Người
dân
|
* NGUYỄN AN
DÂN
Nhân đọc bài viết của ông Lê Nguyên Hồng trên diễn đàn
BBC “Các tổ chức dân sự Việt Nam : “tốt hay xấu”, cũng như nhìn lại tiến
trình vận động dân chủ ở Việt Nam , tôi cũng xin có đôi dòng ý kiến tham
gia trình bày.
Trước nhất, cần phải nhìn nhận một vấn đề là Xã hội
Dân sự và Dân chủ Pháp trị là một nhu cầu chính đáng xuất phát từ thực tiễn
phát triển của dân tộc và đất nước. Đảng Cộng Sản đang cầm quyền, dù muốn cũng
không thể đàn áp mãi được, cho dù họ có xây thêm nhà tù và song song là từ chối
nhận vốn vay-viện trợ-hợp tác kinh tế “kèm điều kiện nhân quyền” của tư bản
phương Tây.
Lúc này, sự bàn thảo góp ý để tiến trình dân chủ sắp
đến đi đúng hướng là cần thiết. Lưu ý về đảng cầm quyền dùng các bài bản an
ninh trấn áp như ông Lê Nguyên Hồng nêu ra là cần thiết cho các hội đoàn dân sự
độc lập. Nhưng kèm theo là tự củng cố nội lực của phe dân chủ để mình mạnh lên
cũng cần lưu tâm. Khi một tổ chức dân sự ra đời, nó có hoạt động và vận hành
đúng như một tổ chức dân sự, dân chủ tiêu biểu hay không là cái cần lưu ý. Cái
vỏ mang tên dân sự và dân chủ nhưng trong ruột vẫn “tập trung dân chủ” như đảng
cầm quyền đang áp dụng thì nó chẳng có lợi ích gì cho tiến trình dân chủ nói
chung và xã hội dân sự nói riêng.
Dân chủ tập
trung và tập trung dân chủ
Theo tôi, “dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản” theo
đảng cầm quyền đang áp dụng là như sau
1/ Đảng viên được góp ý, nhưng quyết định do Trung
ương đảng (hoặc Bộ Chính Trị, cũng có khi là quyết định cá nhân của vị nào đó
trong Bộ Chính Trị)
2/ Đảng viên bỏ phiếu tín nhiệm đại diện hay lãnh đạo
(bí thư) nhưng danh sách ứng viên do Trung ương đưa xuống.
3/ Ngoài xã hội là “đảng cử dân bầu”. Toàn dân bỏ
phiếu nhưng không được tự ứng cử, đề cử, danh sách ứng viên phải do đảng cử, giao
cho Mặt trận thực thi, đưa xuống dân bầu. Nhân dân không được lập hội đoàn và
có tiếng nói riêng, tất cả phải do đảng hay bộ phận của đảng lập ra;
Đó là các biểu hiện tiêu biểu hình thái “tập trung dân
chủ”, nhưng hầu như chỉ có “tập trung” từ thể chế đảng trị ‘Trung ương tập
quyền’, không có dân chủ. “Tập trung dân chủ” của đảng cầm quyền áp dụng trong
nội bộ cũng như các hội đoàn do họ lập ra. Dần dần vì nhu cầu dân chủ trong
chính nội bộ, đảng tiến bộ hơn chút dù còn nửa vời. Đảng tiến từ “tập trung dân
chủ” sang “dân chủ tập trung”. Đó là trước đây mọi việc do trung ương quyết
định rồi đưa xuống các đảng bộ và đảng viên có ý kiến thêm vào và thực hiện.
Hiện nay toàn thể đảng viên có thể góp ý đưa lên trung ương, trung ương chọn
lọc, quyết định, xong đưa xuống để thông qua và thi hành. Đảng cộng sản áp đặt
toàn xã hội cũng thế, đều là “dân chủ tập trung”.
Những chuyện lùm xùm năm ngoái qua trong Hội Nhà Báo
Độc Lập, suy cho cùng chính là do họ đang thực hiện theo cách “dân chủ tập
trung” khi các quyết định do Ban Chủ Tịch đưa ra, các hội viên góp ý cũng không
được tiếp thu và chú trọng (Các góp ý theo tôi là đúng đắn-thiết thực của các
ông Hà Sỹ Phu, Mai Thái Lĩnh, Lê Ngọc Thanh…khi còn là hội viên). Tiêu biểu
nhất của hình thái “dân chủ tập trung” trong Hội này là về quyết định khai trừ
ông Ngô Nhật Đăng ra khỏi Hội, sau khi Ban Chấp Hành đưa ra bỏ phiếu toàn thể.
Với 18 hội viên ủng hộ giữ lại Ngô Nhật Đăng cùng 2 người ủng hộ giữ luôn tư
cách ủy viên quản trị-tổng cộng 20 người, 19 người ủng hộ khai trừ, 12 phiếu
không có ý kiến. Kết quả đó cho thấy các ý kiến đề nghị giữ ông Đăng là hội
viên là đa số, nhưng Ban Chủ Tịch vẫn quyết định khai trừ ông Đăng dù đó chỉ là
ý kiến của thiểu số. Như vậy về sau quần chúng có còn tin tưởng Hội Nhà Báo Độc
Lập sẽ dân chủ hơn Hội Nhà Báo do đảng lập ra ?
Trong tương lai không chỉ có Hội Nhà Báo Độc Lập mà sẽ
còn các đoàn thể hội nhóm dân sự-dân chủ khác ra đời. Cần chú ý để làm sao
tránh được tiền lệ này. Không thì nguy cơ một tổ chức dân sự bị quần chúng chối
bỏ là có thể, khi quần chúng nhận định “họ nói là đấu tranh dân chủ, nhưng bản
thân và tổ chức của họ hành xử không khác gì các tổ chức của đảng”. Hệ lụy tiếp
theo là thay vì cùng tham gia tranh đấu, quần chúng thờ ơ và chỉ trích y như
đang chỉ trích đảng cộng sản.
Dân chủ chủ
pháp trị và dân chủ tham gia
Năm 2013 đến nay, nhiều tổ chức dân sự đã ra đời ở
Việt Nam, tôi xin góp ý cho các tổ chức đó và các tổ chức sẽ ra đời một số ý
kiến, hầu qua đó họ có thể lớn mạnh và thu hút quần chúng hơn:
1/ Mỗi tổ chức cần có Quy chế sinh hoạt trong đó qui
định các phương thức sinh hoạt, các cơ cấu điều hành tổ chức; quyền hạn Ban Đại
Diện hay Ban Điều Hành hay Ban Phối Hợp (không nên gọi là Ban Chủ tịch), những
vấn đề gì cần lấy ý kiến toàn thể thành viên những vấn đề gì Ban này có quyền
đại diện tổ chức lên tiếng trước công chúng, khi có vấn đề lớn (tranh chấp hay
mâu thuẫn) thì giải quyết thế nào…thủ tục tu chỉnh Quy chế, cơ chế bảo đảm thực
thi Quy chế...
2. Các thủ tục bầu cử, bỏ phiếu, những vấn đề nào cần
2/3 số phiếu, cần quá bán số phiếu (thí dụ trục xuất hội viên, khai trừ hội
viên sáng lập có công lao đóng góp từ đầu…), vấn đề nào cần bao nhiêu thành
viên hiện diện bỏ phiếu thì cuộc bỏ phiếu đó mới có giá trị.....
3. Trong cơ cấu ban đại diện cần có ít nhất 2 cơ cấu
độc lập, một để điều hành, phối hợp công việc nội bộ, và một để kiểm soát và
duy trì việc thực thi đúng qui chế, quy chế phát ngôn nhân…
Một số gợi ý trên chính là hình thái của pháp trị (tổ
chức vận hành theo quy chế) và dân chủ tham gia (hội viên có quyền lực trong
việc thông qua quy chế và tham gia sinh hoạt chung). Điều này góp phần cân bằng
và kiểm soát quyền lực (check and balance) để ngăn chặn mọi hình thức độc tài,
tránh việc độc tài núp danh dân chủ. Quy chế sinh hoạt rõ ràng như trên có thể
làm uy tín và sự lớn mạnh của tổ chức tăng thêm, thu hút nhiều hội viên, và
sinh hoạt của hội đoàn dân sự được phát triển. Quan trọng hơn, để tổ chức dân
sự ngày càng tiêu biểu cho sinh hoạt thực sự dân chủ.
Trước khi nói đến thể chế dân chủ pháp trị thì cần chú
trọng cho quần chúng quen dần với các giá trị của dân chủ pháp trị và người
tranh đấu cần tiên phong trước nhất. Nên thấy mục đích của việc vận động áp
dụng dân chủ pháp trị là để bảo vệ và thực hiện được sinh hoạt nguyên tắc dân
chủ chân chính đúng nghĩa "của dân, do dân và vì dân”. Áp dụng tinh thần
dân chủ pháp trị (thay cho nhân trị-đảng trị), dân chủ tham gia, có sự tự giác
tự chủ (nhân chủ) của thành viên, chính là cơ chế tốt nhất nhằm ngăn chặn việc
thao túng hội đoàn theo tư duy thiểu số của một số cá nhân, nhóm trong đó...Mục
đích cuộc vận động dân chủ pháp trị cần xem rộng như thế, là những bước thực
tập cần thiết, chuẩn bị cho chế độ và xã hội dân chủ chân chính có toàn dân
tham gia.
Không có pháp trị (rule of law), luật pháp không được
mọi người tôn trọng. Điều này có thể thấy rõ ở đảng cầm quyền hiện nay đang áp
dụng đối với đất nước khi hay có việc “xử quan nhẹ hơn xử dân”. Nếu quy chế
sinh hoạt dân chủ công bố ra không được chính các lãnh đạo hội đoàn dân sự tôn
trọng và thực thi thì mọi hô hào dân chủ chỉ là giả hiệu như dân chủ kiểu cộng
sản (dân chủ tập trung). Đối với hội đoàn thì pháp trị là Quy chế và cơ chế bảo
đảm thực thi Quy chế. Đối với quốc gia thì pháp trị là Hiến pháp, Tòa Bảo Hiến,
các đạo luật và hệ thống tòa án độc lập và chuyên nghiệp…Trong cả hai trường
hợp đều có tính trọng pháp (thượng tôn luật pháp), bất kể ai đều phải tôn trọng
luật pháp, kể cả các lãnh đạo đảng cầm quyền (tôn trọng Hiến pháp), cũng như
Chủ tịch hội (tôn trọng Quy chế), nếu vi phạm đều bị xử trị.
Nếu phe dân chủ thực sự áp dụng tinh thần pháp trị (rule of law) này trong lề lối sinh hoạt
của mình, tôi nghĩ rằng dù đảng cầm quyền có dùng an ninh hay các nghiệp vụ cài
cắm, cuối cùng tệ nhất họ cũng chỉ dùng đàn áp để làm nó tan rã (và sau đó sẽ
bị dư luận lên án) chứ không cầm nắm nó được, vì hệ thống tuân thủ và thực thi
quy chế làm bộc lộ và ngăn chặn ý đồ đó. Theo tôi, chúng ta có thể không cho ra
đời tổ chức dân sự, còn hơn chúng ta hình thành nó rồi để an ninh bảo vệ đảng
cầm nắm (nguy hiểm cho quần chúng hơn)
như ông Lê Nguyên Hồng cảnh báo.
Trước khi nói đến việc tranh đấu là để góp tay xây
dựng nền dân chủ cho đất nước, cần góp tay xây dựng dân chủ trong chính tổ chức
của mình. Một đoàn thể-tổ chức có vài chục thành viên mà còn không áp dụng tinh
thần dân chủ pháp trị đúng nghĩa được, thì lấy gì để quần chúng tin rằng chúng
ta sẽ làm được điều đó trên bình diện quốc gia ?
Kết luận
Chế độ đảng cộng sản toàn trị đã ngự trị vào cách tư
duy và sinh hoạt của người dân và của toàn xã hội trải qua nhiều thế hệ . Hiện
nay theo quá trình giao lưu quốc tế, người dân có cơ hội tiếp cận với quốc tế
không cộng sản, bắt đầu nhận ra sự khác biệt giữa chế độ cộng sản và chế độ tự
do dân chủ. Tuy nhiên vì chỉ tiếp cận qua sách vở hay trên mạng chưa được trải
nghiệm nhiều qua thực tế trong nếp sống và sinh hoạt dân chủ nên dễ quay trở
lại với cách tư duy và sinh hoạt không thật sự dân chủ, không thật sự tôn trọng
dân chủ pháp trị đúng nghĩa.
Điều này hầu như có thể thấy ở mọi người, dù mức độ có
thể ít nhiều khác nhau, tùy môi trường chính trị-xã hội trong hay ngòai nước,
và tùy độ tuổi. Nguyên nhân vì, do nhiều lý do khác nhau, trong đó có việc nước
ta chưa bao giờ có được chế độ thật sự dân chủ pháp trị và toàn dân tham gia,
kể cả miền Nam trước 1975, dù đã được hưởng tự do dân chủ hơn miền Bắc.
Người dân chủ, cả trong và nước, cần tìm cách thực
hiện dân chủ pháp trị chân chính ngay trong suy nghĩ và sinh hoạt hàng ngày,
cũng như trong mỗi đoàn thể của mình. Cứu cánh (dân chủ pháp trị) phải nằm ngay
trong phương tiện (thực thi dân chủ pháp trị ở chính mình và trong tổ chức mình
tham gia). Không thể đem cứu cánh (dân chủ pháp trị) biện minh cho phương tiện
(hành xử độc tài) trong quá trình xây dựng các tổ chức dân chủ và dân sự độc
lập. Dùng cứu cánh (thiên đường XHCN) để biện minh cho phương tiện (độc tài
cộng sản), chính là sai lầm khởi nguồn của chủ nghĩa cộng sản. Người tranh đấu
nếu một khi sa vào lề lối này, sẽ tự cô lập mình khỏi quần chúng đang cần dân
chủ pháp trị đích thực, và như thế thì tranh đấu với ai và thắng được ai ?
-----------
Tôi năm nay 60 tuổi ,có 35 năm tuổi đảng,5 năm trong quân ngũ
Trả lờiXóaThành phần gia đình bần nông theo đảng ,bác hồ,đến nay nghèo khổ vẫn thế khong hơn
Con tôi đông viên bố cởi áo trả đảng đi làm ô sin móc cống cho các ông cán bộ lương lại
Cao mà họ ăn không hết mình được ăn ké còn sướng hơn ở nhà với mẹ và các con ,lại khong phải đóng đảng phí
ông còn chờ gì nữa , còn tiếc gì nữa ? tình hình đất nước hiện nay, xưng là đảng viên không biết xấu hổ ah ? vì chính cái đảng của ông đưa đất nước xuống bồ vực đấy ...
XóaTôi nói với ông anh trai của tôi: bác vẫn còn sinh hoạt mà không biết nhục à? hay bác lấy nhục làm vinh trong sự phỉ nhổ của người dân vào cái đảng csVN của bác?
Xóaông ta im như thóc, không phản đối, chỉ cúi mặt.
(CCB, kết nạp 2/79, tự bỏ đảng 2001)
Gửi ND19:04: tôi kém bác 5 tuổi vào đảng năm 85 tại mặt trận biên giới Cao bằng. Khi Hiep định Thành Đô ký kết, tôi ra quân và đươc đi Đức. Nhưng khi tận mắt chứng kiến bức tường Berlin xụp đổ, tôi hiểu ra vấn đề. Năm 89 tôi đã ly khai đảng csvn cùng nhiều người khác nữa. Với bác, tốt nhất trả thẻ đảng, chịu khó làm việc kiếm tiền nuôi gia đình là thiết thực nhất .
XóaCCB đánh Tàu.
Xin bái phục nhà báo Nguyễn An Dân khi đánh giá về chính quyền Hoa Kỳ và VNCH tại MNVN trước đây là tự do dân chủ nhân quyền.
Trả lờiXóaDài dòng quá
Trả lờiXóacó cộng sản ko có dân chủ - có dân chủ ko có cộng sản
Ngắn gọn, chính xác! Ở các nước có Đảng Dân Chủ, đcs bị nhân dân đập tan!
XóaBỏ cả đống tiền ra mua từ công chức viên chức nhỏ trở lên,vây mà tự dưng mất qua bầu thì ai chịu.
Trả lờiXóachuyện bầu thì cũng chả là dân chủ,hè nhau mua phiếu...bịch ai là bịch thì cũng chả dân chủ.
bầu vị trí số một đây còn chưa dân chủ,nói lại là không có gì...
đảng cộng sản có ra đi và đảng khác lại về kéo theo một chính phủ cũng thế thôi.
thế giới đang đạp nhau thẳng cẳng,chả dân chủ gì
Thơ rằng,
Làm chính trị tiền mua không xuể,
Mùi công danh bỗng chốc buông trôi.
BVN nhận được lá thư sau đây của Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh, nguyên Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, trực tiếp gửi đến chúng tôi nhờ công bố trên mạng, bày tỏ thái độ không đồng tình với lời phát biểu của Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, trong buổi gặp mặt truyền thống của Sư đoàn Đồng Bằng. Xin trân trọng đăng lên để bạn đọc xa gần hiểu rõ.
Trả lờiXóaBauxite Việt Nam
Hà Nội ngày 3-3-2011
Thư ngỏ gửi Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng – Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Chúng tôi được nghe một số đồng chí cựu chiến binh dự buổi gặp mặt ngày truyền thống Sư đoàn Đồng Bằng nói lại, trong buổi nói chuyện với đông đảo anh chị em hôm đó, đồng chí phê phán một số lão thành và tướng lĩnh viết những bức thư ký tập thể gửi lên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương là thiếu xây dựng, mang tính chất kích động.
Là một Trung tướng, lại là Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị, sao đồng chí lại ăn nói hồ đồ như vậy?
Hàng chục bức thư mà nhiều lão thành và Tướng lĩnh chúng tôi góp ý kiến với Đại hội thông qua Bộ Chính trị – Ban bí thư – Ban Chấp hành TƯ không ngoài mục đích mong cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đủ tâm, đủ tầm để lái con con thuyển Việt Nam vượt mọi thác ghềnh, mong sao có nhiều đồng chí đủ đức đủ tài vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Sao đồng chí lại cho đó là thiếu xây dựng, là kích động?
Đồng chí đã xúc phạm đến danh dự chúng tôi, những lão thành cách mạng, những tướng lĩnh, chưa nói chiến tích đầy mình, quá trình cách mạng không thể so sánh, mà về quân hàm và chức vụ có người còn cao hơn đồng chí.
Nếu không có lời cải chính và xin lỗi trên báo quân đội hoặc báo cựu chiến binh chúng tôi sẽ tiếp tục viết nhiều nữa về thái độ thiếu văn hóa của đồng chí.
Thay mặt một số Lão thành cách mạng và Tướng lĩnh.
Nguyễn Hữu Anh
Thiếu tướng, Lão thành cách mạng
Cách suy nghỉ của tướng N Tuấn Dũng là tiêu biểu cho cái tư duy của rất nhiều người trong đảng CS từ trên trên xuống dưới, những người chưa từng biết thế nào là dân chủ, quyền tự do suy nghỉ và ngôn luận. Cái đầu hẹp hòi, giáo điều cứ ai nói khác mình, khác cách đảng ''dạy'' thì cho là '' kích động- suy thoái- phá hoại- âm mưu''
XóaTrong một thể chế tự do, người ta quen với những tư tưởng , ý kiến phát biểu khác nhau. Trong hệ thống đa đảng, những đảng đối lập nhau vì chủ trương đường lối điều hành trị nước khác nhau nên chuyện phê bình , lên án những diều sai trái của các đảng phái chính trị là bình thường. Người ta quen với cách sinh hoạt lành mạnh dân chủ ấy nên không ai có thể lên án một cá nhân hay một đảng phái là phá hoại âm muu chỉ vì phê bình hay khác nhau về chính kiến, đường lối suy nghỉ.
cách làm hay nhất là rủ nhau trả thẻ đảng hết để không dây dưa gì vói đám chuột kia ..
XóaLúc này đã quá nửa đêm.
Trả lờiXóaKhông gian tĩnh lặng. Tôi chỉ nghe thấy tiếng xe cộ đang đi ở rất xa
Ánh sáng đèn không chiếu thẳng vào mặt, cửa phòng ngủ đóng kín, không ai nhìn thấy tôi.
Qua mạng ảo và qua nicname, không ai biết tên thật của tôi và cũng không ai tìm thấy dấu tay của tôi trên bàn phím.
Vậy mà khi nói đến QUYỀN DÂN CHỦ và XÃ HỘI DÂN CHỦ tôi vẫn rất dè dặt, cân nhắc từng câu chữ.
Tại sao ư?
Tại vì 70 dưới chế độ cộng sản, quyền con người bị bị tước đoạt hết và hôm nay ngay cả trong những người đang cùng đấu tranh cho dân chủ, cũng thấy lởn vởn mối quan hệ rất không dân chủ.
Anh cứ mạnh dạn nói lên sự thật đi. Chết là cùng chứ gì! Sống hèn thì cũng như chết!
XóaDẹp cái XHCN ngớ ngẫn của các ông đi, tôi đi từ thành phố đến nông thôn người dân ở đâu đâu ngày nay người ta hiểu hết cái xã hội chũ nghĩa vớ vẫn đó rồi, người dân họ chán nản và căm tức các ông lắm, nhưng có điều chưa đến lúc đó thôi các ông biết điều thì nên rút lui êm đẹp ngay bây giờ...
Trả lờiXóa