Trang BVB1

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

“Sự nổi loạn của tư duy”: 5 lý do đừng cố học quá giỏi kiểu Việt Nam

Trong bài viết đang gây sự chú ý của những người quan tâm tới giáo dục, bạn Hoàng Huy viết: “Bố mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn là có vé đi ga “Tương Lai Hạnh Phúc”. Dưới đây là nội dung bài viết:
Ăn thì phải no, học thì phải giỏi, yêu là phải cưới, cưới là phải sinh con, sinh con thì con cũng phải học giỏi, học giỏi là phải trường chuyên, trường chuyên nhưng còn phải lớp xịn, lớp xịn là phải đỗ đại học, đại học là phải top đầu, top đầu là phải……không thất nghiệp, và không thất nghiệp…..rất có thể phải “chạy” – điều mà những người Giỏi thực sự không bao giờ làm.
Bạn thấy đấy, rất nhiều nghịch lý luẩn quẩn hiện có trong xã hội của chúng ta đều ít nhiều liên quan đến một từ: GIỎI. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ chúng ta chẳng nên cố bằng mọi giá để học quá giỏi? Dưới đây là 5 lý do mà bạn có thể sẽ cực kỳ “phản đối” !
1. Để học giỏi ở Việt Nam cần phải tốn quá nhiều thời gian cho việc học, học trên lớp, học ở nhà, học thêm, học phụ đạo……trong khi một ngày mãi mãi cũng chỉ có 24 giờ do đó, thời gian dành cho những thói quen lành mạnh như chơi thể thao, thư giãn rèn luyện thân thể không có nhiều và càng học lên cao càng bị cắt ngắn, dẫn đến nguy cơ lâu dài: sức khoẻ yếu. Sức khoẻ yếu, học giỏi vô nghĩa!
2. Để học giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải “học đều” – một khái niệm đặc sản nhưng không hề thơm ngon của nền giáo dục Việt Nam, tức là phải học giỏi tất cả các môn, đầu tư thời gian dàn trải để giỏi tất cả các môn đồng nghĩa là rất khó cho bạn để có chặng nghỉ nghĩ về những gì mình yêu thích nhất và có tiềm năng phát triển nhất.
Rất nhiều học sinh giỏi cái gì cũng giỏi nhưng chẳng thật sự giỏi cái gì. Rất nhiều học sinh khi được hỏi “Em thích làm gì nhất?”, trả lời “Em không biết.” Một hành trang quá cồng kềnh và bị nhồi nhét chỉ làm cho cuộc hành trình của bạn thêm mệt mỏi. Hãy biết chọn lọc!
Học sinh Phần Lan trong giờ học
3. Để hoc giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải hấp thụ rất nhiều kiến thức bạn học xong không biết để làm gì? Không là kỹ sư, không theo nghiệp kỹ thuật, bạn sử dụng đạo hàm, sử dụng hàm số, sử dụng tích phân để làm gì……….?
Mà muốn sử dụng, bây giờ có vô số phần mềm và ứng dụng làm thay con người những tính toán đó.Bạn có định tự kéo cày trong khi nhà có trâu và có máy? Người ta hay nhắc bạn tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, nhưng không ai nhắc bạn tiết kiệm tài nguyên não của chính bạn.
4. Để học giỏi ở Việt Nam, ít nhiều bạn bị mất một chút tự do, và buộc phải là bản sao tư duy của ai đó. Nói đến Tấm là phải ngoan hiền, nói đến Cám là phải gian ác, trong khi bạn đang nghĩ đến điều ngược lại, nhưng không được đâu, cô không thích điều này!
Bạn chưa hiểu, bạn cần học lại, học kỹ hơn, không được, lớp cần 90% học sinh giỏi, chỉ tiêu chỉ được 10% học sinh khá, và tuyệt nhiên không được ai ở lại lớp.
Bạn cần phải là một bông hoa đẹp trong vườn hoa toàn Học sinh Giỏi của cả lớp, của trường, trong cánh rừng học sinh giỏi của Thành phố. Việc chấp nhận mất tự do tư duy từ nhỏ trong học đường làm cho bạn dễ chấp nhận hơn với việc mất tự do trong cuộc sống sau này.
5. Để học giỏi ở Việt Nam, cuộc sống của bạn rất dễ bị mẻ, bị nứt, bị lệch và rất có thể bị vỡ nữa. Bạn còn quá trẻ và non nớt, vì thế nên bạn cần đi học để trưởng thành lên theo năm tháng, nhưng bố mẹ và thầy cô luôn cần bạn phải là số 1, không được là số 2, nhất định phải là số 1, và họ thi nhau chất lên lưng bạn những áp lực nặng nề mà chính bạn cũng không thể biết được đâu là tới hạn.
Đến khi bạn kém giao tiếp, ứng xử lúng túng, không biểu đạt ngay cả những gì mình muốn nói, không tự tin giữa đám đông chỉ vì ngoài giờ học bạn không còn người bạn thân nào hơn Facebook, Zalo và máy tính và điện thoại, không có thời gian để quan sát cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Coi chừng! Rất có thể, đấy là cách những tờ giấy khen Học sinh giỏi âm thầm đánh cắp tuổi thơ của bạn.
Bố mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn là có vé đi ga “Tương Lai Hạnh Phúc” thế là cứ cố nhồi con học cho đến khi họ nhận ra sự thật bẽ bàng: học giỏi mà không hạnh phúc thì còn bất hạnh hơn học dốt mà biết cái gì là tốt.
Vấn đề không nằm ở Bộ Giáo dục, mà nằm ngay trong chính tâm thức mỗi ông bố bà mẹ: có dám để cho con mình học dốt – học theo đúng năng lực của mình hay không, hay sợ dư luận chê cười? Sợ đến chết!
Bên cạnh quyền được Khổ, quyền được Dốt cũng là một trong những quyền của học sinh đang bị phụ huynh Việt xâm phạm thô bạo.
Nếu con bạn là cây Tùng xin đừng trồng trong chậu, chăng đủ thứ đồ trang trí lên và gọi nó là cây Thông Noel.
Thôi thì, thà dốt theo cách của mình còn hơn giỏi theo cách của cả lớp.
Ghi chú: Đã gọi là sự “nổi loạn của tư duy” nên xin mời bạn phản đối thoải mái dưới comment nêu muốn.
Hoàng Huy/zeronews/Tindachieu
-----------

17 nhận xét:

  1. Tat ca cung chi vi cai tu tuong 'bang cap' no am thoi, Trong mot nen san xuat yeu kem lac hau, cong viec vua hiem vua thu nhap thap lai vat va
    Trong khi gioi cong chuc thi 'ngoi mat an bat vang' nen no tro thanh dich ngam cua cac bac cha me hoc sinh
    Co trach thi trach nhung ke da tao ra cai co che phan dong nay thoi

    Trả lờiXóa
  2. Một nền giáo dục sai lầm nên dẫn tới sự học nhọc nhằn nhưng vô bổ. Chúng ta kể cả phụ huynh và lãnh đạo đất nước đang biến con em chúng ta thành những kẻ mù lòa, thành những con rối mà không phải con người......Một nền giáo dục biến con người thành những kẻ thích ăn bám, háo danh và ngu xuẩn, một nền giáo dục chuyên dạy dỗ những con vẹt...

    Trả lờiXóa
  3. bỏ việc sử dụng bằng cấp để thăng tiến là tốt ngay. do chính sách cán bộ chứ không phải nền giáo dục.đề bạc cán bộ phải xem người đó có năng lực không ,đã lập được thành tích và công lao gì.từ trước đến giờ chỉ xem người đó có bằng cấp không, là sai lầm nặng.

    Trả lờiXóa
  4. Nhìn tổng thể cái chế độ xhxn VN CHẲNG LÀM ĐƯỢC MỘT CÁI GÌ !!!! . Từ lĩnh vực y tế , giáo dục , khoa học , văn hóa và thể thao . Tất cả mọi lĩnh vực đều hình thức và điêu đứng !!!

    Đ/C hòa thượng Thích Ninh Đảng

    Trả lờiXóa
  5. nền giáo dục của VN hiện nay là để đào tạo ra một con người công cụ phục vụ cho mục đích của ĐCS chứ không phải đào tạo nên một con người tự do.Nếu tự do được thi ĐCS biến rồi !!!

    Trả lờiXóa
  6. Giáo dục VN trong thời kỳ Đảng cầm quyền là nền GD tệ hại nhất trong lịch sử nhân loại

    Lãnh đạo ĐCS VN có tội rất lớn đối với nhân dân và với dân tộc

    Hàng Ngàn tưởng rởm - Tiến sĩ rởm vẫn lãnh đạo nhân dân
    Tiến sĩ thật còn ít thường bị rọ miệng bịt mồm
    VN tôi đâu ???

    Trả lờiXóa
  7. "Giáo dục VN trong thời kỳ Đảng cầm quyền là nền GD tệ hại nhất trong lịch sử nhân loại"

    Chất lượng của 1 nhà trường Giỏi 5%, Khá 15% thì phải báo cáo trước toàn dân là Giỏi 35%, Khá 65%

    Nhiều năm Thi tốt nghiệp THCS trước đây
    Nguyễn Đình Vui Hiệu trưởng trường chuyên LÊ ĐÌNH KIÊN Yên Định, Thanh Hóa còn phải bố trí GV làm bài ném cho HS.

    Nguyễn Đình Vui (chồng cô giáo Ưng) vẫn phét lác, vẫn khinh người
    Thế mới nhục chứ và thế mới lạ chứ !

    Trả lờiXóa
  8. Hỏi Nguyễn Đình Vui Hiệu trưởng trường chuyên LÊ ĐÌNH KIÊN Yên Định, Thanh Hóa xem
    thằng Sơn quý tử của gia đình Nguyễn Ngọc Thành (Thường vụ huyện ủy Yên Định, Thanh Hóa) học lực và đạo đức của Sơn thế nào???
    BUỒN THAY CHO Nguyễn Đình Vui Hiệu trưởng trường chuyên LÊ ĐÌNH KIÊN !

    Trả lờiXóa
  9. Ở Việt Nam, khi đã vào trường đại học rồi, tức là đã học chuyên ngành, nhưng sinh viên vẫn bị nhồi sọ những môn: học thuyết Mác- Lê, lịch sử đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh trong suốt hai đến ba năm. Nên thời gian học chuyên ngành không còn mấy, trình độ chuyên môn yếu kém là điều không tránh khỏi. Mục đích những môn học ấy là để thâu tóm hết thể hệ này đến thế hệ khác phục vụ, duy trì chế độ cộng sản.

    Trả lờiXóa
  10. HỒ XUÂN PHƯƠNG GV trường chuyên LÊ ĐÌNH KIÊN ném bài thi Anh văn cho học sinh khi thi TN THCS như chớp
    Phương là con rể của Nguyễn Đình Vui Hiệu trưởng trường chuyên LÊ ĐÌNH KIÊN Yên Định, Thanh Hóa
    Phương bây giờ là cán bộ phòng GD huyện Yên Định

    Trả lờiXóa
  11. Trường chuyên LÊ ĐÌNH KIÊN Yên Định, Thanh Hóa
    từ lâu đã trở thành nơi gửi con của cán bộ huyện và các gia đình cán bộ xã để lấy danh tiếng
    Thực tế thời gian qua nó chẳng còn gì là tinh hoa và tốt đẹp nữa

    Trả lờiXóa
  12. Vui + Ưng = buồn
    bởi chất lượng GD Trường chuyên LÊ ĐÌNH KIÊN ngược lại với sự tuyên truyền

    Thầy Vui có 2 năm lưu ban phải chăng là chuyện bịa ???
    Thu tiền % dạy thêm của GV thế nào thầy Vui ?!!!

    Trả lờiXóa
  13. Vui + Ưng = buồn
    bởi chất lượng GD Trường chuyên LÊ ĐÌNH KIÊN ngược lại với sự tuyên truyền

    Thầy Vui có 2 năm lưu ban phải chăng là chuyện bịa ???
    Thu tiền % dạy thêm của GV thế nào thầy Vui ?!!!

    Trả lờiXóa
  14. Trường chuyên LÊ ĐÌNH KIÊN và thầy Vui nổi tiếng vì họ rất giỏi làm XIẾC
    xã tôi có mấy em học ở Trường chuyên LÊ ĐÌNH KIÊN thi 3 năm đại học vẫn không đậu

    Vui hay buồn nhỉ ???

    Trả lờiXóa
  15. Thầy Vui có 2 năm lưu ban phải chăng là chuyện bịa ???
    Vui lúc là HS có 2 năm lưu ban là đúng đấy !
    Nhiều người biết chuyện này

    Trả lờiXóa
  16. Nhiều kẻ háo danh huyện Yên Định cho con vào học Lê Đình Kiên
    Riêng tôi không cho con vào học tại đấy. Vì mình nghèo mà chúng thu HS nặng quá

    Tại sao HS Nguyễn Văn Hinh không chọn vào học tại trường chuyên Lê Đình Kiên mặc dù nhà em ở gần đó
    Năm 2014 HS Nguyễn Văn Hinh của xã Yên Thái, Yên Định, Thanh Hóa vẫn là thủ khoa đại học 29,5 điểm

    Trả lờiXóa
  17. Thực ra, năm lý do trên có thể thu ngắn lại là: để học giỏi toàn diện kiểu Việt Nam - để hài lòng bố mẹ - thì phải học quá nhiều thứ, tốn quá nhiều thời gian, và rất nhiều kiến thức không hữu ích cho cuộc sống. Nhiều thế hệ đã bị đánh cắp tuổi thơ.

    Trả lờiXóa