Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Vơ vét tư lợi, đạo đức giả rất ‘thẳng cánh’

* TS. PHẠM VĂN ĐỨC
Bài viết đề cập đến mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội  trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Tình trạng các lãnh đạo có quyền bính ‘cỡ bự’, những ‘ hạt nhân và quả chín tiền phong của đảng’ đã bộ lộ thẳng cánh, thậm chí khoa trương những tai sản đã tham nhũng, và đạo đức giả trắng trợn, thách thức đến mức 'không ngán ai’!
Công cuộc đổi mới đang đặt ra cho Việt Nam nhiều vấn đề xã hội đáng quan tâm, trong đó có vấn đề  sự xuống cấp của đạo đức. Điều đó có liên quan đến mặt trái của cơ chế thị trường, đến sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường tới các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trước tình hình đó, một số người cho rằng, sự xuống cấp về đạo đức xã hội bắt nguồn từ việc khuyến khích lợi ích cá nhân của người lao động, rằng lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội là hai yếu tố hoàn toàn không dung hợp với nhau.
       Bên cạnh  đó, một số tác giả lại khẳng định rằng, sự chấp nhận và khuyến khích lợi ích cá nhân (cố nhiên là lợi ích cá nhân chính đáng) tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi cá nhân về nhiều phương diện, nhất là phương diện tài năng và trí tuệ. Nói cách khác, cơ chế thị trường là môi trường thuận lợi để phát huy vai trò chủ thể cá nhân, là cơ chế tốt cho nhân cách phát triển trong điều kiện hiện nay (1). Để góp phần làm rõ vấn đề này, theo chúng tôi, cần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội, cũng như sự tác động của lợi ích cá nhân đối với đạo đức xã hội ấy trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay nói riêng. Song, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chủ yếu bàn đến sự tác động của lợi ích cá nhân đối với đạo đức xã hội, chứ chưa bàn đến sự tác động ngược trở lại của đạo đức xã hội đối với lợi ích cá nhân.
 Khi nghiên cứu hệ thống các động lực thúc đẩy con người hành động, người ta thường nhắc đến vai trò của nhu cầu, lợi ích, cũng như của các động cơ tư tưởng.
Hơn 100 năm trước, Ph.Ăngghen  đã từng chỉ ra rằng: "Đáng lẽ phải giải thích  hoạt động của mình từ nhu cầu của mình …, thì người ta lại quen giải thích hoạt động của mình từ tư duy của mình…"(2). Sở dĩ như vậy vì nhu cầu là đòi hỏi của con người, của từng cá nhân, của các nhóm xã hội khác nhau hay của toàn xã hội muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển. Có thể nói, không chỉ các nhà triết học mácxít, mà cả các nhà triết học phương Tây cũng thừa nhận vai trò to lớn của nhu cầu trong việc thúc đẩy hoạt động của con người. Chính vì vậy, một trong những tiêu chuẩn của xã hội hiện đại là khả năng đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu mới nảy sinh.
Nhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động. Sự thoả mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thể hành động, là lợi ích. Vì vậy, lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong quan hệ với nhu cầu. Ngoài mối quan hệ đó, cái được coi là lợi ích không còn là lợi ích nữa. Xét về bản chất, lợi ích chính là mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài chủ thể với nhu cầu của chủ thể, còn về mặt nội dung, lợi ích là cái thoả mãn nhu cầu, đáp ứng lại nhu cầu (3).
Trong mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích, nhu cầu quyết định lợi ích. Do đó, nó là cơ sở của lợi ích, còn lợi ích thì ngược lại, xuất phát từ nhu cầu, dựa trên nhu cầu, là sự thể hiện của nhu cầu.
Nhà ở của dân nghèo cỡ này còn nhiều ở khắp 3 miền Tổ quốc
Như vậy, tính chất động lực của nhu cầu được thực hiện không phải một cách trực tiếp mà gián tiếp thông qua lợi ích, còn lợi ích là khâu trực tiếp hơn cả trong việc tạo nên động cơ tư tưởng thúc đẩy con người hành động nhằm thoả mãn nhu cầu. Nhu cầu ngày càng lớn  thì sự hấp dẫn của lợi ích đối với chủ thể càng lớn và do đó, động cơ tư tưởng nảy sinh trên cơ sở của lợi ích này cũng càng cuốn hút con người, thúc đẩy con người lao vào hành động.
Chính C.Mác cũng đã từng nhấn mạnh, tất cả những gì mà con người đấu tranh để giành lấy đều gắn liền với lợi ích của họ. C.Mác và Ph.Ăngghen  đã từng nói rằng, lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người đang theo đuổi những mục đích của mình. Trong cuộc đấu tranh vì sự sống còn của bản thân mình, con người có nhu cầu chung phải liên kết với nhau. Bản thân những nhu cầu chung này là cơ sở nảy sinh những lợi ích chung giữa họ. Song, ngoài những lợi ích chung đó, mỗi con người lại có những lợi ích riêng nảy sinh trên cơ sở của các nhu cầu được hình thành từ những hoàn cảnh lịch sử - cụ thể. Bên cạnh đó, bản thân những nhu cầu chung của cộng đồng và xã hội, cũng như những nhu cầu riêng của cá nhân lại có nhiều loại: nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, v.v.. Những nhu cầu này là cơ sở để hình thành nên các lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, v.v..
Như vậy, tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều gắn liền với nhu cầu và lợi ích của họ. Điểm khác nhau chỉ là ở chỗ có hành vi chịu sự chi phối của lợi ích vật chất, có hành vi bị chi phối bởi lợi ích tinh thần, có hành vi chịu sự thúc đẩy của lợi ích cá nhân, có hành vi chịu sự thúc đẩy của lợi ích tập thể, xã hội. Không có hành vi nào của con người hoàn toàn thoát khỏi sự thúc đẩy của lợi ích.
Song, trong xã hội, các lợi ích khác nhau đó, đặc biệt là giữa lợi ích riêng và lợi ích chung (lợi ích tập thể và lợi ích xã hội), có thể phù hợp với nhau, cũng có thể không phù hợp, thậm chí còn trái ngược nhau. Điều đó còn xảy ra đối với cả những lợi ích chung của các cộng đồng khác nhau, cũng như đối với các lợi ích riêng khác nhau. Để những hành vi và những hoạt động của từng người cụ thể đang theo đuổi các lợi ích khác nhau không triệt tiêu nhau và làm rối loạn xã hội, xã hội cần đến những phương thức điều tiết hành vi của con người mang ý nghĩa phổ biến. Đạo đức là một trong những phương thức như vậy và là phương thức đầu tiên mà loài người sử dụng. Cùng với sự phát triển xã hội, khi mà sự phân công xã hội càng chặt chẽ, khi khả năng và tính tất yếu của sự hợp tác giữa người và người càng lớn, thì người ta càng tuân thủ những yêu cầu đạo đức và quy phạm pháp luật nhất định, cần áp dụng các biện pháp không gây tổn hại đối với người khác. Vì vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen  đã từng nói rằng lợi ích được hiểu một cách đúng đắn là toàn bộ cơ sở của đạo đức.
Với tư cách là phương thức đặc thù điều tiết hành vi của con người trong mọi lĩnh vực hoạt động, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh lợi ích trực tiếp của các giai cấp, dân tộc, thời đại. Vì đạo đức bao giờ cũng có mối quan hệ trực tiếp với những lợi ích chung nên khách thể của ý thức đạo đức bao gồm những quan hệ giữa người và người trong xã hội, quan hệ giữa con người với những sự kiện của đời sống xã hội và quan hệ của con người với chính bản thân mình với tư cách là một thành viên của một đơn vị xã hội nhất định.
Khác với phương thức điều tiết bằng pháp luật, tức là phương thức điều tiết có tính chất cưỡng chế, đạo đức thuộc lĩnh vực của sự tự nguyện, của hành vi vị tha vì người khác và vì xã hội. Tất nhiên, tính vị tha của đạo đức hoàn toàn không có nghĩa là loại bỏ tất cả những gì thuộc về cá nhân, cá tính của con người. Trái lại, tính vị tha của đạo đức chỉ loại bỏ những gì thuộc về cá nhân và cá tính đối lập với xã hội, có hại cho xã hội. Những lợi ích cá nhân của từng người cụ thể với tính cách là thành viên của xã hội, nếu không đối lập với lợi ích xã hội thì luôn là động cơ của những hành vi đạo đức chân chính.
Vì vậy, hành vi đạo đức cao thượng được thể hiện rõ khi có sự xung đột giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của người khác hoặc của tập thể, cộng đồng; trong trường hợp đó, chủ thể đạo đức có thể tiết chế hoặc hy sinh những lợi ích cá nhân của mình. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là đạo đức gạt bỏ hết lợi ích cá nhân. Trái lại, trong phạm vi hợp lý và chính đáng, đạo đức vẫn cho phép con người đạt tới những lợi ích cá nhân. Những hành vi tìm kiếm lợi ích cá nhân với tiền đề đã được xã hội chấp nhận và bảo đảm, đồng thời không làm tổn hại đến xã hội, đến tập thể, đến người khác đều không phải là hành vi phi đạo đức. Đó chính là cơ sở lý luận để xem xét mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
Kể từ khi Việt Nam áp dụng cơ chế thị trường, những thay đổi to lớn trong các quan hệ kinh tế đã tác động mạnh mẽ tới các lợi ích của con người. Bởi lẽ lợi ích của con người được biểu hiện tập trung ở các quan hệ kinh tế. Sự thay đổi của quan hệ kinh tế được thể hiện trên các lĩnh vực: sở hữu, phân phối và quản lý. Trong lĩnh vực sở hữu, với đường lối đổi mới, từ chỗ chỉ có hai hình thức toàn dân và tập thể, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu trên cơ sở chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Sự thay đổi trong lĩnh vực phân phối được thể hiện ở chỗ, nếu như trước đây, Việt Nam  chủ yếu chỉ sử dụng hình thức phân phối theo lao động thì hiện nay, các hình thức phân phối ngày càng trở nên đa dạng hơn. Chính sự đa dạng của các hình thức phân phối đã góp phần thực hiện công bằng xã hội - một mục tiêu quan trọng của sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời huy động được vốn đầu tư để phát triển sản xuất.
Trong lĩnh vực quản lý, cơ chế thị trường thay cho cơ chế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp. Chính cơ chế đó đã cho phép các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp có được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh.
Nói đến kinh tế thị trường là nói đến con người kinh tế và khi tiến hành hoạt động kinh tế, con người chịu sự chi phối của lợi ích cá nhân. Lợi ích cá nhân đã có vai trò đáng kể trong việc thúc đẩy con người hành động. Nhờ việc theo đuổi các lợi ích cá nhân khác nhau mà hoạt động của con người không những tạo ra những sản phẩm thoả mãn các nhu cầu cá  nhân của mình, góp phần làm giàu cho bản thân, mà còn góp phần xoá đói, giảm nghèo, làm giàu cho xã hội.
Nhờ những thay đổi trên đây, chỉ tính riêng từ năm 1996 đến nay, hàng năm  nước ta đã giải quyết được 1,2 triệu việc làm mới. Điều đó góp phần giảm bớt sự căng thẳng trong xã hội. Bởi lẽ, không có một chính sách xã hội nào tốt hơn là tạo ra cho những người có khả năng lao động và muốn lao động cơ hội kiếm được việc làm. Nhờ tiến hành công tác xoá đói, giảm nghèo có được những bước tiến bộ đáng kể, chúng ta đã giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn của nước ta) từ trên 30% xuống 10%(4).
Như vậy, hoạt động vì lợi ích cá nhân chính đáng của con người đã góp phần làm giàu cho bản thân con người, đồng thời góp phần giảm bớt sự nghèo đói cho xã hội. Đến lượt nó, sự giàu có chính đáng của cá nhân đã làm nẩy sinh ở con người những tấm lòng hào phóng, từ thiện, sự thân ái, lòng vị tha… Điều đó không những góp phần giảm bớt gánh nặng cho xã hội, mà còn tạo ra bầu không khí thân ái trong xã hội, góp phần tạo cơ sở cho việc xây dựng đạo đức mới.
Mặt khác, dưới sự tác động của lợi ích trong nền kinh tế thị trường, một số quan niệm về những chuẩn mực đạo đức cũng có sự thay đổi. Một số hành vi trước đây bị coi là phi đạo đức thì hiện nay, trở thành hành vi có đạo đức. Ví dụ, nếu như trước đây, việc thuê lao động bị coi là hành vi bóc lột và vô nhân đạo, thì hiện nay, việc thuê mướn lao động mà người thuê và người được thuê đã thoả thuận hợp lý, hợp tình về quyền lợi của nhau thì lại được coi là hành vi nhân đạo, bởi nó không những góp phần giúp xã hội tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, mà còn trực tiếp góp phần cải thiện đời sống cho người lao động, giúp họ thoát khỏi cảnh thất nghiệp.
Có thể nói rằng, lợi ích cá nhân có vai trò tích cực đối với sự hình thành các quan hệ đạo đức, cũng như làm thay đổi một số quan niệm về các chuẩn mực đạo đức.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, lợi ích cá nhân cũng có tác động tiêu cực đối với đạo đức. Khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định rằng, trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, mọi quan hệ xã hội có thể bị biến thành quan hệ tiền nong, mua bán, trao đổi.
Mặc dù Việt Nam mới chuyển sang kinh tế thị trường 15 năm, song tình hình đó cũng diễn ra tương tự. Đồng tiền bắt đầu thâm nhập sâu vào các quan hệ xã hội. Vì tiền, vì lợi ích cá nhân, người ta sẵn sàng hy sinh lợi ích xã hội, bất chấp luân thường đạo lý. Tình trạng thương mại hoá đã thâm nhập sâu vào những lĩnh vực vốn xưa kia là mảnh đất nuôi dưỡng những hành vi đạo đức, như giáo dục - đào tạo và y tế.
Kinh tế thị trường, thông qua lợi ích cá nhân, đã có tác động tiêu cực tới đạo đức truyền thống. Những biểu hiện của sự tác động tiêu cực đó là:
Thứ nhất, xuất hiện thái độ coi thường đạo đức truyền thống, bất chấp luân thường đạo lý, chạy theo lối sống xa hoa, truỵ lạc.
Trong những năm gần đây, do kinh tế phát triển, nhiều gia đình trở nên giàu có. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là ở chỗ, bên cạnh những gia đình giàu có do chịu khó làm ăn, biết kinh doanh, sản xuất giỏi, thì một số kẻ giàu có, do lợi dụng chức quyền, đã làm giàu bất chính. Khi đồng tiền kiếm được một cách quá dễ dàng, không phải do lao động thì nó rất dễ dẫn con người đến chỗ ăn chơi sa đoạ.
Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường, do chây lười hoặc không biết làm ăn nhưng lại thích ăn ngon, mặc đẹp, một số người đã rơi vào cảnh khốn quẫn. Để tồn tại, không ít kẻ trong số đó đã đi vào con đường phạm tội. Không ít kẻ chỉ vì vài ngàn đồng mà có những hành vi vô đạo đức, mất tính người.
Chúng ta cũng có thể nhận thấy sự suy thoái về đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường thông qua  một số dẫn chứng về tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự trong những năm gần đây.
Chẳng hạn, theo thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật, số vụ hiếp dâm nói chung và hiếp dâm trẻ em nói riêng có xu hướng ngày càng tăng lên. Nếu  như năm 1993 phát hiện được 500 vụ hiếp dâm, trong đó có 73 vụ nạn nhân là trẻ em (chiếm 14,6 %); năm 1994 phát hiện được 861 vụ hiếp dâm, trong đó có 143 vụ nạn nhân là trẻ em (chiếm 16,6%), thì đến năm 1997 phát hiện 1097 vụ hiếp dâm, tăng 27% so với năm 1996, trong đó vụ hiếp dâm trẻ em tăng 41%(5). Trong vài năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau, số vụ trọng án giết người, cướp của, cố ý gây thương tích đối với người thân tăng lên. Chẳng hạn, nghiên cứu những vụ trọng án, đặc biệt là những vụ giết người cho thấy, có 90 % các vụ giết người có nguyên nhân mang tính xã hội; trong số các vụ án giết người được nghiên cứu trong mấy năm gần đây thì có tới 24,4% số vụ nạn nhân lại chính là thân nhân của thủ phạm (nạn nhân là vợ, chồng, con cái, anh, chị, em ruột). Tình chất côn đồ, trắng trợn của hành vi giết người không chỉ phản ánh sự xem thường pháp luật của kẻ phạm tội, mà còn thể hiện sự biến đổi trong tính nhân bản thuộc về đạo đức của con người(6).
Thứ hai, phản ứng của xã hội đối với các hành vi phi đạo đức cũng giảm đi. Chẳng hạn, nếu như trước đây, những hành vi suy đồi về đạo đức như rượu chè bê tha, trai gái đĩ điếm, ăn gian, nói dối, đã bị xã hội lên án hết sức mạnh mẽ, thì ngày nay, sự phản ứng của xã hội cũng có mức độ.
Thứ ba, trong xã hội xuất hiện thứ đạo đức giả. Thực ra, bất cứ xã hội nào cũng có hiện tượng đạo đức giả tồn tại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nước ta đã xuất hiện hiện tượng đạo đức giả được che đậy hết sức tinh vi. Vừa qua, chúng ta đã phát hiện ra không ít những hiện tượng làm ăn phi pháp, nhưng lại núp dưới danh nghĩa từ thiện, nhận nuôi dưỡng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, xây nhà tình nghĩa, tài trợ cho các hoạt động thể dục, thể thao nhằm tạo vỏ bọc, trốn tránh sự truy cứu của pháp luật.
 Tất cả những biểu hiện trên đây đều bắt nguồn từ lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền và lợi ích vật chất đơn thuần. Mọi mối quan hệ xã hội trong xã hội đều được giải quyết chỉ dựa trên lợi ích kinh tế. Chính điều đó vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của những sự xung đột giữa các thế hệ, giữa các thành viên trong gia đình, giữa những người có trình độ và hiểu biết khác nhau về xã hội.
Như vậy, có thể nói, lợi ích cá nhân trong nền kinh tế thị trường đã tác động đến đạo đức theo hai hướng trái ngược nhau. Theo hướng tích cực, lợi ích cá nhân góp phần tạo nên các giá trị và các chuẩn mực đạo đức mới. Theo hướng tiêu cực, vì lợi ích cá nhân mà con người có thể làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống của mình.
Cả hai xu hướng đó đều song song tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, không thể  nói một cách chung chung rằng lợi ích cá nhân có tác động tích cực hay tiêu cực đến đạo đức xã hội. Để đánh giá tính tích cực hay tiêu cực của lợi ích cá nhân đối với đạo đức, cần xem xét hiệu quả mà lợi ích đó đem lại có phù hợp với lợi ích chung của xã hội hay không. Đồng thời, không thể nói một cách giản đơn rằng, sự xuống cấp về đạo đức hoàn toàn bắt nguồn từ việc khuyến khích lợi ích cá nhân của người lao động.
P.V.Đ/VTH (Trưởng phòng Duy vật biện chứng, Viện Triết học).

----------------
 (1) Xem: Nguyễn Văn Phúc. Nghiên cứu đạo đức học ở Việt Nam: Một số kết quả và một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Trong cuốn “Nửa thế kỷ nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt Nam” (Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên). Viện Triết học xuất bản, Hà Nội, 2001, tr. 651.
(2) C.Mác và Ph.Ăngghen . Toàn tập, t. 20. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 651.
(3) Xem : Lê Hữu Tầng (Chủ biên) . Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997, tr. 35. (4) Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 151.
(5) Xem: Phạm Quốc Huỳnh. Tội hiếp dâm: thực trạng và giải pháp. Tạp chí Công an nhân dân, số 1, 1999, tr. 77.
(6) Xem: Đặng Thái Giáp. Trật tự, an toàn xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (xét từ lý luận về tồn tại xã hội và ý thức xã hội). Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội, 2000, tr. 111.
---------------
(Tiêu đề bài viết của BVB)

48 nhận xét:

  1. Nhìn căn phòng của ông tổng Mạnh mọi người thấy độ ăn , chơi xa hoa của ông Mạnh không thua kém các cung điện nguy nga tráng lệ của các vương triều , các hoành tử Ả Rập . Nhìn căn nhà của người nông dân vách đất , mái tranh, tre mưa tre nắng , cuộc sống của đại bộ phận nông dân còn lam lũ , nghèo đói .Mọi người cảm nhận ông Mạnh còn tư cách và đạo đức , và để mọi người dân VN gọi ông ấy bằng từ gì ...? Cho đúng .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đức nông, ăn mạnh

      Xóa
    2. Chính những người này, hay chính cha chú những người này, chính cái đảng này đã từng kêu gọi nhân dân đấu tranh cho vô sản, vô giai cấp. kêu gọi nhân dân hy sinh xương máu cho một thế giới đại đồng XHCN.. Chính cái đảng này từng đấu tố, tiêu diệt dã man những nguời con dân VN vì tội '' nhà giàu'' !!!!!!!

      Xóa
    3. Theo ông Mác thì ông Mạnh là thú vật
      "Chỉ có loài vật mới quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại"

      Xóa
    4. Không riêng gì Nông ĐM, bây giờ vào nhà UVTW đảng CSVN nào cũng thấy sự xa hoa, ăn chơi trác táng như vậy, ông Tổng Trọng bây giờ phải gọi là "một bộ phận rất lớn" đang viên suy thoái biến chất, nhất là bọn CS chóp bu.
      Cứ nhìn ông Obama và ông tổng Trọng hay 3X tiếp khách thì thấy khác nhau ngay, trong khi ông Obama và khách chỉ ngồi trên 2 cái ghế bọc simili đã cũ (ở VN loại này nay không dùng nữa) thì các vị lãnh đạo của VN ngồi trên những chiếc ghế có ngai và chạm trổ tinh vị.
      Thế mới thấy sự thật của tụi CSVN lưu manh, luôn miện chửi bọn Mỹ tư bản xa hoa, bây giờ mới lòi mặt ra cho nhân dân cả thế giới biết.
      Một cái ghế như của ông tổng Trọng hay 3X ngồi là loại gỗ mà ta phải hạ nguyên một cây gỗ lớn trong rừng mới làm được.
      Bọn phá hoại môi trường là đây chứ còn ở đâu nữa!

      Xóa
    5. Biết đâu ông tổng bí thư họ Nông lại muốn gửi chúng ta một thông điệp văn hoá có gốc gác từ Lenin. Năm ngoái, ở Kiev, khi lật đổ bức tượng Lenin, người ta thay thế nó bằng một cái xí bệt (WC) mạ vàng, lấy từ dinh thự của nhà lãnh đạo độc tài Viktor Ianoukovitch mà nhân dân Ukraina vừa hạ bệ. Báo chí, TV phương tây đưa tin rầm rộ, ra sức phấn khởi, nhưng hình như họ không hiểu ý vị của chuyện này. Số là, khoảng năm 1921, Lenin có viết ở đâu đó rằng, khi nào chủ nghĩa tư bản cáo chung trên toàn thế giới, quy luật “giá trị” của nó không còn ngự trị nữa, thì vàng trở nên vô dụng, sang thế kỷ XXX người ta sẽ dùng nó để làm cầu tiêu công cộng ngoài đường phố.

      Xóa
    6. Tại sao nguyên TBT NĐM phải ngại dư luận phẫn nộ nhỉ. Đồng chí có thể phân trần bộ bàn ghế đó do cô em kết nghĩa nào đó mang tặng chẳng hạn, (học tập gương đồng chí Trần Văn Truyền đó). Mà rất có thể đó là đồ biếu, tặng lắm chứ. Nếu không là của cô em kết nghĩa thì là của bạn gái thằng con trai mang đến, gọi là “góp gạo thổi cơm chung”, hay của đồng bào người thượng, do ngưỡng mộ tài năng cũng như tinh thần phục vụ dân tận tụy của nguyên TBT mà gửi tặng…

      Xóa
    7. Gọi chính xác là con chuột cống khổng lồ

      Xóa
    8. Bọn tao vào đảng là để có một ngày như thế đấy
      Tiên sư bố tụi bây,
      Bọn cầm bút hút mực mà ăn,
      Nghèo sinh ganh tị
      Sao không vào nhà ông 3X mà coi,
      Cái mả cha của nó cũng đã hơn cái cung điện của ông sao bọn bây không nói
      Con, rể, dâu… của nó ba bốn đứa,
      Đứa nắm vài cái ngân hàng, đứa địa ốc, rì sợt năm sáu công ty,
      Đứa một vùng lãnh chúa, hạng bét là bí thư cho đứa còn búng ra sữa
      Sao bây không tới nhà ông Hùng (hói) mà gõ
      Sao bây không tới nhà tướng Thanh mà xông đất đầu năm
      Bọn nó đứa nào cũng đô la, vàng dát ra tới ngõ.

      Tao về hưu rồi chỉ có được mỗi bộ đồ tiếp khách đó thôi, mà là tao dùng để thờ ông Hồ đó chứ!!!

      Xóa
    9. Ô hay! Sao lại so ông Ô với ông Nông nhỉ?
      Ông Ô là "tư bản giẫy chết", cần gì xa hoa, phí tiền.
      Còn ông Nông đang "tiến nhanh, tiến MẠNH, tiến vững chắc lên CNXH", cần phải rất SANG TRỌNG, phải tỏ ra HÙNG DŨNG để thấy sự phì nhiêu, lạc quan, ưu việt, vô địch, tất thắng... của CNXH chứ!

      Xóa
    10. thường người có trí tuệ không thích khoe của ..
      lãnh đaọ VN như NDM không biết khoe gì ngoài của ...

      Xóa
    11. Gọi là Nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt nam, chứ còn gọi là gì nữa?
      Ta yêu cầu lãnh đạo phải là tấm gương là mong ước của ta và chính ta lựa chọn họ bằng lá phiếu khi bầu họ trở thành đại biểu quốc hội.Nhưng nhiều người lại không thấy được giá trị tối cao của mình là một cử tri, đã coi nhẹ việc bầu cử, thái độ lựa chọn qua loa, bầu hộ nhau, không bỏ công sức lựa chọn...mà chỉ biết kêu ca là thế nào?

      Xóa
  2. Doc bai nay thay su sao quyet cua tac gia. Kinh te thi truong la ban chat va co so cho moi quan he kinh te tu xua den nay ma ong lai do het toi cua nen chinh tri nay cho no. Ong di mua mo rau thi nguoi ban rau phai cho khong ong thi moi la dao duc hay sao ?. Dung co chay toi cho bon cai tri phan dong nua

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết lý sự dài dòng quá , nên viết gọn dẫn chứng đối chiếu với thực tế thì tác dụng nhiều hơn

    Trả lờiXóa
  4. Gọi tớ là Ông Răng Chắc.

    Trả lờiXóa
  5. TS. PHẠM VĂN ĐỨC là tiến sỹ giấy , lý do là tôi đọc tiêu đề và đọc kết luận bài này mà kg hiểu ông này muốn nói gì !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Muốn khoe trình độ "biện trứng"

      Xóa
    2. em đồng ý với bác 12;30 . thế kỷ 21 rồi bác nhỉ !!! ...

      Xóa
    3. Nghe hai bác Nặc danh23:42 và Nặc danh01:33 nói tôi lại nhớ tới tết cách nay cũng lâu rồi , hồi Diễm Quỳnh còn làm ở VTV1 có phỏng vấn thằng cha nâng bi , bê bô trông rất "hầm hố" , đại khái - Hán nổ rằng hắn rất thích nhà thơ Hồ chí Minh với bài thơ " Nguyên tiêu " nhưng khi Diễm Quỳnh ( có lẽ nghĩ rằng hắn biết , nhớ ) có nói rằng hắn đọc lại thì hắn nói rằng hắn kg nhớ,( biết cái quái gì mà nhớ với quên ). PHẠM VĂN ĐỨC cũng thuộc loại rởm đời như tay vừa nêu trên !

      Xóa
  6. Tôi không biết ông tiến sĩ nầy tốt nghiệp từ trường nào, nhưng ông viết lung tung và có ý khoe chử quá! ( Tôi ngờ cái bằng TS của ông lắm !).
    Là một người dân, tôi chỉ biết rằng độc đảng sinh ra độc tài, độc tài sinh ra độc tôn, độc tôn sinh ra hủ hoá, thế thôi ! Không có cái đuôi tư sản tư siếc gì trong nầy hết.
    Lí luận nghe mệt thấy mẹ !

    Trả lờiXóa
  7. TIền đâu ông ta làm? Ban nội chính TW đâu?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong cuộc thi để tìm người thay thế một ông cán bộ mới chết , Bộ trưởng hỏi một thí sinh :
      - Anh cho biết trong một cân xi măng có bao nhiêu gram ?
      - Báo cáo có . . . 850 gram ạ .
      - A ! Một câu trả lời xuất sắc , anh đúng là người tôi đang cần , ngày mai đến nhận nhiệm vụ !

      Xóa
  8. Ôi ông Phạm văn Đức khoe chữ à...???...chẳng hiểu ông nói với ai...?... và nói cái gì...?...thì ra ông...khoe chữ...?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ tôi mới biết là có cái phòng duy vật biện chứng . Nuôi mấy ông chuyên ngồi đấy biện chứng , biện chiếc thì dân cũng đủ há mồm ra rồi .

      Xóa
  9. Không phải chỉ có ông Mạnh thôi đâu. Nếu kiểm tra thật trung thực khách quan thì còn khối kẻ cán bộ đảng có lối sống như vậy. Ông mạnh dám công khai kiểu sống của mình vì ông ấy biết rằng, trong giới lãnh đạo trung ương khối người như ông ta.

    Trả lờiXóa
  10. Nói linh tinh. Mặt trái của cơ chế thị trường nào tác động đến NĐM
    Nó là thế này : quyền lực tuyệt đối dẫn đến tham nhũng tuyệt đối, suy thoái tuyệt đối , mà cha đẻ là độc đảng , độc tài.
    Phát chán với loại tiến sỹ kiểu này

    Trả lờiXóa
  11. Hàng giả ấy mà!

    Trả lờiXóa
  12. Ngày trước, trong chế độ Ngụy quyền Sài gòn cũng có vô vàn bất công, tệ nạn xã hội (tuy không bằng bây giờ). Và hồi đó CHÚNG TA đã chỉ thẳng ra rằng tất cả những cái xấu đó đều là sản phẩm của một chế độ thối nát, phản dân hại nước, bởi vì bọn thống trị chỉ lo cho cá nhân, làm tay sai cho ngoại bang cầu vinh, không đoái hoài gì đến nhân dân. ĐIIỀU ĐÓ VẪN ĐÚNG CHO ĐẾN BÂY GIỜ! Đáng khâm phục là những kẻ câm quyền chế độ Ngụy lúc đó không đổ lỗi cho KINH TẾ THỊ TRƯỜNG! It ra bọn chúng cũng còn tí liêm sỉ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ít ra lúc đó baó chí tha hồ phanh phui là gì ...tự do chửi bới ..
      lúc đó không có 258, 88, 79 v.v...

      Xóa
    2. " Bọn thống trị chỉ lo cho cá nhân, làm tay sai cho ngoại bang cầu vinh, không đoái hoài gì đến nhân dân. "!
      Cái này là ông chửi đảng đấy chứ! chứ bọn "Nguỵ quyền" không lo cho dân thì làm gì có một miền nam giàu có, đến độ Lý quang Diệu cũng ước ao mong sao cho Singapore bằng được Sài gòn ( vào thời ấy) kia mà !

      Xóa
    3. Den bay-gio ma con ha' mieng "nguy-quyen..." , khong biet Nac-danh 19:32 co' nao~ trong oc' khong!?
      Nguoi nay` co le khong phai la nguoi dan o Mien Nam!
      Va neu khong phai la dan Mien Nam thi` khong ai yeu-cau phai phat-bieu, va khong ai che^ ban thieu kien-thuc !

      Xóa
  13. đ/c tiến sỹ này dài dòng văn tự quá, dân "ngu" ko hiểu được đâu.Mẹ, cứ gói gọn : độc đảng, độc quyền sinh tham nhũng. Chứng cớ là đây...Nhân đây cũng cám ơn báo "TUỔI TRẺ" đã dũng cảm đưa lên bức ảnh này cho toàn dân thiên hạ biết sự thật. Bọn tuyên giáo TW hết đường đổ lỗi cho thế lực thù địch nhé.

    Trả lờiXóa
  14. Ồ, ông TS Phạm Văn Đức!
    Đọc tiêu đề bài viết "Vơ vét tư lợi, đạo đức giả rất ‘thẳng cánh’" thấy rất trúng và thầm nghĩ sẽ nói rõ bản chất, nguồn gốc sự "vơ vét tư lợi" (!)
    Ai dzè, Ts Phạm Văn Đức lại hời hợt đi vòng vo bên ngoài và đổ lỗi cho "cơ chế thị trường". Ts Phạm Văn Đức viết "Công cuộc đổi mới đang đặt ra cho Việt Nam nhiều vấn đề xã hội đáng quan tâm, trong đó có vấn đề sự xuống cấp của đạo đức. Điều đó có liên quan đến mặt trái của cơ chế thị trường, đến sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường tới các lĩnh vực của đời sống xã hội" (hết trích). Các bác cao niên, lão thành cách mạng ngâm xem, có đúng hay sai ?
    Riêng mình nhận thấy, ông Ts Đức nói đúng một phần. Tức là công cuộc đổi mới đặt ra nhiều vấn đề xã hội người lãnh đạo và dân chúng cần quan tâm suy ngẫm. Nhưng ông Ts Đức nói chưa chính xác và không đúng bản chất, khi cho rằng "sự xuống cấp đạo đức"do "tác động tiêu cực của cơ chế thị trường". Ông Ts Đức ơi ? Về bản chất, nhân cách, đạo đức và luân lý làm người là cái bên trong, hun đúc nên cốt cách văn hóa người Việt; còn cơ chế thị trường thì kể từ khi đổi mới và mở cửa mới tác động là cái bên ngoài. Đó là nói theo triết học đường phố. Thông cảm cho nhé!
    Vậy theo ông Ts Đức, cái nào (bên trong hay bên ngoài) quyết định sự xuống cấp đạo đức và sự vơ vét vụ lợi ? Và như ý kiến của Ts Đức do cơ chế thị trường thì 90 triệu dân Việt hiện nay về đạo đức, lối sống là con số Không (0) hay sao? Người xưa có câu nói về bông sen và cũng ý nói về đạo làm người (rất trong sáng và thanh cao), đại ý là "Gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn" hay câu nói "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Người có chức, có quyền chắc thấm và thuộc những câu nói đó. Đúng không các bác ?
    Do đó, không nên đổ lỗi cho cơ chế thị trường tác động sự xuống cấp về đạo đức và luân lý các quan. Điều cơ bản là các quan tham hiện nay được qui hoạch và bổ nhiệm theo thứ tự ưu tiên 5 ệ (hậu duệ, quan hệ, tiền tệ, trí tuệ và mặc kệ) nên sinh ra công bộc "ăn cướp có giấy phép" vơ vét tư lợi, đạo đức giả rất ‘thẳng cánh, khồng cần che giấu !
    Bản chất tham lam, tư lợi và ăn cướp có giấy phép (hậu duệ, quan hệ, tiền tệ) quyết định sự xuống cấp đạo đức của những kẻ có chức và có quyền từ trung ương xuống địa phương hiện nay. Con dân tôi cũng có ảnh hưởng, nhưng vẫn giữ được cốt cách văn hóa Việt: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Cần, Kiệm nên các dòng họ qui tụ được con, cháu, các thế hệ ở 5 châu, bốn biển về Đất Tổ Việt Nam. Thế đấy Ts Đức ạ!
    Các cụ và Ts Phạm Văn Đức ngẫm xem (!)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo lời cha nội Đức thì các nước "kinh tế thị trường" như Nhật.Hàn,Đức,Anh,Ý,Úc...đều "xuống cấp đạo đức" hết à.
      Cha nội photo,cắt,dán rồi viết ra bài này để mị dân,chạy tội cho đảng mới là "xuống cấp đạo đức"

      Xóa
    2. Vi` xau-ho nen khong dam noi thang, noi that la "doi cu~" khi bat-buoc phai buoc vao con duong` tu-do trao-doi, mua ban va tu-huu~ tai-san cua nen`kinh-te thi-truong cua Mien Nam va cua the-gioi khong co che-do cong-san...
      Tuy-nhien, vi lo-so quyen-luc tuot khoi tam^` tay, nen "sang-tao." ra cai "dinh-huong xhcn" giu cho duoc cac nganh` quan-trong de doc-quyen, de chia-chac voi nhau... Dep di hai tieng "doi moi' ", do' chi la su lap-liem' vi xau-ho ma` thoi !

      Xóa
  15. Kinh tế thị trường là một quy luật, nhờ nó mà kinh tế phát triển. Nó chẳng có "tội" gì cả. Chẳng hiểu tại sao ở VN bọn bồi bút hay đem nó ra "bêu riếu", đổ cho nó đủ thứ tội để đánh lạc hướng dư luận của nhân dân khỏi lũ sâu mọt đang tàn phá đất nước. Hãy nhìn Singapore, Hàn quốc, Nhật, Mỹ, Đức, Hà lan, Đan mạch, Thụy điển, Canada....và vô vàn các nước khác, những nước "kinh tế thị trường" và dân đang được hưởng cuộc sống thiên đường (so với chúng ta!). Mọi người hãy tỉnh táo nhìn vào sự thật!

    Trả lờiXóa
  16. nếu xa hoa là tự do công sức làm nên như ông Ân, bầu Đức v.v.. thì không sao ..nhưng nếu xa hoa được là nhờ điều 4 thì nhân dân không chấp nhận ...
    trước hết nên bỏ điều 4 ...chính trị cũng sẽ cạnh tranh công bằng, không có đặc quyền thì ít cơ hội đặc lợi ...

    Trả lờiXóa
  17. Tớ là dân tộc, tớ xóa đói giảm nghèo thành công rồi, gợi ý: sao ko cho bà con ta tất cả làm tổng bí thư nhỉ, nhanh hết nghèo lắm. Tớ khẳng định đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chẳng cần chức to thế, chỉ cần chủ tịch phường xã cũng được rồi ...
      cứ luân phiên , mỗi chủ hộ 1 năm ...

      Xóa
  18. Người tốt có đạo đức - thì, không nở lòng nào có cuộc sống như thế này !!! => ngưới có dinh thự này rõ ràng đang ca hát và khiêu vũ trên niềm đau và nổi khổ của đồng bào,thậm chí trên cả xác chết của đồng bào ! không thể nào chấp nhận được !

    Trả lờiXóa
  19. Nhiều người (do không bao giờ đọc báo Tiền Phong) nghĩ những bức đó là ảnh giả?

    Báo Tiền Phong gỡ ảnh nhạy cảm:
    Tờ báo của Trung ương Đoàn Thanh niên CS vừa gỡ ba bức ảnh chụp tại tư gia cựu Tổng Bí thư Đảng CSVN Nông Đức Mạnh, vốn gây bàn tán trên các mạng xã hội.
    Bài báo "Ban Bí thư T.Ư Đoàn chúc Tết nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước" đăng ngày 19/2 phản ánh việc "Ban Bí thư T.Ư Đoàn do Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh dẫn đầu tới thăm, chúc Tết các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và thắp hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại số nhà 30 Hoàng Diệu (Hà Nội)".
    Sự kiện diễn ra sáng 19/2, tức sáng Mùng 1 Tết Ất Mùi.
    Trong bài có một số ảnh đoàn đại biểu tới thăm và chúc Tết cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười; Lê Khả Phiêu; cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh và cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
    Ba bức ảnh được cho là chụp tại tư gia ông Nông Đức Mạnh với nội thất màu vàng rực rỡ đã gây bàn tán khá nhiều trên các mạng xã hội.
    Một bức mô tả ông Mạnh ngồi tiếp ông Nguyễn Đắc Vinh trong phòng khách có tượng Hồ Chủ tịch màu vàng bày trước mặt trống đồng cũng màu vàng.
    Hai ông ngồi trên hai chiếc ghế bành có tay nắm hình đầu rồng, lưng ghế cao như ngai vàng.
    Hai bức khác cũng được chụp trong căn phòng trên, nhưng có nhiều người hơn.
    Tư gia ông Nông Đức Mạnh trên các bức ảnh khá khác biệt với nhà của hai ông tiền nhiệm Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu.
    Ba bức ảnh nhanh chóng được lưu truyền trên mạng xã hội Facebook với nhiều bình luận khen chê.
    Báo Tiền Phong sau đó đã gỡ bỏ ba bức ảnh này và thay bằng một bức khác trung tính hơn mô tả đoàn đại biểu chụp hình lưu niệm cùng ông Nông Đức Mạnh và các em thiếu nhi quàng khăn đỏ. Bức này không nhìn rõ nội thất.

    Trả lờiXóa
  20. Nhà ông Mạnh chắc không bằng nhà ông Khả Phiêu . Nhà ông Mạnh có tượng Phật Bác , còn nhà ông Phiêu có tượng chính thị của ông Phiêu ngon lành hơn , hoành tráng hơn .

    Trong chiến tranh chết chóc nhiều , gian khổ nhiều , vật chất như phù du , thế mà còn có đẳng cấp đài , đồng hồ . Khi đất nước vừa thống nhất , thì đảng viên có chút chức quyền đã bắt đầu vơ vét cho đủ tiêu , đủ sống khi xã hội miền Nam tan hoang trong nghèo đói , tù đày .

    Đây mới chính là bản chất của con người trước một luật pháp bao che , phân biệt và kỳ thị . Nó chính là ung nhọt ngay 30/4/1975 . Thời cơ đến lúc cởi trói bao cấp , làm ăn kinh tế thị trường , mụt nhọt biến ngay thành mãn tính , hôm nay đã là ung thư máu huyết chẳng khác gì trường hợp Nguyễn bá Thanh .

    Cứ nhìn xem các cấp đảng uỷ từ trung ương xuống tận địa phương , từ quân đội , công an và hầu hết các ban nghành có ai ở nhà tôn vách ván . Hay tất cả đều nhà cao , cửa rộng , tiện nhi vật chất chẳng thua sút bất cứ đại gia nào trong vùng .

    Đảng không quản được lại còn bao che . Dân mở miệng phản ảnh thì xem như chống đối đảng , chống đối nhà nước , phản động . Đảng xử đảng viên phạm tội trước khi giao cho viện kiểm soát và toà án . Thế thì hối lộ và tham nhũng chính đảng nuôi dưỡng , dầu trước các cuộc họp hành đều kêu gọi tính cách như làm kiểng , để đánh bóng cho đảng là cần kiệm liêm chính , chí công vô tư .

    Hối lộ tham nhũng như lưỡi dao để sát phạt nhau giữa đảng viên tham nhũng dẫn đến thủ tiêu tàn sát lẫn nhau . Bất trị và hoàn toàn bất trị khi đảng vẫn còn đứng trên luật pháp nắm trọn cả ba ngành .

    Đập chuột sợ vỡ bình . Cái bình to nhất vẫn là bình Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam !



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài này có nhiều còm thẳng thắn và rất hay . Cảm ơn các bác . Đúng là chúng đang ra sức vơ vét và liếm sạch mọi thứ .

      Xóa
  21. Tìm đọc cuốn “ Tiền cảnh đạo đức của người Trung quôc” của tác giả Mao Vu Thức do nhà xuất bản công an nhân dân phát hành. Ông Mao Vu Thức diễn giải rõ rang và hay hơn nhiều. Ông ta viết rằng Chính nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là môi trường thuận lợi nhất để mỗi cá nhân phát triển khả năng lao động và hoàn thiện lối sống đạo đức của mình.
    Quang Thanh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc ở đây:
      http://www.nxbcand.vn/default.asp?tab=detailBooks&zone=59&menuid=63&id=51&path=Ti%E1%BB%81n_c%E1%BA%A3nh_%C4%91%E1%BA%A1o_%C4%91%E1%BB%A9c_c%E1%BB%A7a_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Trung_Qu%E1%BB%91c

      + Và đọc ở đây:
      http://nguyentandung.org/su-suy-doi-dao-duc-voi-muon-vang-nghich-canh-trong-xa-hoi-trung-quoc.html

      Xóa
  22. Phạm văn Đức là tiến sỹ ? TS gì vậy? TS được đào tạo ở đâu vậy.?
    Thông thường các TS có hiểu biết thì khi viết bài thường biết cách dấu dốt hoặc biết cách tránh những điều mình chưa chắc chắn, còn TS Đức cang dài dòng vòng vo càng chứng tỏ sự dốt nát và rất nguy hiểm.


    Trả lờiXóa
  23. bài viết rườm rà không đúng trọng tâm của những tên bất tài mà chỉ tham nhũng

    Trả lờiXóa