Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Ukraine với HOA KỲ VÀ CHÂU ÂU

Washington – Bất chấp những cảnh báo thẳng thừng về chi phí và hệ quả, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và các lãnh đạo Châu Âu có ít lựa chọn đối với việc trả đũa hành động can thiệp quân sự của Nga ở Ukraine, một thời từng là Liên Bang Sô Viết và bây giờ là trung tâm của những căng thẳng đang nổi cộm giữa Đông và Tây.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin tính tới thời điểm này bác bỏ nhiều đe dọa từ phía Hoa Kỳ, như là việc hủy bỏ kế hoạch tham dự thượng đỉnh quốc tế ở Nga vào mùa hè này của Tổng Thống Obama và cắt giảm yêu cầu đàm phán thương mại từ phía Moscow.
Bởi vì Ukraine không phải là thành viên chính thức của minh ước NATO, Hoa Kỳ và Âu châu không có ràng buộc phải hỗ trợ phòng thủ. Những hành động quốc tế mang tính quy mô hơn có thể thông qua Liên Hiệp quốc đều không khả khi, trong khi quyền phủ quyết của Nga vẫn còn đó với tư cách là thành viên chính thức của Hội Đồng Bảo An.
“Đã có nhiều lời lẽ nặng nề từ phía Hoa Kỳ và một số quốc gia khác cũng như NATO,” theo như Kier Giles, một nhà phân tích quân sự Liên Bang Nga ở hội cố vấn (think tank) Chatham House ở London. “Nhưng đây là những đe dọa sáo rỗng. Bởi vì chẳng thể làm gì to tát thay đổi tình thế hết.”
Như thể nhấn mạnh quan điểm này, hôm thứ Bảy Putin đã yêu cầu và được quyền sử dụng quân lực Nga không chỉ ở vùng lãnh thổ thân Nga là Crimea (Ukraine), mà còn trên toàn lãnh thổ Ukraine.
Người dân Ukraine tại Quảng trường Độc Lập, Kiev
giương biểu ngữ phản đối can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine.
Những tiến triển hôm thứ Bảy sau ba tháng biến động ở Ukraine dấy lên từ sau việc Tổng Thống Yanukovych từ chối việc hiệp ước với Liên Minh Châu Âu để bảo vệ đồng minh lịch sử ở Moscow. Yanukovych đã bỏ trốn khỏi Kiev, thủ đô Ukraine tuần trước và giờ đang ở Nga.
Động thái của Putin chắc chắn rằng căng thẳng gia tăng thêm trong mối quan hệ rất phức tạp với Obama, người đang cố gắng tìm ra phương thức đưa vị lãnh đạo Nga tới việc thay đổi các tính toán trong rất nhiều vấn đề.
Nỗ lực của Hoa Kỳ trừng phạt Nga trong vấn đề Ukraine và nhiều vấn đề khác đã trở nên phức tạp, vì Nhà Trắng cần sự hợp tác của Nga trong việc kết thúc nội chiến ở Syria, thương lượng một hiệp định hạt nhân với Iran, và vận chuyển binh lính Mỹ và quân cụ ra khỏi Afghanistan thông qua các ngả cung ứng hậu cần của Nga.
“Chúng ta đang đối mặt với lựa chọn khó khăn về việc trừng phạt Nga bằng việc trừng phạt chính mình,” nói như Andrew Kuchins, giám đốc chương trình nghiên cứu về Nga ở Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Toàn Cầu ở Washington.
Trước đó Obama đã gắng dùng kế hoạch công du sang Nga để thương lượng, hy vọng rằng Putin sẽ ngả mình trước những lúng túng mang tính ngoại giao. Mùa hè trước, Nhà Trắng đã để ngỏ khả năng hủy bỏ thượng đỉnh song phương giữa Obama và Putin để áp lực Nga trao trả người đăng các bí mật quốc gia từ cơ quan An Ninh Quốc Gia NSA là Edward Snowden cho Hoa Kỳ.
Thay vì đó Nga lại cấp quy chế tị nạn tạm thời cho Snowden, Obama hủy luôn cuộc họp song phương với Putin. Obama bỏ đi tham gia hội nghị quốc tế lại St. Petersburg.
Quan chức Hoa Kỳ cho rằng họ đang thảo luận với các quan chức Châu Âu về Obama và các lãnh đạo khác có thể tạm hoãn cuộc họp thượng đỉnh G8 vào tháng Sáu ở Sochi, địa điểm vừa kết thúc Thế Vận Hội Mùa Đông Olympics.
Nhà Trắng cũng không cho thấy xem xét nghiêm túc việc Hoa Kỳ sẽ can thiệp quân sự vào Ukraine. Trong một phiên thông báo rất cẩn thận về chữ nghĩa hôm thứ Sáu, Obama đã tránh không nói tới một Ukraine bất ổn sẽ trở thành mối quan ngại an ninh cho Hoa Kỳ. Thay vào đó, ông nói rằng việc này “không thuộc mối quan tâm của Ukraine, Nga hay Âu Châu.”
Còn ở Châu Âu, các quan chức biểu lộ sự quan ngại về việc Nga leo thang quân sự, nhưng cũng cho thấy rất ít các lựa chọn có thể ngưng hoặc trừng phạt động thái của Putin. Liên Minh Châu Âu, đang thương thảo với những vấn đề nội bộ, đã cho thấy sự do dự trong việc hoàn toàn ủng hộ Ukraine vốn đang rất bất ổn với rủi ro kinh tế có do việc đối đầu với Nga, một trong những đối tác thương mại lớn nhất.
“Thế giới đang đứng trên bờ vực xung đột với hiểm họa chưa thể lường trước,” theo như Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, quốc gia nằm sát biên giới Ukraine. Tusk thỉnh cầu Châu  Âu đưa ra một dấu hiệu rõ ràng rằng những hành động cực đoan sẽ không được tha thứ, nhưng ông vẫn không nêu cụ thể các bước tiến hành.
Kiev, Ngoại Trưởng Thổ Nhĩ Kì Ahmet Davutoglu đã kêu gọi giới ngoại giao quốc tế giảm thiểu căng thẳng.
Hội đồng bảo an liên hiệp quốc đã có một phiên họp kín ở Ukraine hôm thứ Bảy. Tổng Thư Ký Ban Ki-Moon nói rằng ông “cực kỳ lo lắng về chiều hướng xấu của tình huống” ở Ukraine và lên kế hoạch đàm phán với Putin. Nhưng dường như là không có hy vọng tiến đến giải pháp lên án việc can thiệp quân sự của Nga, với sự hiện diện của quyền phủ quyết của Nga ở Liên Hiệp Quốc.

(Theo Thời náo ĐKN)
----------------

1 nhận xét:

  1. Chưa thấy ai theo Mỹ mà nghèo hay lụn bại.......

    Trả lờiXóa