* Ts. NGUYỄN THÀNH SƠN
Chúng tôi đã từng chủ trì và/hoặc tham gia soạn thảo
và/hoặc thực hiện các thủ tục trình các cơ quan nhà nước
phê duyệt các Báo cáo đầu tư, PFS, FS, ĐTM, các Hồ sơ mời thầu v.v. của các dự
án nhiệt điện chạy than của TKV có tổng mức đầu tư mỗi dự án khoảng 120÷600 triệu
U$.
Qua nghiên cứu Báo cáo đầu tư của dự án Formosa
(2008) có tổng mức đầu tư giai đoạn đầu lên tới 7,897 tỷ U$, chúng tôi thấy tiến
độ chuẩn bị đầu tư (từ khảo sát tình hình đến cấp giấy phép) của dự án này
nhanh đến khó tin.
Đi sâu tìm hiểu, chúng tôi thấy cần nêu ra dưới đây những
bất cập có liên quan đến trình tự/thủ tục đầu tư cũng như chất lượng của dự án
Formosa để các cơ quan chức năng và/hoặc có thẩm quyền của VN tham khảo, góp phần
nhanh chóng điều tra kết luận về nguyên nhân của vụ cá chết ở ven bờ biển miền
Trung theo yêu cầu của Thủ tướng:
Tóm tắt dự án
Chủ đầu tư dự án liên hợp thép-cảng Sơn Dương Hà Tĩnh
(gọi tắt là Formosa) gồm 6 công ty: Công ty cổ phần hữu hạn nhựa công nghiệp
Đài Loan, Công ty cổ phần hữu hạn nhựa công nghiệp Nam Á, Công ty cổ phần hữu hạn
sợi hóa học Đài Loan, Công ty cổ phần hữu hạn dầu khí Formosa, Công ty cổ phần
hữu hạn công nghiệp nặng Formosa, và Công ty trách nhiện hữu hạn Sunsco Holding
Ltd.
Dự án Formosa Hà Tĩnh được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (gồm 2 bước): Bước
1-1, đầu tư liên hợp luyện gang thép và cảng công suất 7,5 triệu tấn/năm; Bước
1-2, sẽ nâng công suất lên đạt và 15 tr.t/năm; Tổng mức đầu tư bước 1-1 (gồm tổ
hợp gang-thép và cảng biển Sơn Dương) khoảng 7,897 tỷ đô la.
- Giai đoạn 2: xây dựng tổ hợp
nhà máy lọc dầu công suất 15 tr.tấn dầu thô/năm và 1,2 tr.tấn ethylene/năm;
- Giai đoạn 3: Xây dựng cảng
Sơn Dương thành cảng tổng hợp phục vụ trung chuyển hàng hóa trong khu vực (gồm
cả bắc Thái Lan và nam Lào).
Địa điểm triển khai: Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Tổng
diện tích chiếm đất chỉ riêng giai đoạn 1 là 44.476.751 m2 (4.448
ha), bao gồm toàn bộ cảng biển sâu nhất khu vực miền Trung là Sơn Dương.
Như vậy, có thể thấy, Formosa là một “siêu dự án” được
triển khai trên một địa bàn chiến lược về kinh tế và quốc phòng của VN.
Thủ tục đầu tư
đã được tiến hành theo kiểu đối phó
Nếu tính cả 3 giai đoạn, Formosa là một dự án rất lớn, có tổng
mức đầu tư hàng chục tỷ đô la. Nhưng thời gian nghiên cứu, khảo sát, làm thủ tục,
xin giấy phép rất ngắn. Điều này cho phép nghi ngờ chất lượng của dự án “chục tỷ
đô” này. Cụ thể như sau:
Theo báo cáo của Formosa, năm 2007, “sau nửa năm nghiên cứu khỏa sát điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam”, Formosa đã “Mời lãnh đạo tỉnh Hà Tính, đại diện văn
phòng chính phủ Việt Nam, đại diện bộ công thương và bộ kế hoạch đầu tư Việt
nam đến Đài Loan thăm và khảo sát, tìm hiểu các vấn đề…” “Báo cáo với thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng về kế
hoạch đầu tư của tập đoàn và xin ý kiến của thủ tướng; Báo cáo với thủ tướng
Hoàng Trung Hải về kế hoạch đầu tư của tập đoàn và xin ý kiến của thủ tướng;
Báo cáo với chánh văn phòng quốc hộ Trần Đình Đàm về kế hoạch đầu tư của tập
đoàn và xin ý kiến của ngài chánh văn phòng” (hết trích dẫn nguyên văn, kể
cả sai ngữ pháp).
Sau đó, ngày 09/11/2007, Chủ tịch Công ty Sunsco
Holding Ltd. (có trụ sở tại quần đảo Cayman, vùng Caribe- nằm giữa Cu Ba và
Jamaica, là thiên đường của các công ty để rửa tiền và chốn thuế) và chủ tịch tổng
công ty Formosa công nghiệp nặng có trụ sở ở Đài Bắc đã gửi “Thư quan tâm đầu
tư” (thực ra chỉ là một mảnh giấy tiếng Anh, không có tên người ký, không có địa
chỉ phát hành, không dấu, không logo v.v.) gửi UBND Hà Tĩnh bầy tỏ kế hoạch đầu
tư vào Khu kinh tế Vũng Áng tổ hợp nhà máy luyện thép với tổng công suất 15 triệu
tấn/năm; đồng thời bầy tỏ “hy vọng được
trao đổi với các sở/ban ngành có liên quan của Hà Tĩnh về kế hoạch đầu tư, và
được tổ chức gặp để báo cáo thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để kế hoạch nhận được giấy
phép của chính phủ trung ương sớm nhất có thể”.
Sau khoảng 1 tháng, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ
Kim Cự ký văn bản số 3182/UBND-CN2 ngày 12/12/2007 v/v đầu tư vào Hà
Tĩnh của Tập đoàn Formosa .
Văn bản này đã “đề nghị Tập đòan tiến
hành khảo sát, lập hồ sơ các dự án báo cáo Chính phủ VN, các Bộ ngành Trung
ương có liên quan và UBND tỉnh Hà Tĩnh để kịp thời hoàn chỉnh thủ tục đầu tư
theo qui định hiện hành”. Đây thực chất là một văn bản vô trách nhiệm (bỏ
qua các thủ tục tìm hiểu/đánh giá về năng lực của chủ đầu tư) và trái thẩm quyền
(góp phần làm phá vỡ các qui hoạch lớn về kinh tế của Chỉnh phủ, gồm các qui hoạch
về thép, điện, cảng biển v.v).
Sau đó 12 ngày,
Tập đoàn Formosa đã thực hiện xong ý kiến chỉ đạo tại văn bản nói trên của Phó
chủ tịch Hà Tĩnh Võ Kim Cự, xây dựng xong báo cáo đầu tư về hai dự án khu liên
hợp luyện thép (15 tr.t/năm) và cảng tổng hợp Sơn Dương (200.000 DTW) để trực
tiếp báo cáo phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vào ngày 24/12/2007.
Sau đó 3 ngày, ngày 27/12/2007, Tổng giám đốc Tổng
công ty Formosa công nghiệp
nặng Ngô Quốc Hùng đã có thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong đó khẳng định:
“Chúng tôi đã xây dựng Báo cáo đầu tư về
hai dự án trên để trình Chính phủ Việt Nam . Theo đó thời gian hoàn thành
lò cao thứ 1 của giai đoạn 1 được rút ngắn từ 48 tháng xuống còn 36 tháng. Nay
chúng tôi xin gửi tới ngài báo cáo đó, rất mong được Ngài và các cơ quan hữu
quan của Chính Phủ Việt Nam sớm chấp thuận.” và hứa: “Ngay sau khi nhận được sự chấp thuận của chính phủ Việt nam, chúng
tôi sẽ triển khai việc lập báo cáo tiền khả thi và tháng 3/2008 sẽ trình lên
các cơ quan hữu trách của Việt Nam.” (hết trích dẫn).
Qua sự việc trên cho thấy, Báo cáo đầu tư của dự án
qui mô hàng chục tỷ đô la chỉ được thực hiện vỏn vẹn trong vòng 12 ngày, đã được
trình lên tới Chính Phủ VN.
Ngày 15/01/2008,
Tổng giám đốc Tổng công ty Formosa công nghiệp nặng Ngô Quốc Hùng, từ Đài Bắc
đã gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “Thư bảo
đảm xin đầu tư xây dựng dự án cảng Sơn Dương và khu liên hợp gang thép tại Hà
Tính”.
Mặc dù thư này được gửi cho Thủ tướng, nhưng ngay ngày
hôm sau, từ Hà Tĩnh, phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự đã ký công văn số
102/UBND/CN2 ngày 16/01/2008
về việc đầu tư vào Hà Tĩnh của Tập đoàn Formosa (Đài Loan). Công văn này đã khẳng
định: “Sau khi xem xét văn thư ngày 15/01/2008
của Tập đoàn Formosa
(Đài Loan) về việc cam kết đầu tư Dự án cảng Sơn Dương và Dự án nhà máy luyện
thép công suất 15 triệu tấn/năm… UBND tỉnh Hà Tĩnh xin báo cáo và đề nghị như
sau: … Formosa là Tập đoàn có các nguồn lực và kinh nghiệm đầu tư các dự án lớn,
đặc biệt là dự án cảng biển và luyện thép… Kính đề nghị Thủ tướng Chính Phủ và
các Bộ, ngành liên quan cho phép Tập đoàn lập dự án trình cấp có thẩm quyền xem
xét, quyết định cho thực hiện dự án nói trên”.
Như vậy, bằng công văn 102/UBND/CN2 ngày
16/01/2008 nói trên phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã cố tình hợp thực hóa công
văn số 3182/UBND-CN2 ngày 12/12/2007. Văn bản trên còn cho thấy rõ
hành động vô trách nhiệm của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Trong khi Formosa là đối tác được
thế giới bêu danh hàng đầu trong lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường, thì, chỉ
trong vòng 24h, sau khi Formosa “cam kết đầu tư” với Thủ tướng, UBND tỉnh Hà Tĩnh
đã khẳng với Thủ tướng: “Formosa là Tập
đoàn có các nguồn lực và kinh nghiệm đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là dự án cảng
biển và luyện thép”!!!.
Những ưu đãi
không có cơ sở
Mặc dù Formosa
chưa trình dự án, ngày 28/02/2008, Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng- Hà Tĩnh đã
lập “Biên bản ghi nhớ về điều kiện ưu đãi
đầu tư cho dự án nhà máy thép và cảng Sơn Dương”. Biên bản này đã nêu cụ thể
14 mục ưu đãi đối với Formosa .
Trong đó, có những mục như “Thời gian
thuê đất 70 năm, kể từ khi hợp đồng thuê đất có hiệu lực”. Đây là hành động
“cầm đèn chạy trước ô tô” của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Vì, sau đó 4 ngày, Phó Thủ tướng
Hoàng Trung Hải mới ký văn bản số 323/TTg-QHQT ngày 04/3/2008 “về việc đầu tư
xây dựng Nhà máy luyện thép và cảng nước sâu tại Hà Tĩnh”, trong đó có nội
dung: “UBND tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp
với các Bộ ngành có liên quan chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng hướng dẫn
nhà đầu tư lập dự án đầu tư và hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, tổ chức thẩm
định Dự án và hồ sơ theo quy định hiện hành của Luật đầu tư, trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định”.
Sau khi có ý kiến chỉ đạo trên, thay vì phải “hướng dẫn nhà đầu tư lập dự án đầu tư”
theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, ngày 25/3/2008, cũng chính Ban quản lý
Khu kinh tế Vũng Áng, đã ký “Biên bản ghi
nhớ bổ sung, sửa đổi về điều kiện ưu đãi đầu tư cho dự án nhà máy thép và cảng
Sơn Dương”. Trong đó, mục “Thời gian
thuê đất 70 năm, kể từ khi hợp đồng thuê đất có hiệu lực” đã được sửa đổi
thành: “Thời gian thuê đất 70 năm, kể từ
khi hợp đồng thuê đất có hiệu lực. Trước khi hết hạn thuê đất 2 năm nếu có nhu cầu,
nhà đầu tư (FORMOSA) phải trình UBND tỉnh Hà Tĩnh đơn xin thuê đất cho thời
gian tiếp theo và trong vòng 03 tháng (kế từ ngày nhận được đơn xin thuê đất),
UBND tỉnh Hà Tĩnh có trách nhiệm trả lời nhà đầu tư. Khi đó, FORMOSA là nhà đầu tư được ưu tiên để tiếp tục
thuê đất nhưng chính sách thuê đất được áp dụng theo quy định của luật Việt Nam tại
thời điểm hiện hành”.
Qua sự việc trên cho thấy, trong khi chủ đầu tư chưa
trình Dự án, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ký biên bản thỏa mãn tất cả các yêu cầu của
chủ đầu tư. Đặc biệt, việc giao đất 70 năm được bổ xung các điều kiện được chấp
nhận kéo gần như vô thời hạn.
Mặc
dù Báo cáo đầu tư của Formosa chưa được lập và chưa được các cơ quan hữu quan
phê duyệt, ngày 09/4/2008, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự đã ký văn bản
số 858/UBND-CN2 về việc xác nhận ưu đãi đầu tư cho Tập đoàn Formosa. Văn bản
này đã đưa ra 5 ưu đãi về thuế, 3 ưu đãi về đất, 2 ưu đãi về bồi thường, giải
phóng mặt bằng, 4 hỗ trợ về hạ tầng kỹ thuật, 2 hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực,
và 1 hỗ trợ về chi phí quảng cáo. Riêng về ưu đãi thuê đất, văn bản đã khẳng định
“Thời gian cho thuê đất là 70 năm. Khi hết
hạn thuê đất, nếu có nhu cầu, Formosa
sẽ được ưu tiên tiếp tục thuê đất; chính sách thuê đất được áp dụng theo quy định
của pháp luật Việt Nam
tại thời điểm đó”.
Nhờ có những ưu đãi “từ trên trời rơi xuống”, ngày
11/4/2008, hai ngân hàng Hongkong and Shanghai Banking Corporation Ltd. (HSBC)
và Mega International Commercial Bank Co., Ltd đã có “Thư quan tâm” gửi cho
Formosa. Trong đó, HSBC đã lưu ý nếu chính sách của chính phủ thay đổi thì Thư
quan tâm này sẽ cần được HSBC khẳng định lại!
Những rủi ro về
môi trường chưa được xem xét
Dự án Formosa
có nhà máy luyện gang thép với công nghệ lạc hậu, nên phải dùng than mỡ để luyện
coke cho lò cao. Nhu cầu than mỡ hàng năm phải nhập khẩu là 3,623 triệu tấn để
luyện ra 2,52 triệu tấn coke (xem tr.24, Thuyết minh tổng hợp). Ngoài ra, hàng
năm Formosa phải sử dụng khoảng 0,642 triệu tấn dolomit; 1,442 triệu tấn đá
vôi, và 1,296 triệu tấn than cám.
Quy trình luyện coke thải ra rất nhiều độc tố vì than
mỡ dùng để luyện coke thường có chứa các chất rất độc hại và nguy hiểm, như:
sulphure (≈ 0,3%) chlorine (≈0,03%), phosphorous (≈0,001%); và arsenic (≈0,004%).
Như vậy, Chỉ riêng 3 loại chất cực độc (là chlorine,
phosphorous, và arsenic) chứa trong than mỡ đã khoảng 0,035%. Với lượng tiêu
dùng 3,623 triệu tấn/năm, chỉ riêng khâu luyện coke sẽ thải ra môi trường dưới
mọi hình thức ít nhất 1.268 tấn/năm chất cực độc nói trên.
Đáng lưu ý, những loại than dùng để luyện coke được Formosa đã nhập
về VN đều là những loại than rẻ tiền. Thay vì nhập khẩu than mỡ, Formosa đã nhập
khẩu than bitum vào VN để luyện coke. Cụ thể, năm 2014, Formosa đã nhập khẩu
960.466 tấn than bitum từ Indonesia với giá bình quân gần 84 U$/tấn và năm
2015, Formosa đã nhập khẩu 87.923 tấn than bitum từ Canada để luyện coke với
giá bình quân 82 U$/tấn. Các thành phần độc tố nói trên trong các loại than
bitum rẻ tiền này chắc chắn còn cao hơn nhiều so với trong than mỡ đắt tiền
(khoảng 200 U$/tấn).
Nhà máy luyện coke của Formosa theo thiết kế có công suất
2,86 triệu tấn/năm. Như vậy, cũng theo thiết kế, lượng khí lò coke (COG) hàng
năm lên tới 1,4 tỷ Nm3 (trong điều kiện bình thường) và thải ra khoảng
1,1 triệu tấn xỉ/năm. Ngoài than luyện coke, nhà máy này còn phải sử dụng 1.906
tấn dầu rửa/năm.
Điều đáng lo ngại là trong Báo cáo đầu tư, Formosa
đã cố tình không đưa ra các đặc tính kỹ thuật cũng như các thành phần hóa học của
các loại nguyên liệu đầu vào được đưa vào sử dụng trong dự án (trong đó có các
thành phần độc tố trong than luyện coke và dầu rửa).
Vấn đề bảo vệ
môi trường không được đề cập trong Báo cáo đầu tư
Như trên đã nêu, ngày 25/3/2008, phó Thủ tướng Hoàng
Trung Hải mới ký văn bản “Đồng ý chủ
trương Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa- Đài Loan lập Dự án đầu tư Nhà máy
liên hợp thép tại Khu kinh tế Vũng Áng và Cảng nước sâu Sơn Dương tỉnh Hà Tĩnh
như đề nghị của UBND tỉnh Hà Tĩnh tại văn bản nêu trên” (số 102/UBND-CN2
ngày 16/01/2008).
Nhưng ngay trong năm 2008 (không rõ tháng), Công ty TNHH
Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã trình “Báo cáo dự án đầu tư khu liên hợp
gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh”. Báo cáo đầu tư gồm 2 phần: phần
I- Thuyết minh tổng hợp (tổng luận, 116 trang khổ A4) và phần phụ lục; phần II-
Giải trình kinh tế-kỹ thuật (gồm 5 chương, 281 trang khổ A4).
Đối với một dự án nhậy cảm với môi trường, có mức đầu
tư tới 7,897 tỷ U$, nội dung Báo cáo đầu tư này đã được lập hoàn toàn đối phó,
không theo các quy định hiện hành của Luật đầu tư. Trong đó, đặc biệt là phần
liên quan đến bảo vệ môi trường.
Trong Thuyết minh tổng hợp, Mục 9.9 “Bảo vệ môi trường”
(tr.87÷94) được thực hiện rất sơ sài và rất mơ hồ. Trong đó, mục 9.9.2 “Ứng dụng
các giải pháp không chế ô nhiềm” gồm: khống chế ô nhiễm không khí (2 trang); khống
chế ô nhiễm nước (1 trang); tận dụng chất thải rắn (>2 trang); khống chế tiếng
ồn (<1 trang).
Trong “Giải trình kinh tế-kỹ thuật”, mục 3.2 “Hệ thống
cung cấp nước và xử lý nước thải” cũng vỏn vẹn có 4 trang khổ A4 (tr.
3-37÷3-41, kể cả 2 trang hình vẽ). Trong đó, mục 3.2.2.3 “Hệ thống xử lý nước
thải” có tổng số chưa đầy 12 dòng (5 dòng về “dự kiến”, 4 dòng về “nước thải
sinh hóa” và 2 dòng về “nước thải công nghiệp”).
Với nội dung rất sơ sài của một Báo cáo đầu tư như
trên, nhưng, trong một thời gian ngắn kỷ lục, chủ đầu tư đã được cấp đất và triển
khai dự án. Điều này đặt ra câu hỏi về chất lượng của các hồ sơ dự án do chủ đầu
tư lập, trong đó có Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và chất lượng tổ
chức thẩm định dự án của phía VN trước khi cấp phép.
Việc quản lý môi
trường bị buông lỏng
Như chúng ta đã biết, Formosa là một dự án thuộc lĩnh vực
luyện kim (có gắn với cảng biển và sản xuất nhiệt điện tự dùng). Công nghệ của
nhà máy thuộc loại lạc hậu (phải sử dụng coke để luyện gang). Quy trình sản xuất
gang thuộc loại liên hoàn và liên tục. Khối lượng chất thải các loại (rắn, lỏng,
khí) rất lớn, có chứa nhiều chất độc hại, và được thải ra liên tục. Chỉ riêng
chất thải lỏng được phê duyệt thải ra môi trường tới hàng chục nghìn m3/ngày.
Thế nhưng, việc quan trắc, giám sát từ phía các cơ
quan của nhà nước lại chỉ thực hiện theo chu kỳ. Đặc biệt, việc xử lý các chất
cực độc phát sinh từ công nghệ luyện coke-gang-thép đã không được kiểm soát
khách quan và liên tục. Đây là một kẽ hở lớn mà chủ đầu tư có thể lợi dụng để
chỉ cần trong vòng vài phút có thể thải hết ra biển hàng tấn chất cực độc như
Chlorine, Phosphorous, Arsenic.
Để làm sáng tỏ vấn đề này, cơ quan chức năng cần công
bố toàn văn ĐTM và những tài liệu liên quan đến việc phê duyệt ĐTM của dự án.
Câu hỏi,
liệu hàng tấn chất cực độc nêu trên có dẫn đến cá chết hàng loạt hay không?
chúng tôi xin nhường lời cho các nhà khoa học hóa sinh./.
Hà Nội, ngày 01/5/2016
NTS /Chuyên gia tư vấn độc lập/(Tác giả gửi BVB)
-----------
Cảm ơn TS.Nguyễn Thành Sơn.
Trả lờiXóaThế là đã rõ vai trò nhanh, nhạy và hết mình lo cho FORMOSA của ông Võ Kim Cự (Chủ tịch Hà Tĩnh) và Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải rồi.
Cá chết hôm nay và ngày mai là dân chúng ta chết.
Ông Võ Kim Cự và Hoàng Trung Hải sẽ không quan tâm đâu.
VŨNG ÁNG đã trở thành TÔ GIỚI của TÀU rồi và đã NGHIÊM CẤM NGƯỜI VIỆT VÃNG LAI. hu hu.
XóaMời vào xem HÌNH ẢNH
http://www.haingoaiphiemdam.com/Images/News/Noi-nhuc-Vung-Ang-Ha-Thuong-Thu635978232570777622.jpg
NGHIÊM CẤM NGƯỜI VIỆT VÃNG LAI, THIẾU ĐIỀU CẤM CHÓ nữa là xong đời người VỊT NEM
Xóahu hu
Dân VỊT NÊM giỏi ù ù, cạc cạc và MAU QUÊN
XóaCam on ong NTS. Xin cung cap them thong tin : ngoai FORMOSA Ha Tinh con co cac nha may nhiet dien Vinh Tan o Binh Thuan va nhiet dien Duyen Hai o Tra Vinh cung co cac ong xa thai khong lo duong kinh 2m cung chon ngam ra bien. Day se la nhung nguon xa thai khong the kiem soat. Neu lien ket chung lai voi nhau thi se thay ro la mot chien luoc pha huy moi truong bien. Khi ca chet hoac khong con ca ,ngu dan se khong ra bien, se khong con ai de bao ve bien nua!
XóaTôi tán thành ý kiến này của An An.ngoài hai ông Võ Kim Cự, Hoàng Trung Hải , chắc còn nhiều ông nữa hết mình vì Formosa...cho nên họ mới có thể hành xử như thế.Rất mong bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn được nhiều người đọc, nhất là người dân Hà Tĩnh đang chịu hậu quả của vai trò nhanh, nhạy và hết mình lo cho Formosa của các ông ấy.
XóaTại sao cơ quan kiểm tra xả thải và bảo vệ môi trường ở Hà Tĩnh lại ký một hợp đồng với trung tâm đo đạc của Formosa để cho trung tâm ấy cung cấp số liệu về nước thải. Dĩ nhiên trung tâm đó luôn luôn nói nước thải của nó là luôn luôn tốt.
Trả lờiXóaNhư vậy, chúng ta đã hoàn toàn không thực hiện việc giám sát. Điều này tương đương như thành ngữ Việt Nam ‘gửi trứng cho ác’. Đấy là lý do các cơ quan ở Hà Tĩnh không trả lời được là Formosa đã nhập mấy chục tấn hóa chất về để súc rửa đường ống, nó thải ra biển bao giờ, thải ra bao nhiêu và không đo đạc được.
Ai đã cho phép Formosa làm như thế, tại sao lại có sự dung túng Formosa để lộng hành đến như vậy. Riêng chỉ một việc là đường ống xả thai thôi đã có sự bao che và bị lộ: Khi ông Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã có xác nhận là đường ống xả thải được một Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường đã cho phép. Nhưng sau đó ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà đến và nói đường ống đó là trái pháp luật Việt Nam. Như vậy đã có một ông Thứ trưởng cho phép lắp đặt đường ống ấy xả thải ra biển trái với pháp luật Việt Nam.
Trả lờiXóaBộ trưởng Bộ TNMT ông Trần Hồng Hà có nói rằng là trong luật của Việt Nam, tất cả các chất thải ra môi trường, thải ra biển, thì phải buộc để trên mặt đất để người ta có thể kiểm tra bằng mắt và kiểm tra thường xuyên, và chỉ dám kiến nghị với Formosa là phải đưa lên trên mặt đất.
Trả lờiXóaBây giờ mới công khai, chứ còn trước đây khi Formosa xây dựng đường ống nước thải này, thì hoàn toàn không biết vì đây là công trình 100% vốn nước ngoài. Và việc duyệt, Hội đồng duyệt của địa phương như thế nào, đánh giá tác động môi trường như thế nào mà cho phép xây dựng như vậy, thì tất cả các cơ quan quản lý và về mặt khoa học như chúng tôi là những người làm trong nghề, cũng không hề biết luận chứng đó người ta đã duyệt như thế nào, cho phép xây dựng ngầm dưới đất nó lại trái với luật của Việt Nam, bây giờ chúng ta mới biết được.
Chúng nó (bọn quan lại Hà tĩnh và Formosa) đi đêm với nhau hòng qua mặt nhà nước nhưng bây giờ thì bị lộ rồi, điều chú ý là TTg Phúc không dám kỷ luật và truy tố ngay những người ký sai đó.
Formosa hoàn toàn không có kinh nghiệm làm công nghiệp luyện thép, nhưng 3X vẫn cứ mời:
Trả lờiXóaCông ty Formosa này ở Đài Loan có kinh nghiệm gì không về đúc - luyện kim..., nghe nói ở đây là một tập đoàn Plastic (nhựa) Formosa, thế thì họ có kinh nghiệm gì không để được mời vào Việt Nam và đội ngũ kỹ thuật, công nhân của họ là người Đài Loan hay người nước khác? Khi họ được chấp nhận làm nhà máy luyện kim ở Việt Nam, thì Chủ tịch tập đoàn Formosa có nói với Việt Nam rằng là họ hoàn toàn không có kinh nghiệm gì về sản xuất thép. Cũng như trước đây họ làm plastic, những chất thuộc về sản phẩm hóa dầu, thì họ cũng không có kinh nghiệm, nhưng vì họ có tiền họ có thể thuê chuyên gia về thép của nước ngoài để làm ở Việt Nam, cũng như họ làm những chất plastic ở nước họ.
NGUY HIỂM QUÁ! ĐÚNG LÀ 3X THẤY TIỀN HỐI LỘ LÀ MỜ MẮT KÝ LIỀU THẬT.
X là thằng phá gia chi tử! Đến mức đồng phạm của nó cũng thấy lố, phải đá đít nó!
XóaCon cháu của X sẽ là "Hậu Duệ Mặt Mo!". Dòng họ nó sau này vĩnh viễn tàn mạt, hàng nghìn năm!
Trong việc kiểm soát đối với việc xả thải, tôi nghĩ rằng hiện nay, qua thông tin mà các Bộ đang làm, thì mới thấy là chúng ta hoàn toàn bị động, bởi vì họ lấy mẫu, rồi rất lâu chúng ta mới phân tích, mà mỗi một tháng một lần, hoặc là một vài lần, thì không thể nào mà biết được, bởi vì chuyện xả thải nó là thường xuyên, liên tục, 24/24 giờ, đấy là chưa kể những đợt xúc rửa của họ như họ nói, thì lúc ấy người ta phải dùng hóa chất rất nhiều, và trong đó những hóa chất gì, tác hại như thế nào với các sinh vật biển, thì nếu chúng ta không kiểm soát được, chỉ cần một ngày, hoặc vài tiếng mà họ thải ra, đã đủ chết cá ở vùng rộng lớn biển của chúng ta (Việt Nam) rồi.
Trả lờiXóaCho đến nay, chính quyền Việt Nam chỉ xác định thảm họa cá chết trắng biển là do nước biển nhiễm độc nhưng không xác định nước biển nhiễm loại độc tố nào và độc tố từ đâu mà ra.
Trả lờiXóaÐáng lưu ý là dù các viên chức chính quyền từ trung ương đến địa phương thi nhau tắm biển, ăn cá để trấn an dân chúng thì hôm 1 tháng 5, thủ tướng Việt Nam chỉ dám khẳng định: “Hải sản đánh bắt cách bờ từ 20 đến 30 hải lý đã an toàn.” Ông ta không nói gì đến tình trạng vùng biển gần bờ.
Ðề nghị của một số chuyên gia, xét nghiệm các mẫu cá chết để tìm độc chất, lấy mẫu nước trong lòng đường ống dẫn chất thải của Formosa tống ra biển để đối chiếu vì dễ làm vẫn không được chính quyền Việt Nam thực hiện. Các cơ quan hữu trách chỉ lấy mẫu nước ở những nơi từng có cá chết để xét nghiệm. Ai cũng biết nước biên chuyển động liên tục thành ra khó có thể tìm câu trả lời thật sự thỏa đáng.
Ngoài việc chỉ “liên tục quan trắc chất lượng nước biển” và “kiên quyết” không xét nghiệm cá chết để xác định độc tố nào gây ra thảm họa còn có nhiều dấu hiệu khác cho thấy, chính quyền Việt Nam vẫn chỉ tiếp tục “hớt phần ngọn, bỏ phần gốc.”
Chẳng hạn sau khi ngư dân phát giác một “đường ống khổng lồ” dài khoảng 1.5 cây số, đường kính khoảng 1.1 mét, dẫn nước thải từ Formosa Hà Tĩnh thuộc khu kinh tế Vũng Áng ra biển, một thứ trưởng của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam tuyên bố, Bộ này không hề bất ngờ về sự hiện diện của “đường ống khổng lồ” vì chính họ cấp giấy phép cho Formosa Hà Tĩnh.
Ðến khi công chúng sôi lên vì giận, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường của Việt Nam tuyên bố, không cho phép Formasa đặt ống dẫn nước thải ở đáy biển. Ông Hà yêu cầu Formosa phải nâng ống dẫn nước thải lên khỏi mặt nước và Formosa đến nay vẫn không làm mà ông Hà không làm gì được!!!
CÁ VẪN TIẾP TỤC CHẾT:
XóaSau những chỉ đạo được cho là “kịp thời” nhưng hơi muộn của Thủ tướng: “phải điều tra làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt, không bao che người vi phạm”, bất chấp báo chí chính thống sau lệnh miệng của Ban tuyên giáo đã đồng loạt “bắt cá ngưng chết” theo đúng quy trình, sáng ngày 3/5/2016, cá chết vẫn tiếp tục ào ạt trôi vào bờ.
Viết trên Fb. của mình, bạn Nguyễn Thị Diệu Anh cho biết, không như những gì truyền thông đưa tin, tại vũng biển Hải Dương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, cá vẫn chết ồ ạt ngoài biển, trong rào và tại những hộ nuôi cá lồng. “Các bạn hãy sáng suốt, nên tin vào con mắt và nhận thức của riêng mình” – Diệu Anh chia sẻ.
Phóng viên Tạ Vĩnh Yên, trên Báo Giao Thông sáng 3/5 – bài báo này đã bị gỡ bỏ sau khi xuất bản không bao lâu – thuật lại lời các ngư dân xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cho biết cả tuần nay hầu như không có con cá, con mực nào dính bẫy. Điều đáng quan ngại là hiện tượng biển vẫn bốc mùi thối nồng nặc, khiến ngư dân không dám ra biển dù chỉ là để hóng mát.
Ngư dân Nguyễn Tất Bảo – vẫn trên Báo Giao Thông, cho biết: “Mùi thối đã đành nhưng nước còn gây ngứa. Sáng hôm qua (ngày 2/5), tôi cùng hai ngư dân khác xuống lặn biển. Khi về nhà thì cả người bị nổi hạt ngứa. Càng gãi càng nổi hạt và ngứa nhiều hơn. Nhất là ở vùng cổ, cánh tay. Tôi từ trước tới nay đều chưa bao giờ đi lặn biển mà bị như thế này cả”.
Theo tờ báo này, những ngày qua, hiện tượng “cá say, bị dại” như thể bị nhiễm độc dạt vào các bãi biển Quảng Trị rất nhiều. Đa phần là cá ở tầng nước sâu như cá đuối, cá linh. Điều đáng nói là người dân ở đây tiếp tục mang các loại cá có biểu hiện nhiễm độc bán cho các thương lái mang đi các nơi tiêu thụ.
Bài viết này đã bị xóa sau khi xuất bản vài tiếng đồng hồ
Bài viết này đã bị xóa sau khi xuất bản vài tiếng đồng hồ
Hiện tượng “cá say, bị dại” “lờ đờ” không chỉ xảy ra ở Quảng Trị, mà còn xuất hiện ở Thừa Thiên Huế với tần suất không nhỏ. Tại phía bờ Bắc cửa Thuận An thuộc thôn 2, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên – Huế) “tình trạng nhiều loài cá biển trong trạng thái lờ đờ, ào ạt dạt vào bờ và Phá Tam Giang cũng xuất hiện khá nhiều vào cùng thời điểm. Hiện tượng cá vẩu, cá chẽm nuôi cạnh cửa Thuận An của người dân Hải Dương cũng bắt đầu chết” – theo Báo Người Lao Động.
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:yMu_fGGQokQJ:www.baogiaothong.vn/ngu-dan-vinh-thai-quang-tri-bien-van-boc-mui-thoi-d148464.html+&cd=1&hl=en&ct=clnk
XóaPhải lôi tất cả ra thôi , dù là Hùng hói , Hải tàu , Mạnh ngựa , 3 X ... Dân phẫn uất lắm rồi
Trả lờiXóaNói trắng phớ ra, Formosa là 1 vụ bán nước của chúng nó!
Trả lờiXóaPhải yêu cầu Nhà máy Formosa và cả những nhà máy khác có hệ thống xã thải ra sông, ra biển phải có công nghệ xử nước thải theo tiêu chuẩn quốc tế - Các nước tiên tiến G7, Vì việc lợi dụng nước sông, nước biển để dung hòa nồng độ độc hại của chất thải là vô cùng nguy hiểm, đó là tội lợi dụng môi trường để xâm hại môi trường, dùng môi trường làm dung môi hòa tan chất độc hại là một trong những tội cần trừng trị. Mọi chất độc hại phải được xử lý qua hệ thống bể, hồ chứa trung gian đủ điều kiện để nước thải ra sông ra biển là hoàn toàn vô hại.dược. Hệ Tiêu chuẩn áp dụng phải là tiêu chuẩn khoa học nhất, tiên tiến nhất vì nước sông, nước biển là môi trường chung của nhân loại , cả thế giới đều thụ hưởng môi trường biển nên không thể giới hạn trong địa phận một nước, một khu vực nào, không thể áp dụng tiêu chuẩn của VN khi xét duyệt, cấp phép.
Trả lờiXóaCám ơn Tiến Sĩ Nguyễn Thành Sơn.
Trả lờiXóaTrong cái rũi có cái may. Cái may ở đây là 99% dân không còn ai tin chế độ CS này nữa.Hai năm rõ mười chúng nó là bọn bán nước. Bán từng phần trước khi bán trọn bộ.
Qua bài viết này Thấy rõ bản mặt những tên vì USD bán phần lãnh thổ quan trọng nhất cho giăc làm hại muôn đời con cháu Đất Việt . hãy lôi cổ những tên sau : nguyễn p trọng , hùng hói hoang t hải ,nuyễn tấn dũng, võ k cự bắt chúng ÓI USD ra cùng tội ác để toàn Dân phán xét : cẩu đầu trảm hay Tùng Xẻo ..???
Trả lờiXóaTừ trước tới nay,những người lãnh đạo có những quyết định sai,đều khong chịu nhận sai,hoặc có nhận cũng chỉ hời hợt,người nghe thấy rất lố bịch,kệch cỡm/VD:ông Nguyễn Tấn Dũng trong vụ VINASHIN nhận sai và xin chịu ,,,trách nhiệm-nhưng khi có đại biểu QHhỏi ông "trước phản ứng của Nhân Dân,ông ta có từ chức không,thì ông ta trả lời"Ông ta làm TT do Đảng cử "....Ông Nguyễn Sinh Hùng thì "Nhà Nước sai là do QH sai,mà QHdo dân bầu ra,nên chính là dân sai,dân phải chịu"(Thế ĐẠI BIỂU QH CÓ DO CHÍNH DÂN TỰ NGUYỆN,THẬT LÒNG BẦU RA KHÔNG? Những dự án BAUXIT Tây Nguyên,Nhà máy Điện hạt nhân,Đường sắt cao tốc ,,,ai ép QH VỚI LÝ DO "CHỦ TRƯƠNG LỚN CỦA đẢNG?
Trả lờiXóaNay vụ FORMOSA giả dụ chưa xác định hoàn tàn nguyên nhân nó làm cá chết,nhưng nếu đọc bài viết của THÀNH NAM(Cái ung bướu không thể gq" hoăc bài"những con số biết nòi" dăng trên" BAUITE"thì ta thấy rùng mình,phát hoảng.Tôi nghĩ nên có một phong trào yêu cầu Mặt Trận Tổ Quốc VN{VẪN TỰ NHẬN LÀ ĐẠI DIỆN CHO NHÂN DÂN VN đứng ra khởi kiện những ai môi giới,làm chân gỗ ,phê duyệt cho nó vào VN VÌ VIỆC LÀM VÔ TRÁCH NHIỆN,HẠI NƯỚC,HẠI DÂN này!
Trương Minh Tịnh 21:40 nói chính xác !
Trả lờiXóaNếu không cương quyết, dân Việt chuẩn bị hứng chịu thảm họa các nhà máy điện nguyên tử xây ở Ninh Thuận! Chúng được xây bởi bọn Nga, tác giả của thảm họa Chernobyl!
Trả lờiXóaĐó là cái kết thúc của chế độ tham tàn, do Trời ban cho chúng!
TS Nguyễn Thanh Sơn cung cấp tư liệu và phân tích rất rõ ràng, những cá nhân và tổ chức liên quan khó có thể chối cãi trách nhiệm gây nên thảm họa môi trường này. Rất cảm ơn.
Trả lờiXóaXin góp ý nhỏ, TS Sơn nói rằng "luyện gang thép với công nghệ lạc hậu, nên phải dùng than mỡ để luyện coke cho lò cao" e không được chuẩn về mặt khoa học kỹ thuật lắm, nên sửa lại kẻo làm giảm tính thuyết phục của các phân tích trong bài viết. Khoa học kỹ thuật là trung lập hoàn toàn mà!
Cá sẽ tiếp tục chết cho đến khi "sạch" cá. Lúc đó con người sẽ kế tục sự nghiệp chết của cá.
Trả lờiXóa