Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Thấy gì qua chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình?

Tập Cận Bình phát biểu tại Quốc hội Việt Nam
* KA MI
Trong những ngày đầu tháng 11/2015, sự kiện Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình sang thăm chính thức Việt nam được truyền thông trong và ngoài nước hết sức chú ý. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh khi các chính sách ngoại giao Việt nam đang đứng trước các thách thức trong việc quan hệ với các cường quốc, cụ thể là với Mỹ và Trung quốc. Khi mà chỉ còn khoảng 3 tháng nữa Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII, một sự kiện chính trị hết sức quan trọng sẽ diễn ra tại Hà nội vào đầu năm 2016. Vì thế chuyến thăm này có một ý nghĩa hết sức quan trọng.
Vào khoảng hơn một năm trước đây (tháng 5/2014), sau sự kiện phía Trung quốc ngang nhiên đưa trái phép giàn khoan HD-981 vào vùng lãnh hải Việt nam thì quan hệ Việt nam - Trung quốc đã xấu đi nhanh chóng chưa từng thấy. Đó cũng là thời điểm phía Hoa kỳ đang ráo riết thực hiện chính sách chuyển trục sang Châu Á - Thái Bình Dương, điều đã gây cho phía Trung quốc không ít lo ngại nhất là khi Việt nam tỏ thái độ ủng hộ. Khi ấy hàng loạt động thái ngoại giao ráo riết giữa Washington và Hà nội đã khiến cho Bắc kinh không hài lòng và hết sức quan ngại, vì sự trái tính đó của Hà nội vào thời điểm ấy rất có thể sẽ ảnh huởng lâu dài tới việc khẳng định chủ quyền trên toàn bộ các đảo và bãi ngầm trong quần đảo Trường sa nói riêng và toàn bộ khu vực Biển Đông nói chung của Trung quốc. Đó là điều phía Trung quốc hoàn toàn không muốn. Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc hội đàm đầu tiên ngày ̀5/11, khi cho rằng hai nước cần đẩy mạnh việc duy trì tiếp xúc cấp cao, nhằm tăng cường tin cậy chính trị là bằng chứng cho thấy điều đó.
Do vậy cần phải nhìn nhận chuyến thăm Việt nam lần này của Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình sẽ chỉ nhằm mục đính chính để xoa dịu phía Việt nam, hòng níu kéo người đồng chí cùng ý thức hệ về danh nghĩa. Điều đó cho thấy, có lẽ phía Trung quốc không hoàn toàn nhằm mục đích chỉ đạo các vấn đề liên quan đến công tác nhân sự trong Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII của Đảng CSVN như trong tiền lệ, điều vẫn xảy ra trong các kỳ Đại hội Đảng lần trước. Bởi vì tình thế hiện nay, khi mà trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN hiện nay về vấn đề quan hệ Việt- Trung cũng đã thay đổi rõ rệt, với sự thắng thế cua phe chống Trung quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Việc đón tiếp ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm này của phía Việt nam với các nghi lễ ở mức cao nhất dành cho một nguyên thủ quốc gia, về tổng thể cho thấy đây là sự trọng thị cần phải có, là điều có thể chấp nhận được. Điều này một phần cũng xuất phát từ việc phía Việt nam cũng cảm thấy cần thiết phải hòa hiếu đối với anh bạn láng giềng "xấu tính" này, hơn nữa cũng để chứng tỏ truyền thống hiếu khách của người Việt nam.
Tuy vậy, nếu xem việc đón tiếp ông Tập Cận Bình một nguyên thủ quốc gia nắm cả 2 trọng trách là Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Đảng CSTQ trong ngày đầu tại sân bay, thì phía Việt nam bên cạnh sự có mặt của ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ̣(một người được cho là thân TQ) đại diện cho bên Đảng; thì ngược lại đại diện cho phía nhà nước là sự có mặt của ông Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao- con trai cả của ông Nguyễn Cơ Thạch cựu Bộ trưởng Ngoại giao, người đã từng bị phía Trung quốc yêu cầu ban lãnh đạo Việt nam gạt bỏ sau Hội nghị Thành đô năm 1990, điều đó cũng phần nào cho thấy sự cứng rắn mang tính "trêu tức" của phía Hà nôi. Đồng thời cũng không thể không nhắc tới việc để phía Trung quốc sử dụng một chiếc xe Mercedes dành cho nguyên thủ quốc gia mang biển số 0079 khiến cho người ta không thể nghĩ đến cuộc chiến tranh Biên giới Việt - Trung năm 1979 đã từng nổ ra vào thời điểm mối quan hệ Việt nam - Trung quốc ở mức xấu nhất chưa từng có.
Khác với nhiều dự đoán, sự đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với nhiều chỉ dấu cho thấy sự thân thiện hơn của một người vốn lâu nay được cho là có tư tưởng bài Hoa. Trong cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều ngày 5/11/2015, theo trang tin của Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã "… hoan nghênh đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam." Đồng thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng  "... đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng như những nhận thức chung quan trọng mà Tổng Bí thư hai Đảng đạt được trong cuộc hội đàm về phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước".
Cùng với sự đón tiếp mang tính hình thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng thì người ta khá ngạc nhiên với sự khá cứng rắn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi hội đàm với ông Tập Cận Bình.Theo đó ông Trương Tấn Sang đã công khai khẳng định  “... những năm gần đây, lòng tin về quan hệ hai Đảng, hai nước trong một bộ phận quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên đã bị suy giảm bởi những tranh chấp, bất đồng giữa hai nước về vấn đề trên biển cũng như việc một số thỏa thuận hợp tác giữa hai nước không được thực hiện đầy đủ."
Điều đó cho thấy, ban lãnh đạo Việt nam có một sự phối hợp tương đối nhịp nhàng, uyển chuyển và phù hợp trong việc đón tiếp ông Tập Cận Bình, theo lối trung hòa vừa nhu vừa cương.
Việc Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Việt nam là một động thái khá bất thường đã khiến cho nhiều người tỏ ra quan ngại. Vì trước đây không lâu, không chỉ truyền thông và một số nhân vật cao cấp khác của phía Trung quốc đã nhiều lần lớn tiếng cho rằng khu vực Nam sa là vùng biển thuộc chủ quyền của phía Trung quốc từ xưa đến nay. Mà ngay cả ông Tập Cận Bình cũng đã từng khẳng định điều đó trong chuyến thăm chính thức Mỹ vào cuối tháng 9/2015. Và việc nhà nước Việt nam cấm các nhà báo tham dự, mà chỉ để cho họ theo dõi hình ảnh qua máy thu hình (nhưng không cho nghe âm thanh) lời phát biểu của ông Tập Cận Bình chứng tỏ họ cũng hết sức bối rối. Tuy vậy việc Chủ tịch Trung quốc không đề cập tới vấn đề nhạy cảm này tai cơ quan Quốc hội Việt nam cũng cho thấy ông Tập đã tỏ ra biết điều và có lẽ phần nào cũng vì ông Tập cũng cảm nhận được sự giận dữ của người Việt nam sẽ gây ra những hậu quả xấu hơn vào lúc này, giữa lúc quan hệ Trung - Việt vốn đã xấu.
Tuy nhiên, trong phát biểu của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có nói đến việc "Cả hai dân tộc cần phải kiên định lòng tin, chung tay tiến lên, quyết không để thế lực nào cản trở sự hợp tác đó" được coi là “cây gậy”, việc này đồng thời với việc Trung quốc thò "củ cà rốt" viện trợ cho Việt nam một tỷ Nhân dân tệ phần nào cũng cho thấy phía Trung quốc sẽ không bao giờ có thể chấp nhận việc Việt nam có thể thoát khỏi vòng ảnh hưởng của họ. Nhất là trong hoàn cảnh kinh tế của Việt nam đang có các chỉ dấu cho thấy có những dấu hiệu bất bình thường, từ đó việc coi Trung quốc là một chiếc phao cứu sinh là điều hoàn toàn có thể.
Đây là điều hết sức đáng lo ngại.
Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình hoan nghênh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Trung Quốc vào thời điểm thích hợp với mục đích tăng cường gặp gỡ cấp cao, trao đổi chiến lược trong thời điểm trước Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Điều đó cho thấy phương án ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ ở lại để giữ chức vụ Tổng Bí thư sau Đại hội Đảng XII là điều chắc chắn và nếu như thế thì đây là phương án mà phía Trung quốc có thể chấp nhận được. Có lẽ đây là một trong những mục đích quan trọng trong chuyến thăm Việt nam của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Không thể không nhắc đến sự kiện phản đối chuyến thăm Việt nam của Chủ tịch nước Tập Cận Bình của các cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự trong thời gian qua. Việc làm này đã tỏ ra có hiệu quả và thu được các thành tích đáng khích lệ và là một việc làm hết sức cần thiết. Vì ít nhất nó cũng đại diện cho ý chí của một bộ phận lớn dân chúng khi nói không với Trung quốc, nhằm phản đối cách hành xử thô bạo của một nước lớn đối với một nước nhỏ bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế. Trên thực tế đây là điều chính quyền Việt nam cũng mong muốn, cho dù chỉ ở trong một chừng mực nhất định khi mà họ có thể quản lý được. Các cuộc biểu tình chống Tập Cận Bình ở Hà nội trong những ngày qua đã cho thấy điều đó. Sự đàn áp thô bạo của chính quyền Sài gòn đối với các cuộc biểu tình chống Tập Cận Bình cũng là điều dễ hiểu, điều đó hoàn toàn phù hợp với “truyền thống” vốn có lâu nay của lực lượng an ninh thành phố HCM. Đó là họ sẽ trấn áp thẳng tay đối với lực lượng đối lập khi có các hành động chống đối có tổ chức.
Qua chuyến thăm Việt nam của Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng CSTQ Tập Cận Bình đã cho thấy chính quyền Việt nam vẫn kiên trì duy trì chính sách ngoại giao "đu dây" - "3 không" với các cường quốc vốn đã là nguyên tắc bất di bất dịch như từ trước tới nay. Tuy vậy, các động thái ngoại giao cho thấy quan hệ Việt nam - Trung quốc sẽ được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn trên cơ sở ngoại giao "cứng rắn" hơn thay cho sự quỵ lụy và mềm yếu mang tính bợ đỡ như thường lệ.
Đã có không ít người tỏ ra lạc quan và cho rằng, sau chuyến thăm Việt nam này của ông Tập Cận Bình thì "một thời kỳ Bắc thuộc mới" (như lời cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã từng nói vào năm 1990) sẽ có thể chấm dứt. Vì người ta hy vọng rằng ban lãnh đạo mới của Việt nam dưới sự dẫn dắt của ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ duy trì mối quan hệ giữa Việt nam và Trung quốc sẽ hài hòa hơn dựa trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, lấy chủ quyền quốc gia làm cơ sở.
Việc duy trì mối quan hệ ngoại giao hài hòa giữa Việt nam và các quốc gia khác là điều cần thiết, nhất là trong bối cảnh quốc tế luôn tiềm ẩn các nguy cơ xung đột giữa các cường quốc. Việc Việt nam bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh trên Biển Đông vào lúc này là điều vô cùng bất lợi, và phía Trung quốc cũng nghĩ như vậy. Do đó việc giữ gìn mối quan hệ mang tính hòa hiếu với Trung quốc là điều hết sức cần thiết, để duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực. Bài học cú bắt tay dưới gậm bàn giữa Washington và Bắc kinh (vào năm 1972) để dẫn đến sự đổ vỡ của chính thể Việt nam Cộng hòa còn sờ sờ ra đó. Việc hy vọng vào sự chung thủy và nhất quán từ phía Mỹ có lẽ vẫn là một điều không tưởng. Chắc chắn, việc Việt nam phải tự đứng trên đôi chân của mình trên cơ sở sự ủng hộ mang tính quân bình từ các phía sẽ là sự lựa chọn luôn luôn đúng đắn và cần thiết.
Ngày 06/11/2015
© Kami/(Blog RFA)/TTHN
-------------

19 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 02:10 8 tháng 11, 2015

    Bài viết hay và nhận xét khá chính xác về thái độ ngoại giao "cứng rắn" có mức độ trước tình hình chính trị phức tạp hiện nay và do vậy phía Việt Nam vẫn đủ thời gian để quyết định từng vụ việc khi Trung Quốc tỏ ra LẬT LỌNG TRÁO TRỞ đối với Việt Nam.

    Có lẽ tác giả đã cố tình lờ đi sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter xuất hiện trên Tầu sân bay USS Roosevelt trên Biển Đông và Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani thăm Quân Cảng Cam Ranh và thăm chính thức Hà Nội ( cùng lúc với Tập Cận Bình đang ở Việt Nam ) để thỏa thuận với Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh việc sử dụng Quân Cảng quốc tế Cam Ranh vào các mục đích phòng thủ và Bảo vệ Biển Đông.
    Chắc hẳn động thái nhịp nhàng này đã được bàn tính trước nên mới có "sự phối hợp diễn xuất" hay như thế?

    Trả lờiXóa
  2. Vâng , đúng như vậy , VN phải độc lập tự chủ trên đôi chân của mình và tin vào Mỹ là điều không tưởng ? nhưng hiện tại Mỹ là nước duy nhất đá một cú vào đít thằng Tàu ở Biển Đông và VN là người hân hoan nhất trong vụ này vì Trường Sa là của VN ! Trong lịch sử quan hệ Việt - Mỹ 1 lần đánh mất niềm tin , trong quan hệ Việt - Trung thì có bao nhiêu lần ??? khó mà đếm được số lần nuốt lời hứa của thằng có GEN trở mặt ! Như vậy tỉ số mất niềm tin của Mỹ là 1 còn TC là N lần . Vẫn phải có ai đó để VN gửi niềm tin , do đó tin vào Mỹ thì xác suất niềm tin cao gấp nhiều lần TC , ở đây không có niềm tin 100% nên ta phài có niềm tin chiến thuật chứ không thể " niềm tin chiến lược " ! Ví như anh giữ đúng lời hứa thì tôi tiếp tục tin anh , bằng không thì CHÀO ! Đi chỗ kác chơi ! Như vậy riêng bản thân ta cũng phải nghiêm túc để mọi người tin chứ không có kiểu chuyển chỗ như khỉ đu dây nhưng lại đòi NIỀM TIN tuyệt đối .

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn Kami đã nhận xét khá tinh tế khi nhắc đến thái độ "lịch sự" nhưng "cứng rắn" có mức độ của chính quyền cộng sản Hà Nội trong cuộc đón tiếp TCB lần này, trong đó có nhắc tới bài học cay đắng của "cú bắt tay dưới gầm bàn" của Washington và Bắc Kinh năm 1972 đã dẫn đến hậu quả hôm nay mà cả người Mỹ và người Việt Nam đều phải thấm thía

    Vừa qua cộng đồng Người Việt ở Hải ngoại có dư luận cho rằng Koa Kỳ đã bỏ rơi Việt Nam và những người có xu thế thân Mỹ ở Việt Nam đã quay sang thân thiện với TQ?

    Điều đó không đúng.
    Phải công nhận rằng Obama quyết định không sang Việt Nam cùng dịp với Tập Cận Bình lần này là vô cùng đúng đắn. Đó là một cách ứng xử có Văn hóa mà họ Tập thô bạo, giả dối và "lá mặt lá trái" không sao theo kịp được
    Qua đó cho thấy Obama không "buông" Hà Nội, không những thế, Obama đang "hợp tác" với Hà Nội rất nhịp nhàng.
    Với sự bắt tay vào cuộc chính thức của Nhật Bản, một đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ ở Châu Á hiện nay, cũng là "đồng minh không hôn thú" với Đại Việt 800 năm trước, Hoa Kỳ đã và đang có mặt ở khắp nơi trên Biển Đông, mà không phải vội vàng chạy đua với CSTQ sắp đến ngày tan rã.

    Còn nhân dân Việt Nam?
    85 năm bị ĐCS lừa dối đã đủ rồi.
    Nhân dân VN đã đủ sự giác ngộ và sức mạnh để chọn đường đi cho mình.
    Bởi vậy những ngày sắp tới, bất cứ ai sẽ nắm chức chủ chốt trong chính quyền Cộng sản cũng phải hiểu đó chỉ là giải pháp tình thế.
    Đảng Cộng sản VN đang suy thoái và nhất định sẽ phải giải tán. Vì thế, không thể vì lý do gì đất nước VN lại bị dẫn dắt vào cob đường "Xây dựng CNXH dưới sự lãnh đạo của ĐCS quang vinh" nữa.

    Trả lờiXóa
  4. Thấy gì ? Một chế độ XHCN VN trên con đường đi xuống và tan rã . Một chế độ CS Trung Quốc sắp cáo chung .

    Tại sao ông Tập phải đến VN vào thời điểm này ? Khi biết rằng chỉ làm khó cho nhau ? Khiến cho ĐCSVN khó ăn khó nói với Đảng viên và nhân dân Việt . Thà rằng ông Tập không tới có phải tốt hơn không !

    Nhưng ông Tập đã đến , tiếp đón ông không thể thiếu 21 phát súng lễ tân vang rền , khi TQ ngang nhiên cướp Biển Đông chính là một điều Quốc nhục , Đảng nhục . Đã đến , ông lại muốn được phát biểu trước Quốc hội chẳng khác chi xem thường csis hội trường Diên Hồng mang tinh thần truyền thống chống giặc phương bắc để bảo vệ đất nước . Khiến cho Đảng phải ngăn chận phóng viên tham dự . Điều này cho thấy ông Tập đến VN đã làm khổ cho Đảng , chẳng khác chi ăn không được thì đạp đổ , ĐCSVN không nghe lời TQ thì đây chính là bài học khởi đầu ....!

    Một chủ tịch nước TQ đang ở thế hạng nhì thế giới nhưng lời nói bất nhất thay đổi trước sau một ngày . Ngày 6/11 tuyên bố Hợp tác , Đại cục ....vv .., hôm sau ngày 7/11 đã lớn tiếng xác định các đảo đang tranh chấp là của TQ từ xa xưa . Rõ ràng ông Tập muốn chơi cho ĐCSVN một vố đau thêm sau khi chính thức mời Thủ tướng Dũng sang TQ .

    Hình như ông Tập đến VN khoong vì sự lựa chọn nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ 12 , ông đến để cắt cái đuôi của họ Giang còn sót lại ở VN là chính xác nhất . Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc , chính vì vậy mà hai chiếc bóng Phùng quang Thanh và Nguyễn chí Vịnh đã trở nên mờ nhạt .

    Cái thấy rõ ràng nhất là sự lục đục giữa hai đảng cs anh em còn sót lại , muốn tiếp tục con đường cùng nhau lãnh đạo phải đổi mới , đa đảng , tôn trọng dân chủ , hợp tác với khối tư bản giàu mạnh . Thấy được cái bụng Tập và sự nhắc nhở của Tập với Đảng csvn nên tự diễn biến hoà bình dưới hình thái giả dạng chính nhân ?!?!?!,,,,,!

    Thức tỉnh .



    Trả lờiXóa
  5. Đảng cộng sản TQ sắp tan rã.
    Tập Cận Bình lo sợ TQ của hắn vô phương cứu chữa nên hắn sang VN tìm một chút "Đồng bọn" để hà hơi tiếp sức cho nhau.
    Hăn cố là ra oai phong lẫm liệt nhưng hắn đang rất lo sợ.
    Ngày hắn bị trừng phạt đến nơi rồi

    Trả lờiXóa
  6. Trương Minh Tịnhlúc 09:59 8 tháng 11, 2015

    Tôi vẫn thích lối phân tích lý luận của Kami.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Than ôi 16 chữ vàng
      Than ôi 4 tốt phũ phàng thế ru?
      Ai sinh ra cái đèn cù
      Để cho nó chạy tít mù vòng quanh?

      Xóa
    2. Tôi cũng như Trương Minh Tịnh , nhưng tay này , qua những bài viết của hắn , tôi thấy có cái gì đó rất tinh vi mà hắn cài căm trong các bài báo của hắn !

      Xóa
  7. Thòng lọng !
    Bác Kami rât tinh nhanh và nhìn sâu. Tuy nhiên, nên sửa lại tiêu đề bài viết là "Thấy gì qua chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư Đảng CS Trung Quốc Tập Cận Bình?"
    Nhớ lại lịch sử về thời gian và sự kiện, nhận thấy chuyến thăm của họ Tập có thêm mấy ý sau:
    Thứ nhất: Ra đón Tập Cận Bình tại sân bay Nội Bài là Đinh Thế Huynh (ủy viên BCT, ủy viên BBT, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương) chính là thay mặt Đảng CS Việt Nam; còn Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh là phụ cho cân bằng ngoại giao.
    Như vậy từ sau tháng 2/1979 đến nay, đây là lần thứ hai (lần trước là Hội nghị Thành Đô tháng 9/1990) Đảng CS Việt Nam lấn át Nhà nước Việt Nam đi đầu trong quan hệ với giặc Tàu Hán xưa và Tàu Cộng nay đẩy dân tộc Việt lệ thuộc vào âm mưu Đại hán xâm lươc, bành trướng và bá quyền.
    Lần này (Hà Nội tháng 11/2015) có khác trước (Thành Đô tháng 9/1990) là có hiện diện của Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. Đảng CS Việt Nam không còn toàn quyền và tuyệt đối đi đêm quan hệ với Giặc Tàu như năm 1990, tự quyết định quan hệ song phương với Tàu Cộng, những kẻ đướng đầu các triều Đại Trung Hoa đã liên tục âm mưu xâm chiếm, gậm nhấm đất đai, xua quân xâm lược; đặc biệt thời đại Tàu Cộng tham vọng hơn Tàu Hán xưa, gây ra chiến tranh biên giới tháng 2/1979, đánh chiếm đào Hoàng Sa năm 1974, Gạc Ma Trường Sa 1988, chiếm các bãi đá chìm Trường Sa xây thành căn cứ quân sự năm 2015.
    Thứ hai: Đón tiếp như nguyên thủ quốc gia tại Sân trụ sở Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam (Tây Hùng Vương), sau lễ nghĩ thì cả khách và chủ đi bộ ra khỏi công Chủ tịch nước, băng qua đường Hùng Vương sang Hội trường Trụ sở Trung ương Đảng CS Việt Nam (Đông Hùng Vương) thể là lộ nguyên hình đây là quan hệ ý thức hệ cộng sản (giả cầy) giữa Tổng bí thư Đảng CS Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
    THứ ba: Với quan hệ này: "Nặng ý thứ hệ và giai cấp", "Nhẹ dân tộc và đạo lý làm Người". Đảng CS Việt Nam sẽ định hướng cho toàn thể đảng viên lệ thuộc vào Tàu Cộng. Với những tuyên bố và văn kiện được ký kết giữa Đảng CS Việt Nam và Đảng CS Trung Quốc nhân dân nhận rõ sự ràng buộc, cột chặt hơn dân tộc Việt Nam vào "Thời ký Bắc thuộc mới" như Cố Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã cảnh báo tháng 9/1990.
    Thòng Lọng đang thít chặt chỉ vì "ngu trung"!
    Các bác cứ ngẫm xem, thời gian sẽ rõ!

    Trả lờiXóa
  8. Phân tích của kami tương đối sâu sắc về mục đích và phong cách chuyến thăm VN của T.C.Bình. Nhưng tôi không tin T.C .Bình có thiện chí với VN. Với tâm thế kẻ cậy sức mạnh hơn người hòng đè bẹp ý chí bất khuất của dân tộc VN. Dù lời nói đường mật " hữu nghị nghị, đại cục.." nhưng chỉ là bề ngoài nhằm xoa dịu sự căng thẳng Việt - Trung hiện nay. Phát biểu của T.C.Bình tại Singapo ngày 7/11 đã chứng tỏ sự lật lọng và ngạo mạn đó. Trong tình thế VN bị T.Q áp đặt, đe dọa , nếu vẫn xài chính sách " đu dây" là chuốc hậu quả tai hại khó lường. Chiến lược và là nguyên tắc của VN không liên minh với nước này để chống nước khác là đúng đắn. Nhưng hiện nay T.Q xâm chiếm đóng lãnh hải (HS, TS) của VN là phi pháp, phi nghĩa. Thì VN có quyền liên minh với nước khác có chung lợi ích và mục đích , trong khuôn khổ Luật pháp Quốc tế là hoàn toàn hợp tình, hợp lý, hợp pháp. Liên minh đó mang tính chiến thuật, dù với Phiippin, Mỹ, Nhật, Ấn độ, Úc hay bất cứ nước nào . Trong thế chiến II, Mỹ đã liên minh với các nước Đồng minh ( Liên xô, T.Q..đánh trục phát xít Đức,Ý, Nhật) . Trong chiến tranh VN , Mỹ cũng đã từng bắt tay với T.Q , bán đứng VNCH vì mục đích của họ. Nhưng không phải thế Mỹ "nhớ lâu, thù dai" với Nhật, Đức,Ý hoặc hữu hảo với T.Q. Biển Đông (trong đó có HS, TS của VN), đều gắn bó với lợi ích hàng hải lâu dài của thế giới, trong đó có Mỹ, Nhật, Úc, Ấn .. Liên minh với những nước đó , VN có thêm sức mạnh đối trọng T.Q và có thể buộc T. Q phải chấp hành Luật biển 1982 và các văn bản quốc tế khác có lợi cho VN. Kế liên minh, liên hoàn các nước khác chống T.Q , để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của VN sẽ có giá trị thực tiễn rất cao.

    Trả lờiXóa
  9. Năm 1971, khi tôi học trường Luật Sài Gòn, gs Châu Tiên Khương có nói đại ý : Mỹ mang quân đến Việt Nam không tìm kiếm một chiến thắng quân sự ; Mỹ đến Việt nam chỉ để giới thiệu người Mỹ, nước Mỹ, lối sống Mỹ ; sau đó ... người Việt nam sẽ học tập Mỹ, thân Mỹ, theo Mỹ.
    45 năm sau Mỹ thua trận nhưng hình như cả nước Việt Nam hướng về Mỹ.

    Nói Mỹ bỏ rơi VNCH có lẽ là đúng, nhưng rút khỏi chiến tranh Việt Nam nằm trong chiến lược chống cộng sản toàn cầu của Mỹ.

    Trả lờiXóa
  10. trích:"..Chắc chắn,việc Việt Nam phải tự đứng trên đoi chân của mình trên cơ sở sự ủng hộ mang tính quân bình từ các phía sẽ là sự lựa chọn luôn luôn đứng đắn và cần thiết ." Ô.Kami chớ diễn trò tác nươc theo mưa nữa ?Hệ quả của chủ trương 3 không đó đã :mất dần lãnh thổ Lão sơn,Bản dốc,ải nam quan,vịnh Băc bộ,Hoang sa,và trường sa ...vv.? Kinh tế ,Chính trị,xã hội,và văn hóa vv.. càng ngày càng lệ thuộc và tuc hậu hàng 100 năm so với các nươc trong khu vực.

    Trả lờiXóa
  11. Bài viết nào của Kami cũng lồng một thông điệp rất kín đáo ở cuối bài.
    Lần trước là lăng xê 3x,lần này là "không liên kết" với Mỹ.
    Xin hỏi Kami,Nhật,Đài,Hàn chẳng những liên kết với Mỹ mà còn là đồng minh của Mỹ thì sao?
    Nếu liên kết với Mỹ mà được như một phần của các nước đó thì đã qua hạnh phúc cho đất nước này rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kami viết kiểu phát biểu của DTQuốc. Nghĩa là bạn coi như mất trắng thời gian để đọc/nghe họ. Linh ta linh tinh!

      Xóa
  12. CẢ HỘI TRƯỜNG IM PHĂNG PHẮC , KHÔNG AI NGỦ GẬT , CHĂM CHÚ LẮNG NGHE NHƯ NUỐT LẤY TỪNG LỜI

    Trả lờiXóa
  13. chúng nó ăn lương TQ Tra

    Trả lờiXóa
  14. Bài viết nào của Kami cũng lồng một thông điệp rất kín đáo ở cuối bài. Kg đọc nửa

    Trả lờiXóa