Châu Thị Nga - Kẻ lừa đảo 'nổ' tại nghị trường QH |
Những buồn vui của đại biểu QH làm doanh nhân chắc hẳn
gắn liền với các con sóng lên xuống chập chờn trên sàn chứng khoán, với những
món nợ món lời, với những nghĩ suy đầu tư và đầu cơ vào thị trường và quan hệ…
hơn là gắn bó với muôn ngàn lá phiếu và tâm tư cử tri.
Anh Nguyễn Xuân Hồ, một công chức “quèn” ở tỉnh Thanh
Hóa, nghẹn ngào kể: “Vì tin doanh nhân Châu Thị Thu Nga là đại biểu QH,
nên tôi mới bỏ số tiền tích cóp cả đời vào dự án chung cư B5 Cầu Diễn”. Chắc
hẳn, không ít trong số hàng trăm khách hàng bị lừa như anh Hồ cũng vì “tin đại
biểu QH” Nga.
Bà Châu Thị Thu Nga đến nay mới bị bắt, nhưng lòng tin
của hàng trăm người là khách hàng của doanh gia - đại biểu này đã sụp đổ từ lâu
rồi. Điều đáng nói, Châu Thị Thu Nga không phải là doanh gia - đại biểu đầu
tiên gây bão ở nghị trường QH khóa 13.
Một nữ doanh nhân nổi tiếng khác, bà Đặng Thị Hoàng
Yến, đã phải nhận nghị quyết bãi nhiệm tư cách đại biểu QH ngày 26/5/2012. Lý
do, theo giải thích của Ủy ban Thường vụ QH trước lúc QH “bấm nút” bãi nhiệm
là: trong hồ sơ ứng cử đại biểu QH khóa 13, bà Yến đã khai không trung thực,
làm cho cử tri và tổ chức hiểu không đúng về tiểu sử và quá trình hoạt động của
bản thân, vi phạm điều 3 luật Bầu cử đại biểu QH.
“Nhìn sắc diện của ông đã tươi hơn trước. Ông có nghĩ
mình sẽ tiếp tục tham gia QH không?” - đó là câu hỏi của Mai Hương, phóng viên
báo Tuổi Trẻ, đặt ra cho ông Đặng Thành Tâm, ngày 22/5/2013. “Nói thật, đáng lẽ
tôi không nên vào QH. Hồi xưa tôi không nghĩ làm đại biểu QH là làm chính trị
gia, cái số của tôi không hợp làm chính trị gia…” - ông Tâm trả lời. Cuộc phỏng
vấn được thực hiện ngay tại phiên họp tổ của đoàn TP.HCM.
Trước đó một kỳ họp, ngày 29/10/2012, sau nhiều những
đồn đoán khác nhau, đại biểu Đặng Thành Tâm bất ngờ xuất hiện tại hội trường để
họp QH (trước đó ông Tâm đã có đơn xin nghỉ hết kỳ họp để đi chữa bệnh). Tóc
dài, râu bạc, chia sẻ với báo chí, “ông Tâm cho biết sau thời gian điều trị,
ông thấy sức khỏe khá hơn nên đã cố gắng ra Hà Nội tham gia kỳ họp QH để thể
hiện trách nhiệm với cử tri”.
Doanh nhân Đặng Thành Tâm là em ruột của doanh nhân
Đặng Thị Hoàng Yến. Khi mới vào QH, cả bà Yến và ông Tâm đều phát biểu rất hăng
hái, khách quan mà nói thì không ít ý kiến của bà Yến là những ý kiến đóng góp
rất có chất lượng. Nhưng rồi, bà Yến bị bật ra khỏi nghị trường khi vừa đặt
chân vào, còn ông Tâm thì “mất hút” ngay sau đó với thú nhận “không hợp chính
trị gia” như đã nêu trên.
Một doanh nhân khác, cũng xuất hiện với tư cách “tự
ứng cử” như bà Châu Thị Thu Nga, là ông Hoàng Hữu Phước, cũng thường gây
"bão" ở nghị trường, bằng cách "chĩa mũi dùi" công kích các
đại biểu Dương Trung Quốc, Trương Trọng Nghĩa.
Trong lịch sử QH Việt Nam , khóa 13 giữ kỷ lục về số lượng
đại biểu là doanh nhân (trên dưới 40 vị). Nhưng có lẽ, thể nghiệm “cơ cấu doanh
nhân” trong QH là một thể nghiệm ít thành công. Những buồn vui của đại biểu làm
doanh nhân chắc hẳn là gắn liền với các con sóng lên xuống chập chờn trên sàn
chứng khoán, với những món nợ món lời, với những nghĩ suy đầu tư và đầu cơ vào
thị trường và quan hệ… hơn là gắn bó với muôn ngàn lá phiếu và tâm tư cử tri.(VnN)
---------------
"Nhưng có lẽ, thể nghiệm “cơ cấu doanh nhân” trong QH là một thể nghiệm ít thành công"
Trả lờiXóaTớ vừa ủng hộ vừa phản đối lời nhận định này .
Trường hợp ông Hoàng Hữu Phước là thành công vượt bực, ông ta Cộng Sản còn hơn đại biểu Cộng Sản nhất trong quốc hội! Thành công vượt khỏi sự tính toán của Đảng, thế là rất tốt .
Tức là chúng ta chỉ cần xét duyệt kỹ càng hơn thôi, để nhân lên từ những điển hình như Hoàng Hữu Phước .
Qua vụ này,chắc phong trào dùng tiền mua ghế đại biểu quốc hội sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trả lờiXóaEm Nga chân dài ! Ngon quá
Trả lờiXóaEm Nga chiêu đãi các anh vài bữa thì sẽ trắng án thôi
Như vậy:
Công tác quy họach bồi dưỡng cán bộ của ĐCS VN quá yếu
Công tác quy họach bồi dưỡng cán bộ của ĐCS VN hòan tòan bị lợi ích nhóm và đồng tiền thao túng
Ở VN hiện nay
Trả lờiXóaBCT Nát bét
QH Nát bét
Chính phủ Nát bét ...
Xã hội đen lên ngôi ...
Dân VN vô cùng thống khổ vì độc tài tham nhũng, vì các cuộc thanh trừng phe nhóm tranh giành quyền lực
Quái lạ !
Trả lờiXóaĐọc bài "Doanh nhân và sóng gió nghị trường" tôi có cảm nhận như các vị cố ý cho là các doanh nhân tham gia ứng cử Quốc hội là để đánh lừa người dân mua nhà, góp vốn...vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nhân. Nếu ai nghĩ như vậy là hạ thấp hiểu biết của người mua nhà, hoặc góp vốn trong nền kinh tế thị trường vừa qua.
Bởi vì, ở xứ mình các yêu nhân và doanh nhân nồi danh rất nhanh, lễ ra mắt, khai trương linh đình, khẩu hiệu tung hô, trống dong, cờ mở, phát thanh truyền hình mở hết cỡ ca ngợi và cổ vũ mọi người tin tưởng.
Nhưng ôi thôi, một khi thời cuộc thay đổi, tai bay vạ gió từ trên Trời rơi xuống, từ mặt Đất trồi lên, từ Sông Biển nổi sóng, tóm lại không hiểu vì lý do gì mà từ “đỉnh cao” rơi xuống và biến ra “kẻ tầm thường” mất danh, bị tai tiếng. là đối tượng xấu xa, là "kẻ phạm tội".Thế là tâm lý đám đông bùng phát và "đồng khởi" là tôi bị lừa, bị gạt. Kêu thật to..!
Vì thế, bạn bè, đồng chí cùng hội cùng thuyền đã một thời kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi nhìn thấy nhau quay mặt đi, dửng dưng, xa lánh, như chưa hề quen biêt. Thật quáí lạ ! Tình đồng chí cao hơn tình người và bền chặt hơn tình anh em cùng cha mẹ biến nhanh đi đâu rồi nhỉ (?) Thật khó trả lời cho thỏa đáng hành vi ứng xử trên của những đồng chí đầy quyền lực, đối xử với nhau khi đồng chí mình gặp họa nạn, tai ương, thất thế. Lạ quá ta!
Quái lạ ! Đã có một ai đó (có người nói là của Cụ Nguyễn Văn Linh) đã từng viết về thực trạng “tình đồng chí” qua bài Tình bạn. Xin chép lại để các bác cùng ngẫm nghĩ sự đời.
“TÌNH BẠN
Nghĩa tình thư thả rởi ra coi,
Bạn hữu xưa nay được mấy Người
Ở đời hai thứ Bè và Bạn
Bè chẳng thiếu chi Bạn hiếm hoi.
***
Bè chẳng thiếu chi Bạn đuốc soi
Đến khi hoạn nạn Bạn đôi người
Còn khi gặt gió Bè nhan nhản
Gần Bạn xa Bè đỡi lẻ loi”./