1 - Suy ngẫm từ lòng dân với Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP
18 giờ 9 phút ngày 4 tháng 10 năm
2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp- Người cuối cùng thế hệ lãnh đạo cuộc Cách mạng
Tháng Tám thành công lập nên nước Việt Nam dân chủ, người con vĩ đại của dân
tộc đã về cõi vĩnh hằng.
Suốt hơn một tuần cả nước trong
cảnh “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”, dù trong mưa nhưng người đân khắp nơi vẫn
đi thắp hương và đưa tiễn Đại tướng. Trên các con đường dẫn vào nơi ở của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, hàng vạn người dân mọi lứa tuổi, từ em bé tới cụ già râu
tóc bạc phơ, từ người nông dân, công nhân đến cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh
viên, văn nghệ sĩ… tự giác xếp hàng vào viếng Đại tướng. Đây là vị lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước thứ hai sau Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân thể hiện tình
cảm thương tiếc của mình như thế.
Nhân dân dành tình cảm tiếc thương vô hạn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bởi trọn 103 năm ở cõi tạm, cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng thuộc về nhân dân. Đó là sự khẳng định uy tín rất lớn của Đại tướng trong lòng nhân dân. Báo chí nước ngoài cũng ca ngợi nhân cách lớn, uy tín lớn ấy. Báo Pháp Libération (Giải phóng): Tướng Giáp trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng cao nhất của Việt Nam hiện đại, chỉ sau người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bài báo cũng trích dẫn đánh giá của Carl Thayer, một nhà nghiên cứu Australia: "Đó là một huyền thoại và anh hùng xuất chúng của Việt Nam", cùng nhận xét của nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay: "Đằng sau mỗi chiến thắng, người ta luôn tìm thấy ở Đại tướng nguồn sức mạnh và động lực.
Nhân dân dành tình cảm tiếc thương vô hạn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bởi trọn 103 năm ở cõi tạm, cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng thuộc về nhân dân. Đó là sự khẳng định uy tín rất lớn của Đại tướng trong lòng nhân dân. Báo chí nước ngoài cũng ca ngợi nhân cách lớn, uy tín lớn ấy. Báo Pháp Libération (Giải phóng): Tướng Giáp trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng cao nhất của Việt Nam hiện đại, chỉ sau người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bài báo cũng trích dẫn đánh giá của Carl Thayer, một nhà nghiên cứu Australia: "Đó là một huyền thoại và anh hùng xuất chúng của Việt Nam", cùng nhận xét của nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay: "Đằng sau mỗi chiến thắng, người ta luôn tìm thấy ở Đại tướng nguồn sức mạnh và động lực.
Trong bài viết
“Hàng trăm ngàn người tiếc thương tiễn biệt Tướng Giáp - vị anh hùng dân tộc”,
tờ Washington Post đã miêu tả hàng người dài 40km đã nối dài từ những khu vực
có linh cữu của Đại tướng đi qua đến sân bay quốc tế Nội Bài. Trong khi đó,
trang tin Euronews ngoài việc đăng tải clip, bài viết về lễ tang, còn khẳng
định:
Bài viết đăng trên tờ Liberation của Pháp khẳng định,
sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại niềm tiếc thương to lớn, nhưng
nó cũng thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng người dân Việt Nam. Các chiến
thuật quân sự của ông đã truyền cảm hứng cho những người lính trên khắp thế
giới. Ông xứng đáng nhận được sự mến mộ vô cùng lớn trong lòng dân chúng, thậm
chí cả với những người trẻ tuổi, những người chưa hề biết đến chiến tranh….
Sự ra đi của một anh hùng như ông
khiến nhiều người dân xúc động và tạo nên làn sóng đau buồn tràn ngập trên các
mạng xã hội mặc dù Đại tướng đã rút lui khỏi nền chính trị hơn ba mươi năm qua,
bài báo cho hay. "Đại tướng Võ Nguyên Giáp là 'tượng đài trong lòng nhân dân'.
Theo GS. Nguyền Minh Thuyết: Lịch
sử thật công bằng. Được lòng dân, dân tôn làm thánh; mất lòng dân, dân ngoảnh
mặt đi. Người có công với nước, có đức với dân như ông xưa nay đều sống mãi
trong lòng dân chúng, lưu danh vạn thuở với non sông.
Những lời thương tiếc, ngợi ca ông ngập tràn không gian mạng.
Và nhân dân vẫn đang trông đợi những minh quân, hiền triết như thế, để có thể
cùng sức dân lèo lái con thuyền Việt Nam tiến vào thế giới phẳng, với các giá
trị văn minh của nhân loại…
Đó là sự khẳng định uy tín lớn,
nhân cách lớn cảa vị anh hùng dân tộc – Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trên đời, người có uy quyền lớn, nhưng tuyệt đối không dùng 'quyền' để 'hành' thiên hạ, trai slại, với nhân cách lớn, đạo đức cách mạng trong sáng, suốt đời vì dân vi nước, mẫu mực về lối sống, coi trọng "Dĩ công vi thượng", khẳng định uy tín lớn như Đai tướng Võ Nguyên Giáp thạt là rất hiếm.
2 - Người lãnh đạo cần hội đủ uy tín và
uy quyền
Làm người chỉ huy, làm lãnh
đạo, nói tóm lại trong thể chế chính trị ở nước ta, khi ai đó có
chức danh, người ta thường gọi chung là cán bộ. Làm cán bộ làm
người chỉ huy, người đứng đầu, phải biết cân đối uy tín và uy quyền.
Làm cán bộ của đảng, “không phải cứ
tự vẽ lên trán hai chữ Cộng Sản” (HCM) thì ai cũng phải nể
sợ. Điều đáng nói nhất, khi đã có chức danh, có vị trí (ghế) thì
có quyền. Có quyền thì dùng uy quyền. Nhưng dùng thế nào cho ‘có uy’
lại tuỳ mỗi người.
Nhưng suy cho cùng, uy quyền chỉ là nhất thời, có khi chỉ được việc trước mắt, chỉ có uy tín mới bền lâu. Uy quyền thường thể hiện trong công việc, ra quyết
định, phát mệnh lệnh, nhưng uy tín đi vào lòng người. Tuỳ theo mỗi
ông ‘cán bộ cộn sản’ mà uy tín có khả năng lưu danh thơm truyền giữ
tiếng tốt lành, hay chỉ là sự mờ nhạt, thoáng qua, rồi biệt vô âm
tín, thậm chí làm bia miệng cho thế gian. Uy tín đó tự mỗi cán bộ
phải biết tạo dựng, xây đắp cho minh. Thiếu gì cán bộ quan liêu, cửa
quyền, mệnh lệnh, hách dịch, chỉ cốt dùng uy quyền mà coi nhẹ hoặc
bỏ qua uy tín. Cái có sức bền lâu trong lòng mọi người tì phế bỏ, cái
nhất thời trước mắt thì …hùng hổ phát huy, không biết độ dừng, không
nương tay…
Sẽ ít có chuyện để bàn, nếu như 'bộ phận không nhỏ' trong đảng giữ các cương vị lãnh đạo các cấp không có quá nhiều sai phạm, nhất là tình trạng suy thoái, biến chất, mất đạo đức, lối sống thực dụng sa đoạ,
tệ mất dân chủ, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng và những bất công phát sinh.
Thực trạng này khiến người ta đưa ra hai khái niệm (về chính trị-xã hội) để so
sánh là uy tín và uy quyền.
Đã làm lãnh đạo, làm chính khách phải có uy. Cái uy trong lời nói, phát ngôn ở mọi lúc mọi nơi, và cái uy trong tài năng lãnh đạo, chỉ huy, điều hành, tháo gỡ các tình huống khó khăn. Thế nhưng, đáng tiếc là có những chức danh quan trọng, cương vị cao, nhưng nói ở đâu cũng bị người ta chê, sinh ra lắm miệng tiếng thị phi, bị dư luận coi thường, tự hạ thấp uy tín do khẩu khí của chính mình. Làm lãnh đạo mà để bị ‘vạ miệng’ thì, không những mất uy tín, còn bị nhục! Sự mất thiêng trong khi giữ cương vị thường là do mắc nạn ‘vạ miệng’ mà ra, lính tráng hay gọi là “cướp cò mồm”. Đó là uy lực bị hạ thấp, uy tín không còn. Trong uy lực phải khẳng định được uy tín và biểu hiện đó sẽ nâng hoặc hạ thấp uy quyền. Riêng cá gọi là ‘uy lực đồng tiền’ không nằm trong hai khái niệm ấy.
Đã làm lãnh đạo, làm chính khách phải có uy. Cái uy trong lời nói, phát ngôn ở mọi lúc mọi nơi, và cái uy trong tài năng lãnh đạo, chỉ huy, điều hành, tháo gỡ các tình huống khó khăn. Thế nhưng, đáng tiếc là có những chức danh quan trọng, cương vị cao, nhưng nói ở đâu cũng bị người ta chê, sinh ra lắm miệng tiếng thị phi, bị dư luận coi thường, tự hạ thấp uy tín do khẩu khí của chính mình. Làm lãnh đạo mà để bị ‘vạ miệng’ thì, không những mất uy tín, còn bị nhục! Sự mất thiêng trong khi giữ cương vị thường là do mắc nạn ‘vạ miệng’ mà ra, lính tráng hay gọi là “cướp cò mồm”. Đó là uy lực bị hạ thấp, uy tín không còn. Trong uy lực phải khẳng định được uy tín và biểu hiện đó sẽ nâng hoặc hạ thấp uy quyền. Riêng cá gọi là ‘uy lực đồng tiền’ không nằm trong hai khái niệm ấy.
Thông thường, người lãnh đạo tự khẳng định được uy tín
thì tự nhiên có uy quyền một cách thực thụ nhờ niềm tin của lòng dân. Nhưng khi
uy tín bị mất, thì dù uy quyền do mình lạm dụng chức vụ mà có, và lớn gấp mấy đi chăng nữa cũng không thể nào vớt vát lại được uy tín vốn đang trên đà suy yếu hoặc đã
bị đánh mất khi niềm tin trông nhân dân sụt giảm hay bị bào mòn nghiêm trọng.
Khi người ta đã phải dùng uy quyền, lấy mệnh lệnh thay cho uy tín, thì coi như
họ đã tự tạo ra nguyên cớ của sự xung đột. Mâu thuẫn và xung đột về quan điểm,
tư tưởng lại cộng thêm những bất công, tranh giành, độc chiếm lũng đoạn về lợi
ích, thì mâu thuẫn xã hội càng gay gắt.
Theo ông Lê Quang Vịnh, cựu tù chính trị Côn Đảo,
nguyên Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ: “Tôi
rất day dứt là làm sao quyền lực phải được giám sát, quyền lực không được giám
sát thì sẽ tha hóa và sẽ hư. Bất cứ nơi nào có lỗ hổng trong việc giám sát
quyền lực thì đều tiềm ẩn sự nguy hiểm và là nguyên nhân của việc tham nhũng và
hư hỏng, dẫn đến tai họa vô cùng. Phải tạo ra cơ chế để quyền lực được giám sát
chặt chẽ, chắc chắn. Cơ chế giám sát của Mặt trận chưa phát huy tốt. Phải làm
thế nào để Mặt trận phải giám sát được mọi cơ quan, mọi tổ chức, mọi con người
nắm quyền lực nhà nước. Phải có cơ chế cụthể. Chúng ta vẫn nói vậy nhưng chưa
làm được, chính vì chưa làm được nên những người nắm quyền lực mới sinh ra hư”.
Người ta nể trọng uy tín và trong thực tế phải chăng
có không ít người dân sợ uy quyền và buộc phải khuất phục trước uy quyền. Uy
quyền, cường quyền càng dấn lên tới mức cao thì sinh ra thói độc đoán chuyên
quyền dẫn đến độc tài, đi ngược thể chế dân chủ vốn được coi là ưu việt. Khi
người lãnh đạo đã mất hết uy tín, lẽ ra nên tự biết mà từ chức thì còn vớt vát
được chút danh dự. Nhưng khi đã không còn uy tín mà lại gia tăng uy quyền thay
thế cho uy tín thì chỉ có hại cho xã hội, căng thẳng cho cộng đồng, trở thành
lố bịch và làm trò cười cho thiên hạ.
Tính phức tạp và độ nguy hiểm của mâu thuẫn phụ thuộc
vào khả năng và động cơ giải quyết của chính quyền. Khi chính quyền bất lực,
hoặc quan liêu phó mặc, mối quan hệ giữa người dân và chính quyền gia tăng
những bất đồng, thậm chí bất hợp tác hoặc đối kháng, thì đó là báo hiệu sự lung
lay của một chế độ.
Không ai có thể tự vỗ ngực là “ta uy tín nhất”, bởi vì
uy tín của cá nhân mình nằm trong lòng người khác, tùy thuộc sự ghi nhận vàđánh
giá của cộng đồng xã hội một cách khách quan. Nhưng nếu ông (hoặc bà) ta có tự
vỗ ngực xưng danh uy quyền để đạt mục đích cá nhân, kể cả gây tội ác, thì bản thân
họ tự hủy hoại mình, nhất định không còn chút uy tín nào và trở thành thứ bia
miệng để đời:
Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Chẳng phải ông bà chúng ta đã nhắc nhở thế sao ? Bởi
lẽ khi chế độ đã “trót” giao quyền cho họ thì tất nhiên thể chế đó sẽ bị mang
tiếng lây chứ không riêng gì cá nhân người ấy. Mặt khác, sự giao quyền đó
thường sẽ tạo ra những hệ lụy mà chính thể chế, cơ chế nói riêng và toàn xã hội
nói chung phải gánh chịu một cách cam tâm, uất ức, vạn bất đắc dĩ, vì đã sai
lầm trong việc quy hoạch, đào tạo, chọn nhân sự, cắt cử phân công, giao nhiệm
và bầu bán theo những nhận định hoàn toàn chủ quan, duy ý chí của những người
(phe nhóm) có chức quyền hay lãnh đạo bộ máy. Bản chất ngay từ gốc rễ của chính trị là quyền lực, mà đã quyền lực sẽ có mệnh lênh (kể cả những mệnh lệnh vô lý) bắt người khác phải thực hiện theo ý (dù rất chủ quan, áp đặt) của người nắm quyền. Thế thì tất yếu lại sinh ra áp bức, bất công, bất bình, mâu thuẫn, lại phải đấu tranh. Cái vòng luẩn quẩn ấy đã chứng minh sự tái hiện qua nhiều thể chế như một quy luật.
3 - Đừng để uy
quyền lấn át uy tín
Thực vậy, bầu cử cho dù phổ thông đầu phiếu (kể cả
‘bỏ phiếu tín nhiệm’), nhưng kết quả tỉ lệ phiếu bầu chưa hẳn đã phản ánh
đúng uy tín của nhân vật "trúng cử". Tâm lý cũng như khả năng nhận
biết về nhân vật ra tranh cử của dân ta không phải không có hạn chế và công
cuộc bầu bán (thủ tục đề cử, cơ cấu, thành phần...) chưa hẳn đã được minh bạch,
thông suốt. Thường là “đi bầu cho xong” nghĩa vụ như một thủ tục, còn chọn ai
thì lại phó thác cho ông Đảng, ông Nhà nước, ông Mặt trận Tổ quốc…như câu nói
khá phổ biến trong nhân dân là "Đảng cử dân bầu".
Bầu bán trong chi bộ, đảng bộ cũng vậy, dù có “khách
quan, biện chứng” hơn thì vẫn phải tùy thuộc vào tâm lý “bằng mặt và bằng
lòng”theo ê kíp, phe cánh, động cơ cá nhân...Người ta bầu cho ông A, bà B, chưa
hẳn đã vì chữ Tâm, chữ Tài, Hồng và Chuyên, chưa hẳn đã vì trình độ, năng lực,
uy tín với quần chúng, mà cái “tôi” của người đi bầu (trong chi bộ, đảng
ủy...đến cấp TƯ) cũng bị chen vào chi phối không nhỏ đến lá phiếu. Nhất là
trong một tập thể khá đông đảng viên yếu kém và tham nhũng, bầu ai lên có lợi
cho họ và “không sao cả, an toàn” thì cứ bầu. Đó là chưa kể đến các thủ đoạn
trong “bầu bán”, kiểm phiếu, công bố kết quả. Tỉ lệ phiếu bầu cao chưa hẳn đã
thể hiện sự đánh giá chính xác, đủ liều để tin cậy rằng người đó đã
là giỏi nhất, tài nhất, uy tín nhất. Lá phiếu của phe nhóm chiếm
số đông khác hoàn toàn với lá phiếu thực sự dân chủ. Cho nên, chữ
"Tín" trong bầu cử chỉ lắm khi chỉ là một thứ hình thức, coi như xong
một bước của công việc, một công đoạn không thể thiếu, không phản ánh trung
thực về ý thức dân chủ và thực chất của con người.
Uy tín còn phải được minh chứng, khẳng định qua quan điểm,
tư tưởng, động cơ làm việc, đạo đức, lối sống và chất lượng thực hiện chức
trách, nhiệm vụ. Có những người có chức danh với tỉ lệ phiếu bầu khá cao, nhưng
khi làm việc cụ thể và trong cuộc sống chẳng có uy tín gì, chỉ để lại sự trách
cứ, chê cười, đàm tiếu. Có những cái ghế sinh ra chỉ thêm tốn tiền Nhà nước,
cồng kềnh bộ máy, mà chẳng biết làm gì có ích cho xã hội. Có uy tín, tự khắc có
uy quyền, một uy quyền tự thân, không phải thứ uy quyền lên gân.
Không có uy tín, nhưng vì muốn thể hiện uy quyền vì
vậy thường gây hậu họa, làm hỏng cho công việc chung và tác hại khôn lường đối
với sự minh bạch của thể chế khi người này thuộc tầng lớp lãnh đạo ở tầm vĩ mô.
Trên thực tế không ít người, khicó quyền thì đụng chút việc là dùng quyền uy,
hống hách, quan liêu, mệnh lệnh. Có người không đủ uy, không thực quyền thì
mượn tay của các lực lượng công an để trấn áp, ép buộc và ra sức huy động các
thế lực khác (kể cả dùi lủi, nài nỉ cấp trên) để thực hiện hành vi phạm pháp,
làm những việc mất lòng dân, thiếu dân chủ, hại cấp dưới.
Người thích uy quyền thường dùng quyền hành và quyền
lực, kể cả quyền lực của đồng tiền. Ông ta sẽ đưa ra những khả năng đe dọa, mua
chuộc như thăng giáng chức tước, lên lương, bố trí, sắp xếp chỗ này, vị trí
kia, vừa câu móc, vừa hăm dọa hay cô lậpđối tượng khi không "tranh
thủ" được. Nếu ai đó làm phật lòng trái ý, hoặc có nguy cơ làm ảnh hưởng
uy quyền thì sẽ bị trù úm, bày kế, lậpmưu kỷ luật hay ép đương sự xin chuyển công
tác khác hay về "hưu non".
4 - Tạm kết
Người dùng uy lực đồng tiền thường đi kèm lòng tham,
tính toán cá nhân vị kỷ, vơ vét và thu vén. Cho nên, những kẻ bất tài, vô dụng,
thất đức có đủ thứ thủ đoạn, mánh khóe để khi đã nắm được quyền thì dùng uy
quyền trấn áp thiên hạ, “cả vú lấp miệng em”, kéo bè, kết vây cánh...hình thành
nhóm lợi ích. Từ tuyển dụng, bổ nhiệm, giao chức cũng chọn trong những người
thân trong gia đình, dòng tộc, huyết thống, cùng mục đích, cùng động cơ, cùng
mặt bằng “quan trí”, cốt sao thế lực của mình ngày càng được củng cố và khuynh
loát. Sự cố tình tâng bốc nhau, bao che, tung hứng cho nhau, hùa nhau lập mưu
kế phạm pháp, tìm mọi mánh khóe, thủ đoạn đục khoét của công, thu lợi bất chính
cũng từ đó mà ra.
Khi đã không đủ uy tín mà phải dùng uy quyền, đến mức độc
đoán, chuyên quyền, làm ác không ghê tay, hại người không chút động
lòng, sẵn sàng trừ khử, sát phạt, làm hại người khác có đối trọng (kể cả đồng
chí, bạn hữu, người thân), mua bán chức quyền, dùng đủ mánh lới tinh vi để giữ
ghế, để tiến thân, che lấp khuyết điểm, tích lũy của cải bất minh, vùi dập
chân lý, phủ nhận lẽ phải một cách khô lạnh và rất ma mãnh
Thế nhưng, như đầu bài đã đề cập, người đời đã
đúc kết: “Uy tín trường tồn, uy quyền đoản vị” - người có uy tín sẽ để
lại tiếng thơm lâu dài, người không uy tín mà thích dùng uy quyền thay cho uy
tín chỉ được nhất thời, gây thù chuốc oán, tự làm mất hậu phúc, có chăng chỉ
được một vài việc trước mắt, không thể có sức bền. Cho nên, làm lãnh đạo cần
nâng cao uy tín, không nên lộng hành, lạm dụng uy quyền để tự đề cao cá nhân, khư
khư ôm giữ ‘ghế’ và quyền lợi cá nhân (mà quyền lợi đó do vơ vét,
chiếm đoạt, lừa đảo mới có), quên cả lợi ích quốc gia, dân tộc, quên nhân
dân, chỉ biết vun vén cho cá nhân, gia đình và nhóm lợi ích gây hậu quả khôn
lường cho đất nước và nhân dân. Những người như thế, vẫn mang danh cán bộ
của đảng,vẫn tự hào bao nhiêu năm…tuổi đảng, công hiến cho cách mạng
bao nhiêu năm..thì nhục lắm! Cho nên, cần có chế tài, quy định giám
sát uy quyền, đánh giá uy tín cán bộ trong tuyển dụng, trong công tác
tạo nguồn, bồi dưỡng sắp xếp nhân sự, bố trí chức danh, phân công phân
nhiệm bảo đảm chính xác, đúng người, đúng việc. Không thể vì công
thức 4C “con cháu các cụ”, vì người nhà, dòng tộc, đồng hương, đồng
môn, lại cả vì nhận tiền chạy chức, mà tuỳ tiện đưa vào 'nguồn',‘xếp ghế”, giao
quyền, bổ nhiệm, 'gắn mác', mặc kệ có trái ngạch trái nghệ, và cất nhắc lên chức vèo vèo. Đó cũng là sự bất công do cơ chế đẻ ra, và người ta lợi dụng nó để vinh thân, phi gia, kéo chà kết khối, bỏ qua các yếu tố dân chủ, không càn xét các tiêu chuẩn về Đức-Tài.
B.V.B
---------------------
Người ta khóc tướng Giáp, cũng có phần để ỉa vào mặt cái đảng trị thối nát, mục rữa này, vì ông tuy là là đệ nhất công thần trong khoảnh khắc, nhưng suốt đời là cũng một dân oan vĩ đại
Trả lờiXóaTrên thực tế, người lãnh đạo có uy tín với dân là sự tự khẳng định bởi chữ tâm- chữ tài. Nhiều vị thất nhân tâm, tài kém, nhưng thích dùng quyền lực thay cho đạo đức, khoả lấp năng lực kém cỏi, chỉ có mà hại dân hại nước. Bài viết của Đại tá rất sâu sắc, nói hộ lòng chúng tôi. Cảm ơn nhiều.!
Trả lờiXóaChúng tôi không quá ngu để cần ai đó "lãnh đạo", chúng tôi chỉ cần những người "điều hành" giỏi.
XóaMỘT VỊ TƯỚNG THIÊN TÀI ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC BẢO VỆ HÒA BÌNH CHO TOÀN THẾ GIỚI
Cộng sản khi chưa cướp quyền được thì luôn luôn lợi dụng
Xóauy tín của những nhân sĩ hay trí thức rồi biến thành của mình
để tuyên truyền rằng CS.thì tốt vì có đa số là người tài đức đi
theo.Trước đây,ở miền Bắc hay miền Nam đều có hiện tượng
như vậy.Thế nhưng,sau khi đã cướp quyền được rồi thì họ lại
quay ngược 180 độ.
Ông LQV.là một thầy giáo khá giỏi ở Huế thuộc loại này,dù là
làng nhàng bậc trung nhưng cũng đã làm gương cho học sinh
một thời.Và nay ông mới biết là cần phải có cơ chế giám sát
thì đã muộn lắm rồi !
Ngược lại,đó là lý do tại sao cũng có người bảo vệ CS.bằng
cách đồng hóa dân chủ là cá nhân A,B,C v.v.nên không cần
dân chủ !!! Bao giờ VN.mới có dân chủ ? Bi quan qúa !
hay qua
Trả lờiXóaTỉ lệ phiếu bầu cao chưa hẳn đã thể hiện sự đánh giá chính xác, đủ liều để tin cậy rằng người đó đã là giỏi nhất, tài nhất, uy tín nhất. Lá phiếu của phe nhóm chiếm số đông khác hoàn toàn nới lá phiếu thực sự dân chủ. Cho nên, chữ "Tín" trong bầu cử chỉ lắm khi chỉ là một thứ hình thức, coi như xong một bước của công việc, một công đoạn không thể thiếu, không phản ánh trung thực về ý thức dân chủ và thực chất của con người.
Trả lờiXóa> Bác Bồng phân tích chính xác
Ông Lê Quang Vịnh, nói rất có lý: "Tôi rất day dứt là làm sao quyền lực phải được giám sát, quyền lực không được giám sát thì sẽ tha hóa và sẽ hư. Bất cứ nơi nào có lỗ hổng trong việc giám sát quyền lực thì đều tiềm ẩn sự nguy hiểm và là nguyên nhân của việc tham nhũng và hư hỏng, dẫn đến tai họa vô cùng. Phải tạo ra cơ chế để quyền lực được giám sát chặt chẽ, chắc chắn. Cơ chế giám sát của Mặt trận chưa phát huy tốt. Phải làm thế nào để Mặt trận phải giám sát được mọi cơ quan, mọi tổ chức, mọi con người nắm quyền lực nhà nước. ....
Trả lờiXóaKhông thể nào người bị lãnh đạo mà đi giám sát tốt người lãnh đạo. Chỉ có giám sát tốt khi có quyền hành một cách độc lập nhất định, đồng thời phải có người đối lập để cạnh tranh, cùng với xã hội, báo chí không bị giới hạn. Nhưng đảng lãnh đạo tất cả thì làm gì có sự độc lập, hay không giới hạn, nên có sự giám sát tốt là không tưởng.
Xóa"Mặt trận"?
Xóa"Mặt trận" - cơ quan này chỉ có ở các chế độ độc tài toàn tri. Ở VN nó là thuộc đảng "cộng sản" VN.
Muốn giám sát quyền lực, chỉ có chế độ dân chủ đa đàng. theo cơ chế tam quyền phân lập, có Tòa án Bảo vệ Hiến pháp xử lý.
Cứ còn tin vào cái gọi là "Mặt trận" thì có ngày....Khmer Đỏ lên cầm quyền ở VN!
Mất dạy, ngu dốt mà nắm quyền bính trong tay, đến Thầy cũng bị nó đá đít.
Trả lờiXóaĐ/C 3 X thấy rất ít xuống dân, chỉ nặng về Giao ban đi nước ngoài, hội họp ở TW, mà cũng có nhiều chuyện không quán xuyên được cấp dưới, nhiêu khi bị (chúng nó, những kẻ cơ hội, lừa đảo ) lợi dụng qua mặt, mượn danh vụ lợi....
Trả lờiXóaKhi "đồng chí" này về cõi vĩnh hằng, ngoài những đoàn nghi lễ bắt buộc liệu có đủ 5 người dân tự nguyện đi viếng không nhỉ? trước khi ra đi đ/c này có trăng trối chọn nơi an nghỉ ở quê nào không hay chỉ trăng trối đổ bê tông lăng mộ bằng bê tông cốt thép dày cả mét cho an toàn? đau đầu quá không trả lời được những câu hỏi này nên đành hỏi các bạn đọc và Bác ĐT Bồng vậy.
XóaKhông có người twj nguyện đi thì con cháu bỏ tiền ra thuê người đưa và khóc mướn.
Xóa
Trả lờiXóaBác Lê Quang Vịnh băn khoăn việc làm thế nào để có cơ chế giám sát quyền lực. Thé giới người ta làm rồi đó thôi: tam quyền phân lập, đa đảng hiện là cơ chế tốt hơn cả dù không phải có những khiếm khuyết nhất định. Tại các nước có cơ chế này, xã hội phát triển ổn định và vững chắc lâu dài.
Xin Kính chào Anh Bùi Văn Bồng ! Em xin cảm ơn Anh về Bài viết Nhân sự kiện chấn động hoàn cầu, lan tỏa chói lòa trong vũ trụ : ĐỨC THÁNH HIỀN-ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP , Anh hùng Giải phóng Dân tộc Việt Nam, Thiên tài Quân sự của mọi thời đại trong Lịch sử Nhân loại-TRỞ VỀ CÕI VĨNH HẰNG ! Bài viết mang tính khái quát lớn : Lời văn bình dị, khúc triết, giản dị, chân thực và thành kính nói lên nỗi đau thương vô hạn, đau đớn khôn nguôi...của toàn Dân tộc Việt Nam và tình cảm kính phục , chân thành , sâu sắc của bàn bè quốc tế dâng lên Ngài ! Đồng thời bài viết đã vạch trần CĂN BỆNH TRẦM KHA, KHÓ TÌM ĐƯỢC CÁCH CHỮA TRỊ CỦA NƯỚC NHÀ bởi MỘT CHÍNH THỂ MANG DANH XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THEO ĐƯỜNG LỐI MÁC- LÊ Gây nên ! MỘT BI KỊCH LỚN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM !
Trả lờiXóa<< ĐẾN MÙA GIÁ LẠNH, MỚI BIẾT CÂY TÙNG, CÂY BÁCH RỤNG LÁ SAU CÙNG .>>
Trả lờiXóa(Khổng tử ).
Chính thể Ở VIỆT NAM đang ở trong MÙA GIÁ LẠNH HƠN BAO GIỜ HẾT !
Đây là bài viết xứng tầm của vị đại tá QĐND.
Trả lờiXóaTrong cuộc chiến chống Pháp,hầu hết các chiến dịch lớn Cụ Giáp đều ra trận,Pháp thì quá dư bom.Qua từng trận Cụ tổng kết từ đó thắng lợi ngày càng lớn.
Đánh bại quân đội Pháp và đám đánh thuê "da vàng" tàn ác chỉ có ông TRỜI phù hộ mới thành.
Đánh bại quân MỸ và đám "sĩ quan da vàng" từng theo chân Pháp,là điều không tưởng.Chắc chắn ông TRỜI lại phù hộ.
TRỜI chính là nhân dân.Hình như đây là chân lý của mọi thời đại,nhận thức được chân lý không dễ ở mỗi con người.
Uy quyền là hành vi của những người chưa nhận thức được chân lý,bảo vệ và dung túng uy quyền là đi ngược lại lịch sử,ngạo ngược với nhân dân.
Uy quyền trên đất nước này đã bị chính nhân dân đánh bại,những kẻ đang thèm khác uy quyền cũng sẽ bị đánh bại.
Quân đội nhân dân là một trong những công cụ của nhân dân luôn luôn dần nát những tên lạm dụng biến thái uy quyền.
Lý tưởng của Bác Hồ,ý chí sắc đá của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp....là nội công lực của quân đội và nhân dân.
Dù ở Mỹ xa xôi,nhưng con cách mạng vẫn là cách mạng,đẻ ra đã lưu lạc theo số phận đất nước.
Nguyễn Thị Tuyết Sương,USA.
Cách mạng mà nói như vẹt thế này thì không phải là
Xóacháu ngoan bác Hồ vì "nếu nước độc lập mà dân ta
không tự do thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì".
Kiến thức của bà này (?) chỉ ở mức hiểu cách mạng
là cộng sản,chứ không hề biết cách mạng là làm cho
tốt hơn,đẹp hơn và thật hơn (đừng láo).
Nhóm Công Sơn đây mà. Bác chủ cứ bắt quần hùng luyện nội công hoài, qua việc đẩy mấy người này lên phát biểu lắp bắp.
XóaBa Sương. Sao Kim.
Võ nguyên Giáp mất hết uy quyền (bị vô hiệu hóa).Nhưng còn uy tín trong dân, được dân tôn thờ.
Trả lờiXóaMấy ông lãnh đạo ngày nay, uy quyền đầy mình, họ có uy tín không ?, chắc họ biết và dân lại càng biết. Những việc họ đã và đang làm, dân thấy không ngon, lấy đâu ra uy tín. Điều này sẽ được chứng minh khi họ chết đi, dân sẽ ăn mừng. Minh chứng này là rõ ràng nhất, không phải đặt điều, nói xằng, nói bậy.
Giữ uy tín thì có lợi cho dân nhưng khó làm giầu,khó độc quyền.
Giữ uy quyền để làm giàu cho nhanh thì dân mất nhờ, ai trái ý là xử lý ngay.
Cán bộ bây giờ từ thấp đến cao hình như chỉ thich uy quyền, không thích uy tín. Có uy quyền là có tất cả trừ tín nhệm của dân.
Bác Bồng bàn chuyện uy tín, uy quyền là nói đến truyện đạo lý ở đời, người bình thường hiểu và chấp nhận ngay. nhưng với đám quan chức thực dụng thì vô nghĩa, nói với chúng chẳng khác gì nói truyện phải trái với lũ ăn cắp. Chỉ khi chết đi, may ra chúng mới hồi tỉnh.
Không có uy tín sao chúng vẫn tồn tại ? Ấy là bởi vì cơ chế, thể chế và người dân vẫn đang có tâm trạng chờ xem liệu chúng có tự chỉnh đốn, thay đổi để lấy lại được uy tín hay không, nếu không thì cái gì phải đến, sẽ đến. Sự kiên trì nào cũng có giới hạn của nó. Thành quy luật rối.
Comment T.H 16:14 đạt điểm 10. Cám ơn.
XóaThực tế đã có những kẻ khi đương chức quyền hành cả đống, khi nghỉ rồi dân tống ra rìa, đi đâu người ta cũng coi thường, đến đâu cũng bị ném theo theo những cái nhìn, bĩu môi khinh bỉ, nhục nhã lắm, có sống trên đống của do ăn cướp, tham nhũng cùng không bằng chất quách di. Khi chết, ngừoi ta chẳng thèm đén viếng, người ta thở phào, nhẹ nhõm, vì trên đời bớt đi một con sâu...Ông Lê Dức Thọ khi sống lộng hành,nghênh ngang như thế. Điển hình như ông Le Dức Thọ, khi sống đương chức thì quyèn hành nghênh ngang là thế, tưởng ta là "vĩ nhân", khi nghe tin ông Thọ chết, dân các chợ Hà Nội hạ bớt một giá gà vịt cho bà con mua về..ăn mừng!i He...he...cho đáng!
XóaT.H nói quá chuẩn. Ai rồi cũng đến lúc chết. Chúng ta hãy chờ xem một quốc tang kế tiếp sẽ như thế nào để so sánh.
XóaCháu là sinh viên Đại học KHXH-NV Hà Nội, cháu rất thích đọc các bài của bác Bồng. Bài nào bác cũng chọn lọc đề tài, vấn đề rất sát thời cuộc, những điều mà toàn XH quan tâm. Bác viết,có phân tích sâu, gợi mở, đúng thực tế và có sức hướng dư luận sâu sắc, rất cần suy ngẫm. Cảm ơn bác nhiều, Chúc bác khoẻ!
Trả lờiXóaUy quyền chỉ là khái niệm ảo. Phương Tây cho rằng chuộng uy quyền là sai lầm kinh khủng. Hãy coi gương của Saddam Housein, Kadafi, Biladen...
Trả lờiXóa“Uy tín? Uy quyền”?
Trả lờiXóaBác Bồng quá chuẩn!
Nhìn gương tướng Giáp
Tuy chẳng còn quyền
Nhưng đầy uy tín
Nên khi Người mất
Vạn vạn người viếng
Triệu triệu người thương
Đến cả ông trời
Cũng mưa thay lệ
Ngập tràn đất Quảng
Quê hương Đại tướng.
Còm này ví thử:
Quyền lực tột đỉnh
Tứ trụ triều đình
Hùng – Sang - Trọng – Dũng?
Chẳng may tận số
Diêm vương gọi chầu
Hỏi dân có tiếc?
Hay là nhân dân :?
Tay vỗ ầm ầm?
Mừng cho đất nước
Bớt thằng tham quan
Bớt thằng Lú lẫn
Ngu dốt hám quyền
Hại dân, hại nước!
Thưa các còm sĩ?
Còm này ví thế
Liệu có đúng không?
Chờ mong phân giải.
He...he..Thích đọc Còm chờ đó.
XóaSau nay có vị đám tang còn lớn hơn, máy bay siêu hạng đưa đi an táng tận Hoàng Sa, Thủ phủ thành phố Tam Sa, dân lăn chết quay chết đói ra đường kêu la, .ròi lúc đó thichdoccom laij hối hận về nhận định của mình nhé!
Mấy chả ấy mà chết
XóaThì đây rất đỗi mừng
Mua đồ về mở tiệc
Mời bạn bè cùng vui
Chúc mừng đất nước mình
Hết đầu sỏ tham quan
Chết đi thằng khoác lác
Lảm nhảm mãi Mác lê.
“Giúp dân dân lập đền thơ
XóaHại dân, dân đái ngập mồ thối xương”
Hùng, Sang, Dũng, Trọng gắng trông
Sống cho đúng đạo, phúc dành cháu con
Đừng làm sằng bậy, bất nhân
Kẻo khi nằm xuống người đời chửi cho
Là đồ bán nước là phường tham quan!
Chúng nó mà chết
XóaThì thật là mừng
Đất nước tưng bừng
Đón mùa xuân mới.
Bác Còm này hóm
Xóa“Ví thử” thật hay
Giá như điều này
Thành ngay sự thật
Thì thật là tuyệt.
Nhà em dù nghèo
Thì vẫn phải thịt
Một hai chú gà
Làm mâm cơm cúng
Cảm tạ trời đất
Đã thương dân Việt
Vật chết tham quan
Gian tà bán nước.
Nếu chúng mà chết
XóaEm sẽ vỗ tay
Mở tiệc ba ngày
Mừng hơn đón tết.
Mấy bác này thật lạ?
XóaLũ chúng mà chết hết?
Thì lấy ai tham ô?
Lấy ai nhận hối lộ?
Lấy ai ra làm việc?
Lãnh đạo cái đảng này?
Đưa cả nước xuống hố?
Chúng nó mà chết hết
XóaThật là tốt quá trời
Tui chỉ cầu mong sao
Điều đó sớm thành thực
Để nông dân còn đất
Hết cảnh khổ dân oan.
Chết đi! Chết đi!
XóaCái lũ tham quan
Cái bọn bán nước
Chúng bay hãy chết
Cút khỏi nước Việt
Sang Tàu mà sống.
Tôi mơ có một ngày vào lúc 19h30' trên VTV 1,cô phát thanh viên mặc áo dài đen thông báo:
Trả lờiXóa.........xin vô cùng thương tiếc báo tin :các đồng chí sau đây:
1
2
3
4
5
6
V.v.....
đã đột ngột từ trần...,
sau đó tạm nghỉ 10' quảng cáo rồi lại đọc tiếp tiểu sử của tất cả ...thế là hết chương thời sự,sau đó là chương trình dạy nấu ăn Món ngon mỗi ngày..hôm nay
Chẳng cần mong nhiều , tạm thời chỉ đến hết số 4 là khá rồi .
XóaThì thế, em thông báo chúng nó bị chó điên cắn chết, bác Bồng có cho hiện đâu!
XóaĐề tài đầy hấp dẫn,tham gia với nhé,
Trả lờiXóaVề ĐCSVN,trong 3 cuộc chiến tranh Đông Dương,cùng với dân tộc Đảng viên đã luôn đi đầu và hi sinh trên cả Đông Dương này, sau giải phóng cũng khó khăn trăm bề trên đống tro tàn quá lớn,lại gây ra mất đoàn kết trong cải tạo sĩ quan viên chức VNCH,kinh tế thì nện cú cải tạo công thương nghiệp,làm cho suy yếu lớn về kinh tế khi lại đang bao vây cấm vận...
Mọi cái đúng và sai qua rồi,từ 1955 đến nay mà chỉ đúng thôi,thì dân tộc Việt Nam giàu hơn Trung Quốc về tiền bạc,ngang bằng châu Âu và Nhật về kỹ thuật và công nghệ, hơn dân Do Thái về buôn bán.....chứ đâu có tậm tịt,mò mẩm như ngày nay.
ĐCSVN mấy năm qua ( khoảng 20 năm) cũng hết sức tìm con đường "hùng cường".Đầu tiên thì xây mới được cái nền CNXH,đang tính xây móng thì không thể xây được lại nói định hướng để an ủi.Mười năm qua,thôi thì làm kiểu như Hàn Quốc,mới đắp cái nền đã lún sạch trơn.
Trên thế giới hiện giờ,các bạn chẳng lẻ không thấy sao,chủ nghĩa tư bản cũng tìm mọi cách mà vẫn chết đứng,CNXH thì thôi rồi.
Về Uy quyền,đó là của nhân dân thể hiện qua hiến pháp và luật,Ai tham ô thì bắt giam,giam thì phải tử tế,đâu còn khổ như xưa nữa,hiện nay có khối người tìm cách được bị giam mà có được đâu vì tốn tiền dữ lắm.16 vị lãnh đạo gần như ngang hàng nhau cả,đâu dễ lộng quyền.Cấp dưới có HĐND,vã lại cũng sàn sàn như nhau cả,chả ai hơn ai...cũng dễ gì có lộng quyền để mà tham ô.
Dân ta phần lớn thì nghèo,ai nở,và cũng chả có gì mà đút lót cả.Doanh nghiệp nhỏ vừa thì chết trọi rồi,lấy gì mà hối lộ.Doanh nghiệp to nó coi từ thứ trưởng trở xuống chưa nửa con mắt,nên không thể nói cán bộ đảng viên người ta tham ô,lộng quyền tràn lang như vậy.
Còn về uy tín,cái vụ này thì biết rồi,nên ĐCSVN mới đề ra nhiệm kì chỉ 4 năm thôi,cũng để đề phòng.Còn làm thêm nhiệm kì nửa là cùng khi cân đo cũng thấy tạm được.
Đảng đi tiên phong thôi,nhưng sau đó biết bao chiến sĩ hi sinh,bao nhiêu nông dân công nhân trí thức hi sinh...Nay đâu vì lẽ tự do dân chủ chia bớt lãnh đạo cho ai được,không vì bất cứ lí do gì mà ĐCSVN hiện nay hô "phủi tay"
Ai tham nhũng đưa lên mạng,ai chơi bời đưa lên mạng....tố cáo nặc danh vẫn được kia mà.
Lớp già này cũng sắp nghỉ hết,cố sao nổi.Lớp trẻ phải lên thôi,nó học hành tử tế chắc làm cũng không đến nổi tệ.Còn việc CCCC cũng phải thông cảm,nó giỏi thì nó kinh doanh hoặc làm trong các công ty chứ ngu gì đi làm hành chính.
Lịch sử của nước ta là bài học cho tất cả chúng ta mà.
Công Sơn.
Con xin lạy cụ Công Sơn, con và tụi bạn hết sức khó nhọc khi đọc xong com của Cụ, tụi con phải lê lết theo từng câu chữ của Cụ, đọc xong com của cụ đứa nào đứa nấy thở dốc, mệt nhoài, cố gắng hết sức để hiểu xem cụ muốn nói gì, lan man, rời rạc đầy mâu thuẫn nói tóm lại là cụ không muốn cộng sản chia sẻ quyền lãnh đạo cho bất cứ ai vì Đảng đi tiên phong , hy sinh nhiều nên bây giờ đáng được hưởng, được trả ơn. Vậy thì cụ giống y chang thằng cha Đinh Thế Huynh khi hắn nói, trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, bao nhiêu đảng phái rời bỏ chúng tôi chỉ còn mình ĐCS cho nên ngày nay chúng tôi đương nhiên phải tiếp tục lãnh đạo nhân dân, nói như vậy thì có khác nào nói : khu rừng này là của tao, bao lâu nay tao giữ khu rừng này nên bây giờ nó là của tao, chim muông thú rừng, cây cỏ trong đó là của tao, thằng nào bén mảng đến, tao đập chết.Nói như vậy là láo đấy, nhân dân không phải là thú hay cây cỏ mà kẻ nào muốn sở hữu riêng mình, buộc nhân dân phải phục tùng mình, biến nhân dân thành nô lệ trá hình, còn mình thứ cứ một mình một chợ, muốn làm gì tùy thích. Mở miệng ra thì cứ kể lể công lao trong quá khứ,cha anh tao có công lãnh đạo chúng mày giành thắng lợi nên ngày nay chúng mày phải có nhiệm vụ trả ơn cho thế hệ chúng tao, thằng nào có ý kiến khác tức chúng mày là thế lực thù địch, chúng mày chống lại tao tức chúng mày chống lại nhân dân. Vài lời gởi đến cụ Công Sơn, dù sao cũng khâm phục cộng sản, họ đầu độc tư tưởng khá hay
XóaHay xem bai viet cua Huynh Thuc Vi o trang Badamxoe. Rat hay
Trả lờiXóaCông Sơn ơi là Công Sơn ! Hãy đọc bài viết của Anh Bồng thêm vài lần nữa đi,sau đó viết lại một bài nhận xét cho ra CÔNG SƠN ! Nếu Công Sơn cứ tham gia diễn đàn theo kiểu vu văn vơ như thế này thì công sức bỏ ra của Công Sơn sẽ thành CÔNG DÃ TRÀNG, CÔNG TOI, CÔNG CỐC !!!
Trả lờiXóaCông Sơn ơi là Công Sơn ! Nếu đám quan lại tham nhũng ở các cấp hiện nay mà đọc bài của Công Sơn thì không ít kẻ sẽ mừng thầm như dân L A N G V U D A I << Chac thang Cong Son no chua minh ra roi !>>.
Bac " Cong san" viet hay qua
Trả lờiXóaĐọc bài của Công Sơn thâm thúy lắm đấy.
Trả lờiXóaVí như"nó giỏi thì nó kinh doanh...chứ ngu gì....",nghĩa là CCCC là ngu mới làm hành chính.Mà ngu thì cũng cần thông cảm giai đoạn nó kiếm cơm,thả ra thì còn loạn.Lớp già đương nhiên là hết ĐÁT,ngồi tạm đó chứ đẩy đi đâu.
Họ mà thả chính quyền nhân dân của họ ngày nào thì họ lại đi đày sao ? Nhiều bạn hung quá họ sống thế nào.
Tham nhũng là bọn có chức nhưng phải lông quyền cơ,nhưng phải thấy bọn tham nhũng thì cần quái gì uy tín,uy quyền,nó làm xổi ngày nào hay ngày ấy.
Chính bọn ấy mới làm sụp đổ nhanh cái bạn cần,theo chưởng "hấp tinh đại pháp",khi đã hết tinh thì cái giường 6 tỷ chỉ để ngó,tiếc công tham nhũng đất đai.
Thấy ý Công Sơn có chiều sâu đấy chứ,cảm ơn chú.
cháu hoàng kiều trang.
Công Sơn thì vẫn Công Sơn
XóaViết CÒM nhiều lúc lên cơn lộn nhèo
Cái thì kêu Mẻo mèo meo
cái thì lên mặt mè nheo lượn lờ
cái cần nói lại làm ngơ
cái cần phê lại đi vơ..khen hoài.
Hoàng Kiều Trang khen Công Sơn - Mèo khen mèo dài đuôi .
Xóahoàng kiều trang-công sơn-võ hòa-...
XóaMỗi lần mang một tên, cố gắng thay đổi văn phong. Có khả năng làm được chuyện này không? Nếu không thì ông hơi bị "ngắn" đấy.
Công Sơn ơi là Công Sơn ! Nếu đám quan lại tham nhũng ở các cấp hiện nay mà đọc bài của Công Sơn thì không ít kẻ sẽ mừng thầm Như Dân Làng Vũ Đại << CHẮC THẰNG CÔNG SƠN NÓ CHỪA MÌNH RA RỒI !>>.
Trả lờiXóaNhững người có đầu óc , thì viết rất ngắn , cực ngắn - mà mọi người vẫn hiểu. Chỉ có những người bã đậu , ít VH mới viết dài loằng ngoằng , chuyện nọ đọ chuyện kia , lên mặt dạy dỗ người khác...như kiểu ông TBT hay là ông Cong Son chẳng hạn.
Trả lờiXóaCái máu không thích làm , nhưng thích có để hưởng là nguyên nhân làm giảm cái uy tín , phải nâng cao uy quyền mới giũ vững được vị trí lãnh đạo .
Trả lờiXóaĐấu tranh giành quyền làm chủ Tài sản của nhân dân chẳng khác gì ăn cướp . Sau khi có sẵn của gom về thì mặc sức tiêu xài . Cái gì cũng Đảng quyết , Đảng chỉ thị , Đảng chỉ định , Đảng phân công . Nhà nước Quốc hội cũng từ Đảng mà có , nhờ Đảng mà trưởng thành , vì Đảng mà hối lộ tham nhũng . Cả bốn ông Hùng ,Dũng , Sang , Trọng , tất cả đều ra từ một lò , đúc từ một khuôn , học cùng một thầy , thì làm sao không giống nhau , không cùng nhau sống chết
Không ai daji gì mà tự hủy cái mình đang có , dầu đó là bả phù du , là ô nhục , cũng đành chịu .
Cũng không phải là không biết khi đã lên đến chức vụ lãnh đạo cả một đất nước , lên đến đây không thể là kẻ bất Tài . Chẳng qua , đã biết rồi thì dại gì mà nói . Ai nói sao cũng được , mình nói thì không được , im lặng vẫn là vàng .
Uy tín , uy quyền giờ đây sao bằng bạc tiền đầy túi . Sống chết mặc bây , của thầy thầy hưởng , ráng leo đến đỉnh rồi dại gì thầy buông .
103 NGỌN NẾN .ĐẠI TƯỚNG HUYỀN THOẠI SỐNG MÃI MÃI TRONG LÒNG DÂN CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM BÃO VỆ HÒA BÌNH THẾ GIỚI 2 THẾ KỸ . NGÀY NAY TRỞ VỀ QUÊ MẸ QUÃNG BÌNH YÊN NGHĨ NGÀN THU
Trả lờiXóaLịch sử thật công bằng. Được lòng dân, dân tôn làm thánh; mất lòng dân, dân ngoảnh mặt đi. Người có công với nước, có đức với dân như ông xưa nay đều sống mãi trong lòng dân chúng, lưu danh vạn thuở với non sông.
Trả lờiXóaNhững lời thương tiếc, ngợi ca ông ngập tràn không gian mạng. Và nhân dân vẫn đang trông đợi những minh quân, hiền triết như thế, để có thể cùng sức dân lèo lái con thuyền Việt Nam tiến vào thế giới phẳng, với các giá trị văn minh của nhân loại…Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đã nói những lời trên em chép lại và khẳng định uy tín vĩ đại của BÁC VĂN VỚI DÂN TỘC VIỆT TA