Trang BVB1

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

Trung ương nhất trí nhân sự 'tứ trụ'

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nhất trí cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII.
Chiều 12/3, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.

Tại hội nghị, các Ủy viên Trung ương Đảng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các Tờ trình, Báo cáo và các nội dung của Hội nghị. 
Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao thông qua Nghị quyết của Hội nghị. 
Tại Hội nghị lần này, theo Quy chế làm việc, Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước với số phiếu tập trung rất cao.
Đồng thời Bộ Chính trị đã báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. 
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, làm rõ thêm một số vấn đề để thống nhất trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện. 
Nghị quyết ban hành phải bảo đảm thiết thực, khả thi 
Về Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Trung ương cơ bản tán thành với Tờ trình và dự thảo Chương trình làm việc; cho rằng dự thảo được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng; nội dung khá toàn diện, cơ bản thể hiện được chủ đề, tư tưởng chỉ đạo và các nhiệm vụ trọng tâm do Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề ra. Những vấn đề đưa vào Chương trình toàn khóa là những vấn đề quan trọng và cần thiết nhất, nhằm tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. 
Trung ương nhấn mạnh, việc xác định nội dung Chương trình toàn khóa cần bám sát Nghị quyết và các văn kiện của Đại hội XII, tập trung cụ thể hóa và chỉ đạo thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm và những vấn đề thực tiễn bức thiết đặt ra, khó khăn cần tháo gỡ, giải quyết những khâu đột phá, các nhiệm vụ trọng yếu như tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, giữ vững bản chất cách mạng trong sáng của Đảng; xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị thật sự vững mạnh; tinh giản biên chế ở khu vực sự nghiệp công; làm tốt công tác cán bộ, nhất là ở cấp chiến lược; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; 
Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế... 
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tùy tình hình cụ thể, Bộ Chính trị cần xem xét, cân nhắc để kịp thời có những bổ sung, điều chỉnh phù hợp.
Những vấn đề lớn, quan trọng đã được xác định rõ về chủ trương, định hướng chính sách trong Văn kiện Đại hội XII và các nghị quyết của các khoá trước vẫn còn giá trị, hiệu lực sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoặc định kỳ sơ kết, tổng kết, ban hành kết luận; không nhất thiết phải ban hành nhiều nghị quyết; nghị quyết phải bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu, nội dung thiết thực, có giải pháp khả thi và xác định thời gian thực hiện. 
Nâng cao tính sát hợp, khả thi của kế hoạch đầu tư phát triển 
Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Ban Chấp hành Trung ương đánh giá cao sự chuẩn bị, đồng tình về cơ bản với những nhận định, đánh giá, đề xuất nêu trong Tờ trình và các báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ; đồng thời bổ sung, nhấn mạnh thêm những nội dung quan trọng và giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo nghiêm túc quán triệt nghị quyết, kết luận của Trung ương, khẩn trương hoàn chỉnh văn bản, trình Quốc hội xem xét, thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 tại Kỳ họp lần thứ 11 khóa XIII.
Tiếp tục nghiên cứu, cập nhật, hoàn thiện Kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước trung hạn và Kế hoạch đầu tư công trung hạn trình Quốc hội khóa XIV xem xét, quyết định. 
Trung ương đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung ưu tiên cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cải cách khu vực sự nghiệp công; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thực hiện các đột phá chiến lược. 
Khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp xử lý tình hình bội chi ngân sách cao, nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ xấu ngân hàng còn lớn, nợ công tăng cao; giá dầu thế giới tiếp tục biến động khó dự báo, thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp; tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo thấp hơn so với trước; tác động của biến đổi khí hậu đến nước ta sớm và gay gắt hơn so với dự báo, gây ra ngập mặn nặng ở Đồng bằng Sông Cửu Long, hạn hán lớn ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông ở các thành phố, đô thị lớn. 
Hội nghị nhất trí khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của việc lần đầu tiên sau 30 năm đổi mới, chúng ta xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, coi đây là bước đổi mới công tác kế hoạch hóa các nguồn lực tài chính quốc gia phù hợp với kinh tế thị trường, nâng cao tính sát hợp, khả thi của kế hoạch đầu tư phát triển và hiệu quả đầu tư công. 
Xây dựng, tổ chức thực hiện thắng lợi Kế hoạch đầu tư công trung hạn lần này, chúng ta sẽ chuyển từ cân đối vốn đầu tư hằng năm sang cân đối vốn trong 5 năm ở cả tầm quốc gia và các cấp ngân sách nhà nước để ngay từ đầu nhiệm kỳ, có được bức tranh toàn cảnh về đầu tư công và cân đối vốn ngân sách nhà nước trong 5 năm 2016 - 2020.
Tạo điều kiện để các bộ, ngành trung ương và địa phương sớm xác định được tổng mức vốn đầu tư công trung hạn của mình, chủ động phân bổ, sử dụng có hiệu quả nhất trong 5 năm.
 Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công; xử lý cơ bản tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản và ứng trước vốn kế hoạch quá lớn trong thời gian qua đồng thời bảo đảm tính thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách, tăng quyền chủ động của các cấp, các ngành trong việc phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước phù hợp với các mục tiêu, định hướng phát triển của ngành mình, cấp mình trong tổng thể Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước.
Thống nhất cao hơn nữa nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về vai trò của Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp; về phát triển nhanh và bền vững; về hoàn thiện thể chế kinh tế gắn với đổi mới, kiện toàn, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị; về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, trước hết là cân đối thu chi ngân sách nhà nước, bảo đảm an toàn nợ công, xử lý nợ xấu, nợ đọng xây dựng cơ bản, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước phát triển, nâng cao sức cạnh tranh, thành công trong hội nhập quốc tế; kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. 
Nhận thức và xử lý đúng đắn các nhân tố tạo thành động lực: Hài hòa lợi ích; phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; phát huy nhân tố con người, vai trò của khoa học - công nghệ. 
Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu, trong các bước tiếp theo của quá trình xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và hằng năm, cũng như kế hoạch đầu tư công trung hạn, cần tiếp tục quán triệt đầy đủ, đúng đắn, sâu sắc hơn nữa những quan điểm, chủ trương, đường lối đổi mới của Đại hội XII về phát triển kinh tế xã hội để nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, từng địa phương, bộ, ngành, lĩnh vực cụ thể đồng thời, phải khẩn trương xây dựng chương trình hành động thực hiện kế hoạch và tăng cường công tác thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, kịp thời có những điều chỉnh cần thiết khi tình hình thay đổi. 
Kiện toàn chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội Khóa XIII 
Trên cơ sở quán triệt và thực hiện nhất quán Phương hướng công tác nhân sự do Đại hội XII của Đảng thông qua; căn cứ vào thực tế đội ngũ cán bộ hiện có và yêu cầu về nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước, kết hợp yêu cầu trước mắt với việc chuẩn bị cho các khóa tiếp theo, bảo đảm tính kế thừa và phát triển, Ban Chấp hành Trung ương đã dân chủ thảo luận, xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn phương án hợp lý nhất trong điều kiện có thể và đã đạt được sự nhất trí rất cao. 
Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; nhất trí cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 
Tại Hội nghị lần này, theo Quy chế làm việc, Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước với số phiếu tập trung rất cao, đồng thời Bộ Chính trị đã báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. 
Tổng Bí thư nêu rõ, căn cứ kết quả biểu quyết và giới thiệu nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn chỉnh phương án giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước để chuẩn bị trình Quốc hội, vừa bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ trong hệ thống chính trị, vừa đúng với các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức của các cơ quan nhà nước. 
Sau Hội nghị này, cùng với việc lãnh đạo thực hiện tốt công tác nhân sự cấp cao tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, chúng ta sẽ tiếp tục kiện toàn lãnh đạo các cơ quan của Trung ương Đảng, các ban cán sự đảng và đảng đoàn ở những nơi có sự thay đổi nhân sự. 
Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai việc nghiên cứu, quán triệt, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, gắn chặt với việc lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh, đối ngoại..., đồng thời tiếp tục chuẩn bị chu đáo để tiến hành thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
** Sáng 24/1, bên hành lang Đại hội XII của Đảng, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - ông Vũ Trọng Kim xác nhận, ứng viên Chủ tịch nước là ông Trần Đại Quang, Thủ tướng là ông Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
(ZingNews)
-----------

18 nhận xét:

  1. <=>"đỉnh cao trí tuệ" / "dân chủ đén thế là cùng" / " dân giàu nước mạnh,công bình dân chủ văn minh" / " đẩy nhanh tiến độ" / " trong sạch vững mạnh" / "đồng thuận cao" / " tỷ lệ 99.9% " / "thành công rực rỡ" /"ý đảng lòng dân" / " do dân,của dân vì dân" / vv và vv => xỉu,tắt thở rồi !!!

    Trả lờiXóa
  2. Việc bầu lãnh đạo nhà nước là do quốc hội làm chứ sao lại do đảng? vậy quốc hội đúng là bù nhìn của CSVN?

    Trả lờiXóa
  3. Trọng lú muốn loại phe 3 X trước khi Obama sang VN để trừ
    hậu hoạn, và sau đó có thể có chiến dịch "đả hổ diệt ruồi"

    Trả lờiXóa
  4. ứng viên Chủ tịch nước là ông Trần Đại Quang, Thủ tướng là ông Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
    Ai không đồng ý giơ tay!
    Vua Trọng truyền rồi. Cứ thế mà bầu.

    Trả lờiXóa
  5. Dân oan thời đạilúc 21:28 12 tháng 3, 2016

    Để đỡ tốn kém
    Không bầu cử Quốc hội nưa. BCT tuyên bố tứ trụ và cử các bộ trưởng cho xong một thể.
    Thế là giảm một khoản nợ lớ.

    Trả lờiXóa
  6. Quả là DÂN CHỦ ĐẾN THẾ LÀ CÙNG!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng rồi, đảng CSVN thực thi Dân chủ (về nhân sự lãnh đạo đất nước) chỉ có thế với kém, không thể hơn được!

      Xóa
  7. Tôi nghĩ rằng dù biết tống bí Trọng là LÚ nhất hay đệ nhất Lú
    nhưng đám cận thần vẫn ngu trung với ông ta chỉ vì động cơ hay
    lý do duy nhất này : họ vừa được đặc quyền vừa có đặc lợi cho
    cá nhân và gia đình họ mà chẳng cần biết tương lai tổ quốc hay
    dần tộc VN.đi về đâu như ông đầu đảng của họ.
    Đó chính là nguyên nhân của đại họa suy vong nước Việt !

    Trả lờiXóa
  8. Dân chủ kiểu Đảng lãnh đạo là do BCT đề cử 3 danh phận đứng đầu đất nước , tiếp đến Trung ương Đảng thông qua , kế tiếp Quốc hội chuẩn y ...! Trong lúc tháng 5/2016 nhân dân VN mới tiến hành bầu cử quốc hội VN và hôm nay chỉ ở giai đoạn ứng cử và đề cử !

    Dân chủ kiểu này đến thế là cùng , đúng vậy . Dân chủ ngược đời rất hợp với câu đố : Sinh con rồi mới sinh cha , sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông .

    ĐẢNG TA chính là ĐẢNG ĐẺ , sinh ra ngàn chuyện ngược đời . Đảng ta đang khùng , bệnh tâm thần phân liệt bộc phát .

    Năm 2016 , Đảng tâm thần CSVN lãnh đạo nhân dân Việt Nam , không biết mấy ông Tướng công an và quân đội sẽ nghĩ gì ? Các chi đảng bộ csvn sĩ nghỉ gì ? Khi kinh tế tài chính thì nợ nần vượt trần , ngoại biến , nội loạn , lãnh đạo vừa lú lẫn vua tâm thần rõ nét , không làm thầy bói cũng thấy VN đang đối diện với sao quả tạ , tan nước , tan nhà .

    2016 VN đại biến , thế giới đại loạn , chỉ có trời mới cứu được mà thôi . Mọi người nên tự chuẩn bị để chấp nhận một kiếp nạn đang xảy ra cho dân tộc Việt . Những sức mạnh quân sự của các cường quốc đang xô đẩy , kình chống nhau . Cộng hưởng cùng sức mạnh kinh tế tài phiệt của thế giới như những trận động đất trên 9 độ richer . Chẳng khác chi một trận Đại sóng thần do con người tạo nên treen đất liền phủ khắp toàn cầu .

    Nam mô cứu khổ cứu nạn . A di đà Phật ! A men !

    Thức tỉnh .

    Trả lờiXóa
  9. Khôgn ý kiến về sự nhàm chán này.

    Trả lờiXóa
  10. Tam trụ Lú đã cử ban
    Có sao dùng vậy chớ bàn đúng sai !!
    hê hê hê

    Trả lờiXóa
  11. QUỐC HỘI LÀ CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CAO NHẤT , CƠ CHẾ ĐẢNG LÃNH ĐẠO TẬP THỂ .ÔI THẬT LÀ MỘT ĐIỀU SỸ NHỤC ĐỐI VỚI 90 TRIỆU NHÂN DÂN VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ 4,5 TRIỆU ĐẢNG VIÊN ĐCSVN NÓI RIÊNG .LÀ NHỮNG ĐẢNG VIÊN THEO LỜI KÊU GỌI CỦA CHÚNG NÓ ĐI CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM GIẢI PHÓNG ĐÁT NƯỚC ĐỂ CHO THẰNG TRỌNG LÚ ĐƯỢC ĐI HỌC LIÊN XÔ MANG MỘT MỚ LÝ LUẬN LƯU MANH VỀ ĐẨY DÂN TỘC VN SUY THOÁI TOÀN DIỆN NHƯ NGÀY HÔM NAY . LÀ NHỮNG ĐẢNG VIÊN GIÀ ĐỒNG THỜI CŨNG LÀ MỘT CÔNG DÂN CHÚNG TÔI ĐANG MẮC NỢ NHÂN DÂN . HỠI CÁC BẠN TRẺ HÃY ĐỨNG LÊN BIỂU TÌNH LẬT ĐỔ 19 ÔNG VUA HIỆN NAY VÀ TÌM MỌI CACH TIÊU DIỆT ĐƯỢC NGUYỄN PHÚ TRỌNG CHÚNG TÔI SẼ ỦNG HỘ CÁC BẠN . TỘI NPT LỚN LẮM . TQ ĐƯA DÀN KHOAN HD981 CÙNG THỜI ĐIỂM HNTW9 VÀ LIÊN TIẾP TƯ10 TƯ11 TƯ12 TƯ13 TƯ14 KHÓA 11 NĂM 2015 TRỌNG LÚ ĐỀU KHÔNG GIÁM LÊN ÁN TRUNG QUỐC . CHÚNG NHU NHƯỢC ĐẾN THẾ LÀ CÙNG . HỘI NGHỊ TƯ LẦN 2 KHÓA 12 THỰC CHẤT CHỈ LÀ LOẠI ĐỐI THỦ CHỨ HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI VÌ QUYỀN LỢI QUỐC GIA DÂN TỘC .CÁC BẠN TRẺ NÊN NHỚ ĐIỀU ĐÓ !

    Trả lờiXóa
  12. Chủ tịch nước phải kiêm Tổng bí thư, ông Quang thay ông Trọng là nhất thể hóa lãnh đạo, cải cáchs thể chế không thể mỗi khi đón tiếp lãnh đạo nước khác chỉ có VN 2 bên 2 ông xốc nách chẳng giống ai. Ông Trọng hãy nghỉ đi cho dân nhờ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trung ương, rồi Tỉnh, thành, đến huyện , xã cũng nên vậy, bớt cồng kềnh, tiết kiệm tiền, dễ lãnh đạo, quản lý, điều hành, không bị chồng chéo dẫm đạp chân lên nhau!.

      Xóa
  13. Nhiều người cứ bảo bác Trọng là lú , nhu nhược , giáo điều , sáo rỗng . Nhưng có lẽ họ không biết bác ấy có bằng GSTS !!!!!!! !

    Trả lờiXóa
  14. “Tôi rất buồn vì thảm họa Fukushima không lay chuyển quyết định của Chính phủ Việt Nam: một hai vẫn muốn làm điện hạt nhân. Thật là sai lầm khi cho rằng hạt nhân có thể cứu được trái đất khỏi sự nóng lên của thời tiết,” đó là quan điểm của Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, chuyên gia về chiến lượng năng lượng, cựu cố vấn của hãng Năng lượng Quốc gia Pháp (EDF) và nguyên Giáo sư Đại học Bách khoa Grenoble.

    Trả lờiXóa
  15. Bằng GSTS - Gà Sống Tồ Sàm!

    Trả lờiXóa
  16. Vấn đề Trọng dốt nát , lú lẫn , yếu hèn , tiểu nhân thì khỏi phải bàn nhưng vấn đề ai đã bầu một người như thế lên mới đáng phải suy nghĩ , mới đáng căm giận.

    Trả lờiXóa