Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Ông Tập Cận Bình khẳng định điều gì qua câu nói ‘một quốc gia, hai chế độ’?


Khi nhà lãnh đạo Trung Quốc – ông Tập Cận Bình – đến Macau nhân kỷ niệm 15 năm Macau được trao trả về Trung Quốc, ông đã canh tân một điệp khúc quen thuộc: “Chúng ta phải trung thành với nguyên tắc ‘Trung Quốc hợp nhất’ và tôn trọng sự khác biệt giữa 2 chế độ”.
Ông nói thêm rằng, xa rời nguyên tắc này “sẽ giống như chân trái đi giày-chân-phải, và sai lầm này sẽ tiếp nối sai lầm khác”.
Theo lời ông Tập, Macau – một thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha – đã tuân thủ đúng theo chính sách”một quốc gia, hai chế độ” và Luật Cơ bản (Basic Law), Hiến pháp thu nhỏ của đặc khu này.
Nhưng không rõ điều ấy có đúng với Hồng Kông hay không. Thỏa thuận giữa Vương quốc Anh và Trung Quốc, khi Hồng Kông được giao cho nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc vào năm 1997, có nói rằng đặc khu này được điều hành bởi nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, cho phép chính quyền đặc khu có mức độ tự trị cao trong thời gian 50 năm.
Hồng Kông – thuộc địa cũ của Vương quốc Anh – vừa trải qua sự kiện chiếm đóng đường phố trong 79 ngày do sinh viên khởi xướng, được gọi là Phong trào Ô. Những người tham gia phong trào yêu cầu có sự phổ thông đầu phiếu thật sự trong cuộc bầu cử Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông vào năm 2017.
Nếu phân tích cú pháp trong lời nói của ông Tập, dựa trên bối cảnh đấu đá chính trị khốc liệt trong Đảng Cộng sản thời gian gần đây, có thể cho rằng ông Tập Cận Bình phần nào đang nhắm vào ông Lương Chấn Anh, Trưởng Đặc khu Hồng Kông hiện thời, và những người chống lưng (không theo phe ông Tập Cận Bình) cho ông ta tại Bắc Kinh.
‘Một quốc gia?’
Theo ông Lương Chấn Anh – Trưởng Đặc khu hiện thời, thắng cử năm 2012 với 689/1200 đầu phiếu – những người biểu tình đã có những yêu sách vô lý và không hợp pháp.
Ông Lương một mực nói rằng, ông chỉ cân nhắc cải tổ nội trong phạm vi Luật Cơ Bản và “Giải thích và Quyết định của Hội Thường vụ Ủy viên Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPCSC)”.
Ngày 10 tháng 6 năm nay, NPCSC công bố một sách trắng (white paper – bạch thư) tuyên bố quyền lực pháp lý bao hàm toàn diện của Trung Quốc đối với Hồng Kông, quyền sửa đổi Luật Cơ bản nếu thấy cần thiết, và các ứng viên Trưởng Đặc khu Hành chính trước nhất cần phải “yêu Trung Quốc”.
NPCSC cũng thông qua một gói cải cách ngày 31 tháng 8 khẳng định rằng người Hồng Kông có thể có phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử Trưởng Đặc khu năm 2017 – chừng nào các ứng viên được lựa chọn bởi một Ủy ban thân Bắc Kinh.
Kết hợp cả hai quyết định từ NPCSC trên thực tế đã thay thế nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” trong việc cai quản Hồng Kông thành “một quốc gia, một chế độ”. Nguyên tắc trên được kế thừa từ Tuyên bố Chung Sino-British năm 1984 (Sino-British Joint Declaration).
Giận dữ trước sự ngược ngạo của Bắc Kinh đối với một hiệp ước quốc tế, người Hồng Kông đã tổ chức một cuộc biểu tình quy mô cực lớn vào ngày 31 tháng 8.
Các sinh viên hưởng ứng bằng một cuộc vận động tẩy chay trường học ngày 22 tháng 9. Một tuần sau, Phong trào Ô nổ ra sau khi cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình bên ngoài văn phòng chính quyền tại Kim Chung (Admiralty), thu hút hàng vạn người Hồng Kông tham gia chiếm đóng các trục đường chính trong thành phố.
Mặc dù ông Lương và chính quyền Hồng Kông ngày càng đánh mất lòng tin của người dân khi cuộc biểu tình kéo dài, ông không mảy may lay chuyển trước sự hậu thuẫn cho đề xuất “một quốc gia, một chế độ” của NPCSC.
‘Hai chế độ’
Khi báo cáo về những lời tuyên bố của ông Tập Cận Bình tại Macau, một số phương tiện truyền thông khẳng định rằng, nhà lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ nguyên lý “Trung Hoa hợp nhất”. Nếu rập khuôn lời ông Tập theo chiều hướng này, sẽ không thể nào phân biệt những sự khác nhau trong các tuyên bố chính trị, một phía từ NPCSC, và phía kia từ Tập Cận Bình.
Ông Tập chưa bao giờ công khai ủng hộ quyết định của NPCSC về vấn đề Hồng Kông. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc kiên định nhấn mạnh, cải cách dân chủ ở Hồng Kông phải tuân thao Luật Cơ bản và nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Trong một cuộc gặp mặt cởi mở ngày 22 tháng 9 tại Bắc Kinh cùng 70 thương nhân Hồng Kông, ông Tập nói rằng chính sách “một quốc gia, hai chế độ” sẽ không thay đổi. Các báo cáo chính thức về diễn văn của ông Tập từ phương tiện truyền thông của Đảng thận trọng bỏ qua các quyết định của NPCSC,  nhưng nhấn mạnh pháp quyền của Luật Cơ bản.
Và khi ông Tập gặp ông Lương Chấn Anh tại Bắc Kinh ngày 9 tháng 11 ở hội nghị thượng đỉnh APEC, ông mở đầu cuộc đối thoại với yêu cầu nhà lãnh đạo Hồng Kông hiểu rõ ràng và minh xác nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” và Luật Cơ bản để khuyến khích phát triển dân chủ tại Hồng Kông trong phạm vi hệ thống pháp luật của đặc khu này.
Nhưng diễn văn tại Macau có lẽ là lời khẳng định rõ ràng nhất của ông Tập đối với vấn đề xử lý các sự vụ tại Hồng Kông và Macau.
“Chúng ta đừng bao giờ nên chú trọng chỉ một mặt mà bỏ qua mặt kia”, theo lời ông Tập, sau khi nêu lên chính sách “Trung Quốc hợp nhất” và sự cần thiết phải “tôn trọng” “hai chế độ”.
Tóm lại, ông Tập chủ trương “một quốc gia” và “hai chế độ”, trái ngược với “một quốc gia, một chế độ” của NPCSC.
Tất cả điều ấy làm dấy lên câu hỏi: Tại sao cơ quan lập pháp của chế độ Trung Quốc, dìu dắt Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông đối nghịch với chỉ định từ nhà lãnh đạo tối cao?
Hai phe
Các nhà quan sát chính trị Trung Quốc đã có thể nhận ra rằng, cuộc đấu đá giữa hai phe lớn trong Đảng vẫn chưa kết thúc: một bên là ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn, Bí thư Kiểm tra Kỷ luật Đảng; bên kia là cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và thân tín, như ông Tăng Khánh Hồng.
Theo thông tin năm 2012 từ nội bộ Đảng, phe đối lập đã có kế hoạch hất cẳng ông Tập Cận Bình trong kỳ chuyển giao quyền lực năm 2012, và cất nhắc ông Bạc Hy Lai, khi ấy đang là Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh và Ủy viên Bộ Chính trị. Âm mưu này đã thất bại sau khi ông Vương Lập Quân – cảnh sát trưởng tỉnh Trùng Khánh, cánh tay phải của Bạc – chạy trốn vào Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô vào tháng Hai, với mong muốn được tỵ nạn chính trị. Sau đó không lâu, Bạc Hy Lai bị thanh trừ, và ngay từ lúc có được quyền bính, ông Tập Cận Bình đã gắng sức loại bỏ các địch thủ và bảo vệ bản thân.
Do vậy ông Tập đã trừng phạt Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh từng được xem là bất khả xâm phạm, và những quan chức chóp bu khác như Từ Tài Hậu. Nhưng Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng vẫn còn tại ngoại, điều ấy chứng tỏ cuộc chiến quyền lực vẫn chưa chấm dứt.
Cần phải hiểu vấn đề Hồng Kông trong bối cảnh đấu đá chính trị như thế: có cách nào hạ thấp uy tín và phản công ông Tập Cận Bình hơn cách tạo nên hỗn loạn tại Hồng Kông, thậm chí xúi giục trừng trị bằng bạo lực?
Ông Trương Đức Giang – Phó Thủ tướng, Chủ tịch NPCSC, nắm giữ quỹ đầu tư vào Hồng Kông và Macau – được biết là người trung thành với Giang Trạch Dân. Với sự lèo lái của ông, NPCSC đã thông qua quyết định chính trị khiến người Hồng Kông nổi giận. Trước đó, hậu trường đã được chuẩn bị bởi Trưởng Đặc khu hành chính Lương Chấn Anh, người mà ai cũng biết là một Đảng viên ngầm, có liên quan mật thiết đến mạng lưới kinh doanh và chính trị của Giang, và có những quyết sách làm nới rộng khoảng cách thu nhập trong thành thị và khiến người dân Hồng Kông ngày càng xa lánh chính quyền.
Kết cục xấu nhất – một cuộc thanh trừng bạo lực bởi cảnh sát hay thậm chí bởi đồn trú Quân đội Giải phóng Nhân dân – đã không xảy ra. Theo truyền thông Hồng Kông, sau khi cảnh sát sử dụng hơi cay vào ngày 28 tháng 9, ông Tập Cận Bình đã bình luận trong một cuộc họp nội bộ rằng điều ấy không cần thiết và có lời khuyên “những việc của Hồng Kông phải được giải quyết bởi người Hồng Kông”.
Khi xem xét hậu quả từ cuộc biểu tình Chiếm Trung, tờ báo ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông, Apple Daily đã báo cáo rằng chính quyền trung ương không hài lòng với cách xử lý Phong trào Ô của Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh, đặc biệt trong các việc: sử dụng hơi cay, cảnh sát móc nối với xã hội đen và làm ngơ khi những người biểu tình bị đánh đập, và ý kiến của ông Lương rằng không nên cho phép người nghèo có được dân chủ.
Nhưng cùng với việc ông Tập Cận Bình nhanh chóng kiểm soát quân đội, theo nguồn tin từ nội bộ Đảng, có khả năng xảy ra những động thái nhằm hạ bệ những quan chức như ông Trương Đức Giang.
Các báo cáo chính thức từ truyền thông Trung Quốc có ý kiến rằng ông Tập hài lòng với cách xử lý của ông Lương đối với vấn đề Hồng Kông – nhưng nếu phân tích cú pháp thật chặt chẽ, sẽ phát hiện được một điểm khác biệt. Trong khi ở Macau, ông Tập đã ca ngợi các vị lãnh đạo của hai nước thuộc địa cũ.
Về ông Lương, ông Tập nói ông ấy đã “thực hiện nghĩa vụ của mình”. Trưởng Đặc khu Macau, Fernando Chui, được nhận xét là “trung thành thực hiện nghĩa vụ và không sai sót trong sứ mệnh của mình”. Đối với sự mập mờ văn tự trong các chiêu trò tuyên truyền của chính trị Trung Quốc, việc thiếu từ “trung thành” trong khi đề cập đến ông Lương Chấn Anh là không thể không lưu tâm.
Larry Ong, Epoch Times/(Đại Kỷ Nguyên)
----------------

5 nhận xét:

  1. Lịch sử CHND Trung Hoa là những cuộc triệt hạ, giết nhau trong lãnh đạo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu thay CHND Trung Hoa bằng CHXHCN Việt Nam thì củng chẳng khác gì nhau

      Xóa
  2. Người CS.chỉ chú ý làm sao giữ được quyền lực mà họ
    đã cướp được,do đó khi chưa có thì họ phải NÓi DỐI để
    che giấu nanh vuốt của mình như TCB. với "1 quốc gia 2
    chế độ" nhằm làm an lòng dân trước đã !
    Thế nhưng khi đã đưa toàn dân vào tròng thống trị của họ
    thì họ làm ngược lại hết vì họ có đủ quyền lực trong tay :
    quân đội và công an.
    Bằng cách bịp bợm như vậy,người dân bị ở vào thế đã
    rồi,không thoát được của cá trong chậu,chim trong lồng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh09:53 Ngày 01 tháng 01 năm 2015 nói mới hoàn toàn đúng, khác hẳn các vị trên -thực ra là những người đang bị bọn cầm đầu cs lừa.
      Dù tôi từng hơn 20 năm là đảng viên cuồng tín thì tới nay tôi cũng phải thừa nhận:
      "đừng nghe cs nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cs làm"
      Liệu cái câu mà Tập cận bình nói tôn trọng đường lối "một cuốc ra, 2 chế độ" ấy nó có giá trị gì không khi cs Hồng k ông bắt và đàn áp người biểu tình ôn hòa đòi tự do lựa chọn người đại diện cho mình?
      ở VN cũng vậy, những phát ngôn của thủ dũng, của tổng bí lừa luôn nghe hay như mật rót vào tai để lừa dân chứ không để chúng thực hiện, Vậy mà không ít người vẫn hy vọng vào việc có thể ngửi thấy, sờ thấy cái bánh mà những kẻ cầm đầu csVN đã vẽ ra từ 84năm nay .
      "cs chỉ có tuyên truyền và dối trá"-nguyên tổng bí thư UBTW đảng cs Liên xô, chủ tịch đoàn chủ tịch XVTC Liên xô Gor-Ba-chôp

      Xóa
  3. Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa: Bàn về cơn sốt Khổng Tử hiện nay

    Nhân dịp "Viện Khổng Chết" mở CỬA HÀNG bày ĐẦU DÊ BÁN THỊT CHÓ tại HÀ L..ỘI

    xin giới thiệu bài viết

    昨日丧家狗 今日看门狗 – 透视当下中国的“孔子热

    http://www.boxun.com/news/gb/pubvp/2007/09/200709020211.shtml

    rất hay của NOBEL HÒA BÌNH Lưu Hiểu Ba


    qua bản dịch của Phan Trinh. Nguyên tác “

    Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa: Bàn về cơn sốt Khổng Tử hiện nay
    http://www.procontra.asia/?p=1225

    Tháng 11 22, 2012

    Lưu Hiểu Ba do Phan Trinh dịch







    Trả lờiXóa