* GS. JONATHAN LONDON
Các cuộc gặp của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ở Hà Nội
vào hôm thứ hai là một sự kiện quan trọng trong tiến trình quan hệ ngoại giao
song phương giữa Washington
và Hà Nội trong những nỗ lực nhằm phát triển quan hệ này lên tầm “đối tác toàn
diện”. Nhưng ý nghĩa lớn hơn của các cuộc gặp ấy, hay là mục đích tiềm tàng của
chúng, đòi hỏi phải có một cái nhìn rộng hơn cả vào hiện tại lẫn tương lai.
Chuyến thăm của Kerry diễn ra vào một thời điểm đặc
biệt thú vị trong tình hình chính trị Việt
Cải
cách và nhân quyền
Chúng ta hãy bắt đầu với công cuộc cải cách hiến pháp,
và cái kết luận chống lại sự thay đổi, cùng với các sự kiện liên quan đến nhân
quyền. Sau một cuộc thảo luận mở và công khai chưa từng có tiền lệ về cải cách
hiến pháp, trong đó có cả những thảo luận rất đáng chú ý về nhu cầu phải thay
đổi thể chế căn bản, Quốc hội Khóa 13 của Việt Nam đã quyết định thông qua một bản
hiến pháp sửa đổi mà về cơ bản là phớt lờ mọi thay đổi quan trọng, trước sự
thất vọng (dù không ngạc nhiên) của những người cổ súy cho cải cách trong và
ngoài nhà nước.
Ngay sau khi Quốc hội bỏ phiếu, một số ít nhưng đều là
các nhân vật có tiếng, đảng viên lâu năm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã rời
khỏi Đảng. Những người này và các cá nhân cổ súy cho cải cách khác đều khẳng
định rằng nếu Việt Nam muốn giải quyết các khó khăn lớn nhất lúc này, thì đất
nước cần những định chế có thể tăng cường minh bạch, trách nhiệm giải trình, và
nhà nước pháp quyền, theo một cách àm bản hiến pháp sửa đổi đã không làm được.
Vài ngày trước cuộc bỏ phiếu về hiến pháp, các nhà
nước thành viên Liên Hợp Quốc cũng đã bỏ phiếu dành cho Việt Nam một ghế
trong Hội đồng Nhân quyền. Như chúng ta có thể thấy trước, kết quả này bị đón
nhận trong sự thất vọng của những người ủng hộ cải cách trong và ngoài nhà
nước, và của những người đã phải chịu đựng hậu quả của các thành tích nhân
quyền “không khí” của Việt Nam.
Điều
mà có lẽ không được trông đợi, từ cả phía chính quyền lẫn nhiều nhà quan sát
đang phát nản về chính trị Việt Nam ,
là phản ứng rất thông minh và mới mẻ của những người ủng hộ cải cách. Thay vì
thất vọng giơ tay lên trời hay âm thầm rút lui vào im lặng, họ đã hào hứng đón
nhật kết quả Việt Nam vào LHQ như một cơ hội để buộc nhà nước phải giải trình
trách nhiệm như một thành viên đầy tích cực của Hội đồng Nhân quyền.
Có thể thấy điều này rõ nhất ở các nỗ lực – dựa vào xã
hội dân sự – của những người ủng hộ cải cách nhằm quảng bá việc Việt Nam trở
thành thành viên Hội đồng, nhằm nhấn mạnh một cách rất đặc biệt những cam kết
chính thức của Việt Nam liên quan đến Công ước Quốc tế về Nhân quyền, và nhằm
tiến hành một chiến dịch gây xôn xao một cách đáng ngạc nhiên, mặc dù được tổ chức
lỏng lẻo, nhằm nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về nhân quyền và quyền
thực tế của họ như là những công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam.
Vào
các ngày 8 và 10/12, chỉ sáu ngày trước các phiên đàm phán song phương của Kerry
ở Hà Nội, và trong bối cảnh đàm phán về TPP đang diễn ra (và khá căng thẳng),
những người cổ súy cho cải cách ở Việt Nam đã tổ chức một loạt sự kiện kỷ niệm
ngày Nhân quyền Quốc tế, gồm những buổi sinh hoạt, thảo luận với người của cộng
đồng quốc tế, và chính thức thành lập tổ chức phi đảng phái – Mạng Lưới Blogger
Việt Nam.
Người tham dự tụ tập ôn hòa để phân phát tài liệu về
nhân quyền và các cam kết của Việt Nam
liên quan đến nhân quyền (một nhiệm vụ mà đúng ra chính nhà nước Việt Nam phải tham
gia). Thật không may, nếu không nói là đáng ngạc nhiên, là các nỗ lực này
được đáp lại bằng một loạt biện pháp đàn áp quá quen thuộc, từ việc cho nhân
viên an ninh mặc thường phục và côn đồ đánh đập, đến thu giữ trái phép tài sản
cá nhân, và đe dọa.
Người ta có thể ngạc nhiên tự hỏi, những diễn biến thú
vị này trong tình hình chính trị Việt Nam sẽ ảnh hưởng tới các cuộc thảo
luận hôm thứ hai ra sao.
Tình
hình chính trị ở Hà Nội
Là người Mỹ và là người quan sát lâu năm về chính trị
và xã hội ở Việt Nam ,
nhưng tôi chưa bao giờ đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ Mỹ-Việt. Tuy nhiên,
trong tình hình bây giờ, tôi bỗng thấy mối quan hệ này thu hút chú ý và quan
trọng. Lập trường của Việt Nam
trong các cuộc đối thoại – vào thời điểm đặc biệt hiện nay – đặc biệt thú vị,
và khó giải mã.
Điều gì đang diễn ra ở quảng trường Ba Đình, chúng ta
có thể phỏng đoán không? Trước khi trả lời trực tiếp câu hỏi này, cái quan
trọng là phải nhấn mạnh rằng bên dưới vẻ bề ngoài thống nhất của một nước độc
đảng, nhà nước Việt Nam, ở một vài khía cạnh đáng chú ý, lại là đa nguyên, mặc
dù theo một kiểu không hữu hiệu). Hành vi của nó chỉ có thể được hiểu như là
sản phẩm kết hợp của một cuộc tranh giành đấu đá, đôi khi có màu sắc phong
kiến, giữa các nhân tố cải cách và các nhân tố muốn giữ mọi sự ở nguyên trạng.
Mặc dù cuộc bỏ phiếu thông qua hiến pháp cho thấy
những giới hạn trần, hoặc mục đích tới hạn của những động lực cải cách bên
trong chính quyền, nhưng thật ra, số phiếu tán thành là một phong vũ biểu
phản ánh sai lạc tình hình trong chính quyền, bởi lẽ, các đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam buộc phải thuận theo cơ chế trung ương quyết định, và hành vi
thách thức công khai trước Quốc hội – một cơ quan của Đảng, do Đảng và vì Đảng
– chỉ đơn giản là không nằm trong các khả năng có thể xảy ra.
Với mong muốn tăng cường quan hệ với Washington, mở
rộng thị trường đầu ra cho thương mại, và thúc đẩy lại nhịp độ đầu tư hiện đang
ì ạch, chính phủ Việt Nam giữ lập trường để có thể hưởng lợi thật nhiều từ một
cách tiếp cận đa dạng hơn, sáng tỏ hơn và (như một số người Việt Nam có thể
nói) văn minh hơn trong việc điều hành đời sống xã hội trong nước, và trong các
diễn văn chính trị, trong việc vận động chính trị trong nước nói riêng.
Tôi không phải là nhà phân tích duy nhất có quan điểm
cho rằng yếu tố quan trọng nhất mà nền kinh tế chính trị của Việt Nam đang
thiếu là minh bạch, trách nhiệm giải trình, và nhà nước pháp quyền. Dứt khoát
là các tiến bộ trong cải cách ở Việt Nam – và quả thật là trong cách vận
hành của nền kinh tế – phụ thuộc vào những đối sách rõ ràng, hiệu quả đối với
các khiếm khuyết về thể chế. Dường như đã rõ ràng là để có được những đối sách
này, thì cần phải có một nỗ lực xây dựng không ngừng nghỉ nhằm chấm dứt mô hình
điều hành xã hội thiếu tính xây dựng, đầy hoang tưởng, bạo lực và quả thật là
bất hợp pháp, mà chúng ta đã chứng kiến trong quá khứ và hiện tại.
Vâng, người Việt Nam
ở trong và ngoài bộ máy nhà nước đều có những khác biệt về việc chính trị Việt Nam phải như
thế nào. Một số người cho rằng “chủ nghĩa xã hội hoàn hảo” có lẽ phải cuối thế
kỷ mới có. Tuy nhiên, với những người có suy nghĩ nghiêm túc về việc giúp đất
nước tiến lên, thì có một nhu cầu to lớn hơn bao giờ hết, là phải vượt qua
những động lực đàn áp hoang tưởng trong quá khứ.
Tôi tin rằng người dân Việt Nam không muốn trải qua
thêm nhiều năm, thậm chí thập niên, cái mà chúng ta có thể gọi là “hội chứng
Việt Nam”: một sự kết hợp đặc biệt giữa đa nguyên không minh bạch và bất hữu
hiêu, hành vi phong kiến, và những động lực trấn áp mà từ đâu đã dại dện cho
nền chính trị cả nước, và vẫn đang tiếp tục phá hoại cũng như giới hạn các khả
năng có được một trật tự xã hội công bằng, năng động về kinh tế, và sôi động
hơn.
Cái
mà người Việt Nam
xứng đáng được hưởng, nhưng cuộc cải cách hiến pháp gần đây dã bác bỏ – là các
bước tiến thực sự và có ý nghĩa nhằm giải quyết những hạn chế căn bản về thể
chế. Điều này đưa chúng ta trở lại với các cuộc đàm phán song phương trong tuần.
Quá khứ,
hiện tại và tương lai
Thật kỳ cục và trùng khớp là tại thời điểm quyết định
hiện nay trong lịch sử đương đại Việt Nam, các gương mặt lãnh đạo của đất nước
đều gặp khó khăn trong việc đối thoại một cách xây dựng với Mỹ. Có một mối quan
hệ đặc biệt giữa Mỹ và Việt Nam ,
vì những lý do mà tất cả chúng ta đều đã biết. Bản thân Ngoại trưởng Kerry cũng
là một phần trong quá khứ này, và nói chung ông được những phe lớn trong đội
ngũ lãnh đạo Việt Nam
mến và tôn trọng. Do đó, để Việt Nam
tiến lên, có cách nào tốt hơn là chấm dứt kiểu chính trị đàn áp, lạc hậu, và
thực thi các khả năng để giúp Việt Nam đi tới.
Những cuộc cải cách thể chế có ý nghĩa sẽ chỉ đến
thông qua tiến trình đa phương, mà vào một thời điểm nào đó, có thể vượt qua
các trở lực nằm bên trong phe bảo thủ, đầu óc bị ám ảnh vì an ninh quốc gia.
Những con người dũng cảm cổ súy cho xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay tiến hành
công việc của họ bất chấp nguy hiểm lớn, bởi vì họ yêu nước và họ khao khát
những quyền tự do căn bản, mà chính nhà nước của họ đã cam kết, cả theo hiến
pháp lẫn theo các quy định quốc tế.
Trên thực tế, chính là nhà nước Việt Nam, chứ không
phải công dân Việt Nam, muốn ngồi vào Hội đồng Nhân quyền, và họ nên, họ phải
thúc đẩy nhân quyền trong nước mình. Thay vì đánh đập những người ủng hộ cải
cách, nhân viên công quyền nên bảo vệ, và tham gia cùng những nhà hoạt động đó
trong tinh thần “niềm tin chiến lược” như chính Nguyễn Tân Dũng đã đề cập cách
đây không lâu ở Singapore.
Cuối cùng, cải cách thể chế, theo hướng Việt Nam cần,
sẽ đòi hỏi những nỗ lực của rất nhiều bên tham gia, cả ở trong và ngoài chính
quyền, kể cả những phe phái trong nhà nước mà vốn vẫn phản đối hoặc chỉ đơn
giản là chẳng biết gì về nhu cầu cải cách. Việt Nam không phải Trung Quốc và sẽ
không bao giờ là Trung Quốc. Và đó là một điều tốt. Việt Nam cũng không phải một đất nước sẽ
đi áp dụng chủ nghĩa tân tự do một cách ngu ngốc.
Việt Nam
cần vạch ra con đường của chính mình. Và hy vọng của công dân Mỹ này là những
cuộc đàm phán song phương hôm thứ hai, cùng với các nỗ lực cải cách trong và
ngoài nhà nước, sẽ giúp đất nước Việt Nam tuyệt vời này bước vào một con đường
hứa hẹn hơn. Một con đường có thể thật sự mang lại cho đất nước Tự do, Độc lập,
Hạnh phúc, những điều mọi người dân vốn vẫn khao khát, bất kể giai cấp, đảng
phái, tầng lớp
JL,
Hà Nội
------------------
Mấy ông nhà mình đầu to hơn, nhưng lại lùn hơn thiên hạ...
Trả lờiXóaVấn đề là CsVN.có thẳng thắn và thành thực hay không hay vẫn nhất mực "nói một đàng,
Trả lờiXóalàm một nẻo" theo quán tính... thâm căn cố đế của mình ?
Quan hệ với Mỹ đối với VN.có vẻ như một "thông điệp" đe doạ (ngầm) gửi đến Trung Quốc
rằng đừng ép em đàn em quá,chứ không thì...tức nước vỡ bờ ! Và dù chưa có thực chất
mấy trong quan hệ này nhưng cũng là nhằm răn đe cái gọi là "thế lực thù địch" trong nước
là đừng mong chờ gì bọn đế quốc vì bọn chúng chỉ biết lợi mà thôi ! Nhất tiễn song điêu !
Ôi đất nước của những cái ĐẦU bảo thủ làm kìm hãm con người phát triển .Lịch sử sẽ phán xét những con người bảo thủ này ???.
Trả lờiXóaChả khác gì hai con khỉ...
Trả lờiXóa...cười nhăn nhở.
XóaNgoại trưởng Mỹ đang ở vương quốc của những người lùn .Hai bên vẫn không thể hiểu nhau vì giữa người bình thường và người người lùn không chỉ khác nhau về '' chiều cao'' mà còn khác rất nhiều về cấu trúc não bộ .Hoc thuyết Mác -Lê đã chiếm hết các ngăn kéo não người lùn rồi ,không còn ô trống để tiếp nhận bất cứ một cái gì khác ngaoài hai chữ M-L
Trả lờiXóaKhông hy vọng gì ở chuyến đi này của John Kerry
Đúng. Đâu cứ phải là đi một cái mọi chuyện thay đổi, tăng trưởng đâu. Chưa kể vụ: "Ê, ông đừng đến nhà tôi! Tôi đổi ý rồi!"
XóaChính xác nhất:
Trả lờiXóaCông du của ngoại trưởng John Kerry lần này chỉ có ý nghĩa như một sự tái tạo hình ảnh của Hoa Kỳ cùng ảnh hưởng văn hóa của nó trong lòng dân chúng xứ sở cựu thù.
Toi khong tin vao dieu nay
Trả lờiXóaCái lối viết nhập nhằng của JL chắc muốn cổ súy cho phương châm "nói dzậy nhưng không phải dzậy" mà VN đang thực hiện.
Trả lờiXóaÂu cũng là điềm mừng!
Cứ để xem sao.
J. London nói theo kiểu triết học phương Tây - dựa trên nền tảng phúc thiện của xã hội họ. Còn ở Việt Nam, nó luộm thuộm vô cùng...
Trả lờiXóaMặt cứ bèn bẹt sao mà khá nổi?
Trả lờiXóa