Trước Hoa Sen, cũng đã có trường hợp tranh chấp tại ĐH
Hùng Vương và kết quả là rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường đã sở hữu một
tấm bằng “chật vật” khi xin việc.
Trước Hoa Sen, cũng đã có trường hợp tranh chấp tại ĐH
Hùng Vương và kết quả là rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường đã sở hữu một
tấm bằng “chật vật” khi xin việc, Hoa Sen liệu có đi vào “vết xe đổ” và tại sao
đã có tiền lệ Hùng Vương, cơ quan quản lí không “ứng xử” kịp thời mà lại để
tiếp tục xảy ra trường hợp thứ hai? (Ảnh: Đại hội đồng cổ đông bất thường của
ĐH Hoa Sen)
Có thể nói Trường ĐH Hoa Sen là trường ĐH phát triển
theo mô hình phi lợi nhuận tiêu biểu và đạt được không ít thành công. Song, mô
hình ấy đang đứng trước nguy cơ bị xóa bỏ trước vòng xoáy của lợi nhuận.
Những
thông tin chính thức lẫn không chính thức về Đại học Hoa Sen đang diễn ra khiến
chúng ta cần suy nghĩ sâu xa hơn về vấn đề quản trị một trường Đại
học.
Và bản thân các nhà đầu tư khi tính toán đầu tư vào lĩnh
vực đặc thù này, dường như cũng cần được có sự quan tâm đặc thù để phát huy
tinh thần đầu tư giáo dục…
Có DN phi
lợi nhuận?
Trường Đại học Hoa Sen được thành lập năm 2006 với tên
gọi Trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen. Tiền thân của trường là cơ sở đào tạo
nghiệp vụ tin học và quản lí Hoa Sen, có mặt kể từ năm 1991. Khi thành lập, Hoa
Sen hoạt động theo tôn chỉ là môi trường tư thục hoạt động không vì mục tiêu
lợi nhuận, trực thuộc UBND TP HCM và có cơ chế tự chủ tài chính. Theo quy định
của Luật Giáo dục Đại học có hiệu lực từ năm 2013, các trường đại học tư thục
sẽ được tổ chức theo mô hình DN, tức có cổ đông và đại hội đồng cổ đông quyết
định các chính sách lớn của nhà trường, bầu ra hội đồng quản trị, ban kiểm
soát, và hội đồng quản trị bầu ra ban giám hiệu. Nói một cách khác ở một khía
cạnh nào đó, ĐH Hoa Sen còn chịu quy định của Luật Đầu tư và Luật DN, Luật
Chứng khoán, khi Trường vừa hoạt động trong một lĩnh vực đặc thù vừa như một
DN, dù là DN… “phi lợi nhuận”.
Sự bất nhất ngay từ ban đầu của các quy định pháp lí
và chịu sự chi phối của nhiều Luật khác nhau khiến hoạt động của Hoa Sen dễ bị
xáo trộn, càng dễ bị rơi vào trường hợp sao nhãng mục tiêu ban đầu là hoạt động
phi lợi nhuận. Trên thực tế Trường được cơ quan chủ quản địa phương hỗ trợ
nhiều chính sách và ưu đãi, song thay vì đầu tư toàn phần cho các hạng mục phát
triển giáo dục, khoa học, công nghệ, Trường đã mở ra một số các Cty dựa
trên cổ phần vốn góp của mình để thực hiện các thu chi tài chính trái quy định,
trong đó có thu vượt học phí của sinh viên – một sai phạm hoàn toàn không đáng
có ở một Trường mang danh không vì mục tiêu lợi nhuận - ngoại trừ mục đích rất
đáng hoan nghênh của Trường là liên kết mở thêm chương trình để đa dạng hóa nội
dung đào tạo đáp ứng nhu cầu của sinh viên.
Cơ quan quản
lí - Vì sao chưa lên tiếng?
Trở lại với Luật Giáo dục Đại học,
Điều 17 quy định Hội đồng quản trị của trường ĐH Tư thục được thành
lập và là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường, có nhiều
nhiệm vụ, quyền hạn mà đứng đầu là “Tổ chức thực hiện các nghị quyết của đại
hội đồng cổ đông”, “Quyết nghị chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và
quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường” và “Quyết nghị những
vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát
triển của nhà trường”…
Quy định là vậy nhưng tại Hoa Sen,
hiện đang có tới… hai HĐQT song song thành lập. HĐQT thứ nhất là hội đồng cũ,
được các cổ đông bầu ra trong Đại hội cổ đông thường niên năm 2013, trong đó có
ông Trần Văn Tạo là Chủ tịch. Một HĐQT mới được bầu ra trong đại hội đồng cổ
đông bất thường vừa diễn ra hôm mồng 2/8/2014, được triệu tập bởi ông Nguyễn
Minh Đức – Thành viên HDQT và theo yêu cầu của nhóm cổ đông đại diện hơn 30% cổ
phần tại Hoa Sen, được sự thống nhất đồng thuận của các cổ đông tham dự đại hội
chiếm hơn 70% cổ phần (theo khoản 3 điều 104 Luật DN, quyết định của Đại hội
đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được được số cổ đông đại diện ít
nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận). Tại ĐH
này, căn cứ trên các sai phạm của HĐQT (cũ) và Hiệu trưởng, các cổ đông đã đi
đến biểu quyết và miễn nhiệm HĐQT cũ, bầu lại HĐQT mới với ông Lưu Tiến Hiệp –
chủ tịch. Ông Hiệp là thành viên sáng lập trường ở thời điểm trường mới chỉ là
một dự án vào năm 1991, cùng với các thành viên sáng lập khác như ông Nguyễn
Minh Đức, bà Phan Thị Hồng (đã mất)…
Theo bà Nguyễn Thị Hòa, đại diện nhóm
30% cổ phần tại ĐH Hoa Sen, nhà đầu tư đến từ Tập đoàn SCG, một DN đã đầu tư mạnh
mẽ vào lĩnh vực giáo dục, phát triển con người và gây hiệu ứng với chương trình
“SCG – Kỹ sư tương lai”, ngay cả bản thân bà Hòa cũng là đại diện cổ nhóm cổ
đông sáng lập, đã từng “bị đẩy” ra ngoài trường vì nhiều lí do và nay, sau 19
năm chứng kiến một giai đoạn bắt đầu đi xuống của ĐH Hoa Sen, các sáng lập viên
mới có nguyện vọng thông qua đại hội cổ đông bất thường, để bầu ra HĐQT mới
quyết nghị chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế về tổ chức và
hoạt động của nhà trường, nhằm khắc phục và tránh những sai phạm đặc biệt trong
quản lí và tài chính của Hiệu trưởng Trường vốn khiến ĐH Hoa Sen không hoạt
động như kì vọng.
Dù hoạt động theo mô hình DN hay một trường phi lợi
nhuận, Hoa Sen đều vẫn cần được công nhận ngay một HĐQT duy nhất.
Đại hội tuy không được HĐQT cũ hoan nghênh nhưng có
đến hơn 99% ý kiến cổ đông đồng nhất biểu quyết thông qua các nội dung của đại
hội. Bản thân một số thành viên HĐQT cũ tuy nói rằng không thừa nhận đại hội
này nhưng lại vẫn cử người đại diện đi tham dự. Trong đại hội, chúng tôi cũng
đã mời cả đại diện của Sở Giáo dục - Đào tạo TP HCM. Mọi thứ đều rất bình
thường và không hề có gì bất thường trong đại hội bất thường này. Vì vậy không
có lí do nào cơ quan chủ quản không thừa nhận HĐQT mới, một khi chúng tôi tiến
hành theo đúng quy định của pháp luật!”.
Nếu đúng như bà Hòa đã nói, có vẻ như
thông tin các cổ đông mới thâu tóm ĐH Hoa Sen chưa hẳn là có cơ sở. Mà đúng hơn
đây là sự trở về của những người cũ. Sự trở về đó có mục đích gì và có ảnh
hưởng trực tiếp đến định hướng hoạt động của Hoa Sen trong tương lai hay không,
dư luận không muốn nghiêng về HĐQT nào khi cả hai bên đều đang nỗ lực “sư nói
sư phải, vãi nói vãi hay” trên các phương tiện chính thức lẫn phi chính thức,
mà vấn đề quan trọng là vai trò của cơ quan quản lí, cơ quan chủ quản địa
phương trong vụ tranh chấp đang gây bất ổn đối với tâm lí của cả hàng ngàn sinh
viên ĐH Hoa Sen hiện tại. Bởi cơ bản, dù hoạt động theo mô hình DN hay một
trường phi lợi nhuận, Hoa Sen đều vẫn cần được công nhận ngay một HĐQT duy
nhất, để từ đó chính thức khẳng định danh sách của Ban giám hiệu, chủ tài
khoản, những người có thẩm quyền được pháp luật công nhận để điều hành trường.
Tại sao cơ quan quản lí, chủ quản ĐH
Hoa Sen đến thời điểm hiện nay vẫn chưa ý kiến? “Cứ như vậy, các nhà đầu tư làm
sao dám quan tâm đầu tư trường ĐH Tư thục? Bản thân các sinh viên cũng làm sao
dám đâm đơn, nộp hồ sơ tuyển sinh vào đại học tư thục?”, một chuyên gia nói.
Cần cơ chế phù hợp
Theo thông tin của một thành viên Ban
kiểm soát mới (được bầu mới cùng HĐQT mới ngày 2.8) của ĐH Hoa Sen, một điểm
khó của các nhà điều hành, đầu tư Giáo dục ở cấp đại học hiện nay là Luật Giáo
dục Đại học tuy đã có hiệu lực, nhưng các thông tư, văn bản hướng dẫn dưới Luật
chưa có, dẫn đến hoạt động triển khai Luật khó tránh xảy đến có vấn đề. Và một
trong những vấn đề đó chính là quy định của Luật yêu cầu khi tất cả đại học tư
thục, bất kể vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận đều phải “dành ít nhất 25% (lợi
nhuận) để đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học, cho các hoạt động giáo
dục...”. “Điều đó sẽ khiến các nhà đầu tư giáo dục sẽ e ngại đầu tư vào giáo
dục, kể cả những nhà đầu tư chỉ đặt mục tiêu phi lợi nhuận và hướng đến vì mục
đích cộng đồng”, ông này nói.
Một chuyên gia đầu tư giáo dục cho
rằng thực tế đối với một Trường ĐH phi lợi nhuận như Hoa Sen, việc chia cổ tức
trên dưới 10%/năm nên được cho là bình thường. “Những sai phạm về tài chính,
quản trị tại ĐH Hoa Sen thời gian qua cho thấy rằng để có một trường ĐH tư thục
hoạt động tốt, nên có sự tách biệt về vấn đề quản trị (như một DN), và hoạt
động chuyên môn của trường. Theo đó, Hiệu trưởng trường không nhất thiết phải
xử lí tất cả mọi vấn đề tài chính và ngược lại, một nhà quản trị như một CEO
thuê ngoài có thể xử lí, cố vấn vấn đề này mà không nhất thiết phải can thiệp
chuyên môn giảng dạy, đào tạo, thu hút giảng viên của lãnh đạo trường. Để cơ
chế “thuê ngoài” này hữu hiệu, và mặt khác để vẫn thu hút nhà đầu tư tâm huyết
với giáo dục, kể cả là giáo dục phi lợi nhuận, một mức lợi nhuận tối thiểu hợp
lí – ít nhất bằng với đầu tư lãi suất tiết kiệm dài hạn trên thị trường ngân
hàng – cho các nhà đầu tư (chứ không phải Trái phiếu Chính phủ như Luật quy
định) mới may ra giúp các nhà đầu tư ĐH Tư thục “phi lợi nhuận” có thể “trụ
lại”, vị này nói.
Dù thế nào thì Luật Giáo dục ĐH cũng
đã được ban hành. Chuyện ĐH Hoa Sen đang làm rung động giới sinh viên, giảng
viên và công luận, nhất là với hiệu ứng các thông điệp mà Ban giám hiệu hiện
tại của Trường đã chính thức có thư ngỏ trên website lẫn các thông tin trên…
facebook. Ai sẽ đứng ra nhận lãnh quyền “phán xử” và kết thúc sớm vụ tranh
chấp, cũng như điều chỉnh ứng xử của các nhà giáo dục, để dư luận không hồ nghi
về tư cách giáo dục và mục tiêu “phi lợi nhuận” thực sự của những người trong
cuộc?
Xin mượn lời của GS Ngô Bảo Châu khi
nêu vấn đề tại Hội thảo về “Cải cách giáo dục đại học", “giảng
viên về mặt định lượng rất thấp đã đành, về cơ chế cũng rất cứng nhắc đưa đến
sự phức tạp, thiếu minh bạch. Các giảng viên phải được hưởng chế độ đãi ngộ của
tầng lớp trung lưu. Trong khi mức lương cố định hiện nay không phản ánh được
điều đó”. Do đó, ba trong 5 đề xuất của GS Ngô Bảo Châu là “Nới lỏng hệ thống
thu nhập: bên cạnh thu nhập thông thường theo thang lương công chức, cán bộ
khoa học giảng dạy có thể được hưởng thu nhập đặc biệt với nguồn từ trong và
ngoài ngân sách, do các trường đại học chủ động quyết định; Trong kế hoạch đầu
tư xây dựng trường, bên cạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cần chuẩn bị kinh
phí để đầu tư xây dựng đội ngũ nghiên cứu và giảng dạy; Thiết lập cơ chế và
chính sách để “tận dụng nhân lực thời vụ cao cấp”. Lấy thành tích xây dựng và
nâng cao chất lượng của đội ngũ nghiên cứu giảng dạy để đánh giá năng lực lãnh
đạo trường đại học. Lấy thu nhập cán bộ khoa học giảng dạy làm một tiêu chí để
đánh giá, xếp hạng các trường đại học”.
Quả tình là nếu muốn các đề xuất này
của GS Ngô Bảo Châu được thi triển, có lẽ quy định hoạt động các trường ĐH tư
thục, đặc biệt các Trường ĐH tư thục phi lợi nhuận như Hoa Sen, đang rất cần
được Luật... xem xét và điều chỉnh!
Thuận Nhiên/DĐDN
------------------
Xét cho cùng GS Châu với 5 đề xuất để cải cách hay làm cuộc CM trong giáo dục chỉ là ảo tưởng.....
Trả lờiXóa(Nói ít hiểu nhiều)
THiên đường mở trường để kiếm tiền
Trả lờiXóadãy chết mở trường để dạy người
Sự khác biệt cơ bản về chất
Nếu còn trong cơ chế này các bajnhojc xong ĐH ra trường không có tiền để chạy việc bạn sẻ thất nghiêp làm nghề nuôi ản thân bằng nghề tay trái đói dài dài ...Ta nên học cách làm ra tiền , học nệnh bợ - khi mình có tiền nệnh các quan tham để vào cơ quan nhà nước - vào được rồi mặc sức vơ vét , kết bè kết lủ để tham nhủng đông thời cũng hô hào chống tham nhũng cho có lệ rồi đâu cũng vào đó cả - Còn bằng cấp : dể ẹt ngủ một đem sáng có bằng tiến sỉ ...thế thôi ....
Trả lờiXóa