Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Phá giá tiền đồng có ý nghĩa gì?


Mới đây Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tuyên bố phá giá đồng bạc thêm 1% và đây là lần thứ hai trong vòng bảy tháng qua Việt Nam phá giá đồng tiền của mình. Động thái phá giá này nói lên điều gì? Mặc Lâm có cuộc phỏng vần TS Lê Đăng Doanh nguyên Cố vấn kinh tế cho Bộ KHĐT, giám đốc Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế Trung ương để tìm hiểu thêm vấn đề này.
- Mặc LâmThưa TS các chuyên gia kinh tế cho rằng đồng tiền châu Á  nói chung đã suy yếu so với đồng đô la trong sáu tháng qua do giả định rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ bắt đầu nâng lãi suất trong năm nay. Như vậy việc phá giá đồng bạc VN có nằm trong lý thuyết này hay không?
- TS Lê Đăng Doanh: Đồng bạc Việt Nam đã được ổn định so với đồng Đô la trong năm 2014. Mức ổn định đó căn cứ trên việc chỉ giảm giá đồng bạc 2% so với mức lạm phát trung bình cả năm là 4%. Nếu cộng thêm với mức độ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam trong những năm trước đây thì các nhà kinh tế tính toán rằng tiền đồng Việt Nam thực sự đã lên giá so với đồng đô la tới 30% và điều này thực sự gây khó khăn cho xuất khẩu tại Việt Nam.
Chúng ta thấy xuất khẩu của các mặt hàng do doanh nghiệp trong nước sản xuất ra chứ không phải là mặt hàng gia công nhập khẩu từ bên ngoài vào thì đã có những khó khăn khá lớn. Như vậy cho nên việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giảm giá đồng tiền VN 1% trong những ngày đầu năm của 2015 là một điều có thể hiểu được, không có gì đáng lo ngại lắm.
Điều đáng lo ngại là VN đang nợ nước ngoài khá nhiều. Nếu giảm giá đồng bạc Việt Nam thì Việt Nam phải chi tiêu thêm nhiều hơn để trả nợ nước ngoài. Còn tác động đối với xuất khẩu theo tôi thì chỉ tác động với tỷ lệ xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước còn nếu như doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thì họ nhập khẩu hàng hóa và nguyên vật liệu vào rồi lắp ráp ở Việt Nam thì tỷ lệ giá trị gia tăng tương đối thấp vì vậy cho nên tác động trực thuộc đối với xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là hạn chế.
- Mặc LâmViệc phá giá lần thứ hai này có liên quan gì đến yếu tố xuất khẩu dầu của Việt Nam hay không vì nền công nghiệp này đóng góp vào GDP rất lớn. Thưa TS?
- TS Lê Đăng Doanh: Việc giảm giá dầu chắc chắn đã ảnh hưởng không tốt đến nguồn thu ngân sách của Việt Nam và điều này Bộ Tài chính đã có công bố nhiều lần. Vấn đề ở đây là việc giảm giá dầu đó đồng thời nó cũng giảm giá các mặt hàng mà Việt Nam nhập  khẩu như xăng, chất dẻo, phân đạm, như sợi polyester các sản phẩm này đều sản xuất từ dầu lửa cho nên nếu như các sản phẩm đó cũng giảm giá thì tác động với nền kinh tế Việt Nam sẽ tích cực hơn. Vì vậy tôi nghĩ giá dầu giảm sẽ có mặt tích cực cho nền kinh tế và có thể sẽ tích cực đối với sức mua của người dân. Xăng hạ người dân có thể dùng khoản tiền tiết kiệm đó để chi cho các khoản khác.
- Mặc LâmVâng, TS vừa nói mặt tích cực trong việc sản xuất và chi tiêu của người dân khi giá xăng giảm mạnh vậy thì việc phá giá đồng tiền lần này có ý nghĩa gì nữa thưa ông?
- TS Lê Đăng Doanh: Đối với việc giảm giá đồng bạc trong tình hình hiện nay thì nó cũng đáp ứng yêu cầu cụ thể của thị trường. Cuối năm thì các doanh nghiệp phải kết toán các hoạt động cho nên họ có nhu cầu mua đô la nhiều hơn và điều ấy thường đem đến cái giá đô la trên thị trường tự do tăng mạnh cho nên sau khi Ngân hàng có điều chỉnh tỉ giá thì ngay lập tức giá đô la cũng đã nâng lên một mức mới. Tôi nghĩ rằng diểu đó cho thấy việc điều chỉnh 1% đối với nền kinh tế Việt Nam không gây ra tác động gì lớn đối với lạm phát cũng như không gây ra biến động lớn đối với kinh tế vĩ mô
- Mặc LâmThưa TS đồng tiền phá giá là hình thức chống lạm phát, trong trường hợp này xin cho biết có phải kinh tế VN đang đi vào giai đoạn trì trệ, Sau khi đã phát triển trong mấy năm qua?
- TS Lê Đăng Doanh: Không. Việt Nam hồi gần đây tăng trưởng trở lại rất mạnh mẽ. Năm 2014 đã tăng trưởng gần 6%. Tôi nghĩ rằng hiện nay không có một dấu hiệu gì cho thấy Việt Nam đang đi vào giai đoạn trì trệ. Hy vọng sắp tới đây chính phủ sẽ đẩy mạnh công cuộc cải cách và tôi hy vọng rằng nền tảng của nền kinh tế Việt Nam sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
Cái việc điều chỉnh tỷ giá này nó cũng góp phần làm cho các biến động của thị trường và sức ép đối với các ngân hàng được ổn định hơn thôi chứ tôi nghĩ rằng không có gây ra khó khăn gì lớn.
- Mặc Lâm: Như TS đã nói là phá giá đồng bạc sẽ gây thêm mối lo ngại vể trả nợ nước ngoài vì nợ sẽ tăng theo việc phá giá. Theo TS ông có đề nghị gì giảm bớt gánh nặng nợ công khi đồng bạc mất giá?
- TS Lê Đăng Doanh: Trong tình hình hiện nay thì không thể nào có biện pháp để làm vừa lòng tất cả mọi người. Giảm giá đồng bạc 1% thì có nghĩa là nợ sẽ tăng thêm 1%. Điều ấy cũng đáng lo ngại nhưng theo tôi thì không đến nỗi phải lo ngại một cách quá đáng. 1% không phải là điều gì ghê gớm nếu như so với trước đây Việt Nam đã trải qua các biến động lớn hơn 1% nhiều.
- Mặc LâmMột lần nữa xin cảm ơn ông
(RFA)
-------------

6 nhận xét:

  1. Trả lời của TS Lê đăng Doanh có lẽ chưa thuyết phục.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy ông bà có bằng này nọ, ăn nói toàn lý thuyết suông thôi.
      Chẳng hạn, họ thao thao bất tuyệt về bất động sản, mà không biết đó không phải là một ngành kinh tế tích cực. Cứ gào thét "Bất động sản đang hồi phục"! "Hồi phục" cái gì chứ? Đẩy giá cao chót vót cho thiên hạ phải ra đường ở hết à?! Ngớ ngẩn!

      Xóa
    2. Chẳng qua là Ts.Lê Đ Doanh đang cho dân
      uống thuốc AN THẦN vì ông đang hy vọng
      đảng CsVN.nghe lời ông mà phải cải cách
      và đổi mới nhiều hơn nữa !

      Xóa
  2. Đến cái tiến sĩ cũng do bao cấp mà có thì sao mà hiểu được kinh tế là gì.
    NHNN phá giá VNĐ đã chuẩn bj dư luận từ lâu rồi,nay họ mới dám ra tay.
    Các quốc gia vừa qua đã thực hiện phá giá nội tệ của mình,nhằm cứu vãng chính nguồn thu ngân sách của họ....nhưng đều thất bại như Nhật chẳn hạng.
    Bản thân USD,EURO cũng đang tiếp tục bị phá giá...Nhưng họ phá văn minh và châm cho thị trường tự quyết,Khi NHTW,hay FED vừa tung tiền ra lớn,lại giảm lãi suất về 0% là động thái phá giá nội tệ của họ rồi.Họ phá giá ta cũng chạy theo lại là sai lầm rất lớn.
    Thị trường Việt Nam nhỏ bé,Nhà nước chưa đủ sức và không thể chủ động khi quyết định can thiệp thị trường.Do vậy tự quyết đã là sai lầm,mà hãy để cho sự vận động của thị trường quyết định,đương nhiên NHNN có tác động khách quan.
    Lâu nay cứ phá giá VNĐ thì đổ cho là khuyến khích xuất khẩu,thu hút đầu tư,lập luận này chưa đúng,30 năm qua chỉ rõ là không đúng.
    Nước Việt của ta chưa có cơ sở vật chất gì để đi theo phương thức tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa,chúng ta có một số mặt hàng là hàng hóa như cá TRA,Basa,gạo,nhưng nó bị đánh phá liên tục,dù cho 50% giá thành là nhập khẩu từ MỸ và các nước tư bản.Các hàng hóa công nghiệp ta chỉ có 20% chủ yếu là mồ hôi công nhân,còn lại là nhập khẩu cả.
    Lãnh đạo cao cấp cả,nhưng đã đập bàn đập ghế khi cãi nhau cái " giá cánh kéo " đó sao.Hay đấu tranh gay ghét khi dựng cái quản lí thị trường,cải tạo nông nghiệp,công nghiệp,bây giờ là cái thị trường chứng khoán....gây biết bao đổ vỡ và tổn thất chỉ vì các phương thức và biện pháp quản trị vừa mơ hồ vừa dở hơi vừa ẩn chứa sự phá hoại từ nước ngoài.
    Trong lịch sử chỉ rõ,trước khi xâm lược Việt Nam,họ mua chuộc tầng lớp lãnh đạo và quí tộc,câu kết với tầng lớp thượng lưu,tiến đến chi phối và phá hoại kinh tế,sau đó mới dùng quân sự tiến công làm đòn bẩy.Khi đó sự nghiệp của Dân tộc và đất nước phủi tay.
    Khi quân xâm lược tiến dần giết từng người một,vua cũng giết,tổng thống cũng giết,hay tổng chủ thủ cũng bị không sống mà chả chết....mới tá hỏa ra,và lại toàn dân đứng dậy phục hồi,không đứng lên chống thì cả dân tộc bj giết chết chỉ trong vài tháng.
    Một ví dụ rõ,dân số 7 triệu,đến năm thứ 6 xâm lược thì nhà MINH trung quốc nó thiến dân ta chỉ còn chưa đến triệu,Pháp thì Vua tôi nhà ta nó coi như búp bê,rồi nó thả và phối hợp với Nhật làm chết 2,5 triệu người chết lại do vì đói mà thừa gạo ( miền Bắc 2 triệu,miền Trung nửa triệu ),rồi chú SAM đến cũng chả vừa gì,bị nhầm với chú,tưởng chú giữ giá trị văn minh nên thôi sống chung với chú SAM cũng tốt.Ai dè,ổn có 2 năm chú cho tay chân làm gọn,chỉ 2 năm mà 2 triệu người vừa chết vừa không thể sống dù chưa thể chôn....Gia đình tôi là một nhân chứng cho tất cả sự kiện trên,tuy làm cách mạng nhưng vì quá giàu nên chế độ nào cũng chỉ lấy của chứ chưa cho chết.
    Cuối cùng xin nhắn gởi,Ngân hàng Nhà nước cũng như Nhà nước không có quyền quyết định tỷ giá nội tệ với ngoại tệ.Dân tộc đã giao cho anh độc tài mua bán ngoại tệ và vàng bạc kim cương,qua đó anh cứ tung hoành sao cho không lũng túi là được.Dân giao cho chính phủ độc đoán trong kinh doanh điện đóm xăng dầu,anh tùy mà chọn giá bán,nhưng chả nên lấy 9000 VND /lít xăng dầu,chiếm 39% giá ,thì là điên,dân thế nào chả nói lũ điên,cái đám đầy tớ này đã sinh loạn rồi.
    Bác HỒ ra đi lâu rồi,nhưng nghiệt thay,BÁC vẫn còn là vị lãnh tụ tối cao và duy nhất của Dân tộc Việt Nam ngày nay đấy các bạn ạ.
    Kinh tế mà sụp thì chỉ là nô lệ.Đấy,vũ khí đầy mình,nhưng đến mức quốc hội duyệt đi vay để sống,đóng cửa cả " làng " cả tuần... vậy mà cứ phá lại làm dốc..
    Đó cũng là tâm gương đấy chứ.
    Công Sơn cảm ơn các bạn đã góp ý lần trước.

    Trả lờiXóa
  3. Còn nhờ năm 1985, tôi bán 1 USD chỉ được hai trăm mấy chục VNĐ.

    Trả lờiXóa
  4. Không thể tin vào GDP năm 2014 tăng 6% và ý kiến của TS L.Đ.Doanh là thuốc an thần cho DN trong nước và nhân dân , tạm yên tâm để ăn Tết mà thôi. BĐS có nhúc nhích nhưng đâu có giải quyết được gì cho toàn bộ nền kinh tế ( trừ số bán cho người nước ngoài thu ngoại tệ). Nợ công đang trên ngưỡng 100% GDP, nếu giảm giá VND 1% là tăng nợ công 1% thì nợ công cao hơn núi Tản viên đấy. Hơn 500 ngàn DN phá sản, thất nghiệp đầy đường.. Bái chí VN chỉ là liều thuốc giảm đau tạm thời mà thôi.

    Trả lờiXóa