Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Nhà đầu tư trực tiếp đang chạy khỏi Trung Quốc

Các dữ liệu cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc đã giảm 17% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm 2013.Trung Quốc ngày 18/8 đã phủ nhận quan điểm cho rằng, một loạt cuộc điều tra chống độc quyền gần đây với các công ty nước ngoài có thể là nguyên nhân khiến đầu tư nước ngoài sụt giảm ở nước này. Các dữ liệu cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc đã giảm 17% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm 2013.

Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc chỉ dừng ở mức 7,8 tỷ USD trong tháng 7, mức thấp nhất theo tháng trong vòng 2 năm qua. Số liệu này có thể dao động mạnh từ tháng này sang tháng khác, nhưng đầu tư trong 7 tháng đầu năm nay (71,1 tỷ USD) cũng giảm nhẹ so với 7 tháng đầu năm ngoái.
Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã triển khai một loạt cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào các công ty nước ngoài, bao gồm Microsoft Corp, nhà sản xuất chip Qualcomm Inc., và các nhà sản xuất xe hơi Audi AG, Daimler AG và Chrysler.
Ngày càng có nhiều chỉ trích rằng, các nhà quản lý Trung Quốc đang đối xử phân biệt với các công ty nước ngoài, và rằng, những cuộc điều tra nói trên được chỉ đạo một cách tùy tiền, trong khi các doanh nghiệp có rất ít cơ hội để đấu tranh với một quyết định bất công.
Trung Quốc nói rằng, nước này không phân biệt chống lại các công ty nước ngoài.
“Sự suy đoán về các cuộc điều tra chống độc quyền là nhằm vào một số nước nhất định là không có cơ sở”, Trầm Đan Dương, phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc, nói trên một bản tin hôm nay. “Tôi không nghĩ rằng, một vài cuộc điều tra chống độc quyền lại có thể xua đuổi các nhà đầu tư nước ngoài”.
Ông Trầm cho rằng, sở dĩ đầu tư nước ngoài ít đi trong năm nay là do năng lực dư thừa của các nhà máy Trung Quốc. Đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ cao vẫn mạnh mẽ, ông này nói.
Tuy nhiên, một số công ty nước ngoài tiếp tục nghi ngại về môi trường đầu tư của Trung Quốc và các quy định chống độc quyền của nước này.
“Trong một số lĩnh vực bị điều tra, các công ty nội địa không nằm trong đối tượng nghi vấn”, Phòng Thương mại châu Âu ở Trung Quốc nói trong một báo cáo tuần trước.
Trong một số trường hợp, giới chức Trung Quốc còn yêu cầu các công ty nước ngoài không được thách thức các cuộc điều tra như nhờ luật sư hoặc kêu gọi sự giúp đỡ từ chính phủ của họ, Phòng Thương mại châu Âu cho biết và miêu tả việc đó như một sự “hăm dọa”.
Trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã chậm lại, đầu tư trực tiếp của nước này ra nước ngoài lại tăng lên mức cao kỷ lục 52,6 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm nay, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang trở nên hùng hổ hơn trên trường quốc tế, qua việc mua lại các công ty nước ngoài như nhà sản xuất thịt lợn của Mỹ Smithfield Foods Inc. và House of Fraser, một chuỗi siêu thị của Scotland.
Theo Quang Huy
ĐTCK/WSJ

9 nhận xét:

  1. Có thằng điên,có tiền không để đâu mới đầu tư vào Trung Quốc !!!

    Trả lờiXóa
  2. Bạn Quang Huy hãy tìm hiểu giúp tình hình đầu tư trực tiếp ở VN dư lào?
    Theo báo cáo chính phủ đang đà tăng trưởng mạnh, năm sau cao hơn năm trước...
    sao dân vẫn khộ quá?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì tất cả cái sướng bọn không phải là người ( không phải là dân) chúng "cướp, giành" hết rồi!!!

      Xóa
  3. Đến lúc rút đầu tư ra khỏi Trung Quốc,làm ăn gì cũng chỉ có thời,toán học có bài giới hạn là gì.
    Các nhà tư bản và cả quốc doanh Trung Quốc còn bỏ chạy khỏi Trung Quốc.
    Những người lạc hậu mới mua hàng made in China mà thôi.
    Việt Nam lẽo dẻo theo dấu chân Trung Quốc thì như tự sát.65 năm kể từ 2/9/1945 mà chưa có tự do kinh doanh,bày ra lắm kế làm hạn chế phát triển kinh tế-thị trường trên đát nước nghèo mạt thì nghĩ cũng lạ. Đảng viên tuân thủ sự lãnh đạo và chỉ đạo của đảng và nhà nước nó cũng chỉ có giới hạn,xưa nay đâu chỉ cứ hò hét ru em Bắc bộ là đảng viên chấp hành đâu.
    Vừa rồi đọc trận Vạn Tường,mấy nhiêu năm mà nay vẫn viết chưa đúng,thậm chí sai nặng,là người trong cuộc thấy bực mình.
    Việc đấy mà cũng không chịu sửa thì làm ăn cái gì.
    Ngay hôm nay mà không làm mới các chính sách về kinh tế thì tụt như thị trường chứng khoán.Các nhà đầu tư cũng bỏ của chạy mà thôi,ngồi trơ mỏ thì ngóc đầu dậy sao nỗi.
    Rút đầu tư ra khỏi Trung Quốc là đúng về kinh tế.Việt Nam cần xem bài học này và chớ có chờ đại hội sắp ghế đến làm gì.Đại hội chỉ là cớ sắp ghế chứ vẻ cái gì cho đúng.Đại hội của các Thánh nếu có còn sai xa vạn dặm,huống chi đám thầy bói mù chuyên phán.
    Xăng dầu còn thiếu kinh khủng và dài lại vẻ chuyện gây khó cho nhà đầu tư.Đất thì bỏ không,chỉ trồng cỏ nuôi bò khỏi nhập cả trăm ngìn tấn lại không nuôi,xoi lổ bỏ thìa phân và thả hạt bắp ngô thì có trái,không làm để nhập hàng triệu tấn.Nuôi bò còn lợi hơn nuôi tôm nhiều,nhưng nuôi ra bò là phá,hễ làm ra cái gì là bày cách phá cho được.
    Từng chuyển làm chuyên viên,nhắc tuồng nên thấy cả đám nhông nhông cánh chuồn như đám ăn mày hách dịch,thấy buồn.Cánh chuồn gì mà chả có nhân cách,mất dạy ngay cả với tôi một trí thức đi làm vi- xi,khi anh ta gặm gầm bàn,đi buôn lậu bên xứ Nga.
    Một nước phải có luật khi thi hành luật nhanh chóng,có tự do kinh doanh thì đất nước phát triển,dỡ dỡ ươn ươn như hiện nay thì phải nói rất tội các nhà đầu tư,vì ham vui lại yêu mến nước Việt mà họ trần ai gian khổ phải qua 36 cửa ngục giữa trần gian này.
    Có lãnh đạo mà chơi suốt phán suốt thì coi như bằng không.
    Trung Quốc là thị trường tiêu thụ và thị trường lao động làm thuê,nhưng suy cho cùng cả 2 đều tệ cả.Dân thì đói lấy gì mua,lao động thì chỉ chấm mối hàn cũng trật,bấm nút cũng sai.Do vậy mà nhà đầu tư nước ngoài phải rút sớm nếu không thích phá sản,lại chính sách của họ rất tùy tiện,bọn cánh chuồn ghét là thay chính sách liền và cực thủ đoạn,không thể kịp trở tay.
    Đấy là bài học chung cho Việt Nam và nhất là các tỉnh khi quyền tự chủ trong tay.
    Cần học và ngiên cứu lại chính sách kinh tế của VNCH,họ trăm cái sai nhưng cái này họ đúng,đúng lắm,nhất là về thuế của họ là tuyệt vời,thanh toán tiền tệ cực giỏi.Tôi đã trực tiếp vụ này.
    Công Sơn xin nhắn gởi lại qua blog này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Iêu công son quá cơ

      Xóa
    2. Ai biết Cong Son ở đâu? Cho tôi lại ôm hôn ảnh một cái. Nd 2010 đừng giành anh ấy của tui nhe... Tui thích nhất người rủ rì rù rì như ảnh - kiểu đang âm mư mẹo gì đấy...

      Xóa
  4. Đọc bài này, tôi lại có những ý nghĩ khác.
    1-Vậy là TQ không quá chiều các nhà đầu tư nước ngoài, họ không chịu thiệt như ở ta. Chính quyền VN nên lấy làm bài học.
    2-Thị trường đông dân nhất thế giới cho phép họ mạnh tay, chặt chẽ với các nhà đầu từ NN
    3-Cũng có thể, với nhiều ngành TQ đã qua thời kỳ "Ăn cắp công nghệ", nếu các nhà đầu tư NN, chán mà bỏ đi, có khi họ lại .... càng mừng
    Tón lại, tôi thấy nhà cầm quyền TQ chặt chẽ như vậy để lo cho lợi ích quốc gia của họ là đáng để ta suy nghĩ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện vốn đầu tư FDI chẳng liên quan gì đến chuyện TQ đã qua thời ăn cắp công nghệ nên muốn các nhà đầu tư nước ngoài bỏ đi cả. Vì nguồn vốn FDI tạo ra nhiều việc làm và cung cấp những nguồn ngoại tệ lớn cùng nhiều lợi ích khác cho quốc gia mà các nguồn đầu tư nội không có được. Xét về công nghệ thì TQ chưa bao giờ thực sự thoát khỏi đời ăn cắp công nghệ và làm hàng nhái kém chất lượng cả. Mặc dù thị phần của họ rất lớn nhưng hàng hóa đều thuộc loại chất lượng tệ hại so với hàng hóa do các nước phát triển làm ra. Việc TQ bảo hộ nền kinh tế và các doanh nghiệp nội địa của họ thì đã có từ lâu rồi. TQ nổi tiếng là 1 quốc gia chơi xấu cả trên thị trường quốc tế và ngay tại TQ. Chẳng qua việc TQ chống độc quyền lần này là 1 việc làm bảo hộ DN trong nước của họ như mọi lần thôi, do dân TQ ở thành thị bây giờ cũng có điều kiện tương đối khá giả nên họ có xu hướng chuộng hàng nhập khẩu hoặc của các DN NN có danh tiếng sản xuất tại TQ. Hàng nhập khẩu thì TQ đã có các hàng rào thuế quan cao ngất ngưởng để chặn, còn hàng sản xuất trong nước của các hãng nước ngoài thì họ lại dùng cách này để chèn ép. Nếu không các DNTQ sẽ mất thị phần rất lớn ngay trên chính thị trường trong nước. Ngoài ra do các DNNN tới TQ gia công hàng hóa nên giá thành các sản phẩm của họ cũng rẻ đi nhiều nên sức cạnh tranh của hàng hóa TQ vốn dựa vào giá rẻ đã giảm đi, nên TQ, 1 quốc gia vốn dựa vào xuất khẩu hàng hóa giá rẻ không muốn lợi nhuận bị sụt giảm thì phải chèn ép các DNNN để bảo hộ các DN trong nước thôi

      Xóa
  5. Trung Cộng bạo phát bạo tàn!
    Mỹ và Phương Tây có quá trình phát triển châm mà chắc, có nền tảng.

    Trả lờiXóa