Chỉ hai vụ án
hình sự không quá phức tạp, không quá rắc rối, đã cho thấy Thần Công lý chưa
hẳn ngồi … chính ngôi.
Sẽ hiểu, tham
nhũng ở nước Việt vì sao vẫn còn quá nhiều “cung bậc” và diện mạo. Một trong số
đó là gương mặt tô son trát phấn mang tên "hối lộ tình dục".
I-Năm 2014 đang
dần trở thành quá khứ. Như lẽ thường tình, quá khứ của bất cứ dân tộc nào cũng
không thiếu những ấm lạnh, hay dở, những thăng trầm dâu bể.
Với một quốc gia như Việt Nam, sóng gió Biển Đông dường như chưa bao giờ thực sự êm ả, thì những gì thuộc quá khứ- của năm cũ 2014- hẳn không ít suy ngẫm.
Hãy coi đó là
những bài học thực tiễn đắng đót, có thể giúp cho bàn chân của nước Việt “đi
trên than hồng” dày dạn hơn, với trí tuệ khai mở và tỉnh táo hơn.
Bởi nếu là người
chính trực, không thể không bất bình và lo lắng trước hiện tượng “giặc nội
xâm”. Đây cũng chính là năm cơ quan chức năng tỏ rõ sự quyết liệt phòng chống
với nhiều kế hoạch, giải pháp mà liên tiếp những vụ đại án được xử trong năm
cũng là một minh chứng.
Vậy mà năm 2014,
cũng là năm tham nhũng vẫn… rất khỏe, với rất nhiều biến tướng khôn lường và
được phanh phui ngày càng nhiều thêm.
Nếu như trước
đây, nói tới tham nhũng, tới chuyện ăn tiền, ăn hối lộ, người ta thường tập
trung vào lĩnh vực kinh tế. Giờ đây, tham nhũng tả xung hữu đột bất
kể ngành nào.
Nếu trước đây
tham nhũng thường chỉ tập trung các dự án trong nước, giờ nó tiếp tục có … quan
hệ quốc tế.
Nếu trước đây
tham nhũng có gương mặt của những kẻ dính líu nhiều tới kinh tế, bạc tiền, giờ
đây nó xuất đầu lộ diện với gương mặt đầy đặc quyền- đặc lợi, có quyền sinh
quyền sát.
Nếu trước đây
tham nhũng khiến con người ta nghĩ tới lượng tiền bạc, giờ đây diện mạo tham
nhũng khủng và công khai hơn nhiều- đó là đất đai nhà cửa, biệt thự, trang
trại, trang ấp…
Nếu trước đây,
tham nhũng có thể chỉ là cá nhân, giờ đây, tham nhũng mang tinh thần … tập thể,
gọi một cách mỹ miều là lợi ích nhóm.
Nếu trước đây,
tham nhũng thường tham ở những lĩnh vực nhất định, tham ra tấm ra món, giờ đây,
tham nhũng có thêm một tính cách bé mọn- “tham nhũng vặt”.
Và cho dù với
rất nhiều giải pháp, từ vật chất- kê khai tài sản, tới tinh thần- học tập đạo
đức liêm khiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh; phê và tự phê, tới những giải pháp
mạnh- các đoàn kiểm tra, thanh tra liên tiếp các bộ, ngành, các lĩnh vực, tham
nhũng vẫn dửng dưng … ngự trị, được tạc khắc dấu yêu trong lòng những kẻ tham.
Tại cuộc tiếp
xúc các cử tri Quận 04, t/p HCM, người đứng đầu đất nước đã phải chua xót và lo
ngại: Tham nhũng, về kinh tế thì gây thiệt hại, về chính trị thì làm dân
mất lòng tin. Tham nhũng đến nỗi buộc người dân phải thốt ra những lời đau lòng!
(NLĐ, ngày 02/12). Còn vị Bí thư Thành ủy t/p HCM-đã phải gọi thẳng bản chất và
hậu quả tàn khốc của tham nhũng là tội ác.
Người đứng đầu
đất nước đã “chạm” đến được cái hậu quả tàn khốc nhất mà loại “giặc nội xâm”
này để lại, chính là sự mất niềm tin của người dân.
Tại cuộc tọa đàm
"Chung tay phòng chống tham nhũng vì sự phát triển" do Thanh tra CP
và UNDP tại Việt Nam
tổ chức, ông Tổng TTCP phải thừa nhận: Tham nhũng ở VN 03 năm qua ổn định.
Đánh giá này còn
là sự thừa nhận những công bố về Chỉ số cảm nhận tham nhũng 2014 (CPI 2014) của
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) vừa công bố, cho thấy điểm số CPI của Việt Nam trong
03 năm liên tiếp (2012-2014) không thay đổi. Tham nhũng trong khu vực công vẫn
là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia (NLĐ, ngày 09/12).
Vậy nhưng bạn
đọc sẽ nghĩ gì, con số mà đại diện TTCP nêu ra trong báo cáo công tác phòng,
chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của UB Tư pháp sáng
ngày 15/9 rằng: Trong số gần 01 triệu trường hợp (chính xác là hơn 944. 425
người) đã kê khai tài sản thu nhập, chỉ có 05 người thuộc diện kê khai phải xác
minh, và chỉ duy nhất… 01 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê
khai không trung thực. Tính theo con số phần trăm, số không trung thực chỉ có
1/1000000.
Điều này lại rất
trái ngược với nhận định của Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng: Tham nhũng vẫn
diễn ra phức tạp, ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng
thường có chức vụ, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với
nhau thành các nhóm lợi ích (VnExpress, ngày 16/9). Mặt khác, khi bị phát hiện
thì trong thực tế, chỉ có 10% tài sản tham nhũng được thu hồi, 90% đã… kịp “di
tản”. Đó là nhận xét của đại diện một ngành nội chính.
Sự ổn định của…
tham nhũng không rõ có thức tỉnh các quan chức có trách nhiệm về công cuộc
phòng chống “giặc nội xâm” cần xem xét lại những giải pháp mang tầm định hướng
không? Nhưng chắc chắn, một khi bạo bệnh tham nhũng trầm trọng đến mức phá hủy
cả niềm tin người dân, phá hủy cả nhân cách, phẩm chất của không ít quan chức
có chức quyền, phá hủy cả môi trường xã hội cần phát triển lành mạnh và có đức
tin, thì sự không hiệu quả của những giải pháp này đã rõ ràng. Khiến những ai
quan tâm tới vận mệnh đất nước phải nghĩ tới việc chẩn trị căn bệnh theo hướng
khác.
Sự phát triển
của nhiều quốc gia văn minh, văn hóa và vững bền cho thấy không thể phòng chống
tham nhũng mà cơ chế quản lý thiếu công khai minh bạch.
Không thể phòng chống tham nhũng
nếu “văn hóa tiền mặt” vẫn là dòng chủ lưu trong đời sống, giao dịch, giao
thương. Bởi “văn hóa tiền mặt’ chính là sự tiếp tay cho tham nhũng dễ dàng
nhất, che giấu khôn ranh nhất nguồn gốc tài sản cần kê khai.
Sự kê khai tài
sản theo quy định hiện nay xét cho cùng, chỉ mang ý nghĩa kê khai bằng lời nói,
không có ý nghĩa của sự bạch hóa nguồn gốc. Đặt sự kê khai trong bối cảnh này,
thì sự kê khai đó liệu có giá trị trung thực? Hay rút cục, cũng chỉ lời
nói… gió bay.
Nếu không trả lời được câu hỏi
này bằng thực tiễn, bắt đầu bằng tư duy nhận thức lại những giải pháp rất ít
hiệu quả đã từng khiến con người ta hy vọng, thì rút cục, “cung bậc” tham nhũng
còn lắm … giai điệu sâu mọt.
* * *
II- Cũng
rất lạ, giống như các “cung bậc” tham nhũng, năm 2014, phải nói ngành tư pháp
được mùa về các vụ án. Báo cáo của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao trước QH cho
thấy năm 2014 có hơn 5.800 vụ án trọng điểm, tăng… 84% so với năm trước. Trong
đó, có hơn 300 vụ án trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán…
Cũng giống như
diện mạo các “mô hình” tham nhũng, các vụ án nổi tiếng trong năm 2014 đã khiến
cho dư luận xã hội đặc biệt chú ý, giới truyền thông tốn bao giấy mực. Ví như
vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm phạm tội “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy
định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Vụ án Dương Tự
Trọng phạm tội “Tổ chức người khác trốn ra nước ngoài”. Vụ án Nguyễn Đức Kiên
và đồng phạm phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Kinh doanh trái phép”,
“Trốn thuế” và “Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”.
Vụ án “siêu lừa” Huyền Như…
Những vụ án đó
đều là sản phẩm “chính chủ” của lòng tham, lạm dụng những kẽ hở của chính sách
để lách luật, lạm dụng chức vụ quyền hạn, để lừa đảo đồng loại. Cũng có vụ án
khiến cả xã hội vừa giận vừa thương bởi cái tình mù lòa đã lấn át cái trí tỉnh
táo cần thiết, để đến nỗi mất tất cả, danh dự, quyền công dân và cả sự nghiệp.
Cho dù báo cáo
của Viện KSNDTC tiếp tục thống kê những tiến triển tích cực của công tác này,
nhưng con số tăng tới 84% vụ án trọng điểm so với năm trước gửi một thông điệp
buồn gì cho xã hội?
Bản thân thực
tiễn cuộc sống vốn luôn đi trước, còn văn bản pháp luật lại luôn… theo sau. Có
những vấn đề hôm qua đúng nay đã lại sai rồi.
Bạn đọc sẽ nghĩ
thế nào về thực trạng bất ngờ này: Số liệu báo cáo của Chính phủ năm 2014, tính
từ đầu năm 2013 đến nay, cho biết trong tổng số 1.574 văn bản được kiểm tra, Bộ
Tư pháp phát hiện 312 văn bản trái pháp luật, trong đó, 186 văn bản sai căn cứ
pháp lý, 64 văn bản sai hiệu lực, 11 văn bản sai thẩm quyền và 54 văn bản sai
về nội dung (Pháp luật Xã hội, ngày 18/6). Người dân sẽ thực thi ra sao với
những văn bản pháp luật trái … luật này?
Đã từng có những
ý kiến đổ tội cho mặt trái của kinh tế thị trường tạo ra những tội ác, những
hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng xin hỏi, nhiều nước kinh tế thị trường phát
triển rất lâu, có nền tảng, tại sao xã hội họ lại ổn định, khá lành mạnh và hạn
chế được tham nhũng?
Đặt trong bối
cảnh một xã hội với nếp quản lý tiểu nông lỏng lẻo, tùy tiện, văn bản pháp luật
đầy khiếm khuyết, thì những vụ án, những tội phạm kinh tế, tội phạm lừa đảo,
lạm dụng quyền hạn, trách nhiệm… phản chiếu một nước Việt với nền kinh tế thị
trường đang phải chịu nhiều thách thức lẫn tổn thương.
Điều đó đòi hỏi
tư pháp nước Việt phải “cao tay ấn” trước diện mạo tội ác có tài biến hóa hơn
cả phù thủy.
Nhưng sự phản
chiếu những hạn chế của ngành này khiến cả xã hội chấn động mạnh, không rơi vào
những vụ án kinh tế phức tạp, mà bất ngờ lại vỡ lở từ hai vụ án hình sự khá đơn
giản. Một vụ ở Bắc Giang. Từ đây, xã hội gọi bằng khái niệm “vụ án oan Nguyễn
Thanh Chấn”. Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn “vắt” từ năm 2013 cho đến tận tháng
12/2014 này mới có kết quả và kết luận cuối cùng rõ ràng.
Điều khôi hài và
đáng buồn nhất, “phá án” vụ án này không phải là cơ quan chức năng được đào tạo
bài bản, mà lại là vợ ông và những người bạn của bà, không tin vào kết luận và
nghiệp vụ của cơ quan điều tra, mà tin bằng niềm tin mãnh liệt ở sự lương thiện
của người chồng đầu gối tay ấp. Con tim vốn mù lòa, nhưng trong trường hợp này,
con tim người vợ lại là thứ ánh sáng duy nhất dẫn đường cho cuộc điều tra riêng
đầy kiên nhẫn, khổ đau nhưng bền bỉ đến tận cùng.
Sự khám phá ra
sự thật một cách bất đắc dĩ đã làm cả xã hội bàng hoàng, choáng váng với rất
nhiều cảm xúc. Sự khâm phục một người đàn bà thôn quê chân yếu tay mềm, sự thất
vọng về nghiệp vụ, và cả lương tâm con người của những người thực thi bổn phận
pháp luật.
Một vụ án khác
xảy ra ở Phú Yên, dùng nhục hình dẫn đến cái chết của một nghi can và việc xét
xử đã gây ra những ồn ào thất vọng, không tâm phục, khẩu phục của dư luận xã
hội.
Từ vụ án oan
Nguyễn Thanh Chấn, mà Quyền im lặng, một quyền của nghi can, bị can, lần đầu
tiên được đưa ra bàn luận tại cuộc góp ý sửa đổi Luật Tố tụng Hình sự trở thành
sôi động với rất nhiều góc nhìn khác nhau của những người liên quan tới tư
pháp. Một bên là tư duy xơ cứng, cũ kỹ ngụy biện với rất nhiều lý lẽ, mà thực
chất bảo vệ cho mô hình tòa thẩm vấn. Một bên là tư duy mới, bảo vệ Quyền im
lặng được thực hiện, cũng là một quyền phổ biến được tư pháp các nước văn minh
thừa nhận, sản phẩm của mô hình tòa tranh tụng.
Từ vụ án xử dùng
nhục hình dẫn đến chết người, với mức án quá nhẹ cho các bị cáo, bất ngờ nhất
cũng vỡ lở. Đó là sự thú nhận của ông chánh tòa phải chịu áp lực của… bốn
phương tám hướng. Một sự đi ngược lại khái niệm Nhà nước pháp quyền, đi
ngược lại nguyên tắc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Nhà nước pháp
quyền là tư tưởng sáng suốt từng được Nguyễn Ái Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh sau
này), năm 1919, trong “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” gửi Chính phủ Pháp, có
câu Trăm điều phải có thần linh pháp quyền. Vậy mà 95 năm sau, Trăm
điều phải có thần linh pháp quyền vẫn loay hoay bởi chưa… linh nghiệm.
Chỉ hai vụ án
hình sự không quá phức tạp, không quá rắc rối, đã bộc lộ hết những bất cập, cho
thấy Thần Công lý chưa hẳn ngồi … chính ngôi.
Sẽ hiểu, tham
nhũng ở nước Việt vì sao vẫn còn quá nhiều “cung bậc”…
Kỳ Duyên/VnN
----------------
từ lâu, trong giới quan chức hay có câu "lập phòng nhì" là chỉ việc họ sắm biệt thự riêng cho bồ bịch, chân dài ăn nghỉ và trác táng. đây là một hiện tượng phổ biến trong "đời thường" của các quan cs - nhưng ít ai mổ xẻ hiện tượng này, vì xưa nay, những quan chức của đảng "ta" hay bao biện rằng: đó là tình cảm cá nhân, không ảnh hưởng gì đến việc nước việc dân của họ, không ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới.
Trả lờiXóaViệc "ăn bánh trả tiền" chỉ chuyện chơi gái làm tiền, ca ve, đĩ điếm thường xảy ra đối với công chức và quan chức cấp thấp, tiền chưa nhiều.
với quan chức cấp cao thì việc sắm cho bồ nhí, chân dài một vaì cái biệt thự, một cái xe tiền tỷ nhẹ như trở bàn tay, miễn là họ được thỏa mãn cái thú ghẹo hoa thưởng nguyệt, giaỉ quyết sinh lý sau mỗi phi vụ quyền tiền.
Vì vậy, nữ nhân viên chân dài có cơ hội làm giaù, lên chức bằng việc sử dụng caí vốn "trời cho" của mình cho sếp trên, quan trên-đổi laị lấy nhà cửa, xe cộ, tài khoản, cấp chức....
Do đó, thời nay việc làm ăn của đám cave, đĩ điếm, nhà nghỉ, chân daì là phát đạt nhất, chỉ sau đám quan chức.
nhiều cô, nhiều em vì thế không ngần ngại nâng ngực, bơm mông, keó má, rạch mi... để có thể đem đổi chác mua bán cái của "trời cho" ấy mà kiếm bộn tiền- bất kể có sự cảnh báo như vụ thẩm mỹ viện Cát tường Hà Nội.
Đây là vấn nạn do tham nhũng tạo nên-chứ không ai kiếm tiền bằng đổ mồ hôi sôi nước mắt, lao tâm khổ tứ mà bỏ tiền ra mua dâm, bỏ tiền ra mua nhà sắm xe cho bồ.
Chỉ có quan chức mới tham nhũng và làm được việc đó.
Và (lại quy chụp?) chỉ có độc tài đảng toàn trị thì quan chức mới dễ vơ vét được quá nhiều tiền để làm việc đó.
BUỒN THAY, PHONG HÓA SUY ĐỒI, TAI HẠI DO CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ ĐEM LẠI.
"Giặc nội xâm Tham nhũng như ghẻ ngứa, khó chịu lắm!
Trả lờiXóaGiặc ngoại xâm Bành trướng như giang mai, khó trị lắm!"
Lòng tham muốn quá mạnh gây ra tâm tính của một hạng người luôn luôn đòi hỏi nọ kia. Bất luận ở đâu họ cũng muốn có chỗ tốt nhất, lãnh phần to nhất! Luôn luôn họ kéo lợi lộc về phía họ. Trong "đại cục" làm ăn phải gác cao hơn người khác. Bất luận ở đâu họ cũng muốn đứng đầu, phải lấn át người khác để vượt lên. Ngồi vào bàn họ "cầm đũa" trước nhất và gạt đũa của người khác xuống đất. Họ không lo lấy “tiếng” mà chỉ cần có “miếng”! Thỏa mãn dục vọng của mình trước đã! Đó là khẩu hiệu trong thân tâm của họ!
Trả lờiXóaHọ luôn có những tham vọng về tài sản thuộc vật chất và họ sẽ trở thành người tham lam! Vì không có trí tuệ họ sẽ đâm ra hãnh tiến một cách lố bịch, nói năng "cao sang hùng vĩ", nhưng không hề thích hợp với con người thật xấu xa của mình.
kinh te Việt Nam! đuợc noi la phát triển nhung nguoi dan Việt Nam! thi cang ngay cang kho chang đuợc huong quyền lỏi gì tu chinh phu chi co bon quan chúc Chóp bu la giàu nhanh tiền cua chay ve nhu nước thoi đẹp cai dang an may thay cua la vo vet di
Trả lờiXóaDep cai dang an may giỏi vo vet co hoi nay di dan Việt Nam! cang ngay cang khôn kho
Trả lờiXóa