Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Người Việt nghĩ gì về ‘Cách mạng Cây Dù’ tại Hong Kong

* GIA MINH
Cho đến lúc này những người quan tâm trong nước rút ra được những gì từ một sinh hoạt dân chủ như thế và họ nghĩ gì về một khả năng tương tự tại Việt Nam?
Bài học từ người: Nể phục!
Những cư dân mạng Việt Nam quan tâm tình hình trong những ngày qua cập nhật nhanh chóng lên tài khoản facebook, twitter hay trang cá nhân mọi thông tin về cuộc biểu tình của sinh viên Hong Kong đòi dân chủ cho đặc khu này thông qua việc bầu cử trực tiếp vị chưởng quan hành chánh tại đó, chứ không như cách mà Bắc Kinh đặt cho họ.
             Một trong những facebookers đó hiện là một sinh viên tại Việt Nam cho biết:
            - Phong trào dân chủ ở đâu em cũng đặc biệt theo dõi rất sát. Hong Kong có đặc biệt hơn nữa đây là cuộc xuống đường mà đa phần là sinh viên, họ là thành phần khởi xướng. Tôi tin khi theo sát tôi học được rất nhiều kinh nghiệm, nắm được tâm lý của những người sinh viên xuống đường để sau này khi tại Việt Nam có xuống đường, tôi có thể rút ra được những bài học của riêng mình.
Sau khi theo dõi diễn tiến của đợt biểu tình của những người cùng trang lứa tại Hong Kong, người sinh viên Việt Nam chia xẻ một số điều mà bạn này rút ra được từ hoạt động đòi hỏi quyền dân chủ của những sinh viên Hong Kong:
Tôi rút ra được văn hóa xuống đường của lực lượng sinh viên Hong Kong, rút ra được cách ứng xử của họ khi bị trấn áp, đánh đập hay khi bị xịt lựu đạn cay. Tôi học được ở họ sự vị tha và nhiệt huyết yêu dân chủ, yêu tự do đến cháy bỏng. Đó là những bài học rất lớn và tôi cần phải nhìn lại bản thân và tôi nghĩ cần phát huy hơn nữa quá trình đấu tranh của bản thân tôi.
Một nhà đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam và từng phải trả giá cho hoạt động của bản thân bằng tù tội, luật sư Nguyễn Văn Đài, cũng theo dõi tình hình Hong Kong và có những điều học hỏi được cho đến lúc này mà ông cho biết:
Bản thân tôi và nhiều anh em khi nhìn thấy sinh viên Hong Kong xuống đường biểu tình đòi dân chủ, chúng tôi rất mong muốn, thèm khát điều đó xảy ra ở Việt Nam. Chúng ta biết không phải bỗng dưng hôm nay sinh viên Hong Kong xuống đường mà trải qua một quá trình rất lâu năm. Tôi còn nhớ vào những đầu những năm 90 của thế kỷ trước khi mà Anh và Trung Quốc chuẩn bị ký thỏa thuận chuyển giao Hong Kong về lại cho Trung Quốc, ông toàn quyền người Anh lúc đó đã khuyến khích người dân Hong Kong quan tâm đến chính trị, thành lập các tổ chức chính trị. Họ hoạt động trong suốt hơn 20 năm vừa qua, đến nay họ gặt hai được những thành tựu về vận động người dân tham gia vào tiến trình dân chủ. Nên không phải bỗng dưng mà tại Hong Kong có những chuyện đó.
Ở Việt Nam hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt sự phát triển của các trang mạng xã hội cũng giúp rất nhiều cho những người đấu tranh trong nước. Nếu chúng ta vận dụng tốt những công cụ đó chúng ta có thể rút ngắn rất nhiều thời gian so với Hong Kong mất 20 năm vừa qua.
Tôi cũng hy vọng những tổ chức xã hội dân sự, những người đấu tranh tại Việt Nam hãy quan tâm đến điều đó để làm sao tạo nên được một mạng lưới liên kết xã hội, học tập kinh nghiệm từ Hong Kong để có thể thay đổi đất nước của mình, đem lại lợi ích không chỉ cho những người Việt Nam hôm nay mà cho cả các thế hệ Việt Nam mai sau.
Nhìn lại chuyện mình: chưa thể!
Do truyền thông Việt Nam đợt  này được phép thông tin khá đầy đủ và kịp thời về những diễn tiến tại Hong Kong, rất nhiều người dân tại Việt Nam biết đến những gì đang xảy ra tại đó.
Tuy vậy nhận thức và phản ứng của mỗi người rất khác biệt nhau. Luật sư Nguyễn Văn Đài trên facebook của ông cho biết vào một buổi ăn sáng ông gặp hai vị viên chức cao cấp về hưu. Hai ông này khen sinh viên Hong Kong dũng cảm và nêu câu hỏi với luật sư Nguyễn Văn Đài sao không thấy sinh viên, thanh niên Việt Nam đứng lên. Theo facebook của luật sư Nguyễn Văn Đài thì hai người này nói rằng họ muốn đất nước thay đổi nhưng già rồi không làm gì được, mong những người trẻ cố lên.
Khi chúng tôi nêu lại vấn đề đó, luật sư Nguyễn Văn Đài bày tỏ:
Hầu hết các cán bộ cao cấp của Việt Nam nằm trong bộ máy chính quyền trong hằng chục năm trời, họ hiểu rất rõ thể chế chính trị cộng sản này tốt hay xấu. Bản thân họ nắm rất rõ điều đó, nhưng khi còn tại chức họ không dám lên tiếng, họ đành ngậm miệng để hưởng những lợi ích, quyền lợi do chế độ này đem lại. Nhưng khi về hưu họ nhìn nhận thực trạng xã hội và tiếp cận những thông tin trên hệ thống mạng Internet, họ hiểu rõ rằng đất nước này cần phải thay đổi, nhưng thường tuổi họ già rồi, họ cũng muốn thay đổi để con cháu của họ, thế hệ mai sau được thừa hưởng những giá trị tốt đẹp hơn của đất nước, dân tộc; thế nhưng họ không dám dấn thân đấu tranh trong những năm tháng còn lại của cuộc đời họ, họ mong muốn những người trẻ tuổi hơn dấn thân đấu tranh để trước khi họ nhắm mắt xuôi tay có thể nhìn thấy đất nước Việt Nam thay đổi.
Người sinh viên trẻ cho biết bạn cũng có câu hỏi vì sao ở Việt Nam hiện nay có ít người dám dấn thân công khai lên tiếng đòi hỏi những quyền con người; và bạn này cũng cố tìm ra câu giải đáp như sau:
Để có quá trình như Hong Kong hôm nay phải có trải qua sự chuẩn bị rất nhiều và yếu tố văn hóa cũng tác động rất lớn. Những sinh viên Hong Kong từ lâu họ được giáo dục trong một xã hội dân chủ nên việc quan tâm đến dân chủ đã trở thành lối sống của họ rồi. Chứ ở Việt Nam thì khác, những người sinh viên như tôi mà tôi tiếp xúc cũng có người khao khát được như Hong Kong hôm nay. Họ cũng muốn được cống hiến, đóng góp nhưng hệ thống giáo dục, hệ thống an ninh- mật vụ có những hạch sách lớn như đe dọa. Kể cả nhà trường. Bản thân tôi cũng bị an ninh văn hóa, an ninh tỉnh, an ninh Bộ về Nhà trường gây sức ép. Sức ép này rất lớn không phải ai cũng đủ sức để vượt qua. Nhiều bạn trẻ còn đang sợ!
Nhà báo Đoan Trang trong một bài viết đăng trên trang cá nhân của cô cho rằng lực lượng an ninh Việt Nam hiện cũng đang theo dõi sát phong trào biểu tình ở Hong Kong. Theo nhà báo này thì dù kết quả của cuộc biểu tình ở đó ra sao đi chăng nữa thì an ninh và tuyên giáo Việt Nam sẽ thêm cảnh giác và càng xiết chặt kiểm soát giới trẻ Việt Nam, nhất là các sinh viên.
Nhà báo Đoan Trang cũng cho rằng một ‘mua thu Hương Cảng’ chưa thể đến Việt Nam lúc này được.
Diễn tiến giống nhau.
Dù thừa nhận những khác biệc giữa hai nền chính trị tại Hong Kong và Việt Nam hiện nay; những người theo dõi tình hình sinh viên biểu tình đòi quyền bầu cử trực tiếp người đại diện của họ tại đặc khu này nhận thấy đã có những kịch bản tương tự từ phía đại diện thân Trung Quốc ở Hong Kong và nhà cầm quyền Hà Nội đối với người biểu tình tại Việt Nam trong mấy năm qua.
Từ hôm thứ sáu tuần rồi ở Hong Kong đã xuất hiện những phần tử chống người biểu tình đỏi dân chủ. Thành phần này hành xử thô bạo đối với những sinh viên bất bạo động; đó là dùng lời lẽ bất nhã, phá lều và ra tay hành hung sinh viên. Nhiều người trong số họ bịt mặt và bị phát hiện từ lục địa sang, số khác bị cho là những phần tử của các nhóm bất hảo trong xã hội.
G.M/rfa
-------------

7 nhận xét:

  1. Cảm ơn Gia Minh
    bài viết thật chính xác
    độc tài vn cũng đang nín thở theo dõi lo cho số phận của bè đảng

    Trả lờiXóa
  2. Trương Minh Tịnhlúc 20:54 6 tháng 10, 2014

    Dân chủ chắc chắn sẽ đến cho Hong Kong,Việt-Nam,kể cả Trung Quốc và toàn thế giới.Vì đó là công bằng và lẽ phải.Là xu thế của thời đại.Cái gì đã là xu thế thì không cưỡng lại được....100%.

    Trả lờiXóa
  3. Từ trên facbook

    Bàn cờ TQ đã rõ nét , HK như nước cờ thế Giang gài Tập . Cho đàn em tuyên bố hướng giáo dục về mẩu quốc , tuyên bố đảng cử dân bầu , nhằm kích động sv hs biểu tình đòi dân chủ .

    Tập đàn áp như Thiên an Môn thì bị vỡ con đường ngoại giao , nếu im lặng không giải quyết được thì Giang xúi giục đàn ruồi chống đối cho hèn yếu . Do đó chính Phe Giang chủ động xử dụng hội Tam Hoàng để tạo nên bạo động và bạo loạn . Giang đưa Tập vào thế triệt buộc .

    Nếu HK loạn , kế tiếp sẽ là Ma Cao cùng hang ổ Giang ở Thượng sẽ loạn hổ trợ do đàn em Giang đang phục sẵn , chuẩn bị hạ uy tín Tập cận Bình để tránh nạn diệt ruồi , một khối đa số tham nhũng sợ Tập đành ngã theo Giang .

    Nhìn lại , Biển ĐÔNG dậy sóng là từ đàn em của Giang , xua quân ép sát Ấn độ cũng là Giang khi Tập thăm ấn vừa rồi . Mục đích nhằm hạ uy tín của Tập trên chính sách đối ngoại .

    Như vậy thì hậu thuẩn Giang còn quá mạnh . Khiến cho Tập hiện nay phải điên đầu . Riêng lãnh đạo VN ở thế kẹt không biết nên theo Giang hay Tập . Thế nên báo chí loan tin HK ở thế vô thưởng vô phạt hổm rày .

    Cả Tập lẫn Giang đều muốn lợi dụng ĐCS TQ làm vũ khí . Nếu đả hổ diệt ruồi thất bại , đcs tq sẽ diệt Tập . Nếu đả hổ diệt ruồi thành công , đcs tq sẽ diệt Giang và đám ruồi phe phái .

    Nói chung , những lãnh đạo đcs tq hôm nay đã là những tài phiệt trệu phú tỷ phú , đều ngán sợ cái ĐCS TQ hiện thời , xem nó như lưỡi dao kề cổ khi bản thân ở vào thế yếu , dầu bên Giang hay bên Tập .

    Kẻ nào ở thế yếu , đều sợ ĐCS hiện hành , chính thế ĐẢNG mất uy tín đang ở thế bị triệt buộc . Cả Giang lẫn Tập đều muốn lợi dụng đảng , hoặc triệt tiêu ĐẢNG để tồn tại .

    Giải pháp tốt nhất cho cả Giang trạch Dân , Tập Cận Bình và cả một đàn ruồi tham nhũng không cách nào Tập có thể tận diệt ( bởi Tập như ngựa non háu đá ) , chính là phải cùng nhau thoái vị chấp nhận đa đảng để tránh nạn tham nhũng , hạ cánh an toàn để bảo vệ bản thân và tài sản . Đồng thời chia nhau những vùng tự trị .

    Cánh cửa hậu dân chủ đa đảng là con đường thoát chung cho cả Giang , Tập và đàn ruồi tham nhũng phải lựa chọn để tồn tại nếu không muốn tiếp tục tàn sát lẫn nhau .

    VN hôm nay phải dựa vào Mỹ cũng vì lý do này . Nếu cậu Ủn Bắc Triều Tiên thật sự bị hạ bệ , thì Bắc Triều Tiên cũng đồng hành như VN & TQ .

    Cuối cùng Mỹ đã hoàn toàn ở thế Tập , Giang tranh nhau ngư ông đắc lợi . VN sẽ có cơ hội bất chiến tự nhiên thành , lấy lại cả HS TS , dân chủ & đa đảng .

    Thế giới đã trở mình , tất cả dang vào giai đoạn kết thúc . Họ Tập sẽ trở thành Gorbachev của châu Á . Theo sấm Trạng Trình ráng đợi 2 năm nữa mà thôi . Hì hì ..,!

    Trả lờiXóa
  4. Sau bao năm chiến tranh triền miên , người dân VN mong muốn hòa bình ổn định hơn ai hết , Nhưng cuộc sống quá khó khăn , các bậc phụ huynh ở VN ít ai chấp nhận cho con mạo hiểm như joshua wong vì sợ phải đi đếm kiến .Sự nghiệp đấu tranh cho dân chủ là trách nhiệm của mọi tầng lớp toàn xã hội , Nhưng người già lại ỷ cho lớp trẻ , lớp trẻ thì được o bế quá kỹ trong vòng kiềm tỏa của cha mẹ ,vì thế cho nên nền dân chủ của ta vẫn đang tồn tại nhiều bất cập

    Trả lờiXóa
  5. DÂN CHỦ Việt nam gấp VẠN lần dân chủ tư bản. Hiện nay theo nhà chức trách người Hồng kông đang bị những thế lực thù địch và kẻ địch bên ngoài kích động , nhân dân việt đa số là cho là như vậy, chỉ có một số ít người "DÂN CƯ MẠNG " và trí thức DỞ HƠI mới quan tâm đến dân chủ còn dân đen chúng tôi nghe theo ĐẢNG ,CHÍNH PHỦ nhân dân Việt nam HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIỚI rồi còn gì nữa mà phải mộng mơ ......

    Trả lờiXóa