ TPP,với vũ khí này loại Trung quốc ra khỏi cuộc chơi ngay.Và Trung quốc sợ nhất vũ khí này nên gần đây gây sức ép không bình thường.
Trung quốc dám so găng với Mỹ,với Việt Nam thì phải sau 2 thế hệ nữa mói dám.Các sân bay của Trung quốc ngoài biển Đông,Việt Nam để dành cho Mỹ xử lý,chứ Việt Nam chỉ 40 phút là nát bét các sân bay đó ngay.
Hiện thì căng thẻng thật,thường là như vậy,vào Đại hội là xong thôi.Kỷ luật trong Đại hội là trời còn sợ,uỷ viên nào dám.
Xu thế thời đại như thế nào thì ĐCSVN sẽ chọn xu thế đó.
Nói lại cho rõ,ĐCSVN thề không di tản đâu,nên không bỏ chính quyền cho ai nhặt đâu.Và ngày nay nước nào chính phủ nào trên thế giới cũng hiểu và từ đó quý mến,vài thứ lặt vặt như tự do gì gì đó ăn nhằm gì với họ.Do vậy rủa nguyền cho lắm chỉ tổn thọ thôi.
Đi hết nổi thì nghỉ,không thì mời nghỉ,không có chuyện muốn ngồi thì cứ ngồi phá đám.
CS
Nói thẳng, không vòng vo! Bản chất của những người No Cộng sản.
Trả lờiXóa