Lần theo một bát sứ men ngọc thời Lý - chuyện “hữu
duyên” khó tin nhưng có thật
Cách đây trên 38 năm, đang lang thang dạo
phố dưới mưa cuối mùa ở trung tâm thị xã Vĩnh Long, tôi chợt ghé qua một cửa
hàng chuyên kinh doanh đồ cổ, tránh những cơn gió qua nhanh thì phát hiện ở góc
nhà một chiếc chén xấu xí và đen đúa mà sau này tôi ví von gọi là bát “mèo ăn”
vì trông chắng khác gì bát cơm trộn nuôi mèo trong nhà!
Ông chủ tiệm hình như cũng chẳng quan tâm,
để mặc tôi đi lui tới thoải mái, trả lời nhát gừng “hai trăm nghìn” khi được
hỏi giá rồi nhìn tôi nghi ngờ, có vẻ thắc mắc”ông mua cái nầy để làm gì” chăng. Mặc, trả thử 150 nghìn
đồng xem có được không thì không nói năng, Ông lấy tờ báo cũ gói lại đưa cho khách
như bất cần!
Không biết mình có trả “hớ” không, cầm chén
“mèo ăn” mà vẫn tiếc thế nào ấy! “Ôi của mua là của được” tôi tự an ủi rồi
quanh co tìm đường về khách sạn, đánh một giấc ngon lành sau khi được “ấm bụng”
vì tô hủ tiếu kế bên. Không thắc mắc làm chi.
>> Theo ‘dấu vết’ của ‘con đường tơ lụa’ trên biển
>> Theo ‘dấu vết’ của ‘con đường tơ lụa’ trên biển
Về nhà, soạn mớ đồ dùng mới chợt nhớ là
mình đã mua cái bát xấu xí như hình ảnh trên đây, vào nhà bếp rửa sạch bụi bặm
thì than ôi…những đường vân óng ánh men xanh ngọc chảy dài rất đẹp chen lẫn
những đám mây ám họa tinh xảo hiện lên rất rõ…đưa tôi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác!
Cuộc hành trình tìm hiểu căn nguyên, nguồn gốc và lí do ra đời của chiếc bát
“mèo ăn” bắt đầu và đăng đẵng…kéo dài cho đến ngày nay!
Năm tháng cứ trôi đi, công chuyện làm ăn
quấn quít việc này việc kia, chuyện tìm hiểu về
”mèo ăn” đứng yên, mấy mươi năm rồi vẫn chưa có một lời giải thỏa đáng. Mấy lần dọn nhà, đám đồ cổ vẫn theo tôi lang thang tuy rằng bị nứt nẻ, hư hao khá nhiều...nhưng may thay, cái bát “mèo ăn” vẫn còn y nguyên, âu là cái duyên “tương ngộ” với anh “mèo ăn” không ngờ dài lâu đến thế, cũng mừng!
”mèo ăn” đứng yên, mấy mươi năm rồi vẫn chưa có một lời giải thỏa đáng. Mấy lần dọn nhà, đám đồ cổ vẫn theo tôi lang thang tuy rằng bị nứt nẻ, hư hao khá nhiều...nhưng may thay, cái bát “mèo ăn” vẫn còn y nguyên, âu là cái duyên “tương ngộ” với anh “mèo ăn” không ngờ dài lâu đến thế, cũng mừng!
Ở VN, vào sáng mồng hai Tết mỗi năm, gặp gỡ
bạn bè đầu xuân, tôi thường đem “mèo ăn” ra chuốc rượu uống chung xem như chúc
mừng lẫn nhau, hân hạnh được “làm vua” vì xem đó là rượu của nhà vua ban
cho, chống được độc tố** và điều đó đã
trở thành “truyền thống” giữ “mèo ăn” ở bên tôi đã mấy chục năm qua.
Vậy cái bát này như tiêu đề bài viết”Có
phải là cái bát đời Lý không, hay một loại hàng giả, phỏng theo?”, có một người
bạn đã giải thích: “…Gốm men ngọc thời Lý Trần được làm từ đất sét trắng, và có
thể có pha thêm một tỷ lệ nhất định caolin, đất được sàng lọc kỹ càng, tạo hình
bằng bàn xoay nên thành gốm tương đối mỏng đều đặn, hình dáng tròn trặn cân
đối, được nung với nhiệt độ cao, xương gốm đã chớm cháy, cứng, gõ vào tiếng kêu
thanh. Đặc trưng cơ bản cũng như giá trị của loại gốm này là ở màu men ngọc.
Về nguyên lý, men ngọc thường lấy từ ôxit
nguyên dạng tự nhiên lẫn trong đất đá, từ gốc silicat cộng với kiềm, thêm các
tạp chất có hàm lượng ôxit sắt cao. Màu men ngọc chủ yếu là do ôxit sắt (FeO)
tự nhiên tạo ra. Do vậy nguyên liệu chính làm ra men ngọc là các loaị đất đá có
chứa ôxit côban, ôxit crôm. Do thành phần các loại ôxit trên trong đất đá cùng
kiến trúc lò nung và vị trí sắp xếp sản phẩm trong lò mà sản phẩm có màu ngọc
với những sắc độ khác nhau như ngọc xanh lá cây, ngọc xanh rêu, ngọc ngã màu
nâu nhạt hoặc phớt vàng, v.v.
Men của gốm men ngọc Việt Nam thời Lý Trần là men đất và men gio, do đó độ trong và độ tinh khiết không được cao như gốm men ngọc Trung Quốc. Tuy vậy, men ngọc thời Lý Trần đều có độ thủy tinh hóa cao, nên men tương đối trong và độ bóng khá cao, nên gốm men ngọc thời này sờ mát tay, nhìn dịu mắt, cho ta cảm giác ngọc thạch.
Men của gốm men ngọc Việt Nam thời Lý Trần là men đất và men gio, do đó độ trong và độ tinh khiết không được cao như gốm men ngọc Trung Quốc. Tuy vậy, men ngọc thời Lý Trần đều có độ thủy tinh hóa cao, nên men tương đối trong và độ bóng khá cao, nên gốm men ngọc thời này sờ mát tay, nhìn dịu mắt, cho ta cảm giác ngọc thạch.
Màu ngọc thạch trong, bóng, dịu mát lại
được phủ tương đối dày lên xương gốm đã được chạm khắc với độ sâu nông khác
nhau làm cho hoa văn có chiều sâu, ẩn hiện lung linh.
Gốm men ngọc thời Lý Trần chủ yếu trang trí
bằng phương pháp khắc chìm khi phôi gốm đã được hong phơi gần khô. Phần lớn hoa
văn được khắc vẽ chìm mặt ngoài sản phẩm, nhưng đối với một số sản phẩm có
miệng rộng như bát đĩa thường được khắc vẽ cả mặt trong lẫn ngoài. Các hoa văn
ở đây không được khắc chạm tỉa tót tỷ mẫn, mà là khắc theo lối vẽ phóng bút,
nên nét khắc có chỗ nông chỗ sâu, nét to nét nhỏ giống như nét vẽ có chỗ đậm
chỗ nhạt, nét to nét bé. Chính nhờ các nét khắc vẽ phóng đó nên sau khi tráng
men hoa văn có độ đậm nhạt khác nhau tạo nên cảm giác lung linh sinh động hơn.
Ngườì thợ gốm lúc bấy giờ với trình độ kỹ thuật cao và bằng cảm hứng nghệ thuật
phong phú của mình đã phóng tay thể hiện những hoa lá cây trái thường gặp trong
thiên nhiên một cách sinh động, rất có hồn.
Không những thế, nét khắc vẽ trên gốm men
ngọc thường một bên sâu một bên nông, một đầu to một đầu bé hoặc giữa to hai
đầu bé, làm cho hoa văn lúc ẩn lúc hiện dưới lớp men ngọc trong bóng càng trở
nên linh hoạt sống động.
Hoa văn trên gốm men ngọc gặp thường gặp
nhất là hình ảnh hoa lá sen và hoa cúc dây. Đối với hoa văn sen không những
xuất hiện nhiều mà cách thể hiện cũng rất khác nhau. Có khi chỉ là vài cánh
sen, có khi là cả một bông sen, có khi chỉ là hoa sen hoặc lá sen, có khi gồm
cả hoa lá trong một đồ án, có khi hoa lá được thể hiện rất hiện thực, có khi
hoa lá được thể hiện một cách tượng trưng cách điệu. Nếu như hình ảnh hoa lá
sen bắt gặp trong nhiều loại sản phẩm khác nhau từ, bát, đĩa, ấm, âu, liễn, thì
hình ảnh hoa cúc chủ yếu trang trí trong lòng loại bát sâu lòng với các đồ án
hoa cúc dây chằng chịt khắp lòng bát. Gốm men ngọc không những đẹp ở sự hài hòa
giữa màu sắc long lanh của men ngọc với sự mềm mại uyển chuyển của những đường
nét hoa văn khắc vẽ chìm, mà còn đa dạng và độc đáo về các loại hình và kiển
dáng sản phẩm. Gốm men ngọc thời Lý Trần thường gặp là những thứ phục vụ cho
việc ăn uống thường ngày như bát, đĩa, ấm, âu, liễn. Ngoài ra cũng có một số
dùng trong việc thờ cúng, trưng bày có tính chất nghệ thuật. Nhìn chung gốm men
ngọc thời Lý có kích thước tương đối nhỏ, tuy vậy, gần đây chúng tôi cũng bắt
gặp một vài bát đĩa khá lớn, đường kính tới khoảng 30cm.
Giá trị của gốm men ngọc, không những được
thể hiện trên lớp men trong bóng như cẩm thạch và những đồ án hoa văn hoa lá
sen, hoa cúc dây, khi cách điệu khi hiện thực còn được thể hiện trên kiểu dáng
của sản phẩm (1).
Và rằng:
Có
ba loại men gốm tiêu biểu thời Lý – Trần. Đó là gốm men ngọc, gốm hoa nâu, gốm
hoa lam)
Gốm men ngọc (celadon): Khi đã có xương gốm
tốt, người ta phủ ngoài một lớp men dày màu xanh mát, trong bóng như thuỷ tinh,
do đó mới gọi là gốm men ngọc. Đồ gốm men ngọc ở ta rất giá trị, được trong và
ngoài nước ưa chuộng. Người ta thường sánh gốm men ngọc của ta với đồ gốm Long
Tuyền thời Tống của Trung Quốc.
Gốm men ngọc thời Lý thường tạo xương gốm mỏng, thanh. Tới thời Trần, thì phần xương gốm chắc, dầy hơn. Hoa văn trang trí trên gốm, đa phần là hình tượng hoa sen cách điệu. Ngoài ra còn một số đề tài khác, như trang trí hoa thảo và các hoa dây chạy quanh bình gốm. Có ba hình thức trang trí trên đồ gốm: hoa khắc, hoa in và hoa đắp. Hoa in chìm hoặc đắp nổi thì dùng khuôn, còn hoa khắc thì đùng mũi dao đầu nhọn hoặc một đầu thanh tre vẽ lên xương gốm khi đất còn mềm. Khắc hoa rồi đem nhúng vào men, men đọng lại và tạo ra các hình hoa văn trang trí rất đẹp. Bên cạnh các đồ gốm men ngọc cầu kỳ và tinh xảo đó, người thợ thủ công còn sản xuất một số đồ gốm đại trà, có khi để mộc, có khi phủ lớp men mỏng màu vàng, màu nâu, hoặc màu da lươn mà xỉn màu và ít bóng. Loại gốm này để sử dụng thông dụng và ngay khi nung, người ta nung từng chồng cao.
Gốm men ngọc thời Lý thường tạo xương gốm mỏng, thanh. Tới thời Trần, thì phần xương gốm chắc, dầy hơn. Hoa văn trang trí trên gốm, đa phần là hình tượng hoa sen cách điệu. Ngoài ra còn một số đề tài khác, như trang trí hoa thảo và các hoa dây chạy quanh bình gốm. Có ba hình thức trang trí trên đồ gốm: hoa khắc, hoa in và hoa đắp. Hoa in chìm hoặc đắp nổi thì dùng khuôn, còn hoa khắc thì đùng mũi dao đầu nhọn hoặc một đầu thanh tre vẽ lên xương gốm khi đất còn mềm. Khắc hoa rồi đem nhúng vào men, men đọng lại và tạo ra các hình hoa văn trang trí rất đẹp. Bên cạnh các đồ gốm men ngọc cầu kỳ và tinh xảo đó, người thợ thủ công còn sản xuất một số đồ gốm đại trà, có khi để mộc, có khi phủ lớp men mỏng màu vàng, màu nâu, hoặc màu da lươn mà xỉn màu và ít bóng. Loại gốm này để sử dụng thông dụng và ngay khi nung, người ta nung từng chồng cao.
Thời Lý, đồ gốm hầu như không viết chữ. Tới
thời Trần, ta thường thấy dưới trôn các loại đồ gốm có hàng chữ mầu nâu “Thiên
Trường phủ chế”.
Trong cuốn Gốm Việt Nam, họa sĩ Trần Khánh
Chương đã viết: “Trong lòng đĩa bát thời Lý ta thường gặp những đồ án mà bố cục
chung cố tình không đều đặn… hoa văn có khi được in bằng khuôn in nhưng thường
là những nét khắc tay rất công phu. Phủ lên toàn bộ sản phẩm là một lớp men
xanh mát, có độ trong như ngọc mà người ta thường gọi là men ngọc hay men Đông
thanh. Qua lớp men trong, tuỳ nét khắc to hay nhỏ, nông hay sâu mà hoa văn hiện
lên với độ đậm nhạt khác nhau, khi ẩn, khi hiện, kín đáo, trang nhã. Trên những
bát đĩa thuộc loại này, hoa văn có khi được in bằng khuôn in, nhưng thường là
những nét khắc tay rất công phu. Đây hẳn là loại sản phẩm “cao cấp”, có lẽ là
đồ gốm gia dụng của tầng lớp quý tộc. Chiếc bát gốm men ngọc vẽ rồng này chắc
chắn là đồ thuộc tầng lớp đại quý tộc vương công. Thời Trần nhiều vương gia có
dinh phủ, có quân đội riêng.
Hình rồng này ta có thể thấy được sự tiếp
nối của thời Lê sơ trong một bát hoa lam vẽ rồng phát hiện ở thành cổ khu A TK
XV. Lối họa tiết in nổi ta cũng tìm thấy trong Hoàng thành một nắp hộp đồ gốm
men xanh lục (vert glazed) thuộc dòng gốm có mầu sắc men quyến rũ, hoa văn
trang trí đẹp, các đề tài hoa lá, trong đó những đồ tinh xảo trang trí rồng tìm
thấy trong Hoàng thành hố A9MR là một tiêu bản tư liệu đặc sắc. Chiếc bát gốm
miệng rộng hình lá sen men ngọc này được làm từ đất sét trắng. Khi cầm lên có
cảm giác dầy dặn, xương đất được lọc kỹ, với mầu men xanh lục có độ thủy tinh
trong nên độ bóng khá cao, nhìn dịu mắt, mát tay. Xương gốm chạm khắc rồng tinh
tế được phủ men dày nên hoa văn có chiều sâu lung linh. Bát men ngọc trang trí
rồng thuộc TK XIII, XIV này còn nguyên vẹn hiếm thấy, đạt tới những tiêu chuẩn
điển hình trong gốm sứ, dáng hình thanh nhã, họa tiết khoáng đạt, tinh tế, rồng
mây uyển nhã, lớp men của loại đất đá ô xít cô ban nhiều, tinh khiết nên đạt
được sắc độ xanh trong, mát nhẹ nổi tiếng một thời và là tiêu bản quý hiếm.(2)
Trong cốt gốm Lý – Trần thành phần gồm cao
lanh và đất sét, hàm lượng cao lanh chỉ chiếm 50% đến 60%; khi nung ra, mầu của
đất khá xám chứ không được trắng như gốm Hồng Kông (mỏ cao lanh nằm ở Giang
Tây, được coi có chất lượng tốt nhất thế giới, đến mức chẳng cần bất kỳ một máy
móc nào để khử từ – loại bỏ các nguyên tố sắt trong đất cả). Mỏ đất sét trắng ở
Việt Nam cho loại cao lanh trung bình, và có ở mỏ Trúc Thôn (Hải Dương), Giếng
Đáy (Quảng Ninh). Về chất lượng cao lanh như vậy, gốm Đại Việt không tài nào
nâng lên thành đồ sứ được cả. Muốn nung thành đồ sứ, trong nguyên liệu phải có
đá bạch đôn tử, theo như Vương Hồng Sển, trong cuốn Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa, tỷ lệ pha trộn là
75% cao lanh, 25% bạch đôn tử(*). Cốt gốm Lý – Trần cũng được pha thêm bã thực
vật, sau khi thành phẩm, cốt tương đối xốp và nhẹ. Người ta cho rằng do đặc
điểm của cốt gốm không bạch đôn tử như vậy, nhiệt độ nung của gốm Lý – Trần chỉ
đạt tối đa là 1.200 độ C, nên lò nung nhiệt cao là không cần thiết, nếu cốt gốm
đó mà nung trên 1.270 độ C thì cấu trúc dễ vỡ hoặc giòn quắt, hoặc tự vỡ. Theo
phán đoán thì nhiệt độ nung của gốm Lý – Trần đạt từ 1.100 độ – 1200 độ C (xem
thêm: http://nghethuatxua.com/do-gom-doi-ly-tran-thoi-thang-hoa/)
Nên lưu ý là “các sắc độ mầu trên đồ gốm Lý
– Trần, ra rất phong phú, nhìn thoáng qua thì thấy giống nhau, nhưng đặt cạnh
từng đồ, mầu sắc rất khác. Mầu men ngọc biến đổi từ xanh ngọc bích, xanh lục
nhạt, lục sẫm, lục vàng, lục tím, tím xanh thẫm. Mầu trắng cũng biến đổi vô
cùng, trắng, trắng nhờ nhờ, trắng ngả vàng, trắng ngả xanh nhạt, trắng vàng,
vàng và vàng sẫm. Mầu nâu có từ nâu đỏ, nâu vàng, nâu nhạt, nâu đậm, mầu nâu
bánh mật, nâu sẫm, nâu rất sẫm, nâu đen và đen”(3)
Bạn Lê Quang Hà đã có một nhận xét thú vị: “Một
màu xanh lục mượt mà, sâu thăm thẳm, là ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy đài sen
thời Lý này…Với chân thông phong và 3 tầng sen kép vốn rất hiếm gặp trên đài
sen lục; thêm vào đó những cánh sen đều tăm tắp được trang trí rất mỹ thuật làm
đài sen càng thêm xinh xắn...
Gốm Việt thời Lý Trần, vốn chịu ảnh hưởng
nhiều tư tưởng Phật giáo, nên sen thường là đối tượng được các nghệ nhân gốm
thời ấy dùng làm đề tài trang trí. Hoa sen trên gốm Lý Trần sinh động, mềm mại,
vừa mộc mạc lại vừa quyến rũ, kiêu sa...
'Đóa sen' trên được phủ lên một màu men lục với màu xanh 'diệu kỳ', làm tăng thêm sức cuốn hút mãnh liệt đối với người xem...” (4)
'Đóa sen' trên được phủ lên một màu men lục với màu xanh 'diệu kỳ', làm tăng thêm sức cuốn hút mãnh liệt đối với người xem...” (4)
Bát
men ngọc thường thấy: http://mangcovat.com.vn/files/editor/Anh%2010.jpg
Khanh Hoa Thuy Nga tổng hợp: “Phải nói thời
cực thịnh của gốm sứ là thời kỳ Lý – Trần (thế kỷ XI – XIV). Đó là những năm
đất nước phồn thịnh, kinh tế mạnh mẽ, quân sự vững mạnh, văn hóa phát triển,
đất nước an bình, mọi kỹ nghệ được khuyến khích phát đạt” (5)
Tạm kết
Có thể chiếc bát “mèo ăn” thân thương của
tôi đã ra đời trong thời kỳ lịch sử đó, đánh dấu đỉnh cao của nghệ thuật sứ gốm
ở phương đông thời bấy giờ, lúc kỹ thuật lò nung nhiệt độ thấp(900-1200 độ c)
ở giai đoạn đã chín mùi trong khi nghề làm đồ gốm ở Trung Quốc ở
nhiệt độ cao bắt đầu hình thành, sản sinh loại sành sứ “quan diêu” trong các
đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh… phong phú và độc đáo hơn hẳn sau này?
Điều đáng lưu ý là các tác giả mà chúng tôi
trích dẫn dài dòng trên lại không nói đến là men của chiếc bát nầy đều nổi lên
và đổi màu rất tươi rõ rệt(xem ảnh) khi cho nước hay rượu tinh khiết vào! Chính
đây là điểm khác biệt và lạ lùng mà chúng tôi muốn nói đến, phải chăng sản phẩm
quý hiếm này chỉ dành riêng cho bậc quí tộc hay các vị lãnh chúa thời bấy giờ
như có bạn đã nói ở trên, rằng “Mầu men ngọc biến đổi từ xanh ngọc bích, xanh
lục nhạt, lục sẫm, lục vàng, lục tím, tím xanh thẫm?” một cách kỳ lạ và tinh
tế, chưa thể giải thích nổi về mặt khoa học và chúng tôi chưa tìm thấy một cái
bát thứ hai nào có đặc trưng như thế!(6)
7/2015
H.L.T (Tác giả gửi BVB)
-------------
(*) Bạch đôn tử: Cốt để làm bình được gọi là
Bạch đôn tử, là loại đất sét trắng có được trong quá trình núi lửa phun trào.
Trong nhà mỗi gia đình làm gốm lúc bấy giờ thường xây những chiếc bồn lộ thiên
rất lớn. Người thợ đem Bạch đôn tử đào được về, bỏ vào những bồn này rồi cứ mỗi
khi trời mưa lại ra khuấy đất. Công việc này khá vất vả vì Bạch đôn tử có độ
dẻo rất cao, lại trong một khối lượng lớn thì lại càng khókhăn(http://news.zing.vn/Chiec-binh-co-va-su-thang-tram-cua-mot-gia-dinh-dai-phu-post284400.html).
BẠCH ĐÔN TỬ: Theo nghĩa đen có nghĩa là
“ngói trắng”. Cái tên được bắt nguồn từ một loại đá có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Chúng là một loại gia liệu được các lò gốm Cảnh Đức Trấn rất ưa dùng trong việc
chế tạo đồ sứ. (http://gomtinhhoa.com.vn/655/print-article.bic).
Hiện nay, Bạch đôn tử(China stone) có bán
sẵn đúc thành khuôn như viên gạch có đóng dấu nhà và nơi sản xuất. Nhưng loại
này có trộn nhiều tạp chất, mua về phải ngâm nước và đãi cho thật kỹ để lấy ra
những chất độn, phần tinh vi lọc được sẽ nhồi chung với cao lanh, tuỳ theo số
lượng, tốt thì nửa phần thứ này, nửa phần thứ kia, hoặc nhồi theo “tứ lục”, tức
4/10 hoặc 6/10. Sành rẻ tiền thì ít bạch đôn tử hơn sứ ngự dụng (http://www.vinface.com/b/cua-hang-gom-su-duc-tran-ha-noi).
Gốm Lý-Trần của Đại Việt”(Phan Cẩm Thượng)
viết “Đỉnh cao của gốm Lý được xác định là gốm men ngọc, khái niệm chữ Hán gọi
là Thanh khí (đồ men xanh), người phương Tây gọi là gốm Celadon. Đặc điểm của
gốm men ngọc có mầu xanh ngọc bích và nhiều biến sắc của mầu xanh đó. Men ngọc
tạo ra nhiều cảm giác thẩm mỹ trái ngược, men rất trong nhưng nhìn thì rất đục,
thành gốm dày nặng nhưng cảm giác rất mỏng nhẹ, hoa văn chìm (ám họa) nhưng
nhìn rất nổi và tiếng gõ nghe trong trẻo như tiếng ngọc.”
(http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&News=6433&CategoryID=41)
Loại bột men Celadon thương nhân thời Lý có nhập từ Trung Quốc?
China enjoyed a monopoly on the production of white
porcelain for some time and exported their high quality wares throughout Asia.
They later used the brilliant white background on the wares as the perfect
backdrop for designs of brilliant blue patterns that are still popular on
Chinese ceramics today... Vietnam, who had been under Chinese rule, was the
third country to adopt, and begin the production of celadon wares during the
13th Century, though their celadon did not possess the rich green colors of the
Chinese or Korean products. Influenced by their close proximity to China,
Vietnam also began to produce white porcelain, actually quite some time before
Japan, in the middle of the 15th century. (http://www.korean-arts.com/about/age_of_celadon.htm)
và
“…The unique grey or green celadon glaze is a result
of iron
oxide's transformation from ferric to ferrous iron (Fe2O3 → FeO) during the firing process. Longquan
celadon wares… writes were first made during the Northern Song, had bluish,
blue-green, and olive green glazes and high silica and alkali contents
which resembled later porcelain wares made at Jingdezhen
and Dehua rather
than stonewares”https://en.wikipedia.org/wiki/Celadon
--------------------
Chú thích:
(6) Các nhà sưu tầm, nghiên cứu đồ cổ An Nam nổi tiếng
như Yamada Yoshio hay Kimura Teizoo ở Nhật Bản cũng chỉ dừng lại ở mức phát
hiện loại sứ gốm men ngọc đời Lý nhưng rất tiếc là cũng không phát hiện được
điểm đặc trưng “biến sắc” đáng lưu ý này!(do số lượng quá hiếm hoi hay không
thấy lưu hành trên thị trường?). Có người đặt câu hỏi”Đồ men ngọc (cũng như đồ
Lý lục) không còn nhiều, phải chăng vì không được làm nhiều?( Giới
Thiệu Đồ Gốm Cổ Truyền Việt Nam – Phần 2) cũng không phải là không có
lý! Trong khi đó, theo Roxanna Brown(một chuyên gia nổi tiếng về đồ sứ gốm ĐNÁ—Nguyên
Giám đốc bảo tàng ở Bangkok) thì nghề làm sứ gốm céladon ở VN sau đó đã được
chuyển sang Thái Lan vì vấn đề kỹ thuật gặp khó khăn, những người thợ đồ gốm(Trung
Quốc?) đã phải dời lò sang Sukhothai sản
xuất loại celadon kiểu Swankarok(Thái Lan)…sau này(dẫn theo Kimura Teizoo). Một
thuyết khác, rằng”..Theo ông Vương Hồng Sển
thì khi nhà Minh thắng(nhà
Nguyên), thợ Tàu trở về xứ, có lẽ vì giấu nghề không chỉ dẫn dân Việt làm đồ
céladon nên từ năm 1368 không thấy sản xuất đồ men ngọc ở vùng Thanh Hoá
nữa..”(Phong Uyên--http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7697&rb=).
Swankarok Ceramic(16th century)
(**chống độc tố)
Regarding the
poison detecting potentiality of celadon dishes it may be noted that although
it has no scientific basis the impression that celadons detect food poisoning
persists in popular mind because it was believed in ancient China and Sumatra
and later in Middle Eastern countries that celadons contain the quality of
splitting or breaking when they came into contact with poisoned food.
Celadon: Celadon dishes were said to break or change
color if poisoned food was put on them, according to Asian and Middle Eastern
legends
http://www.amnh.org/exhibitions/past-exhibitions/the-power-of-poison/poison-in-myth-and-legend.
The
ware was popular because of its beauty; the Chinese also valued it because it
resembled jade. Adding to its popularity was a widely believed superstition
suggesting that a celadon dish would break or change colour if poisoned food
were put into it.
** * Về điểm này, Hồng Lê Thọ đã lý giải như sau: “Trong đợt người Hoa đời Tống di dân, lánh nạn, nhiều họ tộc đã sang Việt Nam và sau đó, từ đầu đời Nguyên, vua Thái Lan cũng đã mời công nhân sứ gốm đến Xiêm La xây dựng các lò nung tương tự. Mặt khác, theo Roxanna M.Brown, một chuyên gia về đồ gốm sứ Đông Nam Á, cho biết, sau khi nhà Nguyên suy tàn, các họ tộc đời Tống ở Thanh Hóa đã trở về Trung Quốc, và trong đó cũng đã có những nhóm người chuyển sang Xiêm La để tiếp tục sản xuất, giải thích tại sao đồ sành của Thanh Hóa không mấy phát triển khi bước vào thế kỷ thứ 16 – 17”:
** * Về điểm này, Hồng Lê Thọ đã lý giải như sau: “Trong đợt người Hoa đời Tống di dân, lánh nạn, nhiều họ tộc đã sang Việt Nam và sau đó, từ đầu đời Nguyên, vua Thái Lan cũng đã mời công nhân sứ gốm đến Xiêm La xây dựng các lò nung tương tự. Mặt khác, theo Roxanna M.Brown, một chuyên gia về đồ gốm sứ Đông Nam Á, cho biết, sau khi nhà Nguyên suy tàn, các họ tộc đời Tống ở Thanh Hóa đã trở về Trung Quốc, và trong đó cũng đã có những nhóm người chuyển sang Xiêm La để tiếp tục sản xuất, giải thích tại sao đồ sành của Thanh Hóa không mấy phát triển khi bước vào thế kỷ thứ 16 – 17”:
Nghịch với những lập luận trên, một ý kiến phản biện
tham khảo trên trang cinet.gov.vn,
rằng ”Một số học giả phương tây trước đây cho rằng gốm men ngọc Việt Nam
mà họ mệnh danh là đồ Tống Thanh Hóa (vì tìm thấy nhiều tại Thanh Hóa), do các
“di thần” nhà Tống biết nghề gốm làm ra. Họ là những người chạy loạn sang Việt Nam dưới thời
Trung Quốc bị quân Nguyên xâm chiếm (1279 – 1368). Một số học giả Việt Nam trước đây
cũng vội vã trích dẫn theo. Đó là điều lầm lẫn đáng tiếc và hoàn toàn thiếu
khoa học.
Thật ra, gốm men ngọc Trung Quốc thời Bắc Tống hay Nam
Tống, xương đất rất đanh và nặng, hầu như đã thành sứ. Chất liệu men cũng nặng
về thành phần đá hơn là gio, nên xương đất và men quyện vào nhau. Mầu men ngọc
được chủ động do điều khiển lửa hoàn nguyên khá cao và chính xác. Nhưng một số
ít men ngọc thuộc các lò dâu vùng Hoa Nam, đặc biệt là vùng Quảng Đông, thì
xương rất nhẹ, phủ men gio, nên bộ mặt có những nét dễ giống với gốm men
ngọc Việt Nam. Trường hợp này, vẫn có thêm nhiều yếu tố đối chứng khác để phân
biệt.
Gốm men ngọc cũng rất thịnh hành ở những thế kỷ 11 đến
thế kỷ 13, nửa đầu thế kỷ 14. Khi có gốm hoa lam và gốm nhiều mầu, thì gốm men
ngọc, cũng như gốm hoa nâu, phải nhường bước cho loại gốm mới. Đó là điều
tất yếu. Mấy học giả phương Tây cho rằng khi quân Minh chiếm lại đất Trung
Quốc, các di thần nhà Tống trở về nước, đem theo cả bí quyết làm gốm men ngọc,
nên “đồ Tống Thanh Hóa” bị mai một. Đó là lối suy diễn nếu không có dụng ý, thì
cũng không dựa trên một cứ liệu khoa học nào cả.”[ Gốm cổ Việt Nam và những
giá trị nghệ thuật--http://gomsubattrang.net.vn/gom-co-viet-nam-va-nhung-gia-tri-nghe-thuat/a170.html
Để củng cố cho lập luận này, TS Bùi Minh Trí trong
bài”Hoàng Thành Thăng Long có “lò quan”, rằng "Cơ sở vững chắc cho nhận
định đó của tôi là sau này, sự phát hiện những loại gốm trắng mỏng, trang trí
nổi hình rồng chân có 5 móng và giữa lòng in chữ Quan tại khu Di tích Hoàng
Thành Thăng Long. Sự xuất hiện song hành chữ Quan cùng với đồ án trang
trí hình rồng chân có 5 móng, biểu trưng quyền lực độc tôn của nhà vua là một
minh chứng không thể phủ nhận. Nó cũng khẳng định chữ Quan ở đây được hiểu là
đồ quan dụng tức là đồ ngự dụng của vua chứ không mang ý nghĩa là quan lại
thông thường.":
-----------
Chúc mừng bác "Người lót gạch" đã có tác phẩm mới trình làng từ sau khi thoát khỏi nhà từ nhỏ. Mong bác mạnh giỏi và vẫn giữ vững khí thế !
Trả lờiXóaChúc mừng bác "Người lót gạch" đã có tác phẩm mới trình làng từ sau khi thoát khỏi nhà từ nhỏ. Mong bác mạnh giỏi và vẫn giữ vững khí thế !
Trả lờiXóaThượng tướng Ngô Xuận Lịch có trách nhiệm tìm ra THẰNG THÂN TẦU nào được cài cắm trong TCCT để phá hoại quân đội ta?
Trả lờiXóaBác này từng nằm lăn cản đường "xe tăng Mỹ xâm lược"?
Trả lờiXóa