Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Toàn cảnh màu xám của ngành nông nghiêp


* TS. TÔ VĂN TRƯỜNG
Cuối năm 1996, khi về nước nhận nhiệm vụ mới, nhiều lần tôi đã phát biểu, và viết góp ý với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT về chiến lược phát triển nông nghiệp của nước nhà. Trong đó, đáng chú ý nhất là : Bộ ta xưa nay chỉ mới chú trọng phát triển nông nghiệp vì vế đầu của Bộ là nông nghiệp nên không có gì lạ. Tuy nhiên, đây chỉ là phần ngọn, cái gốc là phải phát triển nông thôn vì  liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng (thủy lợi,  giao thông),  giáo dục, khoa hoc công nghệ vv…sẽ là nền tảng để phát triển nông nghiệp vv...
Thời kỳ dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Lê Huy Ngọ tuy chưa phải như ý nhưng để lại nhiều dấu ấn, kể cả phát triển thủy lợi. Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn là người “đỡ đầu” cho Bộ trưởng Cao Đức Phát nhưng có lần ông cũng phải phát biểu :”Thử hỏi chục năm nay lĩnh vực nông nghiệp đã làm gì cho đất nước”?
Chia sẻ với bức xúc của ông Tạn, tôi tự đi tìm câu trả lời có thể tóm tắt như sau:
Tăng trưởng nhưng không bền vững: Dựa vào tăng diện tích, tăng sử dụng đầu vào. Sử dụng phân bón của Việt Nam tăng từ 7,2 triệu tấn năm 2005 lên khoảng 11 triệu tấn hiện tại.
Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp suy giảm: (năm 2011 là 4,0%, năm 2012 là 2,68%, năm 2013 khoảng 2,67%) trong khi cầu và giá nhiều nông sản giảm mạnh như giá gạo giảm 18,7%, cà phê giảm 26,6%, cao su giảm 11,7% . 
Không hiệu quả: Năng suất lao động nông nghiệp quá thấp, tổn thất sau thu hoạch quá lớn, v.v, sản xuất không theo định hướng thị trường; Năng suất cây trồng vật nuôi thấp, một số cây trồng vật nuôi không thay đổi nhiều năm nay như mía đường, đậu tương, bông vải?
Khối lượng và giá trị xuất khẩu tăng nhưng giá xuất khẩu thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước khác (gạo của Thái, Ấn Độ, Pakistan, v.v), tham gia phân khúc thấp của thị trường do vấn đề chất lượng, tổ chức sản xuất, tỷ lệ trả về của nông sản xuất khẩu cao so với các nước xuất khẩu khác, v.v.
Ngành chế biến nông sản kém phát triển, giá trị gia tăng thấp; ít thương hiệu được thừa nhận.
Tổ chức quản lý nhà nước yếu kém: Hiệu suất, hiệu quả hoạt động kém (ví dụ tổ chức ngành chăn nuôi; ngành kiểm lâm, v.v). Vấn đề chất lượng của cả đầu vào và đầu ra không kiểm soát được. An toàn thực phẩm ở mức báo động. Thị trường phân bón, thuốc trừ sâu bát nháo, chất lượng kém. Hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan không được kiểm soát, gây thiệt hại cho nông dân và xã hội.
Quá chú trọng vào an ninh lương thực quốc gia mà quên đi an sinh của nông dân. Nông dân không có tiếng nói trong sản xuất nông nghiệp, trở thành người phải chịu trách nhiệm về an ninh lương thực cho cả nước và thế giới.
Lần đầu tiên cơ cấu chuyển dịch ngược (giá trị sản lượng chăn nuôi giảm)
Nghị quyết 26 của Đảng đề ra mục tiêu về hiện đại hóa ngành nông nghiệp nhưng hiện tại sau 5 năm nghị quyết ra đời và 3 năm chương trình xây dựng nông thôn mới đi vào thực hiện, chưa thấy có dấu hiệu ngành nông nghiệp hiện đại hóa.
Gần như tất cả các tổng công ty, tập đoàn nhà nước đều trong cảnh nợ nần và trên bờ phá sản, (Chè, cà phê, mía đường, công  ty chăn nuôi…) .Khách quan đánh giá lỗi này có cả của Đảng và Nhà nước.  
Khuyến nông không hiệu quả  (Nghị định 02), chủ yếu làm công tác trình diễn, giới thiệu sản phẩm cho các công ty.
Thị trường giống (cây và con) rơi vào tay các công ty nước ngoài è nguy cơ mất an ninh giống.
Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp không có đổi mới, kinh tế tập thể như hợp tác xã  tiếp tục yếu kém.
Không thực hiện được Quy hoạch sản xuất với nhiều ngành (ví dụ tiêu, hay cao su vượt hàng 100 ngàn ha, sản lượng lúa tăng trong khi thị trường khó khăn, hô hào chuyển đổi cây trồng cũng không có tác dụng là bao). Không có dự báo phân tích thị trường.
Chảy máu chất xám ngành nông nghiêp:  Nhiều lĩnh vực không còn chuyên gia giỏi như đất đai, phân bón. Không có những nghiên cứu cơ bản (ví dụ trong lĩnh vực tài nguyên đất, phân bón kể cả thủy lợi ).
TRÁCH NHIỆM CỦA “TƯ LỆNH NGÀNH” (BỘ TRƯỞNG CAO ĐỨC PHÁT)
10 năm ở vị trí tư lệnh không thể nói là không đủ thời gian
Yếu kém ngành nông nghiệp trước hết thuộc về tư lệnh ngành (Bộ trưởng)
Thử giải thích những yếu kém này có nguyên nhân từ đâu?
Hãy xem một số Sản phẩm có thương hiệu: “con vịt béo”
Tầm nhìn (Vision) của Bộ Nông nghiệp tên rất tây nhưng đọc chẳng ai hiểu và ký xong năm 2009 đến nay không ai nhớ.
GMO câu nói nổi tiếng của bộ trưởng  Cao Đức Phát “người ta sợ ma vì không biết ma thế nào” và lập luận theo kiểu 1+1 = 2: thiếu ngô để chăn nuôi phải tăng sản lượng è tăng năng suất è dùng giống biến đổi gen; hay lập luận: giá lúa thấp vì sản lượng nhiều thì phải giảm sản lượng lúa và vì vậy phải chuyển đổi một phần đất lúa sang đất ngô, đậu tương, v.v). Tuy nhiên lập luận này không tính đến quyền lợi của người nông dân và điều kiện thực tế ở địa phương, đó là sự phù hợp của cây ngô/ngô biến đổi gen/đậu tương đối với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, kinh tế, văn hóa, tập quán canh tác của địa phương, khả năng cạnh tranh của các cây này trên địa bàn, thị trường đầu ra cho sản phẩm.
Ai có thể đảm bảo rằng nếu chuyển đổi một phần diện tích đất lúa sang đất ngô hay đậu tương thì giá lúa sẽ tăng lên và người dân sẽ có lãi, đồng thời ai có thể đảm bảo những người nông dân phải chuyển đổi đất lúa sang cây khác có thể bán được sản phẩm và có thu nhập cao hơn trồng lúa? Thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Khi nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long chuyển sang trồng ngô và đậu tương họ đã không thể tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình, chưa kể đất lúa ở ĐBSCL vốn chỉ có cây lúa là phù hợp nhất, nay chuyển đổi sang cây trồng khác thì chẳng phải là đi ngược qui luật kinh tế, chuyển từ cây có lợi thế sang cây yếu thế hay sao?
Chương trình kho chứa 4 triệu tấn gạo và tạm trữ nông sản: Mãi vẫn là giải pháp tình thế!?.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ra đời rất “đúng lúc”, ngay sau khi Chính phủ có tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng ai đã từng đọc rất khó hiểu và còn quá sớm để nói về kết quả.
Đề tài nghiên cứu  khoa học cấp Bộ, kể cả đấu thầu công khai minh bạch đã  qua hội đồng khoa học tuyển chọn nhưng khi trình lên bộ trưởng tự ý xóa bỏ chỗ này,  cho chỗ khác theo cảm tính của riêng mình vv...
 Cho thuê rừng đầu nguồn, tuy là địa phương thực hiện ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc phòng,  vậy vai trò trách nhiệm của Bộ ở đâu?
Quy hoạch kiểm soát lũ ở ĐBSCL được Thủ tướng phê duyệt năm 1999 hạn chế phát triển vụ 3 nhưng dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Cao Đức Phát đã phá vỡ quy hoạch đưa vụ 3 thành chính vụ, gây bất cập cả về đê bao, bờ bao và đầu ra của thị trường. 
Riêng đối với tội làm suy yếu ngành thủy lợi, lòng người ly tán tôi sẽ nói trong dịp khác.
 Kết luận:
Bộ trưởng Cao Đức Phát không đủ tâm và tầm, luôn lãnh đạo bằng uy quyền,  làm hỏng cả ngành nông nghiệp. Mỗi lần ra Quốc hội điều trần cũng lúng túng, loanh quanh thua xa người tiền nhiệm.
Nhớ lại, thời gian tôi còn làm Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam có lần phát biểu công khai, phản ứng với cách điều hành của Bộ trưởng nguyên văn đại ý  như sau  ”Ở cuộc họp này anh Phát là lãnh đạo cao nhất. Đề nghị Bộ trưởng không nên cắt ngang  ý kiến của người khác. Cần nói rõ mỗi người đươc phát biểu bao nhiêu phút, trọng tâm là gì, lãnh đạo không lắng nghe thì làm sao nắm bắt được tình hình thực tế và nguyện vọng của cấp dưới…” Mặc dù, anh Phát phật lòng ra mặt nhưng tất nhiên không dám cắt ngang khi tôi phát biểu. Tiếc rằng căn bệnh gia trưởng, của anh Phát ngày càng phát triển thành trọng bệnh như ngày nay.
Đì sát ván những người có chính kiến khác với  mình, điển hình là thứ trưởng giáo sư Đào Xuân Học và hàng loạt những người bên thủy lợi bị “vạ lây”!.
Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế (Anh Phiệt) không thể chịu được thói gia trưởng luôn xỉ vả cấp dưới  đã công khai phản ứng và nghỉ việc đi nơi khác.
Gần đây nhất là lấy danh nghĩa Ban cán sự ra chủ trương điều giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam sang làm Tổng cục phó Tổng cục thủy lợi phía Nam , trong khi anh Hùng chỉ còn chưa đầy 2 năm nữa là nghỉ hưu, đang là chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp nhà nước KC 08/11-15 của Bộ KHCN và hướng dẫn 4 nghiên cứu sinh của Viện.
Xây dựng tên Tầm nhìn rất tây, nhưng kết quả ta è lòe thiên hạ.
Không có chiến lược, kế hoạch rõ ràng, điều hành theo kiểu “Nghe nhạc hiệu, đoán chương trình”
Không sử dụng trí thức (xem kỹ bổ nhiệm các đầu ngành hiện nay ở Bộ)
Chủ nghĩa cơ hội
Đề nghị GSTS Bùi Thị An, với trách nhiệm là Ủy viên Ủy ban KHCN của Quốc hội xem xét, thẩm tra , kịp thời lên tiếng về việc “rung chuyển cán bộ” PGS  Lê Mạnh Hùng  để bảo vệ danh dự của nhà khoa học.
On Thursday, 13 March 2014, 6:07, To Van Truong <tovantruong1948@yahoo.com> wrote:

GIẬN CÁ BĂM THỚT!

Kính gửi :  Anh Phát
PGS Vũ Trọng Khải bức xúc về tình trạng trì trệ của nông nghiệp nước nhà, thẳng thắn nhận xét:  “Bộ trưởng Phát là sản phẩm của ông Tạn để lại, thầy nào tớ nấy.  Viện của Đặng Kim Sơn tự mình đẩy người giỏi đi nơi khác,  bây giờ lấy cớ cần làm  cải cách cơ chế chính sách đã hẩu với Phát để phá luật, kéo  dài Sơn thêm 1 năm!?” vv…
Tiến sĩ Phạm Gia Minh tâm sự với tôi nguyên văn như sau: “Tôi là người  ngoại đạo đối với ngành nông nghiệp nhưng vốn có truyền thống gia đình làm khoa học trong lĩnh vực này ( ông Ngoại  là nhà nông học bèo hoa dâu Nguyễn Công Tiễu ) nên chúng tôi không bàng quan trước sự tụt hậu của nông nghiệp nước nhà. Giống lúa thì phải phụ thuộc Trung Quốc, mía đường thì không cạnh tranh nổi nước ngoài, thương lái TQ tung hoành mua đỉa, rễ cây , lá cây , khoai lang vv... để phá hoại sản xuất. Nông dân phải bán thóc cho Hiệp hội lương thực để bị ép giá, trong khi giá phân bón phải mua vào cao hơn Indonesia mấy lần !
Phải vẽ nên bức phông đủ gam mầu tối của nông nghiệp nước nhà mới thấy được hình ảnh Bộ trưởng Cao Đức Phát. Thêm một ý nữa là nông dân giờ đây bị mất đất khắp nơi tất nhiên do cơ chế chung nhưng Bộ NN không hề có ý kiến tích cực trong các vụ như Anh Vươn. Tình trạng nông dân bỏ hoang ruộng rồi tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn bây giờ rất phổ biến. Nông sản VN liệu có mấy thương hiệu ? hơn 80% thị trường thức ăn gia súc hiện do nước ngoài nắm giữ... Tội của ông Phát còn gấp mấy lần bà Tiến và ông Luận vv.. Với lập luận sắc xảo cùng cách tiếp cận hệ thống và trình bày mang tính thuyết phục vốn có của mình chắc chắn Tô Văn Trường, Tiên sinh sẽ có một công trình mang tính " hiện thực phê phán " mạnh mẽ và đột phá “.
Ngay từ khi còn làm việc ở bộ,  không ít lần, tôi đã công khai thẳng thắn góp ý với lãnh đạo Bộ về chiến lược phát triển và những tồn tại của ngành. Có thể nói tuy Anh Ngọ không học nhiều như anh Phát nhưng là người biết lắng nghe lẽ phải và cư nhân xử thế với các nhà khoa học không đến nỗi nào cho nên dù nghỉ hưu vẫn để lại dấu ấn cho ngành, nhất là khi trả lời chất vấn trước Quốc hội. 
Để khách quan, tôi đang nghiên cứu tài liệu của WB và các tổ chức quốc tế đánh giá một cách hệ thống về nền nông nghiệp nước ta và đối chiếu với thực tế. 
Tôi đã nghe rất nhiều người kể không có bộ trưởng nào cư xử tệ, luôn hách dịch với cán bộ dưới quyền ngay cả trong các cuộc họp như anh Phát. Thứ trưởng giáo sư Đào Xuân Học bị đì công khai sát ván, nhưng nhiều người khác cũng bị “vạ lây” . Vụ trưởng Bình chỉ còn 1 năm nghỉ hưu, có đưa con trai duy nhất bị bệnh đao cũng bị chuyển sang làm Trưởng ban “ngồi chơi xơi nước” vì lý do rất “vớ vẩn”! Anh Phiệt vụ trưởng vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế  không thể chịu được cách hành xử của anh Phát đã phản ứng công khai và bỏ việc đi nơi khác vv…
Giờ đây, đến lượt Anh Lê Mạnh Hùng chỉ như giọt nước làm tràn ly. Ai ở Bộ cũng biết chủ trương của ban cán sự chỉ là “bình phong” của bộ trưởng! Bộ trưởng nói là nhu cầu công tác nhưng Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng lại xổ toẹt :”Nể tình anh Hùng là thủ trưởng của vợ bộ trưởng nên được bố trí làm tổng cục phó vv…”  Một sự xúc phạm đến danh dự của người khác, chưa hề bị phê bình, cảnh cáo!? 
Anh Hùng là người tốt nhịn, cam chịu, nhẽ ra, phải khiếu nại lên cấp trên, công khai đưa ra công luận những khuất tất của ngành để hiểu rằng không thể áp đặt và “muốn nói ngang làm quan mà nói”!
Viết đến đây, tôi lại nhớ đến tâm sự của chuyên gia Nguyễn Đăng Lương: “Nhiều lắm bạn Trường ơi, những chuyện "giận cá chém thớt" ở lớp trung cao chưa thấm gì với những trường hợp "giận cá BĂM thớt" ở những cấp dưới đầu sóng ngọn gió đâu 
Cóc kêu dưới vũng tre ngâm
Cóc kêu mặc cóc, tre dầm mặc tre
Thương thay thân phận con rùa
Trên đình đội hạc, dưới chùa đội bia" !!! 
Tô Văn Trường
-------------
On Wednesday, 12 March 2014, 10:19, Kim Chi Dang <dangkimchi@gmail.com> wrote:
Dear Anh Trường
Tin điều chuyển công tác của anh Lê Mạnh Hùng đến với tôi quá bất ngờ. Vẫn biết đây là công việc tổ chức của  Bộ NN và PTNT ( mà tôi chả hiểu biết tí gì) nhưng qua thời gian làm việc với anh Hùng tại chương trình KC08-11-15 tôi thấy anh ấy đã điều hành công viêc rất tôt, thẳng thắn, hiệu quả .
Anh Hùng có vẻ thich hợp với công tác quản lý khoa học hiện nay như ở Viện Khoa học Thủy lợi VN hơn là về chỗ công tác  mới ( Tổng cục Thủy lợi phía Nam) Thật đáng tiêc, anh Hùng chuyển đi  trong lúc này  là thiệt thòi nhiều cho hoạt đông khoa học chung ( sao ma phức tạp thế???).  Chỉ còn 2 năm nữa thôi , anh Trường hãy làm gì đi nhé.
Prof.Dr. Dang Kim Chi
Institute for Environmental Science and Technology (INEST)

Hanoi University of Science and Technology (HUST)
1 Dai Co Viet Rd., Hanoi
Email: dangkimchi@gmail.com
Mobile: 091 3038 067
-------------

4 nhận xét:

  1. Hitler phải tự sát cũng vì không nghe lời các nhà khoa học , đến khi liên tiếp thất trận mới cử người sang tận mặt trận Xô - Đức moi các nhà khoa học đang cầm súng ở chiến tuyến về , nhưng tất cả đã muộn ! Hình như các vị lãnh đạo VN họ không thích học ai và không thích ai dạy họ ? gia trưởng và bảo thủ = THẤT BẠI !

    Trả lờiXóa
  2. Bạn “Nặc danh00:06 Ngày 15 tháng 03 năm 2014” đừng nói thế đi. Bọn tôi luôn luôn học, tất cả cùng học, rất tự giác và học rất chăm chỉ. Có điều, chúng tôi không “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” như chúng tôi vẫn rêu rao, mà là học “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Mao Trạch Đông”. Đó là điều Bộ chính trị chúng tôi khẳng định!

    Trả lờiXóa
  3. Có nhiều loại võ trên thế giới nhưng tôi thấy Một bộ phận không nhỏ " Nhóm lợi ích " rất khá về Cẩu Quyền rất hèn hạ???

    Trả lờiXóa


  4. Sau 1954, Hà Nội chẳng còn gì nữa ! .. .. Sau 1975, Sài Gòn chẳng còn gì nữa ! .. ..
    ****************************************************************



    Sau 1954
    Anh không còn thể làm thơ nữa
    Bây giờ em sống bên chân trời hoàng hôn
    Tận cuối Hà Nội Hồ Tây
    Bây giờ anh sống nơi Miền Nam Tự do nắng ấm
    Chẳng còn gì nữa ngoài chia ly
    Sông Bến Hải cầu Hiền Lương
    Đôi bờ đôi ngả đôi đường
    Thỉnh thoảng vài năm tấm bưu thiếp
    Từ sau Màn Sắt qua ngả Paris
    Chẳng còn gì nữa bên Hồ Gươm sau 1954
    Tương lai chẳng còn gì nữa
    Ngày mai chẳng còn gì .. ..
    Ngay chẳng còn là Em nữa
    Cũng chẳng còn Hồn anh vãng lai nơi đấy
    Hà Nội là Tử Phố sau 1954
    Chẳng còn gì nữa trong Phố Cổ Hà Nội đêm xanh sau 1954
    Sau 1954 đường Cổ Ngư chẳng còn gì nữa
    Hôm qua chẳng còn gì nữa
    như Hôm nay sau 1954
    Như dòng chữ ngắn ngủi qua bưu thiếp
    "Anh yêu xa vắng !.. . Tất cả thay đổi đến bàng hoàng .. .. "
    Hà Nội Phố dường như xa lạ
    Ngay vị kem Tràng Tiền
    Cũng chẳng còn Hương xưa nữa
    Em đã biến thành tha nhân khác
    Em đang thành hữu thể tha hóa vong thân
    Phố Cổ Ngư chẳng còn như xưa nữa
    Dù vẫn là bên cạnh Hồ Gươm
    Tháp Bút buồn vọng trong mù sương

    Chẳng còn gì nữa bên Hồ Gươm sau 1954
    Tương lai chẳng còn gì nữa
    Ngày mai chẳng còn gì .. ..
    Ngay chẳng còn là Em nữa
    Cũng chẳng còn Hồn anh vãng lai nơi đấy
    Hà Nội là Tử Phố sau 1954
    Chẳng còn gì nữa trong Phố Cổ Hà Nội đêm xanh sau 1954
    Sau 1954 đường Cổ Ngư chẳng còn gì nữa
    Hôm qua chẳng còn gì nữa
    như Hôm nay sau 1954

    *

    Sau 1975
    Anh không còn thể làm thơ nữa
    Bây giờ em sống bên chân trời hoàng hôn
    Tận cuối Sài Gòn Hồ Tây

    Bây giờ anh sống nơi Miền Tự do nắng ấm Cali
    Chẳng còn gì nữa ngoài chia ly
    Giữa là mênh mông Thái Bình Dương
    Đôi bờ đôi ngả đôi đường
    Thỉnh thoảng cả năm tấm bưu thiếp
    Từ sau Màn Sắt qua ngả Paris
    Chẳng còn gì nữa trong Phố Tự Do Sài Gòn sau 1975
    Tương lai chẳng còn gì nữa
    Ngày mai chẳng còn gì .. ..
    Ngay chẳng còn là Em nữa
    Cũng chẳng còn Hồn anh vãng lai nơi đấy
    Sài Gòn là Phố Chết sau 1975
    Chẳng còn gì nữa trong chợ Bến Thành sau 1975
    Sau 1975 đại lộ Lê Lợi chẳng còn gì nữa
    Hôm qua chẳng còn gì nữa
    như Hôm nay sau 1975
    Như dòng chữ ngắn ngủi qua bưu thiếp
    "Anh yêu xa vắng !.. . Tất cả thay đổi đến bàng hoàng ..
    Sài Gòn Phố dường như xa lạ
    Ngay vị Chôm chôm
    Cũng chẳng còn Hương xưa nữa
    Em đã biến thành tha nhân khác
    Em đang thành hữu thể tha hóa vong thân
    Phố Tự Do, Sài Gòn chẳng còn như xưa nữa
    Dù vẫn là bên cạnh bến Chương Dương
    Tượng đài Trần Hưng Đạo buồn vọng trong mù sương

    Chẳng còn gì nữa trong Phố Tự Do Sài Gòn sau 1975
    Tương lai chẳng còn gì nữa
    Ngày mai chẳng còn gì .. ..
    Ngay chẳng còn là Em nữa
    Cũng chẳng còn Hồn anh vãng lai nơi đấy
    Sài Gòn là Phố Chết sau 1975
    Chẳng còn gì nữa trong chợ Bến Thành sau 1975
    Sau 1975 đại lộ Lê Lợi chẳng còn gì nữa
    Hôm qua chẳng còn gì nữa
    như Hôm nay sau 1975




    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa