Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Gs Carl Thayer - Việt Nam: Chưa ai đi 'quan lộ Putin'


Giáo sư Carl Thayer bình luận về quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ sau Đại hội 12 và đánh giá về khả năng giành chiến thắng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hôm 9/1, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm viết: “Ông Dũng đã ngồi ghế thủ tướng hai nhiệm kỳ và hơn 65 tuổi. Ông là một ứng viên nặng ký cho ghế tổng bí thư. Nếu ông giành chiến thắng, điều này chưa từng có trong tiền lệ.
"Từ trước đến nay, chính trường Việt Nam chưa có trường hợp nào như Vladimir Putin, người từng làm thủ tướng rồi sau đó thành tổng thống.
"Nếu thắng, ông Dũng sẽ là Tổng Bí thư đầu tiên có nhiều kinh nghiệm đối ngoại, xử lý các vấn đề kinh tế quốc tế và được các nhà lãnh đạo chính phủ khác biết đến.
Giáo sư Thayer nhận xét ông Dũng được cho là người thúc đẩy Việt Nam theo hướng "quốc gia hiện đại và công nghiệp hóa" năm 2020. Ông có thể được mô tả như là người có tham vọng muốn phát huy vai trò của các tập đoàn kinh tế lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực kinh tế có đặc thù.
Nhà quan sát người Úc nói ông tin rằng ông Dũng sẽ đặt mục tiêu Việt Nam đáp ứng được những đòi hỏi của TPP.
"Mô hình nhà nước độc đảng của Việt Nam không phải là hệ thống "một người quyết hết".
"Nếu ông Dũng trở thành Tổng Bí thư đảng thì sẽ có thương lượng gay gắt về quyền lực ở các vị trí cấp cao nhất.
"Cuộc đua chủ chốt sẽ là ghế thủ tướng tới và liệu người ngồi ghế đó có phải là đàn em của ông Dũng hay không," ông Thayer viết.
Bất luận ai sẽ trở thành Tổng Bí thư, Giáo sư Thayer cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách ‘đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế’ và ‘chủ động hội nhập quốc tế’.
Việt Nam sẽ cố gắng duy trì sự cân bằng trong quan hệ với các cường quốc Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và Liên minh châu Âu.
Trong bối cảnh này, các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam được dự báo sẽ thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ và các đối tác TPP khác để giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế và thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc.
Việt Nam sẽ phát triển quan hệ an ninh gần gũi hơn với Hoa Kỳ để tăng cường khả năng đối phó với áp lực của Trung Quốc ở Biển Đông. Cả Hoa Kỳ và Việt Nam đã có chỉ dấu tăng cường hợp tác để hình thành lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
Hiện tại, Hoa Kỳ vẫn chưa dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam mà chỉ nới lỏng một phần.
Có khả năng là năm 2016, Việt Nam sẽ yêu cầu truy cập hệ thống truyền tin và giám sát để cải thiện năng lực hàng hải ở Biển Đông. Có tin là Việt Nam đang cân nhắc mua một máy bay trinh thám hàng hải như P3 Orion. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tiếp tục mua vũ khí từ Nga để tăng cường quốc phòng.
Đồng thời, Việt Nam sẽ tìm cách chia tách vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trong quan hệ với Trung Quốc”.

Giáo sư Thayer nhận định, lâu nay Việt Nam luôn đòi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương. Phe bảo thủ trong Đảng Cộng sản Việt Nam cho đây là vấn đề phân biệt đối xử.
'Cách mạng màu'
Những người muốn thúc đẩy quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ đều bị phe bảo thủ đặt câu hỏi thách thức: "Hoa Kỳ đã làm cho Việt Nam?". Họ đưa ra dẫn chứng là lệnh cấm vận vũ khí và hệ quả chất da cam và bom mìn sau chiến tranh. Dù Hoa Kỳ đang có thiện chí giải quyết các vấn đề này, phe bảo thủ luôn đòi Hoa Kỳ trợ giúp thêm.
Lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Hoa Kỳ liên quan đến nhân quyền và tự do tôn giáo. TPP cũng đặt ra yêu cầu công nhân có quyền thành lập công đoàn độc lập.
Nếu Thượng viện Hoa Kỳ thông qua TPP, Việt Nam có thể được Hoa Kỳ giúp triển khai. Mối quan hệ kinh tế Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ chặt chẽ hơn, tạo điều kiện cho các doanh nhân và nhà đầu tư Mỹ đóng góp vào tương lai của Việt Nam.
Nhân quyền và tự do tôn giáo vẫn là vấn đề nóng ở Việt Nam vì phe bảo thủ trong đảng lập luận rằng Hoa Kỳ đang thúc đẩy ‘diễn biến hoà bình’ hoặc một ‘cuộc cách mạng màu’ ở Việt Nam để lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những lo ngại này đã được giải quyết phần nào khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm tại Nhà Trắng năm ngoái. Họ đã đưa ra một tuyên bố cam kết tôn trọng hệ thống chính trị của nhau.
Từ tháng 5/2014, thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hải phận Việt Nam, 8/14 ủy viên Bộ Chính trị đã đến thăm Hoa Kỳ, kể cả những người được cho là thuộc phe bảo thủ.
Trong quá khứ, mỗi khi Việt Nam muốn nhận được điều gì từ Hoa Kỳ, chẳng hạn như việc trở thành thành viên WTO, họ không ngại đáp ứng yêu cầu về nhân quyền từ phía Hoa Kỳ.
Có dự báo là sau Đại hội Đảng 12, Việt Nam sẽ phải bớt trấn áp các nhà bất đồng chính kiến nếu muốn thành tích nhân quyền của họ được xem là có cải thiện.
(BBC)
-------------

7 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 07:50 12 tháng 1, 2016

    Bất kể người nào trúng TBT trong Đại hội 12 cũng không thể đi theo con đường của Putin, bởi vì hơn 20 năm trước, Putin tiếp quản một nước Nga tuy có sa sút kiệt quệ về kinh tế nhưng vẫn là một quốc gia công nghiệp mạnh và đội ngũ khoa học tốt.
    Việt Nam không có gì cả, nếu TBT vẫn là Tổng Trọng thì chẳng bao lâu nữa VN sẽ là một tỉnh của TQ như hiệp ước Thành Đô đã định nếu nhân dân chưa kịp đứng dậy đấu tranh lật đổ chính quyền nô lệ, để giải phóng đất nước.
    Còn nếu là ông Dũng làm TBT thì ông ta cũng sẽ không kiên trì được chế độ chính trị hiện nay để đưa đất nước VN thực sự hội nhập với Quốc tế văn minh. Bởi vì
    KHÔNG THỂ CÓ MỘT NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRÊN MỘT NỀN CHÍNH TRỊ LẠC HẬU PHẢN ĐỘNG. ĐIỀU DUY NHẤT ÔNG DŨNG CÓ THỂ LÀM LÀ NẮM CHẮC CÔNG AN VÀ QUÂN ĐỘI THỰC HIỆN NGUYỆN VỌNG LỚN NHẤT CỦA TỔ QUỐC LÚC NÀY LÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC & TRIỆT ĐỂ THOÁT TRUNG.
    Hình ảnh ông TGT Nguyễn Phú Trọng ngồi cùng TT Obamat ở Nhà Trắng sẽ chỉ là một kỷ niệm của ông Tổng là Thủ lĩnh đảng đầu tiên trên Thế giới được TT Mỹ coi là một nguyên thủ quốc gia.

    Trả lờiXóa
  2. Con TÀU VIỆT NAM đã bương chãi khắp Đại dương để kiếm cơm ăn áo mặc học hành...cho Dân Tộc vốn đau thương tang tóc.
    Đảng và Dân tộc sẽ chọn người cầm lái con tàu trong giai đoạn này.
    Tất yếu sẽ chọn và phân công anh Nguyễn Tấn Dũng tiếp nhận lái tàu.
    ĐCSVN đã từng chủ trương đưa ra cho cả nước bàn vê nhân sự lãnh đạo,nhờ vậy mà được lòng dân và đón nhận sự ủng hộ của bạn bè thế giới.Đảng cũng luôn bố trí vài phụ lái,nên vượt qua bao nhiêu sóng cả trên dại dương.
    Biết bao nhiêu xảy ra cái gọi là cách mạng màu,nhưng ai sợ gì đâu,
    vì lẽ thường là người cấp kinh phí có quyền điều khiển,loạn quá thì lỗ vốn to.
    Người khác chính kiến thì ở Việt Nam có nhiều lắm chứ,trong đó có TUI đây,ai mà bắt giam làm gì,giam 1 người tốn 3 triệu VNĐ/tháng chứ ít đâu,và thiệt hại khác nữa.
    Lợi dụng có Ô dù đi phá thì tạm giữ thôi.Và thực tế cũng nhiều người nhờ Nhà Nước giam hộ cho an toàn và cuỗng mớ tiền được thuê đấy.Suốt trăm qua có thực tế như vậy mà.
    ĐCSVN lãnh đạo chưa tốt,chưa đúng,hạn chế rất nhiều trong thời gian qua,nhưng chưa phải không đem lại kết quả mà thế giới ngưỡng mộ
    và kết giao.
    Việt Nam ngày nay không có gì thì ai thèm kết giao bạn bè.
    ĐCSVN là một tổ chức nên chỉ có phân công người cầm lái,đưa ra cho nhân dân làm nhân sự là để kiểm tra và luôn lấy ý nguyện của nhân dân là chính.
    Ngày xưa,VUA mà chưa tự quyền,lộng quyền được kia mà.Chính đây là sự khác biệt lớn của Dân tộc Việt với thế giới.
    CS

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai mà muốn giam chú, chú nói một hồi thì bọn cai tù nó không điên thì củng tẩu hoả nhập ma!

      Xóa
    2. Công Sơn viết dài nhưng nhạt ,lủng củng , không đáng để nhận xét , nhưng hôm nay thấy Công Sơn thòi cái đuôi DỐT ra nên mới nhào vô một tí .
      " Ngày xưa , VUA mà chưa tự quyền,lộng quyền được kia mà . Chính đây là sự khác biết lớn của Dân tộc Việt với thế giới " ??? .
      Nói để Công Sơn ghi nhớ , ở các nước họ cũng có truyền thống và câu nói : " PHÉP VUA CŨNG THUA LỆ LÀNG " ! đây không phải là độc quyền của người Việt . Hãy cố gắng đọc , tìm hiểu lịch sử , phong tục tập quán các dân tộc khác trên thế giới Công Sơn nhé !
      " ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG , HỌC MỘT SÀNG KHÔN "!
      " ĐI THÌ BIẾT ĐÓ BIẾT ĐÂY , Ở NHÀ VỚI MẸ ĐẾN NGÀY NÀO KHÔN ".

      Việt kiều đang sống ở Châu Âu 33 năm .

      Xóa
  3. Việt Nam hiện nay có thể là nền chính trị lạc hâu,và kéo theo một nền hành chính quan lại,nhưng nói nó là phản động thì quá hồ đồ.
    Không nên bám víu và ảo vọng về quá khứ và vu oan giá hoạ cho nền chính trị và chính phủ hiện hành,khi họ đem lại cơm no áo ấm học hành cho Nhân Dân hiện nay.
    Nay Việt Nam chưa có kẻ thù trực tiếp,nhưng không phải là không có sự chống phá của nước ngoài và những người Việt cam tâm làm việc cho họ.Một khi chống lại sự can thiệp từ nước ngoài thì không thể tránh sai lầm.
    Lịch sử chứng minh điều này.
    CS

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lịch sử của bọn tâm thần conson

      Xóa
  4. Hôm qua đọc bài " Món lợi tự đến " , nghe các vị đi gặp thày TA , hôm nay lại có cả thày TÂY tham gia , zdui quá ta ! ĐHĐCSVN 12 được quốc tế hóa rồi , không biết ở Mỹ , ngài Obama có ra lệnh treo băng rôn " Mừng đảng , mừng xuân " không ?.

    Trả lờiXóa