Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Hội nghị Thành Đô năm 1990 (tài liệu mới)

Chương 8: Con đường dẫn tới chấm dứt xung đột (trích - tr. 202-206)
Tháng 6 năm 1990 (khi Đông Âu lần đầu tiên thoát khỏi chế độ cộng sản sau hơn bốn mươi năm), các nhà lãnh đạo Việt Nam đã có một yêu cầu khẩn thiết khác cho một chuyến thăm Trung Quốc.
Trong cuộc gặp với đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, Nguyễn Văn Linh nhắc lại các chuyến đi Trung Quốc của ông trước khi có tranh chấp biên giới và các cuộc gặp gỡ của ông với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Nguyễn Văn Linh tự nhận mình là một học trò của Mao về lý luận cách mạng và rất trân trọng viện trợ của Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ. Sau đó, ông thừa nhận rằng Việt Nam đã cư xử không tốt với Trung Quốc và sẵn sàng sửa chữa sai lầm của mình. Đối với Campuchia, nhà lãnh đạo Việt Nam bày tỏ niềm tin rằng tình hình sẽ được giải quyết một cách hòa bình, nhưng kêu gọi cả Việt Nam lẫn Trung Quốc nên cùng hợp tác với nhau ngăn chặn không để phương Tây và Liên Hiệp Quốc can thiệp vào Campuchia trong tương lai. Nguyễn Văn Linh cũng thừa nhận việc loại trừ Khmer Đỏ khỏi chính phủ Campuchia trong tương lai là không thực tế. Cuối cùng, phần nào theo cách của Đặng Tiểu Bình, ông bày tỏ mong muốn đuợc gặp các  lãnh đạo Trung Quốc để giải quyết vấn đề Campuchia và vấn đề quan hệ Việt-Trung trước khi nghỉ hưu. Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc dường như vẫn dửng dưng với quan điểm của nhà lãnh đạo Việt Nam này về Campuchia và thấy khó chịu bởi cái mà họ cảm nhận như là thái độ táo tợn của bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch trong cuộc gặp với thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc tại Hà Nội. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đã không còn hài lòng với việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia mà bây giờ mong đợi nhiều hơn ở Hà Nội. Trong một phúc đáp nhanh cho Nguyễn Văn Linh, Trung Quốc nhấn mạnh rằng hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước chỉ có thể xảy ra sau khi có giải pháp cho vấn đề Campuchia: Việt Nam vẫn cần phải hoàn thành việc rút quân và sau đó giúp vào việc hòa giải dân tộc Campuchia.
Lãnh đạo đảng CSVN hồ hởi, sung sướng, yên lòng vì có Tàu Cộng giúp giữ đảng
Đến nay vẫn chưa được biết phản ứng của Việt Nam đối với phúc đáp không mong đợi này. Có một vài tiến bộ đã được đạt đuợc trong vòng từ tháng 1 tới tháng 8 năm 1990. Thứ nhất, năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã đạt được thỏa thuận về một khuôn khổ cho một giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia: tất cả các viện trợ bên ngoài cho các phe phái đối địch nhau sẽ ngưng lại, Cơ quan Chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc tại Campuchia (UNTAC) sẽ được thành lập, và chủ quyền của Campuchia sẽ được tôn trọng. Thứ hai, tất cả các phe phái chính trị Campuchia đều đã chấp nhận thỏa thuận này, và một vòng đàm phán mới với Hà Nội đã được lên lịch vào tháng 9 tại Jakarta. Ngày 16 tháng 8, tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội nhận được một tin nhắn miệng của Nguyễn Văn Linh qua con trai cựu lãnh đạo Việt Nam Hoàng Văn Hoan, người đã đào thoát sang Trung Quốc vào năm 1979. Ông Linh đã đưa ra thêm lời kêu gọi hòa giải nữa trong khi đổ lỗi cho Bộ trưởng ngoại giao của mình cho tranh cãi không dứt giữa Việt Nam và Trung Quốc về Campuchia và cho rằng tình huống khó khăn như thế chỉ có thể khắc phục được qua hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước.
Vì tin nhắn này không do nhà lãnh đạo Việt Nam đưa ra trực tiếp, Bắc Kinh đã ra lệnh cho Truơng Đức Duy (Zhang Dewei), đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, tìm cách tiếp xúc riêng với Nguyễn Văn Linh để tìm hiểu ý định thật sự của ông đối với quan hệ Trung-Việt. Thập kỷ thù địch giữa hai nước đã khiến việc tiếp xúc giữa các nhà ngoại giao Trung Quốc và các quan chức Việt chỉ giữ ở mức tối thiểu để trao đổi khi cần thiết. Sau nhiều năm với đối thoại ít oi giữa hai bên, các nhà ngoại giao Trung Quốc gặp khó khăn lớn trong việc xác định nguời nào là tốt nhất để liên lạc với nhà lãnh đạo chóp bu này của Việt Nam. Do Nguyễn Cơ Thạch kiểm soát Bộ Ngoại giao nên Đại sứ Trung Quốc quyết định nhờ Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng quốc phòng, người đã lặp lại nhiều quan điểm của Nguyễn Văn Linh tại một phiên họp trước đó với đại sứ Trung Quốc, giúp sắp xếp một họp với cấp trên của ông.
Cách làm này đã có kết quả. Ngày 22 tháng 8, Nguyễn Văn Linh tiếp Truơng Đức Duy tại Bộ Quốc phòng. Ông Linh nhận đã có gửi một tin nhắn miệng tới đại sứ Trung Quốc và nhắc lại ý định muốn đi thăm Trung Quốc. Ông đặc biệt lưu ý rằng việc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ giúp làm im mồm những người vẫn phản đối mong muốn của ông trong việc giải quyết vấn đề Campuchia. Trong tình huống như vậy, Bắc Kinh buộc phải nhân nhượng. Ngày 27 tháng 8, Thủ tướng Lý Bằng đã đến nhà lãnh đạo chưa nghỉ hưu hẵn (semiretired) Đặng Tiểu Bình báo cáo việc người kế nhiệm ông quyết định mời các nhà lãnh đạo Việt Nam sang thăm Trung Quốc. Sau đó, Lý Bằng gợi ý rằng vì lý do an ninh liên quan đến Á Vận Hội 1990 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh, cuộc họp sẽ diễn ra tại Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên. Đặng Tiểu Bình đồng ý.
Ngày 3 tháng 9, hội nghị thượng đỉnh đã diễn ra. Tham dự phía Trung Quốc có tổng bí thư đảng Giang Trạch Dân và thủ tướng Lý Bằng, và phía Việt Nam có tổng bí thư đảng Nguyễn Văn Linh, chủ tịch hội đồng Bộ truởng (thủ tuớng) Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng. Giang Trạch Dân thẳng thắn nói rằng cả hai bên phải đối diện với những cái đúng và sai giữa hai nước kể từ cuối những năm 1970. Theo Giang Trạch Dân, Trung Quốc không đòi phải thanh toán các ân oán cũ mà muốn đi tới tận gốc rễ của vấn đề và đặt nền móng mới cho tương lai. Ông hoan nghênh sáng kiến ​​của ban lãnh đạo mới của Việt Nam trong việc cải thiện quan hệ nhưng một lần nữa chỉ ra rằng, Campuchia vẫn là trở ngại lớn cho việc bình thuờng hóa. Nhà lãnh đạo Trung Quốc sau đó kêu gọi các đối tác Việt Nam chấp nhận kế hoạch của Liên Hiệp Quốc. Nguyễn Văn Linh thú nhận rằng Việt Nam đã đi theo một chính sách sai lầm trong mười hai năm qua và giải thích rằng ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay muốn sửa chữa để nối lại quan hệ hữu nghị giữa hai nước và hai đảng mà Hồ Chí Minh đã gầy dựng. Ông hứa sẽ ủng hộ một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia dựa trên văn bản khung của Liên Hiệp Quốc. Dù vậy, Việt Nam vẫn chống kế hoạch của Bắc Kinh về Cơ quan chuyển tiếp của Liên hiệp quốc (UNTAC) dưới sự lãnh đạo của Hoàng tử Sihanouk, dù chỉ có Phạm Văn Đồng là nguời duy nhất chống đối mạnh mẽ đề xuất của Trung Quốc. Bắc Kinh đề nghị chính quyền Phnom Penh do Hà Nội hậu thuẫn sẽ chiếm sáu ghế trong UNTAC, trong khi mỗi một trong ba phe đối kháng sẽ có hai ghế. Vì Sihanouk cũng thuộc về phía đối kháng nên Việt Nam cảm thấy rằng sự sắp xếp này là không công bằng và không hợp lý. Ngày đầu tiên của cuộc đàm phán kéo dài đến 8 giờ tối mà không đạt được thỏa thuận. Sau đó tại bàn tiệc chào mừng vào buổi tối, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đuợc cho là đã cố tiếp tục thuyết phục các nhà lãnh đạo Việt Nam chấp nhận đề nghị của Trung Quốc. Sau một buổi họp dài ngày hôm sau, các nhà lãnh đạo Việt Nam đầu hàng. Họ cũng hứa sẽ thuyết phục chế độ Phnom Penh chấp nhận kế hoạch của Trung Quốc. Hai bên sau đó đã đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc cho giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia và nối lại quan hệ.
Ngày 6 tháng 9, các quan chức ngoại giao Trung Quốc vội vã bay đến Jakarta thông báo cho tất cả các bên về thỏa thuận mới giữa Trung Quốc và Việt Nam về Campuchia và thúc giục họ đạt tới thỏa thuận. Một năm đấu đá nội bộ giữa các phe Campuchia tiếp diễn trước khi một thỏa thuận hòa bình được ký kết. Hội nghị thượng đỉnh Thành Đô biểu thị sự kết thúc mười hai năm Trung Quốc thù địch Việt Nam. Giang Trạch Dân đã trích dẫn một bài thơ thời nhà Thanh: "Không thảm họa nào đủ mạnh để phân cách anh em; [gặp lại nhau] chỉ cần một cái cười là ân oán tiêu tan" (Dujin Jiebo xiongdi zai; Xiangfeng yixiao min enchou/度尽劫波兄弟在相逢一笑泯恩仇: Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu) để kết thúc  cuộc họp. Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc tỏ ra đầy tình cảm khi nhắc lại mối quan hệ anh em giữa Trung Quốc và Việt Nam từ 1950-1970, mặc dù sau đó ông thừa nhận rằng việc thù địch kéo dài hơn thập kỷ đã làm cho hai nước khó quay trở lại kiểu quan hệ gần gũi và thân mật mà họ từng có trong những năm 1950 và 1960. Về phần mình, người dân Trung Quốc vẫn cay đắng nhận ra  rằng sự hy sinh của họ cho Việt Nam trước đó đã không đem lại tình bạn và lòng biết ơn lâu dài và càng trở nên khó chịu hơn nữa với hành vi khó tin cậy đuợc của Việt Nam. Họ nhắc lại thành ngữ cổ của Trung Quốc, "Ai cho ta bú chính là mẹ ta" (younai bianshi niang /有奶便是娘: Hữu nãi tiện thị nương) để trách cứ sự vô ơn của Hà Nội.
Nicholas Khoo đã đúng khi cho rằng "sự sụt giảm trong xung đột Trung-Xô" là hệ quả không tránh khỏi của việc mở "cánh cửa cho việc xích gần nhau Trung-Việt." Nhìn trở lại, khi Hà Nội tìm đến Bắc Kinh năm 1989 và năm 1990, thế giới cộng sản đang ở đỉnh của những thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc. Các cơn bão chính trị điên cuồng quét khắp Đông Âu. Liên Xô đang trên bờ vực của sự tan vỡ. Giữa lúc chủ nghĩa cộng sản đang sụp đổ, nhiều đảng viên cộng sản Việt Nam và những người ủng hộ bắt đầu lo lắng về những cái sẽ xảy ra cho đất nước của họ, một trong những nước cộng sản non trẻ nhất. Thành công của Trung Quốc trong cải cách kinh tế và mở cửa với thế giới đã cho ra hy vọng. Theo Nguyễn Văn Linh, vì  CHXHCNVN là một nuớc nhỏ và Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng nhỏ, họ cần phải dựa vào Trung Quốc và ĐCSTQ để tiếp tục ngọn cờ xã hội chủ nghĩa. Nhà lãnh đạo này tiếp tục chỉ ra rằng CHXHCNVN và Đảng Cộng sản Việt Nam cần sự ủng hộ của các nước láng giềng xã hội chủ nghĩa "của họ. Một lần nữa, theo quan điểm của Việt Nam, cùng có chung lợi ích chính trị và ý thức hệ là đủ để đưa hai nước xã hội chủ nghĩa này trở thành một liên minh chặt chẽ. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, cách nghĩ quen dùng đuợc dẫn dắt về mặt ý thức hệ này đã lỗi thời: trong môi trường quốc tế hiện nay, mỗi nuớc xã hội chủ nghĩa nên theo đuổi các chính sách phục vụ lợi ích quốc gia của riêng mình. Vào thời điểm đó, các ưu tiên quốc gia của Trung Quốc là cải cách kinh tế và mở cửa. Dù Việt Nam háo hức cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Bắc Kinh có vẻ vẫn không lay động và tiếp tục nhấn mạnh phải có giải pháp cuối cùng cho vấn đề Campuchia trước khi bình thường hóa quan hệ song phương.
Zhang, Xiaoming - Người dịch: Phan Văn Song/(Viet - studies)
--------------

18 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 11:14 21 tháng 1, 2016

    Khốn nạn thật.
    Chủ nghĩa cộng sản là một thứ tai họa khủ khiếp của loài người mà mà tập đoàn lãnh đạo CSVN do Nguyễn Văn Linh cầm đầu đã quyết tâm bám vào, khiến họ quên đi mối thù ngàn năm Bắc thuộc và sẵn sàng bán rẻ Tổ Quốc giang sơn cho Tập đoàn CSTQ.
    Càng đọc càng thấy trân trọng nhận thức sâu sắc và thái độ quả cảm của Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.
    Rất tiếc, vào thời điểm khó khăn đó, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã bị cô lập hoàn toàn. Thông tin bị bưng bít, ông đã không có quần chúng ủng hộ nên ông đã thất bại.
    Ngày nay đã khác hẳn. Những người đi sau ông Nguyễn Cơ Thạch và con trai ông sẽ không bị như ông nữa.

    Ta hãy tin là mọi hành động hèn hạ cầu vinh bán nước của giới chóp bu cộng sản VN không thể qua mặt của nhân dân VN được nữa. Chắc chắn chỉ ngày một ngày hai, mọi thứ sẽ được phơi bày.

    Trả lờiXóa
  2. Trương Minh Tịnhlúc 12:34 21 tháng 1, 2016

    Đúng là "Đảng bán nước".
    Tôi vẫn hay buồn vì cái số phận xui xẽo của đất nước.
    Nếu như năm đó (1990) mà mấy ông được như Nguyễn Cơ Thạch hết thì yên rồi.VN bây giờ hết sẫy rồi.
    Đàng nầy,một đám cà-chớn Nguyễn Văn Linh,Phạm Văn Đồng,Đỗ Mười nầy nọ.
    Quý vị có thấy cái tích tắc trong vận nước không?-Chĩ chút xíu đó mà kéo theo bao hệ lụy cho tới ngày nay.
    Xin ơn trên tha thứ cho Việt-Nam chúng con(nếu có).Ban cho chúng con cái cơ may.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm qua đọc một bài có liên quan đến Hoàng Sa thì Nguyễn Cơ Thạch cũng là người nhất trí là phải mất HS , không làm mất lòng Bắc kinh khi đó để tập chung giải phóng Miền Nam và TS . Giải phóng MN được gì và mất gì ? chỉ có mất ! Thay vì làm đồng minh , VN và Mỹ thành kẻ thù , hàng triệu người VN chết vì cuộc chiến , mất Hoàng Sa và nhiều hệ lụy cho đến ngày nay . Còn về ông Đồng ? theo quan điểm cá nhân tôi , duy nhất có một nhận xét : Một con người có những sai lầm đến lúc chết .

      Xóa
  3. Không thể tưởng tượng được !

    Trả lờiXóa
  4. ai thăng ai?
    https://www.youtube.com/watch?v=IwvAHxa25Ek

    Trả lờiXóa
  5. Kính Bác !

    Ô NXN KTG tại hải ngoại đã lên tiếng rầng : Ô ta có sự quan hệ họ hàng Với Ô NVL , trích dẫn câu nói cùa Ô NXN cũng đủ chứng minh cái HNTD 1990 là có thật :

    " Cái đám BD đã bán linh hồn cho quỲ dữ "

    Trả lờiXóa
  6. Cuối cùng thì Trung quốc cũng thua Việt Nam thôi.
    Kiền ba chân mà các bạn,nên nói ĐCSVN bán nước thì quá xằng bậy,phải không nào ?
    Nay nay MỸ TRUNG sắp chết đói,ai mong bán nước nữa thì quá muộn rồi,Hết tiền là thua.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công Sơn nói đúng, Đảng không có bán nước...chè, chỉ bán đất thôi?

      Xóa
    2. đảng csVN không bán nước thì chó nó bán nước mất Ải Nam Quan, điểm cao 1509, thác Bản Giốc, Đảo Gạc Ma...đấy à ông 15:23?

      Xóa
    3. congson lại chập cheng rồi...

      Xóa
  7. những tiếng thét phẫn nộ của người dân Việt đối với đảng csVN:
    https://www.youtube.com/watch?v=mJ1oEz1m3lk
    https://www.youtube.com/watch?v=dt7qloJxdr0

    Trả lờiXóa
  8. Bài thơ này hình như của nhà văn Lỗ Tấn, làm sau đợt học tập chỉnh phong, chỉnh đốn tư tưởng gì đó? Tôi tìm thấy nó trên trang: http://zhidao.baidu.com/question/66791.html
    Xin trình ra đây, tạm phiên âm Hán Việt. Bác nào dịch nghĩa, dịch thơ được xin chỉ bảo để cùng được thấy sự thâm sâu ý tứ của nó ! Xin cám ơn.
    提問者採納 (Đề vấn giả thái nạp/Tiếp thu cái vấn đề)
    《題三義塔》(( Đề tam nghĩa tháp?)

    魯迅 (Lỗ Tấn)
    奔霆飛焰殲人子,敗井頹垣剩餓鳩。
    偶值大心禸火宅,終遺鄗塔唸瀛洲。
    精禽夢覺仍啣石,斗士誠堅共抗流。
    度儘劫波兄弟在,相逢一笑泯恩仇。
    Bôn đình phi diễm tiêm nhân tử, Bại tỉnh đồi viên thặng ngạ cưu.
    Ngẫu trị đại tâm nhựu hỏa trạch, Chung di hạo tháp niệm doanh châu.
    Tinh cầm mộng giác nhưng hàm thạch, Đẩu sĩ thành kiên cộng kháng lưu.
    Độ tẫn kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đề Tam Nghĩa tháp là bài thơ đề ở tháp Tam Nghĩa.
      Tháp Tam Nghĩa ở làng Tam nghĩa, thuộc huyện Áp Bắc Thượng Hải Trung Quốc. Bài thơ này Lõ Tấn làm năm 1933?

      Xóa
    2. Đề Tam Nghĩa tháp
      (Tam Nghĩa tháp giả, Trung Quốc Thượng Hải áp bắc, Tam Nghĩa lý di cưu mai cốt chi tháp dã, tại Nhật Bản, nùng nhân cộng kiến chi.)
      Bôn đình phi phiêu tiêm nhân tử,
      Bại tỉnh tàn viên thặng ngã cưu.
      Ngẫu trị đại tâm ly hoả trạch,
      Chung di cao tháp niệm doanh châu.
      Tinh cầm mộng giác nhưng hàm thạch,
      Đấu sĩ thành kiên cộng kháng lưu.
      Độ tận kiếp ba huynh đệ tại,
      Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu.

      (Tháp Tam Nghĩa là tháp chôn di cốt con chim câu ở Tam Nghĩa lý, Hạp Bắc, Thượng Hải, Trung Quốc. Ở Nhật Bản, nhà nông cũng góp sức xây dựng tháp.)

      Đạn bom lửa thép bao người chết
      Thoi thóp đói mềm một chú câu
      May gặp lòng nhân, rời hoả ngục
      Được xây ngọn tháp, nhớ Doanh Châu
      Chim thiêng tỉnh mộng còn đem đá
      Chiến sĩ kiên gan sát cánh nhau
      Qua khỏi kiếp ba, huynh đệ mất
      Gặp nhau cười nụ hết oan cừu.

      Đại khái nhà văn Lỗ Tấn nói là chém giết nhau thì thật vô nghĩa!

      Xóa
  9. Sẽ còn nhiều tranh cãi về cuộc gặp ở Thành Đô về các chi tiết và mục đích. Tuy vậy, điều rất rõ ràng là: đám Ba Đình đã hy sinh quyền lợi dân tộc vì lý tưởng CS (vì đảng) thì không thể tranh cãi được. Giờ đây dù lão Lú ở ĐH XII có nói rằng quyền lợi tối cao của dân tộc là trên hết nhưng chẳng thể thuyết phục được ai nếu không minh bạch hóa sự việc ở Thành Đô.

    Trả lờiXóa
  10. Xung quanh Hội nghị Thành Đô có rất nhiều thông tin nhiều loạn, thật giả lẫn lộn,không thể kiểm chứng, khiến nhân dân không biết đâu mà lần.. Vậy nhưng lãnh đạo CS VN chưa bao giờ công khai sự thật về cái mật ước ấy. Họ chỉ im lặng câu giờ và vu khống bôi nhọ người đọc mạng xã hội. Vậy qua thài độ của họ,chưa cần tài liệu chính thức,chúng ta có thể rút ra điều gì?
    - Im lặng không dám đính chính công khai là thừa nhận sự thật . Đã có Hội nghị đó, đã có sự thỏa hiệp ,bán rẻ lợi ích dân tộc để bảo vệ quyền lực riêng của Đảng.
    - Bản chất của tuyên truyền CS hiện nay là lấy sự lừa dối nhân dân làm thủ đoạn cơ bản. Trong mọi trường hợp,mọi hoạt động , họ đều rất sợ sự thật, sợ công khai, minh bạch. Họ chỉ làm rùm beng những gì thuộc về hình thức bên ngoài như ĐH, mit ting, lễ lạt ,ngày kỷ niệm chào mừng,,phong chức tước, anh hùng v.v.v để lấp liếm những điều xấu xa bên trong.Tât xấu ấy đang như bệnh truyền nhiễm lây lan ra toàn XH khiến đạo đức, nhân tình xuống cấp từng ngày.Nếu lần này Trọng nắm quyền,bản chất lừa bịp dối trá đó sẽ còn tiếp diễn nặng nề hơn,đất nước sẽ trở thành bãi rác của sự giả trá, lừa đảo lẫn nhau từ trên xuống dưới.Bao giờ mới trở thành tiến bộ,văn minh?

    Trả lờiXóa
  11. Thưa anh Bồng cứ nhắc đến hai chữ thành đô là em lại bị tăng huyết áp tức muốn hộc máu sao bọn chúng đê tiện làm vậy hả trời nhất là hai thằng cai đồn điền và thằng hoạn lợn bán nước để giữ cái ý thức hệ mất dạy của chúng nó mạt hạng quá bác Bồng ạ.

    Trả lờiXóa
  12. Nói thật, khen Nguyễn Cơ Thạch, VNG... cũng như ca ngợi "xã hội đen thực ra sống rất bản lĩnh tử tế"? Vậy làm XHĐ làm gì?

    Trả lờiXóa