Trang BVB1

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

Dã tâm của TQ và bài học xương máu Gạc Ma

Sáng 14/3/1988, trung úy Trần Văn Phương cùng các chiến sĩ đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc giữa đảo Gạc Ma (Trường Sa). Tàu Trung Quốc tiến gần, những tên lính cầm AK ào lên đảo, nã đạn.

LTS: Mời độc giả cùng Tuần Việt Nam nhìn lại lịch sử bi thương của dân tộc; để thấy so với trận hải chiến Hoàng Sa, trận cưỡng đoạt Trường Sa năm 1988 đã được Bắc Kinh toan tính, chuẩn bị kỹ lưỡng. Họ đã mưu chọn đúng lúc Việt Nam lâm vào khó khăn rồi ra tay cưỡng chiếm.
Rắp tâm của Trung Quốc
Ngày 30/4/1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, đất nước Việt Nam liền một mối, bước vào giai đoạn tái thiết, tổ chức thống nhất hai miền Nam - Bắc.
Dù bộn bề với bao việc phải làm sau chiến tranh, vấn đề bảo vệ chủ quyền với Hoàng Sa vẫn được đặt lên hàng đầu và được quan tâm đặc biệt.
Ngày 9/9/1975, tại Hội nghị Khí tượng Á châu ở Colombo, đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam yêu cầu giữ nguyên đăng ký vào hệ thống SYNOP của OMM đài khí tượng của Việt Nam đặt tại quần đảo Hoàng Sa dưới danh số 48860.
Gạc Ma, Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma (Trường Sa), Cựu binh Gạc Ma, Gạc Ma 1988
Gạc Ma năm 1988: không ai được lãng quên. Ảnh minh họa: cand
Ngày 24/9/1975, tại cuộc gặp gỡ phái đoàn của Đảng và Nhà nước Việt Nam do Tổng bí thư Lê Duẩn dẫn đầu, ông Đặng Tiểu Bình lúc này là phó chủ tịch Đảng Cộng sản kiêm phó thủ tướng Trung Quốc thừa nhận giữa hai nước còn tồn tại vấn đề Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa). Đặng Tiểu Bình hứa hẹn: “ Vấn đề sẽ được đưa ra giải quyết trong tương lai”.
Ngày 10/11/1975, Bộ ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc công hàm nhắc lại tuyên bố ngày 24/9 của Đặng Tiểu Bình và đề nghị ngưng tuyên truyền liên quan đến tranh chấp về các quần đảo nhằm tạo không khí thuận lợi cho việc thương thảo.
Tuy nhiên trong công hàm trả lời ngày 24/12/1975, Bộ ngoại giao Trung Quốc bác bỏ đề nghị này.
Ngày 3/12/1975, Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Bắc Kinh khẳng định với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 5/6/1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố Việt Nam sẽ giành quyền bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 2/7/1976, sau cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức ra đời.
Ngày 12/5/1977, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Tuyên ngôn về vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 7/10/1977, Việt Nam và Trung Quốc có cuộc họp đàm phán về biên giới. Trưởng đoàn Việt Nam Phan Hiền đề nghị đăng ký thảo luận về quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1974, trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc Hàn Niệm Long từ chối.
Tháng 9 và tháng 10 năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lần lượt đi thăm hai nước Philipines và Malaysia, ký thỏa thuận với Tổng thống và Thủ tướng hai nước để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình.
Giai đoạn này quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng. Trung Quốc từ chỗ thừa nhận Hoàng Sa là “vấn đề tranh chấp” sang hẳn luận điểm “Hoàng Sa là của Trung Quốc, không cần tranh cãi”.
Gạc Ma, Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma (Trường Sa), Cựu binh Gạc Ma, Gạc Ma 1988
Gạc Ma năm 1988: không ai được lãng quên. Ảnh minh họa: cand
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa 600.000 quân tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Sau hai tuần bị thiệt hại nặng nề, Trung Quốc rút quân.
Ngày 15/3/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng về biên giới Việt – Trung, trong đó bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 3/7/1979, cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc thiết lập 4 vùng nguy hiểm trong không phận Tây Sa (tức Hoàng Sa) với ý đồ buộc quốc tế phải thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa.
Ngày 7/8/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố bác bỏ hoàn toàn ý đồ xuyên tạc của Trung Quốc.
Ngày 8/9/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố tài liệu xác minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 25/3/1980, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên đảo An Bang cũng như quần đảo Trường Sa.
Ngày 4/2/1982, chính phủ Việt Nam thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Ngày 9/12/1982, chính phủ Việt Nam lập huyện Trường Sa. Đến ngày 28 tháng 12 năm 1982, chính phủ Việt Nam quyết định huyện Trường Sa được nhập vào tỉnh Phú Khánh.
Năm 1984, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng hành chính tỉnh Hải Nam bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Từ ngày 16/5 đến 6/6/1987, hải quân Trung Quốc thao diễn trong vùng tây Thái Bình Dương và Nam biển Đông, gần quần đảo Trường Sa.
Ngày 10/11/1987, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Louisa trên quần đảo Trường Sa…
Tính toán thời điểm để ra tay
Nhiều tài liệu, bài báo gọi sự kiện Trung Quốc dùng tàu chiến, pháo hạm quân sự tấn công ngày 14/3/1988 là “cuộc hải chiến Trường Sa”. Tuy nhiên, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm và một số học giả quốc tế nghiên cứu về biển Đông cho rằng, gọi là “hải chiến” hoàn toàn không chính xác. Bởi khi đó, lực lượng của Việt Nam trên các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma là công binh, không có vũ khí. Và các tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ trong khu vực là tàu vận tải, không có vũ khí.
 Trung Quốc đã sử dụng vũ khí từ súng và pháo trên các tàu chiến bắn vào bộ đội công binh và tàu vận tải của Việt Nam.
Theo tài liệu giải mật của cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (CIA), Trung Quốc đã chọn thời điểm dư luận thế giới đang tập trung vào giải pháp chính trị ở Campuchia. Liên Xô, đồng minh quan trọng của Việt Nam đang sa lầy ở Apganistan, đang nối lại quan hệ với Trung Quốc nên không muốn dính líu rắc rối gì với Trung Quốc.
Trước khi ra tay hành động, một đoàn ngoại giao Trung Quốc đã đến các nước có liên quan đến Biển Đông khẳng định “lập trường hòa bình” và tuyên bố Trung Quốc chỉ “tranh chấp” đảo với Việt Nam, Trung Quốc không hề có “tranh chấp” nào khác với các nước khác!
Gạc Ma, Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma (Trường Sa), Cựu binh Gạc Ma, Gạc Ma 1988
Gạc Ma năm 1988: không ai được lãng quên. Ảnh minh họa: vtcnews
Đầu năm 1988, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc tới một số đảo trên quần đảo Trường Sa. Cụ thể, ngày 31/1/1988 chiếm bãi đá Chữ Thập; ngày 18/2/1988 chiếm bãi Châu Viên; ngày 26/2/1988 chiếm bãi Ga Ven; ngày 28/2 chiếm bãi Tư Nghĩa.
Trước tình hình Trung Quốc chiếm đóng hàng loạt đảo trên Trường Sa, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền trên các đảo còn lại trên các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao.
Trung Quốc, sau khi chiếm hàng loạt đảo, đầu tháng 3/1988 đã huy động lực lượng của hai hạm đội tiếp tục mở rộng lấn chiếm, tăng số tàu chiến từ 9 lên 12 tàu gồm 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu kéo và 1 pông tông lớn.
Sáng ngày 14/3/1988, 4 tàu chiến Trung Quốc tiến đến bãi Gạc Ma. 6 giờ sáng Trung Quốc đổ bộ 40 quân lên đảo, xông lên giật cờ Việt Nam cắm trên đảo. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đang bảo vệ cờ Tổ quốc đã bị đâm bằng lưỡi lê và bắn chết gồm hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, thiếu úy Trần Văn Phương…
Lực lượng công binh, hải quân dù tay không vẫn cương quyết bảo vệ cờ. Trung Quốc đã huy động hai chiến hạm bắn thẳng vào lực lượng bảo vệ đảo và tàu vận tải 604 đang neo đậu. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và một số chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Tàu 604 bị chìm.
Tại đảo Cô Lin (cách Gạc Ma 3,5 hải lý) và Len Đao, Trung Quốc tấn công quyết liệt ngay từ 6 giờ sáng ngày 14/3, bắn cháy tàu HQ 505 và sát hại nhiều chiến sĩ đang giữ đảo. Ở hướng Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14/3, tàu chiến Trung Quốc bắn cháy tàu HQ 605 của Việt Nam.
Cuộc thảm sát kéo dài 28 phút đã gây thiệt hại nặng cho Việt Nam, 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 chiến sĩ hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương và 74 chiến sĩ mất tích. Sau này Trung Quốc trả lại 9 chiến sĩ bị bắt. Số còn lại được xem là đã hy sinh.
Việt Nam đã phản đối gay gắt. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng không ngừng lấn chiếm thêm một số đảo nữa sau đó và huy động nhiều tàu đánh cá từ Quảng Châu đến hoạt động khai thác tại ngư trường Trường Sa.
Ngày 28/ 4/1990, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc đã cho quân lính xâm chiếm bãi Én Đất trên quần đảo Trường Sa.
Tháng 8/1990, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đề nghị tiến hành khai thác chung khu vực quần đảo Trường Sa.
Ngày 1/12/1990 trong cuộc đi thăm Philippines, Thủ tướng Lý Bằng nói: “Chúng ta có thể tìm ra một giải pháp thích hợp đối với vấn đề Trường Sa với các bên hữu quan vào lúc thích hợp, nếu không phải là vào lúc này. Tôi nghĩ chúng ta có thể gác lại vấn đề này và không để nó gây trở ngại trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng hữu quan”.
Như vậy, Hoàng Sa và Trường Sa của VN bị mất trong hai giai đoạn mà về danh nghĩa chính quyền quản lý đang là đồng minh của một trong hai siêu cường lớn nhất của thế kỷ 20. Các siêu cường đồng minh đều “bắt tay” với TQ để cho TQ ra tay thô bạo, thậm chí vô cùng tàn bạo như trên bãi Gạc Ma.
Tháng 3/2013, mạng Sina.com mở chuyên đề “Chiến đấu bảo vệ chủ quyền” ca ngợi quân đội Trung Quốc đã biết “nắm bắt thời cơ” để “đập tan sự ngỗ ngược của Việt Nam”. Dẫn lời tướng Nhạc Cương, Sina.com mạnh miệng tuyên bố: “Các cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam cho thấy xu hướng không can thiệp của các nước lớn khi quyền lợi của họ không bị đụng chạm. Trung Quốc cần phải tận dụng và phát huy!”.
Duy Chiến tổng hợp/VnN
*Bài có sử dụng tư liệu nghiên cứu của tiến sĩ Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, người sáng lập và cố vấn Quỹ Văn hóa Giáo dục tại TP.HCM.
-----------

26 nhận xét:

  1. 1/ Việt Nam dựa vào Liên xô, Trung Quốc để "giải phóng" miền nam.
    2/ Trung Quốc thỏa thuận ngầm với Mỹ và Liên xô để chiếm Hoàng Sa và Trường Sa.
    Về nội bộ : khi ông Duẩn, ông Trường Chinh còn sống dù kinh tế khó khăn nhưng khí thế dân tộc VN được gìn giữ. Việc ông Trường chinh giao đảng lại cho ông Nguyễn Văn Linh thật là "giao trứng cho ác".
    Thế hệ ngày nay đang nắm quyền vừa bất tài, vừa nhát gan, lúng túng về mọi việc. Nước ngoài tìm cách lợi dụng một số vừa tham vừa dốt vô học để lợi dụng "nắm VN" chứ thật ra chẳng tốt đẹp gì.
    Không biết bọn quan tham dựa vào đâu mà vơ vét khiếp thế? chắc chúng không ngu nhưng không đủ lòng dũng cảm tìm cách bảo về Tổ Quốc nên chỉ còn cách vơ nhanh nhiều để chuồn hoặc cho con cháu chuồn. chúng dùng binh pháp Tôn Tử đấy. 36 chước..../.

    Trả lờiXóa
  2. Ngày 14/3/1988, 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam bị lính Trung Cộng sát hai tại Gạc Ma sau trận chiến chỉ kéo dài 15 phút. Nói về sự kiện này, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tố cáo thủ phạm tiếp tay Trung Cộng chính là đại tướng Lê Đức Anh vì đã hạ lệnh hải quân Việt Nam 'không được nổ súng'.

    "Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc", tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói với đài RFA.

    Sau khi mất Gạc Ma, tên Lê Đức Anh đã ‘đi đêm’ với Trung Quốc, dẫn tới kết quả là Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990.
    Việt Nam sa lầy và lính ta chết và bị thương rất nhiều ở Căm Pu Chia cũng là do tài chỉ huy của tên tướng xuất thân từ cai đồn điền này!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tên Lê Đức Anh này còn ngu đến mức cho rằng Polpot đánh Việt Nam là do Mỹ xúi dục và Trung quốc không có ý đồ xâm lược Việt Nam: Trên biên giới, phía Trung quốc họ bắc loa chửi ta và kể công, nếu bộ đội ta cứ chửi lại, bắn lại thì không làm được công tác tư tưởng. Thà rằng họ đánh sâu vào nội địa ta như Pôn Pốt đánh ta ở biên giới Tây Nam thì ta nói họ là xâm lược và ta kêu gọi chống xâm lược thì dễ. Đằng này qua thăm dò, khảo sát trực tiếp, qua tin tức và phân tích tình hình nhiều mặt, tôi thấy rằng họ không có ý đồ xâm lược, mà họ gây xung đột biên giới với ta nhằm một mục đích khác, ngoài ý đồ xâm lược.

      Còn Mỹ, sau thất bại chiến tranh Việt Nam, Mỹ câu kết với phản động quốc tế, dùng Pôn Pốt ở Cam-phu-chia đánh ta để trả thù, làm cho ta suy yếu và ngăn chặn sự ảnh hưởng của Việt Nam với khu vực.
      http://m.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/219675/dai-tuong-le-duc-anh-voi-van-de-trung-quoc-va-bien-dong.html

      Xóa
    2. Lê Đức Anh là tên gợi ý và mở đường cho thời kỳ Bắc thuộc mới của VN với Tàu: Cuối tháng 7/1991, Đại tướng Lê Đức Anh được Bộ Chính trị cử làm phái viên sang Trung Quốc bàn bạc những vấn đề cụ thể việc bình thường hoá quan hệ hai nước. Cuộc hội đàm chính thức diễn ra tại Trung Nam Hải vào buổi chiều ngày 31/7/1991.
      http://nguyentandung.org/cuoc-gap-giua-dai-tuong-le-duc-anh-va-ong-giang-trach-dan.html

      Xóa
  3. Những thời kỳ năm 80 này quân đội Việt nam nằm dưới sự chỉ huy của tên Lê Đức Anh, một tên bất tài, ngu dốt, thân Tàu nên Việt Nam mới ra thảm họa này. Ngu đến mức khi cho hải quân ra các đảo mà lại không cho tàu hộ vệ đi theo, lấy cớ là phải hòa hảo với Tàu để ra lệnh cho quân ta không được nổ súng vào tụi tàu. Cái chính là tên LDA này đã bán đứng VN cho tàu từ những năm này chứ không chờ đến hội nghị Thành đô nữa!
    Sau này lịch sử sẽ đưa tên tôi đồ LDA này ra tòa án mà xét xử tội phản quốc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. LDA là một tên phản động của Tàu chui vào hàng ngũ CSVN để phá hoại:

      ông Năm Thi là một cộng sản kỳ cự trong bức thư gửi Lê Đức Thọ yêu cầu xác minh lý lịch và các vấn đề về Lê Đức Anh viết ngày 2 - 8 - 1986 có nói: “Đầu năm 1945, tôi (Năm Thi là Ủy viên Ban cán sự Thủ Dầu Một) được phân công đến Lộc Ninh để kiểm điểm khả năng tổ chức lực lượng Mặt trận Việt Minh... Tháng 2-1945 một tổ chức Mặt trận Việt Minh trong công nhân cao su... Ngày vào Đảng năm 1945 (của đồng chí Lê Đức Anh) do Đảng bộ Thủ Dầu Một có thể là đúng. Còn trước năm 1945, tôi (Năm Thi) chưa thấy rõ vì không có sự giới thiệu nào là một đồng chí đảng viên nằm vùng... Nhiều đồng chí chí cho rằng: đồng chí Lê Đức Anh chưa được kết nạp hoặc chưa được kết nạp chính thức. cho nên mới dùng cái từ “lấy đó làm ngày kết nạp, lấy đó làm ngày chính thức”. Vì vậy, yêu cầu thẩm tra đảng tịch đồng chí Lê Đức Anh của nhiều đồng chí lão thành cách mạng là có lý do xác đáng. Nhiều đồng chí cán bộ, đảng viên nghi vấn đồng chí Lê Đức Anh chưa được kết nạp vào Đảng là có lý do... cần phải Điều tra lý lịch ngày vào Đảng có phải là 44 hay 39?...”

      Như vậy rõ ràng Lê Đức Anh tự khai vào Đảng ngày 30 tháng 5 năm 1938 và chính thức ngày 05 tháng 10 năm 1938 là khai man.

      Xóa
    2. Từ năm 1979 đến 1989, lãnh đạo và chỉ huy quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu và giúp bạn ở Campuchia, Lê Đức Anh đã phạm nhiều sai lầm về chính trị và quân sự.

      - Về chính trị: ngoài vụ Xiêm Riệp bắt nguồn từ chủ trương "đánh địch ngầm" do Lê Đức Thọ và Lê Đức Anh đề ra, Lê Đức Anh đã có nhiều biểu hiện và hành vi coi thường bạn, cho kiểm tra nhà ở của một số ủy viên bộ chính trị đảng nhân dân cách mạng Campuchia, bao biện làm thay, can thiệp vào công việc nội bộ, bắt bớ đảng viên của bạn khiến bạn phản ứng và nghi ngờ tình cảm quốc tế trong sáng của đảng, nhà nước và quân đội ta.

      - Về quân sự: đã đánh giá quá thấp kẻ địch, chủ trương "trong năm 1980, quét sạch quân địch ngoài địa hình mà trọng điểm là vùng rừng Ô-Ran, đồng thời hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ phá tan âm mưu địch dùng phần tử hai mặt lũng đoạn đảng và chính quyền của bạn". Đã chỉ đạo chiến tranh theo kiểu ăn đong, năm này chưa xong thì năm sau, kéo dài đến mười năm vẫn chưa diệt được đối thủ mà Lê Đức Anh gọi là "tàn quân" Pôn Pốt!

      Từ cuối năm 1979, Lê Đức Anh đề ra chủ trương "khóa chặt biên giới", "xây dựng tuyến phòng thủ biên giới" với mật danh K5 bằng cách huy động đông đảo nhân dân các địa phương nước bạn, từ rừng núi đến đồng bằng lên biên giới cùng quân tình nguyện Việt Nam và bộ đội bạn chặt cây, đào hào, rải chông và căng giây thép gai nhằm ngăn chặn quân Pôn Pốt từ Thái Lan vào đất Campuchia (!). Mặc dù ta và bạn đã bỏ ra nhiều công sức và tiền của trong nhiều năm, nhưng biên giới vẫn không "khóa chặt" được, địch vẫn mở được hành lang qua biên giới vào nội địa, xây dựng được nhiều căn cứ dọc biên giới, có nơi vào sâu đến 30, 40 kilômét.

      Do chủ trương sai lầm của Lê Đức Anh mà hàng chục vạn cán bộ chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam cũng như bộ đội và nhân dân bạn đã bỏ xác trên tuyến biên giới dài 1.200 km cũng như trong nội địa do bị địch đánh úp, do mìn và sốt rét ác tính!

      Mặc dù vậy, đến năm 1983, Lê Đức Anh vẫn cho rằng ở Campuchia chưa có chiến tranh, chỉ mới là những "hoạt động du kích" của "tàn quân Pôn Pốt". Chúng sẽ bị tàn lụi vào năm 1985 như nghị quyết của ban cán sự và bộ tư lệnh 719! Khi bộ phận tiền phương của cục khoa học quân sự bộ tổng tham mưu tại Campuchia đề nghị nên có sự đánh giá khách quan hơn, có sự chỉ huy chiến tranh bài bản hơn trên cơ sở nghiên cứu tính chất và đặc điểm của cuộc chiến tranh ở Campuchia để tìm ra quy luật đặc thù của nó, thì Lê Đức Anh nổi giận, ra lệnh cho cơ quan tiền phương cục khoa học quân sự gồm 10 đại tá phải rút ngay về nước, trả lại cho bộ tổng tham mưu với lý do "tinh giản biên chế ở chiến trường!".

      Có những sai lầm khuyết điểm như trên, nhưng Lê Đức Anh vẫn thăng tiến rất nhanh, từ ủy viên trung ương khóa 4 lọt vào bộ chính trị khóa 5 rồi tiến lên nắm chức bộ trưởng bộ quốc phòng, chủ tịch nước!

      Xóa
    3. Qua trường hợp của Lê Đức Anh chúng ta thấy đây là một tên cai phu cao su có nhiều tội ác với những người dân lành. Đây là kẻ đã từng tiếp tay cho thực dân Pháp đánh đập nhân dân ta. Đó là tội ác không thể dung tha. Đặc biệt, Lê Đức Anh có vai trò rất quan trọng trong việc bán nước của đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó chúng ta cần phải thấy rõ được bộ mặt thật của Lê Đức Anh để nhân dân một ngày gần đây xét xử trước công luận về tội ác này. Đó chính là lẽ phải và chính nghĩa mà chúng ta phải đấu tranh vì một dân tộc Việt Nam trường tồn mãi mãi.

      Xóa
  4. Ở Gạc Ma quân ta toàn lính công binh làm gì có hải chiến. Họ đã hy sinh như người anh hùng nhưng bè lũ hèn với giặc ác với dân không cho xuất bản cuốn sách Gạc ma vòng tròn bất tử vì sợ phật ý thiên triều.

    Trả lờiXóa
  5. Nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ Gạc Ma căm thù bọn xâm lược TQ

    Trả lờiXóa
  6. Lệnh từ Lê Đức Anh nhưng ông ta phải tuân lệnh ở cấp cao hơn. Lịch sử không tha những kẻ bán nước hại dân.

    Trả lờiXóa
  7. Bị Tàu nó xâm chiếm, giết hại và lừa đảo nhiều lần như thế này rồi mà bọn lãnh đạo ngu dốt VN, chỉ vì lo chức quyền nên vẫn xin bám lấy Tàu để giữ đảng, giữ mình còn đất nước ra sao thì mặc kệ!
    Càng về sau cho đến bây giờ thì VN đã hoàn toàn bị tàu khống chế cả về quân sự và kinh tế chính trị rồi, chỉ còn biết phải cúi đầu vâng dạ mà thôi, làm gì còn chủ quyền nữa. Mấy đảo còn lại ở Trường Sa Tàu sẽ tìm cơ hội thế giới rối rên hoặc đi đêm với Mỹ để chiếm nốt.

    Trả lờiXóa
  8. Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở đâu trong những thời kỳ đó mà không lên tiếng để có chính sách quân sự đối phó với tụi Tàu nhỉ? Hay là ông cũng đã bị tụi LDA, LD thọ khóa chặt rồi?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khương Hoạt Thảolúc 20:14 12 tháng 3, 2016

      Với vị trí, chức vụ, quyền hành lúc đó, Đại tướng VNG lên tiếng có ích gì, ai thèm nghe! Chúng hành động theo y chúng vì chúng đang nắm quyền!

      Xóa
  9. Lãnh đạo đảng CSVN đã cam kết trong Mật ước Thành Đô (9/1990) duy trì tình hữu nghị ’’núi liền núi sông liền sông’’ giữa 2 nước, giành cho Trung Quốc mọi khoản đấu thầu, đầu tư béo bở nhất về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, khai thác mỏ bauxite....

    Hai bên có vẻ như thỏa thuận với nhau rằng để giữ uy tín cho cả hai trước dư luận trong nước và thế giới, VN cứ làm như đi dây, giữ thăng bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, tuy “nhất biên đảo‘’ (ngả hẳn về một bên), nhưng làm ra vẻ thân thiện hòa dịu với cả hai bên, độc lập, tự chủ, không nghiêng hẳn về bên nào, cho yên lòng dân.

    Nhưng cái trò mạo hiểm đu dây đã đến lúc hết hiệu nghiệm, ý muốn ‘’ngả hẳn về bên này‘’ lại mang nguy cơ hiện thực là ‘’ngả hẳn sang bên kia’’, hợp tình hợp lý hơn. Sự oái oăm là ở đây. Nhóm ‘’Bắc thuộc‘’ và Ông Chủ của họ rất lo là có nhiều chỉ dấu cho thấy tình hình có thể tuột khỏi tay họ đến mức nguy ngập. Theo thăm dò của hãng PEW, gần 80% dân số VN muốn ngả theo phương Tây, muốn kết thân với Hoa Kỳ, Liên Âu và Nhật Bản, chỉ có 18 % muốn gắn bó với Trung Quốc; trong giới trí thức và tuổi trẻ tỷ lệ trên còn cao hơn. Bức thư của 27 trí thức CS cấp cao trước Đại hội XII tiêu biểu cho cả một trào lưu lập trường, tư duy chính trị mới đang lan rộng, đòi từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê và chế độ độc đảng.

    Điều họ lo hơn cả trong khi thắng lợi chưa được củng cố, bộ sậu lãnh đạo mới có thể bị lung lay, bị thời cuộc vượt qua đầu, với hàng loạt chỉ dấu:

    -Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn thể hiện vai trò, uy thế nào đó chứ chưa phải là ‘’vịt què’’ sắp về vườn;

    -Hoa Kỳ, nguồn đầu tư ODA đáng kể, đối tác mậu dịch có lợi hàng đầu , đang đi một nước cờ cuối, nhắn thẳng rằng "Hoa Kỳ cần Việt Nam cũng ngang bằng Việt Nam cần Hoa Kỳ", khi Tổng thống Barack Obama tỏ ý muốn gặp Nguyễn Tấn Dũng như là nhà lãnh đạo đương nhiệm, lại tỏ ý sẽ sang Việt Nam tháng 5 tới, mong muốn nói chuyện vói nhân dân Việt Nam ở ngay Tiền sảnh của Dinh Chủ tịch - Quảng trường Ba Đình lịch sử, và nhấn mạnh Việt Nam cần giữ vững nền độc lập thiêng liêng;

    -Thái độ lỳ lợm của bành trướng Bắc Kinh ở biển Đông, đưa máy bay, radar, tên lửa ngày càng nhiều vào hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở thành nguy cơ lớn;

    -Hoa Kỳ tỏ ý có thể bỏ hẳn việc cấm vận mọi vũ khí sát thương cho Việt Nam khi quan hệ chiến lược được vững chắc;

    -Việc gia nhập Hiệp ước TPP đang mở ra nhiều triển vọng cho Việt Nam phát triển mọi mặt là thời cơ không thể bỏ qua, là mong muốn của cả giới kinh tế - tài chinh - chính trị - ngoại giao, có thể nói của toàn dân với đồng thuận cao, sẽ được các nước xét duyệt thuận lợi khi quan hệ Việt Mỹ được gia tăng.

    Trả lờiXóa
  10. Hôm nay, Mỹ đưa ra thỏa hiệp với 3 nước đồng minh tham gia vào biển Đông để kìm tỏa sự bành trướng của Trung quốc mà không cần bất cứ nước nào đang có tranh chấp biển đảo với Trung quốc. Điều ấy cho rằng biển Đông là hàng hải quốc tế, Mỹ là một nước cường quốc đứng đầu thế giới hiện nay can thiệp trực tiếp trên biển Đông. Việt nam là một nước nhược tiểu, chẳng ai bàn đến sự thỏa thuận hay chiến lược.
    Vì vậy, VN muốn hay không muồn làm đầy tớ cho ai, VN không theo đu dây hàng hai hoặc kiêu căng tuyên bố, VN không ngã về nước nào để chống lại nước khác.
    Đúng là Trung quốc vừa ăn cướp vừa la làng, Việt nam vừa ăn xin vừa phách lối! Lú cả rồi!

    Trả lờiXóa
  11. LDA gốc chỉ là một tên cai phu đồn điền, hợp tác với thực dân Pháp để phá hoại phong trào công nhân ở đây, thế mà không hiểu sao lại leo đến chức đại tướng, bộ trưởng BQP rồi chủ tịch nước. Chính tên này đã là nguyên nhân cho việc VN phụ thuộc vào tàu và hiệp ước Thành đô.

    Trả lờiXóa
  12. Xem thêm về đạo đức LĐA như thế nào:
    Trong quan hệ gia đình, Lê Đức Anh là người chồng phản bội: Ra Bắc được mấy năm, Lê Đức Anh nói với đ/c Đồng Văn Cống là sẽ xin lấy vợ khác, vì bà Bảy Anh trong Nam đã lấy chồng, lại thuộc thành phần gia đình phản động làm tay sai cho địch! Đ/c Đồng Văn Cống nói: "Hôm ở Cao Lãnh tôi thấy chị Bảy khóc rất dữ khi tiễn Anh đi tập kết; nghe nói sau đó chị về công tác ở miền Đông, căn cứ vào đâu mà anh nói Chị đi lấy chồng và theo địch? Tôi không tán thành".

    Nhưng rồi nhờ sự ủng hộ của Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh vẫn bỏ được vợ cũ, lấy được vợ mới. Trong lúc đó thì trong hoàn cảnh đấu tranh khốc liệt và gian khổ ở miền Nam, chị Bảy Anh vẫn một lòng kiên trung chờ đợi và tiếp tục hoạt động cách mạng, làm ủy viên tỉnh ủy Bình Dương cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng!
    Khi biết chuyện này, các đồng chí Phạm Hùng, Nguyễn Thị Định và đồng bào cán bộ miền Nam đều rất bất bình, cho Lê Đức Anh là một tên vô đạo đức!

    Trả lờiXóa
  13. Hình như các "com sĩ" theo bài này đều là các bậc tiền bối. cỡ cán bộ có hạng, biết nhiều điều thuộc thượng tầng.
    Ông LĐA đang sống hãy lên tiếng để tránh :
    ngàn năm bia đá thì mòn
    ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

    Trả lờiXóa
  14. Nghe ra lời dạy của nhà Phật "ác giả, ác báo" sai bét.
    Ông LĐA vưỡn được trời phật ban phước: qua được con bệnh gần đất, xa trời đến mức khó tin. Năm nay đã hơn trăm tuổi - đại đại thọ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sống lão, bệnh, đau đớn hàng ngày. Thiên hạ gọi là "Trời hành!"

      Xóa
  15. Học Bác mỗi ngày,nhưng câu này của Bác thì quên lâu rồi:
    "...Hễ còn một tên xâm lươc trên đất nước ta,thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu,quét sạch nó đi."
    Cho dù chỉ là tinh thần phản kháng khi giặc đã chiếm Hoàng Sa và đang gặm nhấm dần cả Trường Sa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin lỗi đi ! ai rinh chúng nó vào từ những năm 1950 ?

      Xóa
  16. Đã và đang lãnh đạo đất nước này theo kiểu " độc đảng , độc quyền , độc tài " đâu chỉ có Lê đức Anh , mà khá nhiều đấy thưa các bạn . Hèn với giặc - ác với dân đâu chỉ có Lê đức Anh, thậm chí tệ lậu hơn LĐA rất nhiều . Chính vì vậy , cái đất nước này mới có cảnh "xương chất thành núi, máu chảy thành sông "với hàng ngàn Bà mẹ VNAH (một cái danh hão đã được đánh đổi bằng tính mạng những người chồng, con, cháu ... của các mẹ), và giờ đây, những kẻ ngạo mạn,"mũ cao áo dài" tranh công, tiếm quyền mang danh CSVN đang ngạo nghễ trên "đỉnh cao quyền lực" ra sức làm giàu trên xương máu đồng loại "đồng chí" ! Chúng hàng ngày hàng giờ rêu rao "uống nước nhớ nguồn" , "đời đời ghi nhớ công ơn các Liệt sỹ ..." ! Chúng quay phim, chụp ảnh ... cảnh ban phát "nhà tình nghĩa " , "phát quà nhân ngày ..." , thăm viếng các mẹ " sắp gần đất xa trời " ... để mị dân...những ke "đạo đức CM" giả đang cố quên đi những người lính đã bỏ mạng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung cộng ! Sự hy sinh của họ là để bảo vệ cho những dinh thự xa hoa, những " ngai vàng chạm trổ đầu rồng " của những kẻ như Nông đức Mạnh và rất nhiều kẻ khác nữa ! Thật đau lòng khi chúng ta phải chứng kiến những thảm cảnh như thế này .

    Trả lờiXóa
  17. Giờ chỉ toàn "Kỉ niệm"? Không hành động tiếp theo?

    Trả lờiXóa
  18. Ngày hôm nay có nơi nào tổ chức thắp hương tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sỹ bị bọn trung quốc sát hại ở Gạc Ma năm 1988 hay không mà không thấy đại tá Bùi Văn Bồng nói gì cả?

    Trả lờiXóa