Hội nghị Trung ương lần thứ hai diễn ra
tại Hà Nội từ 10 đến 13/3/2016 có nghị trình rõ rệt, khẳng định việc phải nhanh
chóng chuyển giao quyền lực và Quốc hội đương nhiệm có thể làm thủ tục phê
chuẩn bộ máy lãnh đạo mới như Chủ tịch Nước, Thủ tướng và một số chức danh cao
cấp khác. Riêng chức Chủ tịch Quốc hội thì dù có chỉ định nhưng rõ ràng cũng
phải để Quốc hội Khóa sau thực hiện công việc đóng dấu xác nhận.
Từng có một tiền lệ
Nhận định về thời sự chính trị đang gây
sôi nổi dư luận, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc
hội nói rằng việc nhanh chóng chuyển giao quyền lực đã từng có một tiền lệ. Năm
2006 Thủ tướng Phan Văn Khải nghỉ và chuyển giao cho Thủ tướng mới Nguyễn Tấn
Dũng. Thông báo của Hội nghị Trung ương 2, tạo cảm giác cho ông là cơ bản thay
hầu hết trong bộ máy nhà nước và chính phủ. Từ Sài Gòn LS Trần Quốc Thuận tiếp
lời: “Việc đó theo tôi nghĩ cũng tốt thôi… bởi vì qua Đại hội có nhiều người
tái cử, có nhiều người không trúng cử mà cứ để như vậy thì việc điều hành của
một Nhà nước mà do Đảng trực tiếp lãnh đạo chỉ đạo toàn diện thì rất là khó,
bởi vì những người lãnh đạo không là Ủy viên Bộ Chính trị, không là Ủy viên
Trung ương Đảng thì bây giờ điều hành công việc như thế nào. Họ không được họp
trực tiếp với Bộ Chính trị, không được họp trực tiếp với Ban Chấp hành Trung
ương. Trong kỳ họp lần này mình thấy là, những người nguyên là Ủy viên Bộ Chính
trị, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng hiện giờ là Chủ tịch nước, Thủ tướng chính
phủ, Chủ tịch Quốc hội và một số Bộ trưởng đâu có được dự họp Hội nghị Trung
ương 2 này đâu. Cho nên việc thay này là phù hợp với hoạt động của một tổ chức
mà do một đảng trực tiếp lãnh đạo toàn diện…”.
Tại Đại hội Đảng lần thứ 12 trước Tết
Nguyên đán, Trung ương Đảng khóa 11 đã giới thiệu 4 chức danh chủ chốt gồm Bộ
trưởng Công an Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
làm Thủ tướng và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch Quốc
hội. Theo VnExpress bản tin trên mạng tối 10/3/2016, dự kiến trong kỳ họp cuối
cùng từ 21/3 đến 9/4, Quốc hội khóa 13 sẽ dành nửa thời gian để xem xét, bầu
các chức danh trên theo thẩm quyền.
Các báo mạng nhiều độc giả ở Việt Nam
như VnExpress, Dân Trí… trích phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 2 ngày
10/3/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Bộ Chính trị sẽ trình Trung
ương quyết định việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ
tướng, Chủ tịch Quốc hội – những chức danh lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, đồng
thời báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu
nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn theo
thẩm quyền.
Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Chí
Dũng, chủ tịch Hội nhà báo độc lập, một tổ chức xã hội dân sự tự phát, lưu ý
tới điều ông gọi là thay ngựa giữa dòng. Nhà báo tự do này chỉ ra những dấu
hiệu rất đặc biệt như Quốc hội khóa 13 trong kỳ họp cuối sẽ dành phân nửa thời
gian để bàn về nhân sự Nhà nước. Ngoài ra, thời điểm tổ chức Hội nghị Trung
ương 2 chỉ sau Đại hội Đảng một thời gian ngắn, cũng như việc nhanh chóng bổ
nhiệm một số vị trí của Đảng ở Trung ương và địa phương. Từ Sài Gòn TS Phạm Chí
Dũng nhấn mạnh: “Có thể thấy một không khí khá là gấp gáp trong việc cơ cấu
lại nhân sự hay nói theo từ ngữ của Đảng là kiện toàn nhân sự…Và từ đó kết hợp
với những thông tin đồn đoán về chuyện có thể nhanh chóng thay đổi dàn nhân sự
của những cơ quan cao nhất, trong đó có văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc
hội, Văn phòng Chính phủ, cùng với thông tin chính thức đưa ra từ Hội nghị
Trung ương 2 là giới thiệu nhân sự để kiện toàn các chức danh chủ nhốt như Chủ
tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ…điều đó cho thấy khả năng sẽ
thay ngựa giữa dòng sớm tại kỳ họp Quốc hội vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 mà
không phải chờ tới cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5 và cuộc họp đầu tiên của Quốc
hội vào tháng 7…”.
Người tiếp đón Tổng thống Barack Obama?
Một câu chuyện khác được truyền thông
mạng xã hội bàn tán nhiều, đó là việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính
trị thúc đẩy việc cần bàn giao nhân sự Nhà nước sớm, là vì Tổng thống Hoa Kỳ
Barack Obama sẽ thăm chính thức Việt Nam trong tháng 5. Nếu không thực hiện
việc này thì về mặt nghi lễ chính thức, người tiếp đón ông Obama sẽ là Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng người đứng đầu Chính phủ, hoặc ông Trương Tấn Sang Chủ
tịch nước.
Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định về
thông tin này: “Cái đó là tin đồn đoán, riêng cá nhân tôi cho rằng những đồn
đoán đó có lẽ là rất đúng. Và người ta cũng hy vọng rằng Tổng thống Obama sang
thăm Việt Nam kỳ này, Tổng thống sẽ tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí sát thương và
nâng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên quan hệ chiến lược toàn diện. Như vậy tình
hình đòi hỏi cái đó và dĩ nhiên tình hình cũng đòi hỏi tính cách của những
người lãnh đạo Việt Nam làm việc dài hạn về mặt Nhà nước và Đảng chứ không chỉ
làm việc vài tháng rồi nghỉ.”
Cơ chế chính trị của Việt Nam quá khác
thường so với thế giới và đặc biệt các thể chế dân chủ. Đối với Việt Nam Tổng
Bí thư Đảng là lãnh đạo quyền lực cao nhất, tuy nhiên đối với nước ngoài lại
khác. Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch nước mới là chức danh đại diện quốc
gia. Do vậy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhóm của ông mới cần đẩy nhanh quá
trình bàn giao lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ.
Nhà quan sát độc lập Phạm Chí Dũng trình
bày ý kiến: “Có cơ sở cho khả năng đó là vừa rồi trong tháng 2 Thủ tướng
nguyễn Tấn Dũng đi California, một chuyến đi dường như không suôn sẻ lắm bởi vì
trước đó có tin là ông không đi. Sau đó thì ông đi, nhưng chuyến đi của ông là
được trực tiếp can thiệp từ phía Mỹ thì ông mới được đi. Do vậy tôi nghĩ rằng,
có lẽ những người bên Đảng họ muốn rằng, có khuôn mặt mới của bên Chính phủ
cùng với những khuôn mặt của bên Đảng để cùng tiếp đón Tổng thống Obama chứ
không phải dàn nhân sự cũ.”
Đề cập tới một khía cạnh khác của quá
trình chuyển giao quyền lực hiện nay ở Việt Nam, TS Phạm Chí Dũng không loại
trừ việc các nhóm lợi ích có thể dính líu tới các vận động bàn giao chính phủ
càng nhanh càng tốt. Ông nói: “Ở Việt Nam xu thế thâu tóm chiếm lĩnh nhau đã
diễn ra từ lâu đặc biệt từ năm 2010 diễn ra làn sóng thâu tóm các ngân hàng và
kề cả một số Tổng Công ty 90-91. Việc thâu tóm này lại liên quan tới vị thế của
các nhân sự chủ chốt. Tôi cho rằng xu thế thâu tóm chiếm lĩnh lãnh địa của nhau
về mặt kinh tế chắc chắn sẽ xảy ra, chỉ có điều là cao điểm sẽ vào thời gian
nào, thời điểm nào. Có lẽ là sau Đại hội 12 đã có những dấu hiệu, nhưng mà dấu
hiệu rõ ràng hơn cả thì phải chờ sau khi có cuộc thay ngựa giữa dòng vào kỳ họp
Quốc hội thứ 11 từ tháng 3, sau đó tôi cho rằng mới có dấu hiệu rõ ràng, thậm
chí trở thành chiến dịch”.
Từ nay tới giai đoạn 12 ngày trong tháng
4 không bao xa, lúc đó vấn đề Quốc hội khóa cũ phê chuẩn các chức danh Nhà nước
của Khóa tới sẽ cụ thể hơn. Ngay khi Hội nghị Trung ương 2 vừa khai mạc ngày
10/3/2016, truyền thông mạng xã hội đã phản ứng mạnh mẽ với nhiều ý kiến cho là
Đảng Cộng sản đang tiếp tục vi phạm Hiến pháp và biến cử tri trở thành con rối,
vì đã chỉ đạo sắp xếp các nhân sự của bộ máy chính quyền khi chưa diễn ra bầu
cử Quốc hội.
Giới quan sát độc lập lại có cái nhìn
khác, bầu cử ở Việt Nam
là hình thức đảng cử dân bầu. Tỷ lệ 98%-99% cử tri đi bầu trong các cuộc bầu cử
với những ứng cử viên xa lạ từ trên chỉ định, đủ nói lên mặt trái của vấn đề. Ở
Việt Nam
Đảng là người lãnh đạo chỉ đạo toàn diện, chuyện Quốc hội khóa này hay Khóa sau
đóng dấu xác nhận các chức danh lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ không phải là
chuyện quá quan trọng .
Như lời LS Trần Quốc Thuận, việc bàn
giao sớm là phù hợp cho một chính quyền do Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện.
------------
Đã đến nước này, tôi thẳng thắn đề nghị (với tính xây dựng), rằng:
Trả lờiXóaKhi "Lòng ta đã vững như kiềng Ba Chân", thì nên bỏ cái cơ chế "Tứ Trụ", hãy Tam trụ cho sớm, cho chắc, vững hơn. TBT Nguyễn Phú Trọng nên nghỉ sớm, bàn giao cho Đại tướng Trần Đại Quang song chức Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước! Mong thay!
Tôi cũng tán thành như đề xuất của Trịnh Duyên, vì nhóm nhân sự cao nhất này đến bây giờ coi như 'ván đã đóng thuyền'.
XóaHãy bớt biên chế, bớt ghế đi, bắt đầu từ Bộ CT; các tỉnh thành cũng vậy, nên kiêm nhiệm cho gọn bớt, đỡ tiền dân.
Lào và 1 số nước khác đã thực hiện vậy từ lâu rồi.
Và hơn nữa, đơn giản là tôi không muốn thấy ông Trọng xuất hiện và nói cái gì nữa!
Lão Trọng phát biểu ở đâu cũng bị quá lố và nhàm chán. Nói ở đâu cũng bị hớ, dễ 'cướp cò mồm', lợi bất cập hại, ngứa tai thiên hạ!
XóaHihi, lão Trọng đúng là làm ngứa tai thiên hạ, cứ chọc cho chúng chửi...Tôi thấy thật đúng như một cái "nghiệp quả" gì đó mà Dân, mà Nước ta phải chịu khi phải nuôi báo cô một kẻ không hề biết mình dốt mà lại rất hợm hĩnh ! Khi nhìn đôi mắt hum húp/hùm hụp ấy tôi như tháy nó như đang đè nặng lên số phận nghiệt ngã của Dân tộc ! Than ôi, không biết đén bao giờ "chúng nó" tuyên bố: tụi tao đã đòi xong nợ, bye... !
XóaÔng Trọng thường (qua phát biểu) chọc cho dân giận và tức tối, bực bội!
XóaTổng Trọng nói..."không cho những 'phần tử thế này thế khác' vào Quốc hội". Thế thì phải hiểu cho kỹ "phần tử" là gì?
XóaTrong toán học, phần tử đơn vị (hay còn gọi là phần tử trung hòa) là một phần tử đặc biệt của một tập hợp khi nói đến phép toán hai ngôi trên tập hợp đó. Nó không làm thay đổi phần tử còn lại khi thực hiện phép toán với phần tử đó. Khái niệm này được dùng trong lý thuyết nhóm và magma (đại số). Lý thuyết nhóm là một nhánh cơ bản của đại số nghiên cứu các tính chất của nhóm - một hệ thống đại số cơ bản. Trong khoảng một thế kỉ, rất nhiều nhà toán học đã gặp khó khăn khi nghiên cứu các bài toán trong đại số trước khi lí thuyết nhóm ra đời. Bắt đầu là Joseph Louis Lagrange sử dụng nhóm hoán vị để tìm nghiệm đa thức (1771). Sau đó trong các bài báo, nghiên cứu về phương trình đại số của Leonhard Euler, Carl Friedrich Gauss, Niels Henrik Abel (1824) và Evariste Galois (1830), những thuật ngữ trong lí thuyết nhóm đã xuất hiện. Ngoài ra, lí thuyết nhóm cũng được hình thành từ hình học vào khoảng giữa thế kỉ 19 và từ lí thuyết số.
Vào khoảng cuối thế kỉ 19 lí thuyết nhóm được hình thành như một nhánh độc lập của đại số (những người có công trong linh vực này phải kể đến là Ferdinand Georg Frobenius, Leopold Kronecker, Emile Mathieu...). Nhiều khái niệm của đại số đã được xây dựng lại từ khái niệm nhóm và đã có nhiều kết quả mới đóng góp cho sự phát triển của một ngành quan trọng trong toán học.
Hiện nay lí thuyết nhóm là một phần phát triển nhất trong đại số và có nhiều ứng dụng trong topo học, lí thuyết hàm, mật mã học, cơ học lượng tử và nhiều ngành khoa học cơ bản khác.
Bài toán cơ bản của lí thuyết nhóm là miêu tả tất cả hệ thống nhóm với sự chính xác dến một đẳng cấu, và nghiên cứu các phép biến đổi trên các nhóm. Trên thực tế, việc viết hết các hệ thống nhóm là không thể, chính vì thế mà lí thuyết nhóm vẫn còn được tiếp tục nghiên cứu.
Thuật ngữ phần tử đơn vị có thể được gọi ngắn gọn là đơn vị nếu không bị hiểu nhầm.
Cho (S, *) là một tập S cùng với phép toán hai ngôi * trên nó, gồm phần tử e..., đơn vị trái..., đơn vị phải...(có công thức);đơn vị hai phía (hoặc đơn giản là đơn vị), nếu e vừa là đơn vị trái vừa là đơn vị phải.
Như trong ví dụ dưới cùng, (S,*) có thể có nhiều hơn một đơn vị trái. Thực tế là phần tử nào cũng có thể là đơn vị trái. Tương tự, có thể có nhiều đơn vị phải. Nhưng nếu có một đơn vị trái và một đơn vị phải thì chúng bằng nhau và chỉ có đúng một đơn vị hai phía.
Cụ thể là: nếu l là một đơn vị trái và r là một đơn vị phải thì l = l * r = r. Vậy, không bao giờ có nhiều hơn một đơn vị hai phía.
>> Như vậy, suy từ nguyên lý toán học, như ông Trọng dùng từ "phần tử" để chỉ người "thế này thế khác' vào QH lại rất cần những "phần tử" như vậy mới cân bằng và vững vàng được mọi hoạt động của Quốc hội. Nên chấp nhận và tạo điều kiện cho 100% "phần tử" đó vào Quốc hội mới là khách quan-khoa học-biện chứng!
Ngày nào đãng còn "lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối" thì cho dù tay nào lên thì cũng đều đem tai hoạ đến cho nhân dân cả.
Trả lờiXóaNên nhớ,tay Quang có bằng tiến sĩ về đàn áp dân chủ đấy nhé.Thời gian tới,chắc chắn các hoạt động đấu tranh cho nền dân chủ sẽ bị đàn áp khốc liệt hơn.
Không bình luận về sự vô giá trị!
Trả lờiXóaChuẩn
Xóasắp xếp đấu đá hậu trường hết rùi, chờ ngày dán thui
Làm đi.
Trả lờiXóaLàm càng nhanh, ĐCSVN càng sớm giải tán
Ông Trọng hơn ai hết NÊN SỐNG VÀ LÀM THEO HIẾN PHÁP VÀ LUẬT PHÁP nước CHXHCN.VN ! ông phải nghỉ hưu (vì đã vượt tuổi nghỉ hưu quá nhiều !)
Trả lờiXóaTRọng lú vẫn còn sợ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn quyền lực (theo quy định phải đến tháng 8/2-2016 mới bàn giao chính thức chức thủ tướng), do vậy hắn phá bỏ cả luật lệ để làm sao loại được ông Dũng càng sớm càng tốt để dễ bề theo Tàu bán đứng biển đông cho tàu.
Trả lờiXóaNhững ngày gần đây Trung quốc càng được nước quân sự hóa biển đông, đánh chìm tàu cá Việt Nam mà Trọng lú cứ im re không hó hé gì. Còn thủ tướng Dũng đã bị chúng khóa chân khóa tay rồi, không làm được gì nữa để chống tàu.
Như vậy, 500 đại biểu sắp mãn nhiệm của quốc hội khoá 13 sẽ được giao nhiệm vụ hợp thức hoá đối với các vị trí tân lãnh đạo cộng sản, bao gồm chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội.
Trả lờiXóaQuốc hội mới của khoá 14, dự kiến nhóm họp phiên đầu tiên vào tháng 7/2016 sẽ chỉ đóng vai trò bù nhìn khi vấn đề nhân sự đã được hoàn tất trước đó.
3 vị trí chóp bu trong hàng “tứ trụ” sẽ được chuyển giao lại cho các ông Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang và bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Qua cuộc chuyển giao quyền lực đầy vội vã như trên, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn loại bỏ hoàn toàn tầm ảnh hưởng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào trước tháng 5/2016.
Đây cũng là thời điểm mà tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ có chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của ông Dũng – điều mà ông Trọng rất thèm muốn nhưng đã không làm được trong chuyến thăm Mỹ trước đó.
Có thể thấy, số phận chính trị của Nguyễn Tấn Dũng đã được định đoạt, ngày hạ cánh an toàn chỉ còn là vấn đề thời gian.
Quốc hội từ trước tới giờ không là bù nhìn chứ là gì? QH với khoản 90% là người của đảng, đảng bảo sao dám cải mà không gật. Tức là chỉ làm theo đảng chứ dám làm gì khác. Thì không là anh bù nhìn thì là gì?
Xóa"LS Trần Quốc Thuận, việc bàn giao sớm là phù hợp cho một chính quyền do Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện". ĐÚNG (!).
Trả lờiXóaThế thì xin "ĐẢNG TA" đừng bày trò "BẦU BÁN" HĐND làm gì thêm tốn tiền của Dân (ĐH XII Đảng đã sài hết 1400 tỉ của dân rồi) trong khi Đất nước ta (Dưới sự lãnh đạo TRỰC TIẾP TOÀN DIỆN hơn 70 năm) còn quá nghèo nàn & lạc hậu... "CUỐC HỌP" Đảng có quyền "Đưa vào, rút ra...Đưa ra đưa vào" tùy ý Đảng; thì cái "PHƯỜNG HỘI" liệu làm được gì cho Dân, cho Nước mà BẦU - THÔI THÌ GIÀNH CHO ĐẢNG LUÔN (???).
Ngoài bài này của Nam Nguyên . Trên trang Voa đã có bài phân tích hay của nhà báo Bùi Tín , khi ông gọi hiện tượng này là " Cưới chạy tang " . Cụm từ này theo tôi là phù hợp , sát ý và đúng bản chất sự kiện .
Trả lờiXóaĐGCĐ
Kể ra, cứ luật hóa điều 4 HP là: BCHTW ĐCSVN là QH của nước CHXHCNVN thì hàng năm NSNN đỡ cả tỷ $ ấy chứ; đỡ ...rách việc và chỉ có tốt ...trở lên!
Trả lờiXóaKhông bao giờ có chuyện ấy đâu vì đảng còn phải dùng QH để lòe bịp cộng đồng Quốc tế rằng này ...rằng nọ chứ , về đối nội thì QH để đảng giật dây hoặc hứng chịu sai sót(nếu có) do đảng gây ra chứ đang "Quang vinh muôn năm " mà thò mặt ra làm mọi việc thì đảng còn bịp bợm đc ai nữa ?
XóaPhải có "cuốc hụi" để : "cuốc hụi là Dân, do Dân bầu ra" nên Cuốc hụi quyết sai là do Dân quyết sai, DÂN PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM...
XóaTổng Lú làm thế này không chừng Tổng thống Ô BA MA không thèm sang thăm VN nữa thì BCT BCHTU Đảng CSVN bẽ mặt quá .Lu ơi là Lu ,mày ngu quá không để cho ai ngu nua ho Lu????
Trả lờiXóaChiếu hiến pháp 2013 của nước CHXH/CN.VN và của luật pháp VN,ông Trọng bắt buộc phải nghỉ hưu vì đã 72 tuổi rồi ! Xin hãy thượng tôn pháp luật !
Trả lờiXóaĐảng CSVN đã cử xong chủ tịch nước, thủ tướng, CT quốc hội và chắc chắn là các bộ trưởng .... Thế thì việc tổ chức bầu cử cuốc hội vào tháng 5 sắp tới có còn cần thiết nữa đâu ! (Xin nhớ cho rằng bầu cuốc hội là "đảng cử dân bầu" và cái đảng này nó có coi dân là cái quái gì đâu mà tốn tiền tổ chức bầu cử giả vờ !) Mong ước lắm thay.
Trả lờiXóaTheo tôi, nên cứ để các nghị gật của khóa 13, làm tiếp đến hết khóa 14. Như vậy đỡ được biết bao nhiêu tiền thuế của dân, dân tôi đỡ khổ đi được phần nào !
Đồng ý hoàn toàn với Nặc danh 18:50,không nên tổ chức bầu cử quốc hội làm gì,tốn kém lắm !- XIN ĐỀ NGHỊ : - ngài TBT Nguyến phú Trọng tự ý chọn đi,lấy giây bút ra ghi tên đủ 500 người,xong rồi bảo thuộc cấp làm giấy triệu tập,gọi những người có tên đến trụ sở quốc hội để họp quốc hội khóa 14 . Xin lưu ý ngài TBT,ai không đi hay từ chối,thì lập tức cho công an 113 trấn áp,đấy lên xe (nếu cần thì trói lại cho chăc ăn) // Rồi,xong,vừa nhanh vừa gọn ,có sao đâu phải không thưa ngài TBT? ,dân đen nói thật đấy,ngài thử làm một lần đi,thành công rực rỡ ! chắc chắn 100% - ngài sẽ được nhân dân cả nước tung hô vì biết thương dân qua việc tiết kiệm tiền của dân,mặc khác ngài được cả thế giới loài người tôn vinh về tính thật thà,nghĩ sao làm vậy,không lương lẹo gian dối !
Trả lờiXóaRất đồng ý với Gà Tồ . Ngoài bí thư Tỉnh là UVBCH trung ương , cần gọi thêm Chủ tịch, phó chủ tịch các tỉnh cho đủ 500 đại biểu QH thì ngân sách đỡ tốn kém biết bao và ...muốn gì chả được !
Trả lờiXóaTổng Trọng chủ trương hợp thức hóa TỨ TRỤ TRIỀU ĐÌNH sớm ngày nào hay ngày ấy để lũng đoạn đất nước cho thỏa chí điên cuồng. Vậy ông TTg 3D nên bàn giao sớm đi cho yên thân. Đó mới chính là thủ thuật của bọn ăn cướp, CƯỚP CỦA, CƯỚP QUYỀN LỰC VÀ CƯỚP CẢ THỜI GIAN CỦA CỘNG SẢN.
Trả lờiXóaCó điều, 73 tuổi đời rồi, Trọng quyên mất một quy luật muôn đời là:
AI CŨNG CÓ BUỔI CHIỀU TÀ CỦA CUỘC ĐỜI cho nên Trọng cố TRẺ HÓA vai trò của Trọng.
Vậy vài hôm nữa Trọng sẽ ngã gục bên bàn làm việc thì có ai đến cứu Trọng không nhỉ?
Nguyễn Xuân Phúc nhìn tướng mạo chán quá. Trán bóng nhấy, đầu nghẹo sang một bên, nói năng thì lắp ba lắp bắp... Buồn cho lãnh đạo Việt Nam...
Trả lờiXóaMắt to mắt nhỏ, thường liếc xéo gian manh, miệng cá thờn bơn méo xệch. Chán!
XóaMột quốc hội bù nhìn, một đảng điều khiển cướp quyền quốc hội, một cuộc đảo chính muộn , một sự vi phạm hiến pháp coi khinh dân là những cử tri đi bầu cho toàn khóa quốc hội .
Trả lờiXóaTheo nguyên tắc, QH khóa mới bầu ra bộ máy quản lý NN mới . Nếu mọi chiếc ghế sắp được QH cũ xếp sẵn theo chỉ thị của BCT thông qua đảng đoàn thì bàu QH mới làm gì nhỉ? Thôi cứ để như cũ cho khỏi tốn tiền dân
Trả lờiXóaTHêm một lý do nữa để hủy bỏ bầu cử QH sắp tới . Nội dung họp QH mới từ trước đến nay bao giờ cũng có 2 v/đ chủ yếu: bầu hay thông qua nhân sự và bàn về kế hoạch, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm. Nội dung một đã được QH cũ hoàn thành. Nội dung hai đã được ĐH 12 của đảng đứng trên QH đề ra và nhất trí thông qua. Vậy QH mới còn việc gì mà làm? Lại một cuộc tụ tập đông người tốn tiền tỷ để nuôi béo mấy vị nghị gật ( trừ những người ứng cử tự do).Chán thấy mồ!
Trả lờiXóa