... Chúng
ta đang sống trong một thời kỳ mà tiếng gọi cho tự do và dân chủ đang vang lên
trên khắp địa cầu. Đông Âu vừa loại bỏ các chính phủ chuyên chế tồn tại gần nửa
thế kỷ và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ cũng đang tranh đấu để thay thế
chế độ cộng sản tồn tại gần 75 năm bằng một trật tự dân chủ mới- trật tự mà
trước đây có thể họ chưa bao giờ biết đến.
Tuy nhiên, những sự kiện xảy ra xung
quanh các biến động chính trị lớn tại châu Âu đang phủ một bóng đen lên viễn
cảnh tươi sáng mà dân chủ hứa sẽ đem lại - chính sự hứa hẹn này đang liên kết
và huy động sức mạnh của mọi người trên khắp thế giới. Nam Mỹ và Bắc Mỹ hiện
nay thực sự đang là một bán cầu của dân chủ; châu Phi đang trải qua một thời kỳ
cải cách dân chủ chưa từng có; và các thể chế dân chủ mới và năng động hiện
đang bén rễ tại châu Á.
Hiện
tượng toàn cầu này đang làm cho những người hoài nghi phải suy nghĩ lại, những
người hoài nghi cho rằng dân chủ tự do hiện đại là một sản phẩm nhân tạo chỉ có
ở phương Tây và không thể nhân bản thành công được ở các nền văn hóa không phải
phương Tây. Trong một thế giới mà dân chủ đã được thực thi ở nhiều quốc gia
khác nhau như Nhật Bản, Italia và Vênezuêla, các định chế dân chủ có thể lên
tiếng một cách chính thức cho các khát vọng mang tính nhân loại toàn cầu về tự
do và tự quản.
Tuy
nhiên làn sóng đòi tự do mạnh mẽ trong suốt thập kỷ qua rõ ràng đã đảm bảo cho
sự thành công tối hậu của nó. Chester E. Finn, Jr.- Giáo sư về giáo dục và
chính sách công tại trường Đại học Vanderbilt kiêm Giám đốc Tổ chức Giáo dục
Xuất sắc (Educational Excellence Network), đã phát biểu trước một nhóm các nhà
giáo dục và các thành viên chính phủ tại Managua, Nicaragua: “Con người ta sinh
ra đã ưa thích tự do hơn áp bức, đó là điều tự nhiên. Nhưng chúng ta không thể
kỳ vọng rằng các hệ thống chính trị dân chủ có thể đương nhiên được tạo ra và
duy trì mãi mãi. Ngược lại, các ý tưởng dân chủ luôn tồn tại nhưng việc thực
hiện dân chủ thì không phải lúc nào cũng làm được”.
Ngày
nay, các giá trị dân chủ có thể đang được xem lại, nhưng được xem lại theo suốt
quá trình lịch sử lâu dài của loài người, từ cuộc Cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18
cho tới sự xuất hiện của các chế độ một đảng vào giữa thế kỷ 20, phần lớn các
thể chế dân chủ còn ít và tồn tại không lâu. Thực tế này không làm cho chúng ta bi quan hay thất
vọng, mà ngược lại, đó là thách thức chúng ta phải vượt qua. Trong khi khát
vọng tự do là điều tự nhiên bẩm sinh của con người thì việc thực hiện dân chủ
lại đòi hỏi phải được giáo dục. Việc lịch sử có còn tiếp tục mở các cánh cửa
của tự do và cơ hội nữa hay không phụ thuộc vào sự quyết tâm cống hiến và trí
tuệ tập thể của chính bản thân người dân chứ không dựa trên bất kỳ quy luật nào
của lịch sử và đương nhiên cũng không dựa trên lòng nhân từ của các nhà lãnh
đạo tự bầu.
Khác
với một số quan điểm, một xã hội dân chủ lành mạnh không chỉ đơn
giản là một đấu trường cho các cá nhân theo đuổi các mục đích của cá nhân họ.
Dân chủ sẽ chỉ được thực hiện khi dân chủ là mong muốn của các công dân có
quyết tâm sử dụng quyền tự do mà họ vất vả mới giành được để tham gia vào đời
sống của xã hội - góp tiếng nói của họ vào các tranh luận tập thể, bầu ra các
vị đại diện có trách nhiệm đối với các hành động của họ và chấp nhận yêu cầu
dung hòa và thỏa hiệp trong đời sống công cộng. Các công dân của nền dân
chủ được tận hưởng quyền tự do cá nhân, nhưng họ cũng phải chia sẻ trách nhiệm
cùng những người khác xây dựng một tương lai trong đó các giá trị cơ bản của tự
do và tự quản vẫn tiếp tục được theo đuổi.
* * *
Chính phủ của nhân dân
Dân
chủ có thể là một từ quen thuộc với nhiều người, nhưng nó là một khái niệm vẫn
bị hiểu sai và sử dụng sai khi các chế độ chuyên chính và các chính thể quân sự
độc tài lợi dụng để kêu gọi sự ủng hộ của quần chúng bằng cách tự gắn cho mình
cái mác dân chủ. Tuy thế, sức mạnh của tư tưởng dân chủ cũng đã tạo nên những
biểu hiện sâu sắc nhất và nhanh chóng nhất trong lịch sử của ý chí và trí tuệ
con người: từ Pericles thời Aten cổ đại tới Vaclav Havel ở Cộng hòa Séc hiện
đại, từ Tuyên ngôn Độc lập của Thomas Jefferson năm 1776 tới các bài diễn văn
cuối cùng của Andrei Sakharov năm 1989.
Theo
định nghĩa trong từ điển, dân chủ “là chính phủ được thành lập bởi nhân dân
trong đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân
dân hoặc bởi các đại diện được bầu ra từ một hệ thống bầu cử tự do”. Theo
Abrham Lincoln, dân chủ là một chính phủ “của dân, do dân và vì dân”.
Tự
do và dân chủ thường hay được sử dụng thay lẫn nhau nhưng hai từ này không đồng
nghĩa với nhau. Dân chủ thực tế là một tập hợp những tư tưởng và nguyên tắc về
tự do và cũng bao gồm một tập hợp các thông lệ và các thủ tục đã được đúc kết
lại từ quá trình lâu dài, thường không bằng phẳng, của lịch sử. Một cách ngắn
gọn, dân chủ là sự thể chế hóa tự do. Trên cơ sở này chúng ta có thể định rõ
được các nguyên tắc cơ bản đã được thử thách qua thời gian đối với một chính
phủ lập hiến, vấn đề nhân quyền, vấn đề bình đẳng trước pháp luật mà bất cứ một
xã hội nào được gọi là dân chủ theo đúng nghĩa của nó cũng cần phải có.
Các
thể chế dân chủ được phân ra hai loại cơ bản: trực tiếp và đại diện. Trong nền
dân chủ trực tiếp, mọi công dân, không cần thông qua trung gian là các đại diện
được bầu hay chỉ định, có thể tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định cho
các vấn đề xã hội. Một hệ thống như thế rõ ràng chỉ có thể thực hiện được với
một số tương đối ít người, ví dụ như trong một tổ chức cộng đồng hay một hội
đồng bộ lạc nào đó hay một đơn vị cấp cơ sở của một liên đoàn lao động, khi mà
các thành viên có thể gặp gỡ nhau trong một phòng họp để bàn bạc, thảo luận các
vấn đề và đi tới quyết định bằng sự đồng thuận hoặc theo nguyên tắc biểu quyết
theo đa số. Những người Aten cổ đại, những người lập ra thể chế dân chủ đầu
tiên, đã thực hiện kiểu dân chủ trực tiếp với một hội đồng bao gồm số lượng
thành viên từ 5.000 đến 6.000 người- có thể đây là số lượng tối đa để có thể
tập hợp được ở một địa điểm và thực hiện sự dân chủ trực tiếp.
Xã
hội hiện đại, với quy mô và tính phức tạp của nó, ít có cơ hội cho dân chủ trực
tiếp. Ngay như ở vùng đông bắc Hoa Kỳ, nơi mà cuộc họp thị trấn New England đã
thành một truyền thống thiêng liêng, thì hiện nay hầu hết các cộng đồng đã phát
triển lớn tới mức không thể tập hợp được tất cả cư dân ở một nơi để tiến hành
biểu quyết trực tiếp cho các vấn đề có tác động tới cuộc sống của chính họ.
Ngày
nay, dù là đối với một thị trấn 50.000 người hay một đất nước trên 50 triệu
người, hình thức dân chủ phổ biến nhất là hình thức dân chủ đại diện trong đó
công dân bầu ra các công chức là những người đưa ra các quyết định chính trị,
xây dựng pháp luật và quản lý các chương trình vì lợi ích công cộng. Nhân danh
nhân dân, các công chức đó phải cân nhắc kỹ càng các vấn đề công cộng phức tạp
theo một quá trình có tính hệ thống và chu đáo, quá trình này đòi hỏi sự đầu tư
lớn về thời gian và sức lực mà thường không thể thực hiện được đối với một số
đông các công dân đơn lẻ.
Có
nhiều cách rất khác nhau để bầu ra các vị công chức. Ví dụ, ở cấp quốc gia, các
nhà lập pháp có thể được chọn lựa từ các khu vực bầu cử mà mỗi khu vực bầu cử
bầu một đại diện ứng cử duy nhất. Theo một cách khác gọi là hệ thống đại diện
theo tỷ lệ, mỗi đảng chính trị được đại diện trong cơ quan lập pháp theo tỷ lệ
đạt được trong tổng bầu cử quốc gia. Bầu cử tại tỉnh hay địa phương cũng có thể
theo cách bầu cử quốc gia hoặc bằng cách nhẹ nhàng hơn thông qua sự đồng thuận
của các nhóm thay cho bầu cử. Dù được bầu theo cách nào thì các vị công chức
trong nền dân chủ đại diện cũng phải hoạt động và làm việc nhân danh nhân dân
và luôn phải chịu trách nhiệm cho các hành động của họ trước nhân dân.
Nguyên tắc đa số và quyền thiểu số
Các
nền dân chủ là các hệ thống trong đó mọi công dân được tự do đưa ra các quyết
định chính trị theo nguyên tắc đa số. Nhưng nguyên tắc đa số cũng chưa phải là
dân chủ: ví dụ, không ai có thể gọi một hệ thống là công bằng hoặc bình đẳng
nếu hệ thống đó chấp nhận cho 51% dân số đàn áp 49% dân số còn lại với nhân
danh đa số cả. Trong một xã hội dân chủ, nguyên tắc đa số phải được ràng buộc
với sự đảm bảo cho các quyền con người của cá nhân, các quyền này, đến lượt nó,
lại đóng vai trò bảo vệ quyền lợi cho các nhóm thiểu số dù đó là dân tộc ít
người, nhóm tôn giáo hay chính trị hoặc chỉ đơn giản là những người thua cuộc
trong tranh luận về một vấn đề lập pháp nào đó. Các quyền của thiểu số không
phụ thuộc vào ý nguyện của bên đa số và cũng không thể bị loại bỏ bởi biểu
quyết đa số. Các quyền lợi của thiểu số được bảo vệ bởi vì các luật và định chế
dân chủ bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân.
Diane Ravitch, một học giả,
tác giả và là cựu Trợ lý Bộ trưởng Giáo dục Hoa Kỳ đã viết trong một bản tham
luận cho hội thảo giáo dục tại Ba Lan: “khi một thể chế dân chủ kiểu đại diện
hoạt động đúng theo hiến pháp mà hiến pháp đó có quy định giới hạn cho quyền
lực của chính phủ đồng thời đảm bảo các quyền cơ bản cho mọi công dân, thì
chính phủ đó được gọi là nền dân chủ lập hiến. Trong một xã hội như thế, các
nguyên tắc đa số và các quyền thiểu số được bảo vệ bởi luật và thông qua sự thể
chế hóa các điều luật”.
Đây
chính là các thành phần cơ bản cho mọi thể chế dân chủ hiện đại cho dù nó có
thể thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử, văn hóa hay kinh tế. Mặc dù có nhiều sự
khác biệt rất lớn giữa các dân tộc và xã hội, các yếu tố cơ bản như chính phủ
lập hiến, nguyên tắc đa số kết hợp với quyền thiểu số, quyền cá nhân và nguyên
tắc pháp quyền đều có thể tìm thấy ở Canađa và Costa Rica, Pháp và Bốtsoana,
Nhật Bản và Ấn Độ.
Xã hội dân chủ
Dân
chủ không chỉ là một tập hợp các quy định của hiến pháp và các thủ tục để xác
định cách thức hoạt động cho chính phủ. Trong một thể chế dân chủ, chính phủ
chỉ là một thành phần cùng tồn tại trong một kết cấu xã hội bao gồm rất nhiều
các định chế khác nhau, các đảng chính trị, các tổ chức và các hiệp hội. Tính
chất đa dạng này được gọi là đa nguyên và thể chế dân chủ đó quy định sự tồn
tại, tính pháp lý hay quyền lực của các tổ chức và các định chế khác trong một
xã hội dân chủ không phụ thuộc vào chính phủ.
Trong
một xã hội dân chủ luôn có hàng ngàn các tổ chức tư nhân hoạt động ở cấp địa
phương hay quốc gia. Rất nhiều trong số các tổ chức đó đóng vai trò trung gian
giữa các cá nhân và các định chế của chính phủ hay các tổ chức xã hội phức tạp
khác mà họ cũng là một thành phần, hoặc thực hiện các vai trò, nhiệm vụ mà
chính phủ không được giao và tạo cơ hội cho các cá nhân thực hiện quyền và
trách nhiệm của mình với tư cách là công dân của một thể chế dân chủ.
Các
nhóm này thể hiện quyền lợi của thành viên của họ theo rất nhiều cách: ủng hộ
các ứng cử viên vào các vị trí trong các cơ quan công quyền, tranh luận các vấn
đề và cố gắng tạo ảnh hưởng lên các quyết định chính trị. Chỉ thông qua các
nhóm như thế, các cá nhân mới có được con đường để tham gia một cách có ý nghĩa
vào cả chính phủ và các cộng đồng của chính họ. Có rất nhiều ví dụ cho các nhóm
như thế: các tổ chức nhân đạo và nhà thờ, các nhóm môi trường và thân hữu, các
hiệp hội kinh doanh và các liên đoàn lao động.
Trong
một xã hội chuyên quyền, các tổ chức như thế bị kiểm soát, phải có giấy phép
hoạt động và bị theo dõi hoặc phải báo cáo với chính phủ. Trong một thể chế dân
chủ, quyền lực của chính phủ được xác định rõ ràng và bị giới hạn chặt chẽ bởi
luật. Kết quả là các tổ chức tư nhân như thế được tự do, không bị chính phủ
kiểm soát; mà ngược lại, rất nhiều các tổ chức đó vận động chính phủ và tìm
cách nâng cao trách nhiệm của chính phủ đối với các hành động của chính phủ.
Một số tổ chức khác quan tâm tới các vấn đề nghệ thuật, thực hiện đức tin tôn
giáo, nghiên cứu học thuật hoặc các vấn đề khác có thể tiếp xúc ít hay hoàn toàn
không tiếp xúc với chính phủ.
Trong một xã hội dân chủ có
nhiều nhóm khác nhau, các công dân đều có thể khai thác mọi khả năng tự do và
trách nhiệm đối với vấn đề tự quản lý mà không bị sức ép của bất kỳ bàn tay
quyền lực nào của nhà nước.
(Theo HN-VN )
--------------
Ở các nứơc không dân chủ thì chỉ có "dân bị chửi" hoặc"dân chửi"!
Trả lờiXóaDân chủ là gì?
XóaDân Chủ là : nơi có được sự đồng thuận, đồng lòng giữ Dân với Đảng như Nươc ta ngày hôm nay !
Dân Chủ là: dân biết làm chủ tập thể, để xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh, nhân văn, tự do, bác ái!
Không cá Dân Chủ là gì?
Không có Dân Chủ là: chống phá tinh thần đoàn kết, của những kẻ thiếu, đói VĂN HOÁ, suốt ngày chỉ đi so sánh nước nhà với những xứ sở "Dân Chủ hão, ảo", mà từ đó coi thường đường lối , chính sách của Đảng và Nhà Nước ta!
Các người hay nhìn nền dân chủ của Thailand đi, xem nó Thối nát, bung bét cỡ nào?
Rồi hãy "chém gió" , đánh giá, nhận định về Đảng và Nhà nước ta.
( trưởng phòng VHTT , huyện đông Hưng , thái bình: Lại Thành Kiên 0979360138)
Thằng chó Kiên giả! Chơi trò bẩn! Vô lại! Đi chết đi! Cho dù mày phe nào, khả năng chết vì TNGT là cao đấy, nếu cứ giở chiêu trò cứt đái!
XóaKhông biết đây là NLVH thật hay giả nữa? Thằng thật hay thằng giả thì cũng là văn hóa đảng cả, có khác gì đâu. Bịp bợm, lọc lừa, dối gian, vu khống, ngậm máu phun người…thôi thì tất tật, đủ cả. Đó là đức tính quý báu đã được “CB” – Của Bác truyền lại cho thế hệ đảng viên hậu sinh đang ngày đêm học tập, làm theo tấm gương ông Cụ?
XóaPhải nói là Bác kính yêu thực có tài trong khoản này: Bác viết bài “Địa chủ ác ghê” vu khống, hãm hại gia đình bà Nguyễn Thị Năm dưới bút danh CB đăng trên báo nhân dân từ năm 1953 mà đến tận bây giờ lớp trẻ mới biết được tuyệt đỉnh công phu Dựng Chuyện Vu Khống Gắp Lửa Bỏ Tay Người của Bác Hồ kính yêu qua báo mạng lề dân. Phải nói là Bác anh hùng Núp hơi bị được!
Không biết nhân cách, đạo đức của Bác Hồ kính yêu có được ông nhà văn Đài Loan Kim Dung mượn dùng để tạo nên cốt cách nhân vật Nhạc Bất Quần trong Tếu Ngạo Giang Hồ hay không? Mà sao lại giống nhau đến vậy. Nhạc Bất Quần quân tử kiếm bề ngoài thì lúc nào cũng tỏ ra vẻ nhân đức, khoan dung, độ lượng nhưng trong tâm địa thì vô cùng độc ác, nham hiểm, giết cả môn đồ, đệ tử, vợ con để mưu đồ bá vương, thống nhất võ lâm. Nhưng xét về cấp độ cao thủ, công lực thì Bác kính yêu chắc phải cao hơn Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần rất nhiều vì Bác là Sư tổ, là “Cha già” của Đảng ta mà. Bác đâu phải là loại người phình phường.
Này nhé! Cha Bác, ông Nguyên Sinh Sắc làm quan huyện, say rượu sai lính đánh chết dân. Ác thế, nhưng Bác rất là khôn! Bác không tố? Bác lại đi tố người phụ nữ có công nuôi sống cả Trung đoàn quân cách mạng, người đã góp cho chính quyền lâm thời của Bác cả ngàn lượng vàng. Điều đó đã khiến Bác kính yêu hơn đứt Nhạc Bất Quần về khoản Đại ác, bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ròi. Đúng là Giỏ nhà ai quai nhà nấy, Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh, “Cẩu phụ sinh cẩu tử” .
Và giờ trên mạng đang có mấy ông Kiên – NLVH cũng anh hùng Núp xỉ vả lẫn nhau. Mấy thằng này là đảng viên nhưng chắc có tư thù với nhau. Nên chúng đưa nhau lên mạng tố nhau, sủa lung tung để dân mạng họ chửi thằng Lại Thành Kiên trưởng phòng văn hóa huyện. Ấy thế mà chúng nó còn trơ chẽn vô liêm sỉ khi dùng cái níc Người Làm Văn Hóa để nói về văn hóa mới tởm con bà lợm chứ! Đúng là được học tập, thấm nhuần đạo đức tư tưởng, phong cách làm việc Của Bác(CB) có khác. Đúng là Rau nào sâu ấy, tổ chức nào sinh ra con người ấy.
‘Chúng nó vào đảng để cho trong sạch quần chúng” “Thằng đó là đảng viên nhưng mà nó tốt”. Dân nói đấy nhé! Đó chính là Dân chủ!
Bạn trẻ U21. Có một tư liệu đáng suy ngẫm là ông Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh phổi vào năm 1932.
XóaLiệu chúng ta có sống tới ngày biết được sự thật không? Rõ ràng là chúng ta đang phải gặm rất nhiều "nửa ổ bánh mì thiu"...
Theo tôi biết thì Kiên thật không còm trên đây. Có 1 kẻ đang giả Kiên ca ngợi chế độ để bà con chửi Kiên. Và y hả dạ lắm. Thật nhỏ mọn!
XóaĐã thấy nói nhiều về hai chữ DÂN CHỦ. Nhưng hiểu và vân dụng nó cho đúng thì không phải ai, chính phủ, quốc gia nào cũng làm được.
Trả lờiXóaThời phong kiến, dân chủ tức là phải trung thành với vua.
Nhà nước độc tài, toàn trị hiểu dân chủ là dân phải nghe theo lãnh đạo vì lãnh đạo luôn " lo " cho dân, theo lãnh đạo thì có " dân chủ ". chống lại thì đừng nói tới dân chủ.
Với đám "dân ngu như lợn" thì dân chủ chỉ là được ăn no, ngủ kĩ, vui chơi nhẩy múa bất cần biết đến nhân tình thế thái.
Để có dân chủ đích thực, phải có chính quyền thực sự vì dân và người dân cũng phải thấy rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình. Không thể chỉ đòi hỏi một phía. Chính phủ độc tài, mất dân chủ đã đành mà dân nào thì đẻ ra chính phủ đó như là một hệ quả. Dân trí thấp, dù có bầu cử tự do chưa chắc đã bầu ra được chính phủ tốt. Dân chủ giả hiệu tồn tại được, chủ yếu vì lý do này. Chính phủ tốt + nâng cao dân trí là điều kiện song song đẻ có dân chủ thật sự. Thiếu một trong hai điều kiện này thì dân chủ còn là đề tài tranh cãi dài dài.
Dân chủ là kẻ nào trái ý ta sẽ bị "nhập" kho.
Trả lờiXóaTheo em, với Việt Nam, dân chủ là chiếc "bánh vẽ" không hơn không kém...
Trả lờiXóaDân chủ cũng là quyền lực , được tập hợp bởi người dân lao động đây là tờng lớp bần cùng nhất xã hội . Nhưng đây cũng là tờng lớp quan trọng nhất xã hỗi
Trả lờiXóavì người dân lao động là tờng lớp duy nhất tạo ra của cải , vật chất .họ sẽ tập chung nổi dậy chống lại cái ác , thằng mạnh , thằng hùng , thằng dũng, thằng sang,thằng giầu.....khi họ bị chèn ép , đè nén tới mức giới hạn.....theo kiểu cả làng hô hào, phá luật pháp, đập chết bọn tận thu chó.......
VN hiện nay là nền dân chủ giả hiệu bị thao túng bởi những kẻ quyền lực khoác áo đảng.
Trả lờiXóaBầu cử ở VN bị chèo kéo gian lận rất nhiều mà đặc biệt là sự gian lận trong kiểm phiếu.
Hãy vào mạng internet đọc "Đêm ấy là đêm gì", nghe đọc "Cửu bình" + chứng kiến tham nhũng, lãng phí, xuống cấp của đạo đức, mua quan - bán chức để thấy rõ bộ mặt thật của CNXH và CNCS.
Việt Nam tự do muôn năm!
Đoàn Văn Vươn muôn năm!
Cù Huy Hà Vũ muôn năm!
Đinh Đăng Định muôn năm!
... Những dòng chữ này sặc mùi "ăn bám" Tư Bản, đó là chiêu P.R, để mong kiếm được đồng tiền Mỹ xứ sở của bạo lực và thực dụng! ( trưởng phòng VHTT , đông Hưn thái Bình - người làm Văn Hoá: Lại Thành Kiên)
XóaVN hiện nay là nền dân chủ giả hiệu bị thao túng bởi những kẻ quyền lực khoác áo đảng.
Trả lờiXóaBầu cử ở VN bị chèo kéo gian lận rất nhiều mà đặc biệt là sự gian lận trong kiểm phiếu.
Hãy vào mạng internet đọc "Đêm ấy là đêm gì", nghe đọc "Cửu bình" + chứng kiến tham nhũng, lãng phí, xuống cấp của đạo đức, mua quan - bán chức để thấy rõ bộ mặt thật của CNXH và CNCS.
Việt Nam tự do muôn năm!
Đoàn Văn Vươn muôn năm!
Cù Huy Hà Vũ muôn năm!
Đinh Đăng Định muôn năm!
VN hiện nay là nền dân chủ giả hiệu bị thao túng bởi những kẻ quyền lực khoác áo đảng.
Trả lờiXóaBầu cử ở VN bị chèo kéo gian lận rất nhiều mà đặc biệt là sự gian lận trong kiểm phiếu.
Hãy vào mạng internet đọc "Đêm ấy là đêm gì", nghe đọc "Cửu bình" + chứng kiến tham nhũng, lãng phí, xuống cấp của đạo đức, mua quan - bán chức để thấy rõ bộ mặt thật của CNXH và CNCS.
Việt Nam tự do muôn năm!
Đoàn Văn Vươn muôn năm!
Cù Huy Hà Vũ muôn năm!
Đinh Đăng Định muôn năm!
Dân chủ là cái mà ta hay được nghe và thường xuyên được nhắc tới...
Trả lờiXóaHãy nhanh chóng trả lại cuộc bình thường cho người dân !
Trả lờiXóa""Dân chủ là làm sao cho dân mở miệng" là câu tào lao bát nháo nhất.
Trả lờiXóaĐơn giản, vì câu này mà bao người vào tù, mà tù nặng nữa là khác.
Đả đảo thằng chả nào xúi bậy dân tui, để dân tui bị đi tù.
Dân chủ là mọi quyền lực thuộc về nhân dân , các lãnh đạo nhà nước do dân trực tiếp bầu ra để ổn định kinh tế chính trị kìm hãm bất công xã hội , dẹp bỏ cái ác, làm đối trọng với kinh tế thị trường (tư bản chủ nghĩa) để cùng nhau phát triển ......dân chủ ở VIỆT NAM sẽ sẩy ra sớm hơn ở Trung Quốc và Nga vì chế độ độc tài sống khỏe được là nhờ chúng thâu tóm được tài nghuyên,thiên nhiên, khoáng sản....về minh khi nguồn tài nguyên .v..v. cạn kiệt , người dân khổ cực . cũng là lúc chế độ độc tài sụp đổ
Trả lờiXóaChúng ta cứ yên tâm đất nước VIỆT ta dân chủ bậc nhất thế giới ,vì theo lờI bà PCT Nguyễn thị Doan đất nước ta DÂN CHỦ gấp VẠN lần dân chủ của các nước tư sản dẫy chết .Chúng ta không được đòi hỏi gì nữa, chúng ta không được nghe theo những THẾ LỰC THÙ ĐỊCH tuyên tryền, chúng ta phải tuyệt đối tin tưởng cào sự lãnh đao TÀI TÌNH ,SÁNG SUỐT của ĐẢNG và CHÍNH PHỦ. Chúng ta phải KIÊN TRÌ đường lối xây dưng CNXH TIẾN THẲNG LÊN CSCN dù có phải mất 100 căm hoặc 200 năm hay 300 năm chúng ta sẽ quyết tâm xây dựng một thế giới ĐẠI ĐỒNG.......
Trả lờiXóaĐừng nhắc con mụ xấu gái nhất VN ấy nữa.
XóaĐông Âu xuất phát cùng thời điểm nhưng đã có nhiều nước tụt hậu , cái thể chế mà nhân dân mong đợi nhất là sự trong sạch của đội ngũ lãnh đạo , bản chất con người , bản chất dân tộc quyết định tất cả !
Trả lờiXóaDân chủ là người dân chủ động làm mọi việc ,không cần máy móc ,trâu bò gì hết.Đó là hình ảnh hai phụ nữ kéo cày đi trước ,phía sau là một phụ nữ cầm cày
Trả lờiXóaTừ khái niệm dân chủ dẫn đến tư tưởng dân chủ và hình thành các hành động dân chủ theo một nguyên tắc cơ bản của dân chủ đó là "nguyên tắc đa số ".
Trả lờiXóaVới sự đồng thuận theo nguyên tắc dân chủ đa số đã tạo nên một sức mạnh tập thể cho bất cứ một tổ chức kinh tế , chính trị ,xã hội , quốc gia nào lấy nguyên tắc dân chủ cơ bản này làm nền tảng hoạt động , chính vì vậy kể từ ngày khái niệm dân chủ ra đời cho đến nay nó đã làm thay đổi
toàn diện cuộc sống của nhân loại , con người ngày càng văn minh hơn , trí tuệ con người ngày càng phát triển , cuộc sống con người ngày càng tiện nghi hơn về cả vật chất lẫn tinh thần nhờ vào những tiến bộ về khoa học kỷ thuật và sức mạnh tri thức và đặc biệt là thế giới đã trở nên bình yên và ổn định hơn khi các nước thực dân đế quốc được dân chủ hóa , chính vì vậy mà DÂN CHỦ luôn được mọi người ca ngợi và được cả thế giới sử dụng trong mọi tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội ,quốc gia ,quốc tế.
Tuy nhiên vấn đề là con người trong một tổ chức hay trong một quốc gia họ đã sử dụng dân chủ
để làm gì và để cho ai là một việc cần nói đến.
Trong các nước dân chủ phương Tây và Mỹ luôn lấy sự phát triển kinh tế làm quốc sách vì thế họ luôn lấy nguyên tắc dân chủ làm động lực phát triển mọi tiềm năng xã hội , tạo được sự đồng thuận cao nhất trong mọi lãnh vực kinh tế xã hội và từ đó hình thành nên một thể chế chính trị dân chủ phù hợp làm nền tảng phát triển xã hội bền vững .
Còn trong các nước độc tài đảng trị cs thì người ta có sử dụng nguyên tắc dân chủ hay không ? có và có rất nhiều nhưng họ chỉ độc quyền sử dụng nguyên tắc dân chủ này cho đảng của họ để tạo sức mạnh và duy trì quyền lực cho giai cấp lãnh đạo , nhưng đối với xã hội thì họ hoàn toàn làm ngược lại , cản trở ngăn chặn thậm chí chia rẽ mọi sự đồng thuận cần có của xã hội để có thể phát huy mọi tiềm năng sức mạnh của đất cho việc phát triển kinh tế ổn định dân sinh , một chế độ mà giai cấp thống trị được độc quyền dân chủ nhưng ngản cấm xã hội phát triển dân chủ thì chắc chắn đất nước đó sẽ giàu bạo lực nhưng rất rất nghèo về kinh tế và bất ổn xã hội .
Thực tế lịch sử cho thấy rằng các nước đảng trị cs trước đây gồm Đông Âu và Tàu cộng đất rộng người đông nhưng đã đem lại cho nhân loại được cái gì ngoài máu và nước mắt và nghèo hèn , trong khi đó hầu như tất cả nhân loại trong đó có các nước CS đều được hưởng lợi từ các phát minh sáng chế khoa học kỷ thuật từ các nước văn minh phương tây mà sự phát triển tri thức và sự giàu có về vật chất lẫn tinh thần của họ có được chính là nhờ vào nền tảng dân chủ hóa toàn bộ xã hội đã giải phóng được mọi tiềm năng đất nước và con người chứ không phải là dân tộc họ thông minh hơn người Nga ,Tàu ,VN đâu , đừng nhìn đâu xa mà hãy nhìn vào các nước Nhật , Hàn , Đài Loan , Singapore những nước chẳng có tài nguyên gì ngoài con người nhưng nhờ vào một thể chế dân chủ mà họ đã tạo được một nền kinh tế phát triển một xã hội bền vững đồng thuận cao .
VN sẽ đi về đâu với một thể chế như hiện nay thì có lẽ ai cũng thấy .
Đêm khuya, bài dài tôi chưa kịp đọc hết. Xong như những gì tôi thấy ở Việt Nam thì "dân chủ" có thể định nghĩa qua mấy cách như sau:
Trả lờiXóa- Dân chủ là khắc tinh của đảng cộng: không hiểu sao hễ nghe ai nói đến DC là CS nhảy dựng lên như đỉa phải vôi.
- Dân chủ vẫn là ước mơ của đa số dân Việt Nam: đa số khi được hỏi về thái độ với 1 việc bất công thì họ thường nói: mình dân đen thì làm được gì, bọn có chức, có quyền trong tay làm gì chả được.
Bác ND 00:30 quá đúng.
XóaNgắn gọn nhưng chính xác : DÂN CHỦ là thứ trực diện đối lập với đảng cộng sản Việt Nam (là thứ mà Bộ chính trị ghét nhất).
....lại có thêm khái niệm mới.
XóaDân chủ là khắc tinh của Cộng sản.
internet là khắc tinh của cộng đảng.
Dân chủ là gì?
Trả lờiXóaLà khi những người điều hành đất nước, kể cả Tổng thống, luôn coi mình là dân. Tôi dùng từ "Tổng thống", vì dùng từ "Chủ tịch nước" là vô nghĩa trong nhận định.
Dân chủ là gì ? tự điển các nước đã nêu khái niệm nên khỏi bàn.
Trả lờiXóaNhưng thực tiễn thì cần bàn !
ĐCSVN sinh ra chính là công cụ cho dân tộc đấu tranh giành quyền dân chủ.
Ý kiến trên D.Đ vi phạm quyền dân chủ nên xin nói lại cho vui.
Mỗi quốc gia ,dân tộc đều có hiến pháp và pháp luật,đó là không gian và thời gian về quyền dân chủ của nhân dân.
Dù chủ tịch nước hay chú nhỏ đều phải thực hiện hiến pháp và pháp luật dù mới ban hành như ở nước ta ( CHXHCNVN ).Nhưng vụ 5 công an Tuy Hòa đánh chết anh KIểu ở tận vùng sâu,nhưng xử theo chỉ đạo của thường vụ Thị Xã và tỉnh ủy Tuy Hòa thì quá vi phạm dân chủ tối thiểu của nhân dân rồi.Hay như lấy bừa đất của dân cho Tư bản đủ màu để bán lấy lãi cực siêu ngạch mà cho rằng đất là sở hữu của ông,của Nhà nước này,không cần sự đồng thuận của dân như hiến pháp qui định,thì quá phản dân chủ của chính quốc gia TA qui định.
Họ chống chế độ này chỉ với cái mồm và ngòi bút mà đưa họ vào nuôi khống để có " doanh thu " của trại giam,mà không cần biết nhân dân bỏ tiền ra đấy....Thế là quá đáng.
Xét cho cùng,ở đâu còn tòa án,còn nhà tù và phải có quân đội hùng mạnh,Ngoài ra còn lắm đảng nọ đảng kia...thì không nên dạy người khác về nhân quyền và tự do dân chủ được.
Năm xưa,tại khu rừng nhân tạo,để giết vị chúa tể sơn lâm,họ lừa và giết quách,đám sơn cẩu gian hùng thấy thế sợ xanh mặt và cắn răng làm theo sự điều khiển của gã săn.
Ngày nay,cũng thế thôi,dù rừng xưa bị bấu Đức nó cạo sạch và xuất khẩu....Nó chạy trốn vì gã đi săn mới chắc gì lại không săn.
Dân chủ,đấu tranh ghê gớm chưa chắc được hoàn toàn đâu.
Công Sơn.
- Dân chủ là gì?
Trả lờiXóa- Đi hỏi Kim Jong Un thì biết vì nước đó là nước: Cộng hoà "Dân chủ" Nhân dân Triều Tiên.
- Thảo nào ....
Dân chủ là dân làm chủ đất nước thật sự.
Trả lờiXóaNhân dân tổ chức bầu cử tự do để bầu ra bộ máy lãnh đạo và được nhân dân ủy quyền thay mặt họ thực hiện mọi nguyện vọng của đại đa số người dân.
Toàn bộ ban lãnh đạo quốc gia là người làm thuê và phải tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật do nhân dân xác quyết bằng một cuộc trưng cầu dân ý và được khẳng định dựa trên sự đồng ý của đại đa số người dân.
Công sơn hoc lơp mây ha
Trả lờiXóaDân củ là để người dân họ....mở miệng ra...để nhà nước....mời họ vọ nhà tù...Trương Duy Nhất. Phạm Viết Đào..và còn nhiều.....nhiều lắm. Cho nên cái dân chủ của xứ mình nó gấp vạn lần tư bản, nó có...khác....
Trả lờiXóaDân chủ là gì? Là cán bộ điều hành quốc gia phải phục vụ nhân dân, và được trả bằng lương do có được từ thuế của dân đóng. Và luôn coi đó là trách nhiệm của mình.
Trả lờiXóaCô tôi ở Đức có mở cửa hàng nhỏ. Khi mới lập nghiệp luôn được cán bộ thuế tới hướng dẫn tận tình, phòng thuế còn hỗ trợ tiền. Khi cô đưa tiền bồi dưỡng, họ cảm thấy "bị xỉ nhục". Cô tôi xấu hổ lắm và không làm chuyện bẩn như vậy nữa, chuyện mà bà thường xuyên phải làm lúc còn ở Việt Nam.
Dân chủ ở Việt Nam mất tiêu rồi!
Trả lờiXóaĐây nè:
"Việt Nam DÂN CHỦ Cộng Hòa" đã bị xóa sổ!
Bao giờ Việt Nam có DÂN CHỦ lại?
Khi CHXHCNVN biến mất!
Dân chủ của Việt Nam khác với dân chủ của các nước khác trên thế giới ở chỗ là đa số dân bảo nhưng lãnh đạo đếch thèm nghe. Lãnh đạo đã nói ra là chân lý. Lãnh đạo là thánh. Lãnh đạo ăn tiền của dân nhưng bảo tao có quyền đó mày làm gì được tao. Lãnh đạo nói dối hơn cuộị, lừa đảo và ăn bẩn nhất thế giới nhưng mồm luôn lu loa rằng tao là liêm sỉ nhất.
Trả lờiXóaVậy là VN ta có tình trạng quái thai: Đày tớ chủ, chủ đày tớ!
Xóa(Đi ói đây!)
Đáng ngại nhất là hiện nay ở VN số lượng cán bộ quá dôi thừa nhưng chất lượng các bộ (Phẩm chất và năng lực quá yếu). Những học sinh học khá-giỏi đậu đại học rất khó để được kết nạp vào đảng. Những học sinh học yếu thi trượt họ ở quê chịu khó nịnh bợ bưng bê điếu đóm vài năm là vào Đảng ngon lành. vào Đảng họ được cơ cấu vào lãnh đạo ở thôn, xã phường, quận và cứ thế đi lên.
Trả lờiXóaMọi lĩnh vực đều nhiều tiêu cực tham nhũng nhưng riêng công tác tổ chức cán bộ của ĐCSVN hiện nay là nhiều tiêu cực nhất và nguy hiểm nghiêm trọng nhất, vì như thế VN chỉ có trở về thời nguyên thủy, đồ đá mà thôi. Làm gì có phát triển bền vững !
Dân phòng đến từng nhà bắt đi bỏ phiếu có phải là dân chủ không hả các bác ? Ở VN dân chủ lắm các bác ạ. Đi làm giấy tờ mà không"bồi dưỡng" cho cán bộ thì chỉ mất một năm thôi.
Trả lờiXóa