* NAM NGUYÊN
Trong mấy ngày qua thông tin về dự án xây dựng tượng
đài Hồ Chí Minh trị giá 1.400 tỷ ở Sơn La tràn ngập báo chí do nhà nước quản
lý. Sự tiêu xài lãng phí tiền thuế của dân, tiền ngân sách ở một tỉnh nghèo mà
hàng năm phải cứu đói, đã bị phê phán nặng nề và báo chí đã rộng cửa đưa tin.
Hiện tượng
xây tượng đài
Đáp câu hỏi của Nam Nguyên, lý giải thế nào về tình
trạng tất cả các tỉnh đều muốn có quảng trường hoành tráng và nguy nga tượng
đài lãnh tụ, trong bối cảnh đất nước còn nghèo và khó khăn, bội chi ngân sách triền
miên và khả năng trả nợ công là một dấu hỏi lớn. Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí
Long chuyên gia kinh tế ở Hà Nội nhận định: “Hiện
nay có hiện tượng tràn lan phổ biến là xây những tượng đài mà cuối cùng quá khả
năng ngân sách. Trong bối cảnh hiện nay dân nghèo còn rất nhiều, bệnh viện còn
thiếu thốn, trường học cần được xây dựng thêm vì rất thiếu, những việc này là
hợp lý. Còn riêng cái quảng trường kia thì xây dựng toàn bộ hệ thống đồng bộ
complex cả quảng trường và trụ sở tốn 1.400 tỷ, riêng tượng đài bác Hồ cùng các
dân tộc thiểu số thì chỉ hết 200 tỷ. Nhưng mà theo tôi những cái đó cũng không
cần thiết, vì thực sự lãng phí trong bối cảnh ngân sách luôn luôn bội chi, ngân
sách thiếu hụt rất là lớn mà bản thân năm nay ngân sách cũng thiếu hụt do dự
toán ban đầu nguồn thu dầu 100 đô la một thùng mà đến nay chỉ 60 cho nên ngân
sách thâm thủng rất lớn, mà trong phần chi thì bội chi rất là cao. Đáng lý tiền
đó phải đầu tư vào hạ tầng cơ sở, đầu tư vào nhà thương, trường học hay xóa đói
giảm nghèo thì sẽ tốt hơn nhiều. Hiện tượng này cần phải chấn chỉnh, tôi nghĩ
những điều này này hoàn toàn không hợp với lòng dân.”
Theo Thanh Niên Online bản tin trên mạng ngày
5/8/2015, dự án tượng đài 1.400 tỷ tại Sơn La là một chủ trương đã được thống
nhất thông qua. Tờ báo trích lời ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật,
triễn lãm và nhiếp ảnh trả lời báo chí theo nguyên văn, công trình Bác hồ với
nhân dân các dân tộc Tây Bắc xây dựng ở TP Sơn La về mặt chủ trương đã được Bộ
Văn Hóa-Thể thao-Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính ủng hộ,
sau đó đã trình Ban Bí thư và nhận được sự đồng ý về mặt chủ trương.
Trò chuyện với chúng tôi, TS Hà Sĩ Phu nhà bất đồng
chính kiến hiện sống ở Đà Lạt cho rằng, dư luận quay quanh chuyện xà xẻo ở các
công trình lãng phí mà không để ý tới vấn đề chủ chốt. TS Hà Sĩ Phu nhấn mạnh: "Việc xây dựng tượng đài đặc biệt là
tượng đài Hồ Chí Minh ở khắp các tỉnh và còn đưa vào các chùa chiền. Thường lệ
người ta chỉ quan tâm đến chuyện lãng phí, chuyện lợi dụng tham ô kiếm chác, mà
quên ý nghĩa chính trị rất quan trọng của vấn đề.
“Trên tình
trạng chủ thuyết Mác Lê đã bị phá sản, muốn duy trì độc đảng độc quyền thì phải
đổi cách và các đổi của họ là nói rằng đang đi theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tư
tưởng dân tộc chứ thực ra không phải tư tưởng cộng sản. Nghĩa là dựa vào cái uy
tín do được tuyên truyền của Hồ Chí Minh để giữ được cái độc quyền độc đảng của
họ, đấy mới là chuyện quan trọng.
“Cho nên
trong cả một thời gian dài sắp đến, họ sẽ dựng tượng Hồ Chí Minh không những ở
khắp các tỉnh, những nơi quan trọng mà còn ở tất cả các chùa chiền để đi vào
đời sống người dân. Tức là dùng hình tượng ông Hồ để phủ lên đầu dân tộc Việt
Nam, để che cho sự tồn tại rất bất lợi của đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền
trước nhân dân, chuyện ấy mới là quan trọng.”
Đối với vấn đề lãng phí tham nhũng ở các công trình
xây dựng quảng trường và tượng đài lãnh tụ trên khắp đất nước, Tiến sĩ Hà Sĩ
Phu phân tích: “Các tỉnh thì cũng nhân
cái chủ trương chính trị ấy mà làm thật to, bởi vì làm càng to thì tỷ lệ ăn
chia càng nhiều. Đây là việc gọi là ăn theo chủ trương chính trị, chứ chuyện
tham nhũng không phải tự nó đẻ ra chuyện tượng đài, không phải mục đích tham
nhũng đẻ ra tượng đài mà mục đích chính trị mới là số một.”
Chi tiêu vô
tội vạ
Được biết sau khi cả báo chí nhà nước lẫn các mạng xã
hội đưa rất nhiều thông tin về vụ tượng đài 1.400 tỷ, các giới chức tỉnh Sơn La
cố gắng biện hộ bằng cách tách rời tượng đài Hồ Chí Minh khỏi quảng trường nguy
nga của TP.Sơn La. Tuy rằng ai cũng hiểu là nếu có tượng đài của ông Hồ Chí Minh
thì mới có dự án Quảng Trường 1.400 tỷ. Xem kỹ nghị quyết trước đó của Hội đồng
Nhân dân Tỉnh Sơn La sẽ rõ điều này, nghị quyết xác định Hội đồng Nhân dân tỉnh
thống nhất xây dựng tượng đài “Bác hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” kinh
phí dự trù 1.400 tỷ đồng.
Trang mạng Sohanews và Trí Thứ trẻ ngày 6/8/2015 trích
lời ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ban Kiểm tra Trung ương, bày tỏ sự
ngạc nhiên về đề án 1.400 tỷ xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh gắn với quảng
trường tại Sơn La. Ông Hùng nhấn mạnh, dân đang khổ, bão bùng ở khắp nơi,
trường học còn thiếu, bệnh viện quá tải, sao lại xây tượng đài đồ sộ. Ông Vũ
Quốc Hùng, từng một thời nắm giữ cây roi kỷ luật của Đảng, nói với nhà báo là
Quốc Hội nên vào cuộc cân nhắc về những dự án quảng trường và tượng đài nghìn
tỷ.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, đáp câu hỏi là nên
có giải pháp gì để giảm thiểu tình trạng chi tiêu ngân sách, sử dụng tiền thuế
của dân một cách vô tội vạ, như trong các công trình xây dựng quảng trường và
tượng đài lãnh tụ. Phó Giáo sư Ngô Trí Long nhận định: “Hiện nay thực tế một trong những vấn đề đối với chi tiêu ngân sách thì
Quốc hội cũng như các cơ quan chức năng đã thừa nhận kỷ cương kỷ luật ngân sách
rất là yếu kém. Cho nên những việc đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới
tình trạng ngân sách luôn luôn thâm thủng.
“Trong bối
cảnh ngân sách luôn luôn thâm thủng mà hoạt động đầu tư không hiệu quả, nền
kinh tế thực sự còn khó khăn, thì những cái đó dẫn tới rất nhiều hệ lụy nếu
không có sự ngăn chặn tình trạng này. Cho nên cần phải có những biện pháp kiên
quyết, cần phải có bàn tay sắt thì mới có thể thực thi vấn đề này. Chứ chỉ nói
mà không làm, chỉ hô hào mà không chủ trương không có những chế tài thực sự
nghiêm, thì cuối cùng theo tôi nghĩ hiện tượng này sẽ lập đi lập lại.”
Có nhà báo nói đùa, tượng đài 1.400 tỷ là đề tài câu
độc giả câu view và quả như vậy, báo chí nhà nước khai thác đủ mọi góc cạnh
liên quan kể cả thông tin và giải thích của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La.
Trang mạng Soha news, khi đưa tin Hội đồng Nhân dân
tỉnh Sơn La ra Nghị quyết thông qua Đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng
bào các dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường tại TP.Sơn La tổng mức đầu tư
1.400 tỷ đồng, nhà báo đã kèm thông tin “Sơn La vẫn còn 36.000 người thiếu
đói”. Theo tin này Sơn La là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Toàn tỉnh
có 11 huyện và 1 thành phố thì có tới 5 huyện nghèo thuộc chương trình hỗ trợ
giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ.
Chính các báo cáo của tỉnh Sơn La cũng xác nhận, đến
hết năm 2013, toàn tỉnh có gần 69.000 hộ nghèo chiếm 27% tổng số hộ và hơn
31.000 hộ cận nghèo chiếm 11,86% tổng số hộ. Riêng năm 2014 có khoảng hơn
31.000 hộ với 141.000 nhân khẩu thiếu đói.
Bức tranh màu xám này của Sơn La gây ra sự tương phản
đầy mỉa mai với dự án quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh kinh phí 1.400 tỷ
đồng.
N.Ng (RFA)
--------------
Có tượng đài nào biết cõng trẻ em qua sông không? Nếu có thì hãy làm.
Trả lờiXóaKhi bộ...đã quyết thì 4 bộ phải theo. Vừa được tiếng chấp hành vừa được tiền bôi trơn.Sướng nhé " được ăn được nói, được gói mang về". Xây tượng bác hồ may ra giữ chắc được bộ sậu. Không cần Mác-Lê vẫn có "học thuyết tù mù", thông qua xây tượng sẽ phát triển thêm được mấy ông "tư bản đỏ" nữa . Một công đôi việc khỏi lao tâm khổ tứ, do đó ý ông Hà Sĩ Phu đúng có một nửa thôi ông ạ vì ngay cả bọn lưu manh cũng tránh tiếng xấu nên có bị chê kém còn hơn bị người đời căm ghét vì ăn cướp. Ngày nay muốn cho xã hội tiến bộ, kẻ cướp chùn tay thì phải hiểu cho đúng động cơ và mục đích nó mới sợ vì hiểu như cụ HSP thì các quan chức không cần tiền, chỉ cần "lý tưởng thôi sao"?
Trả lờiXóaNếu tượng đài "là bóng che cho đảng", thì chẳng lẽ dùng "bàn tay che mặt trời"?
Trả lờiXóaCho nên, cách so sánh này không chuẩn.
Đúng thực chất mà nói Đảng Chẳng yêu mến gì HCM mà cho xây dựng tượng đài tràn lan chủ yếu là để chia chác ngân quỹ mà thôi , bằng chứng có nhiều phản ảnh rõ như vậy mà họ vẫn làm thì mọi người đủ biết cái chế độ thối nát như thể nào rồi, nó Ko coi nhân dân ra gì cứ Ăn. Nó mang danh vua trị vì thiên hạ Hơn cả Tào Tháo Tàu còn gì?Thât đáng khinh và khốn nạng bọn chó Cộng này
XóaKhông ,so sánh rất chuẩn ! và chính như bạn nói : Tay không thể che mặt trời nên dù xây cất ngàn tượng vẫn vô ích. Đó chính là sự kịch cỡm , hoan phí ngu ngơ, ráng bám víu vao cái hình ảnh mờ ảo cuối cùng của đảng. Nhưng dân vẫn thấy cái xấu, thối nát của đảng cùng chế độ và cái con ''đường XHCN đi hoài không đến, có đâu mà tìm này ''.
XóaBuc binh phong do da rach nat roi, chung biet the nhung van loi dung de 'chen' thoi
Trả lờiXóaÍt nhất lúc này vẫn có người chịu kawsng nghe ý kiến của lẽ phải.
Trả lờiXóaBức tâm thư của tiếng nói lương tri đang được soạn thảo để gửi tới những người có trách nhiệm. Đề nghị mọi người gửi chữ ký của mình vào đó.
Vô ích từ trên xuống dưới vô tâm chém chén với nhau.Chi vận Động mọi người Bất tuân dân sự, fut tiết kiệm. Ko đóng thuế. Và đình công mới làm hẳn rừng sợ Thôi cứ như thể này Ko sớm thì muộn củng xảy ra
XóaTượng đài Bác lá chổ ẩn nấp cho sự ngu dốt , thất bại và phá hoại .
Trả lờiXóaXây tượng đài Hồ Chủ Tịch là chủ trương của Đảng, sẽ xây tiếp nhiều nhiều, mà Đảng là sáng suốt tài tình, là đỉnh cao trí tuệ, là lãnh đạo toàn diện tuyệt đối.
XóaTại sao phải xây to?
To cao mới thể hiện lòng tôn kính, vì nhờ có cụ Hồ mà nay họ được độc quyền cai trị cả dân tộc này. To cao để rút kinh phí được nhiều thì phần trăm sẽ lớn.
Tại sao phải xây nhiều?
Thể hiện việc ban phát công bằng, không để xảy ra tình trạng tỉnh này có tỉnh kia kêu thiệt thòi. Càng nhiều thì phần trăm ngân sách cũng lộn ngược về tỷ lệ thuận theo.
cùng sự vinh thân phì gia tham lam ích kỷ!
XóaÝ kiến của nhà trí thức bút hiệu Hà Sĩ Phu thật là chính xác
Trả lờiXóađã nói lên thực chất và cốt lõi của vấn đề dựng tượng vì họ
(đảng CsVN.) đang núp bóng HCM.do chủ trương thần thánh
hoá của họ để tuyên truyền,như tất cả mọi chế độ CS.chuyên
thần thánh hóa lãnh tụ.
"Anh muốn gặp may mắn ư? Anh phải là người can đảm trước đã".
Trả lờiXóa(Franklin D. Roosevelt)
Xuất phát từ đâu lại bùng nổ việc dựng tượng đài, xây đền chùa, nhà bảo tàng liên quan đến Hồ Chí Mình và các đồng chí của ông? Ta không nên chỉ xét đơn thuần là gây tốn kém lãng phí lớn cho dân cho nước mà là nó xuất phát từ căn nguyên nào. Đây rỏ ràng là đã có sự thống nhất chủ trương nào đó đã được bật đèn xanh trong nhiều năm qua. Đền chùa, lăng tẩm, tượng đài là thứ lâu dài dể ăn sâu bám rể trong nhân dân, hợp với phong tục thờ cúng ở nước ta. Đây chính là mục đích mà phe nhóm độc quyền lãnh đạo rất muốn lợi dụng. Từ tượng đài, lăng tẩm, đền chùa để tôn vinh thờ phụng người trong phe nhóm kết hợp với sự thêu dệt của hệ thống truyền thông để mua chuộc lòng dân. Dần dà sẻ ăn sâu bám rễ như một thứ tôn giáo để dể bề cai trị về lâu về dài...
Trả lờiXóaLàm lắm tượng đài để nhân dân thêm căm thù chế độ và lật đổ chế độ càng nhanh hơn. Lúc đó tượng đài còn lại lạnh lẽo, trơ trọi vô hồn
Trả lờiXóaỞ Singapore không hề có tượng Lý Quang Diệu. Họ rất thông minh, đạt trình độ tư duy xã hội cao. Phải không?
Trả lờiXóaVì cả quốc đảo thần tiên này là tượng đài biểu tượng vĩ đại nhất của TT Lý Quang Diệu !
XóaCách đây vài năm khi đến thăm một khu đền chùa mới được xây cất khang trang. Bước vào ngôi đền chính tôi thật ngở ngàng khi thấy ở đây bức tượng Hồ Chí Minh như đặt nhầm vào chổ tượng phật hay tượng thánh. Từ đó đến nay tôi luôn suy nghỉ đến hiện tượng kỳ lạ này chẵng lẻ giới lãnh đạo đã chuyển theo hướng thần thánh hóa, đạo giáo hóa để dể bề độc quyền lâu dài? Tôi rất đồng cảm với ý kiến của Ts Hà Sĩ Phu: “không phải mục đích tham nhũng đẻ ra tượng đài mà mục đích chính trị mới là số một.”
Trả lờiXóaNeu vay tu nay ve sau thoi k dong thue nua chang dau vao dau
Trả lờiXóa...." Cái ô " ...che chở đã bị...xé toạc !
Trả lờiXóa