Công nhân tại một nhà máy của Đài Loan ở Trung Quốc. |
Thành phố Đông Quản được mệnh danh là “Công xưởng thế
giới”, đã từng là thiên đường của các công ty Đài Loan. Trong giai đoạn cao
điểm nhất, tại Đông Quản có đến hơn 6.000 công ty Đài Loan đầu tư tại đây. Tuy
nhiên, hiện nay đã giảm xuống chỉ còn hơn 4.000 công ty. Kéo theo đó là đội ngũ
5 triệu lao động ngoại tỉnh bị thất nghiệp.
Tập đoàn Pou Chen chuyển sang Đông Nam Á, Foxconn xây
dựng nhà máy tại Ấn Độ, Yannbang trở về Đài Loan, các công ty đầu tư của Đài
Loan đều đua nhau rút khỏi Trung Quốc
Tin đồn mấy ngày qua về việc công ty Yannbang rút vốn về Đài Loan, nay đã được xác thực. Thông tin công khai cho thấy, Yannbang đã
bắt đầu rút vốn khỏi Trung Quốc. Cho đến nay, Tập đoàn Pou Chen đã chuyển sang
Đông Nam Á, Foxconn xây dựng nhà máy tại Ấn Độ, Yannbang trở về Đài Loan, trong
khoảng thời gian ngắn các công ty đầu tư Đài Loan đều lần lượt rời khỏi Đông
Quản.
Các xưởng sản xuất giày tại Đông Quản cũng không phải
là ngoại lệ. Theo Hội trưởng Hiệp hội các doanh nghiệp Đài Loan tại Quảng Châu,
ông Ngô Chấn Xương cho biết, các công ty sản xuất giày Đài Loan về cơ bản đều
đã chuyển hướng sang đầu tư tại Đông Nam Á. Trong đó, công ty Yueyuen thuộc tập
đoàn Pou Chen, vào thời kỳ cao điểm có đến 100 nghìn nhân công. Chỉ riêng năm
2012 công ty này đã bỏ đi 51 dây truyền sản xuất giày, hiện nay họ đã cắt giảm
mấy chục ngàn nhân công.
Xí nghiệp giày ở Đông Quản đói kém, một đôi giày chỉ
kiếm lời 20 cent.
Đông Quản đã từng là thiên đường đầu tư của các doanh
nghiệp Đài Loan. Theo lời Chủ tịch thành phố Đông Quản: “Doanh nghiệp Đài
Loan tốt thì Đông Quản mới tốt; Đông Quản tốt thì doanh nghiệp Đài Loan mới có
thể tốt.” Trước đây khi giá thành nhà xưởng và nhân công tại Đài Loan tăng
giá, nhân công thiếu hụt nghiêm trọng, khi đó Đông Quản là nơi lý tưởng nhất để
đầu tư. Nhưng hiện nay đã có hơn 2.000 doanh nghiệp Đài Loan dần dần rút lui.
Các doanh nghiệp Đài Loan liên tục bị lỗ vốn, trong
vòng 2 năm qua họ đã rút vốn khỏi Trung Quốc 50 tỷ Đài tệ: Không rút lui sẽ đối
diện với phá sản
Từ trước đến nay, lợi nhuận của các doanh nghiệp Đài
Loan đều chủ yếu dựa vào dự án đầu tư tại Trung quốc, vậy tại sao lại xuất hiện
sự thay đổi này? Theo thống kê cho thấy, trong những công ty lớn trên thị trường
Đài Loan, thì có đến hơn 5% dự án đầu tư vào Trung Quốc đang không có lợi nhuận
hoặc lỗ vốn. Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì con số đó là 7%. Cũng
vì lý do đó, bắt đầu từ năm 2013, các công ty Đài Loan đều lần lượt rời khỏi
Trung Quốc. Theo thống kê của chính quyền Đài Loan, trong vòng 2 năm qua họ đã
rút vốn khỏi Trung Quốc 50 tỷ Đài tệ (hơn 34 nghìn tỷ đồng).
Bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, năm 2009, 40%
các doanh nghiệp nghành chế tạo đã ra đi. Trong vòng 1 năm đã khiến 1,5 triệu
lao động thất nghiệp, 1.600 doanh nghiệp Đài Loan và 2.000 doanh nghiệp Hồng
Kông rời khỏi Đông Quản. Trong vòng 6 năm qua, việc rút vốn đầu tư của các
doanh nghiệp vẫn chưa từng ngừng nghỉ. Từ năm 2009 đến năm 2015, theo thống kê
của Hiệp hội doanh nghiệp Quảng Đông, thì có hơn 4.000 doanh nghiệp phải đóng
cửa, trong đó có không ít doanh nghiệp Đài Loan bị phá sản.
Tháng 12/2014, công ty Wintek, lớn thứ 2 của Đài Loan về
sản xuất màn hình cảm ứng, có nhà máy sản xuất tại Wanshida và Liansheng thuộc
Đông Quản đều phải đóng cửa. Còn thời kỳ huy hoàng nhất của xưởng sản xuất của
Wintek tại Lianjian thuộc tỉnh Giang Tô có tới hơn 20 nghìn nhân công. Năm
2014, do tình hình kinh doanh ngày càng tồi tệ, trước khi đóng cửa họ chỉ còn
3.000 nhân công.
Hiện tượng này chỉ là một góc của tảng băng chìm. “Nếu không rút lui sẽ đối diện với phá sản”,
đây là tình cảnh của vô số xí nghiệp đến từ Đài Loan.
Thành phố 13 triệu dân giảm mạnh xuống còn 8 triệu
dân, gần 5 triệu lao động đã rời khỏi Đông Quản
Cựu chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan tại Đông
Quản, ông Trương Hán Văn cho biết: “Năm nay tuyển nhân công tương đối dễ,
vì công xưởng cũng không còn nhiều. Trước đây chỉ cần biết bạn có nhà máy tại
Đông Quản, người ra liền giơ ngón tay cái lên và nói, ‘Bạn thật giỏi, chắc là
kiếm được nhiều tiền lắm nhỉ?’ Nhưng hiện nay nếu họ biết bạn ở Đông Quản, họ
sẽ nói, ‘Công ty bạn vẫn chưa chết à?'”
Từ sự sụt giảm dân số của thành phố Đông Quản, có thể
nhìn thấy đó là hậu quả của việc rút lui của các công ty Đài Loan. Trước đây,
dân số Đông Quản vào khoảng 13 triệu dân, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 8 triệu
dân. Theo các công ty Đài Loan, số nhân khẩu giảm hụt chủ yếu đến từ những cư
dân ở ngoại tỉnh.
Tại
sao các nhà đầu tư Đài Loan đều lần lượt rời khỏi Trung Quốc? 5 lý do khiến họ
không thể không rời đi:
1. Tiền thuê nhân công tại Trung Quốc thấp, nhưng nhân
lực có tay nghề không cao. Cho dù tiền lương có tăng cao, nhưng sức sản xuất
vẫn thấp. Nhân viên tạm thời thường bị động trong công việc, rất ít khi chủ
động sáng tạo vì lợi ích chung của công ty, hoặc bảo vệ công ty khỏi bị tổn
thất.
2. Vốn đầu tư nhiều, thu thuế cao, tiền thuê nhà xưởng
cao, phí an sinh xã hội cao, …, khiến giá thành sản xuất tăng cao.
3. Sự phong tỏa Internet khiến cho tốc độ mạng quá
chậm, có rất nhiều trang mạng giá trị đều không thể mở được, khiến cho hiệu
suất công việc giảm đi đáng kể.
4. Quyền sở hữu trí tuệ không hoàn toàn được bảo hộ,
họ phải chia sẻ thị phần với những sản phẩm giả mạo, khiến cho giá trị sản phẩm
và dịch vụ giảm. Thậm chí còn có nhân viên mang những tài liệu và mô hình kỹ
thuật đi ra ngoài mở công ty mới, điều này khiến cho tình hình càng trở nên tồi
tệ hơn.
5. Tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, chất
lượng không khí, nước, thực phẩm ngày một đi xuống.
(Theo Secretchina - Thiên Minh biên dịch)/Daikynguyen
--------------
Đại lục Trung Quốc thì có xu hướng tách ra, nhưng ĐCSTQ thì muốn "Nhập" Đài Loan vào đại lục.
Trả lờiXóaĐó là mâu thuẫn cơ bản không bao giờ họ gặp nhau.
Tôi làm nghề sửa computer, thấy các công ty đã rút khỏi TQ, đầu tư vào Malaysia, Indonesia...
Trả lờiXóaTG giờ mới dần tỉnh ngộ nhận ra mặt thật của cs, VN rồi cũng vậy.
Trả lờiXóaNgày xưa chính Mỹ đã đưa Tàu lên , giàu có , rồi Tàu đã ló mòi gây đại hoạ nên bây giờ Mỹ “ mời “ Tàu xuống . Trong quý 3 của năm này 2015 mà tiền của TQ bị chảy ra ngoài tới 500 tỉ USD , đúng là lớn thuyền , lớn sóng .
Trả lờiXóaHiện tại từ từ những hãng xưởng tư bản đang dọn ra khõi TQ , kinh tế TQ cứ tà tà đi xuống mãi .
CSVN đang dựa vào bức tường mục nát .
Mỹ lôi kéo VN , nhưng nếu VN cứ chơi trò lường gạt , xõ lá Mỹ hoài thì có lúc cuối cùng Mỹ cũng mòn mõi bỏ rơi . Chính quyền CS VN cứ mãi đàn áp dân chủ , đàn áp tôn giáo , đi ngược lại những cam kết với LHQ thì nếu Mỹ cấm vận , CSVN sẽ rơi từ nhà cao tầng rớt xuống đất . Chết luôn , theo Mao xuống tới 9 tầng ở phía dưới luôn .