Trang BVB1

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Đồng bằng sông Cửu Long – 40 NĂM NHÌN LẠI - Kỳ 9

* LÊ PHÚ KHẢI
(tiếp theo)
VII - LIÊN KẾT “BỐN NHÀ” – HUỲNH VĂN THÒN VÀ ĐỘI FF
Từ cuối những năm 80, khi cả nước bước vào kinh tế thị trường, để giúp nông dân sản xuất lúa gạo ở đồng bằng có sức cạnh tranh trên thương trường, tỉnh An Giang, tỉnh có sản lượng lúa đứng đầu đề ra chính sách “4 nhà”. Đó là nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông cùng ngồi lại với nhau để bàn bạc, hỗ trợ nông dân. Khẩu hiệu “4 nhà” mau chóng được các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long hưởng ứng.

Một nhà báo hải ngoại 'mau nước mắt'!

Chuyện nhà báo hải ngoại khóc ở Trường Sa
             Trừ 7 đảo chìm, bãi đá ngầm mà Trung Quóc đã chiếm, xây dựng đảo nhân tạo-căn cứ quân sự (những ‘chiến hạm đá, bê tông’ để nhằm âm mưu chiếm hết Trường Sa), cho đến hôm nay có ai nói là cả quần đảo Trường Sa đã mất đâu? Ông “nhà báo hải ngoại” có nhầm Hoàng Sa (bị mất trắng 19-1-1974) với Trường Sa không đấy? Sao mà ông cạn suy và ‘mau nước mắt’ vậy?
Công trình nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Gạc Ma thuộc quàn đảo Trường Sa
VnN - "Lúc đó, tôi nói với Thứ trưởng Sơn rằng, tôi muốn đi và đây cũng là cơ hội thực tiễn để tôi nói với bên hải ngoại rằng Trường Sa không bị mất như bị tuyên truyền xuyên tạc" - ông Nguyễn Phương Hùng kể.

Giã từ sự làng nhàng

                                                                   Ảnh minh họa
* ĐẶNG HOÀNG GIANG
Do yêu cầu của công việc, chúng tôi thường xuyên xê dịch giữa các vùng miền, đặc biệt là các vùng sơn cao. Mỗi chuyến đi có một vẻ đẹp riêng, một vai trò riêng trong sự tích lũy vốn liếng trải nghiệm của người trong cuộc. Với tôi, điều đáng nhớ nhất từ những chuyến xê dịch là các cuộc thảo luận hào hứng, bất tận giữa anh em trong đoàn.

Quân nhân Mỹ gốc Việt chia sẻ nhân ngày 30/4

Cựu Trung tá Ross Nguyễn Cao Nguyên
và phóng viên Hòa Ái chụp tại RFA tháng 4/2015
Trong số gần 3000 quân nhân Mỹ gốc Việt hiện nay thì có khoảng 300-400 người trong số họ thuộc thế hệ 1.5, là những người được sinh ra ở VN trong thời gian chiến tranh nhưng lại sinh trưởng ở Hoa Kỳ. Nhân 40 năm ngày chiến tranh VN kết thúc, Hòa Ái có cuộc trao đổi với cựu Trung tá Bộ binh Ross Nguyễn Cao Nguyên để nghe chia sẻ về cuộc đời của ông luôn gắn liền với 2 chữ “chiến tranh”.
- Hòa Ái: Hòa Ái xin phép được chào cựu Trung tá Ross Nguyễn Cao Nguyên.
- Ông Nguyễn Cao Nguyên: Cám ơn cô Hòa Ái. Nhân dịp này Cao Nguyên xin kính chào quý khán thính giả đài ACTD.

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Sau Cuba sẽ là gì?

Cái bắt tay của tổng thống Mỹ Obama và chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 10-4 và cuộc hội kiến giữa hai ông sau đó đã được đánh giá là có tầm quan trọng lịch sử. Nó không phải chỉ báo hiệu sự bình thường hóa quan hệ giữa hai nước sau hơn một nửa thế kỷ thù địch.

Đồng bằng sông Cửu Long – 40 NĂM NHÌN LẠI - Kỳ 8

* LÊ PHÚ KHẢI
            (tiếp theo)
Sau nhiều năm sản xuất lương thực trong vùng lũ đã ổn; một số địa phương trong vùng lũ đã chuyển đổi sản xuất, giảm lúa vụ ba “Biến mùa lũ thành mùa sản xuất chính trong năm”. An Giang là tỉnh đi đầu trong phương hướng chuyển đổi này. Ở An Giang, mấy năm nay đã hình thành ba nhóm mô hình sản xuất trong mùa lũ: Nhóm trồng trọt, nhóm nuôi trồng thủy sản và nhóm ngành nghề. Các nhóm mô hình này tận dụng mùa nước nổi, làm ra sản phẩm độc đáo từ lũ, thu lợi bất ngờ cho nông dân ...

Điện lực Sơn La 'móc túi' dân nghèo

Xây dựng lưới điện nông thôn là một trong những nhu cầu được người dân Sơn La rất quan tâm. Không ít bản làng đã góp hàng trăm ngày công, hàng trăm triệu đồng vay lãi ngân hàng; thậm chí kể cả vay lãi tư nhân để đưa lưới điện về xã, bản mình.

Truyền hình Mỹ đang nói gì về chiến tranh Việt Nam?

Mới đây, tờ New York Times (Mỹ) đã có bài viết với tiêu đề “Việt Nam là tâm điểm của các chương trình truyền hình tuần cuối tháng 4”. Những ngày này, truyền hình Mỹ đưa tin gì về chiến tranh Việt Nam?

Nông dân Việt điêu đứng vì nông sản ế

Nông dân đổ cà chua ra đường
“Ngành nông nghiệp chỉ tập trung cho sản xuất, trong khi khối công thương chỉ lo thị trường, doanh nghiệp chỉ tính lợi nhuận... là những lý do khiến việc tiêu thụ nông sản gặp khó khăn”.

Trung Quốc lo ngại về tuyên bố của ASEAN


Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN hôm nay ra tuyên bố chung bày tỏ sự quan ngại về hoạt động bồi đắp đảo đang diễn ra ở Biển Đông và hối thúc các nước sớm xử lý vấn đề này.

Hòa hợp dân tộc - vấn đề tâm thức

Nguyên đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh: 
'Đừng độc quyền yêu nước'
"Hoà hợp dân tộc là vấn đề tâm thức, không thể áp đặt được. Muốn hoà hợp phải chân thành, đừng bám lấy chuyện cũ, dám vượt qua chuyện cũ để chung sống", nguyên Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh chia sẻ nhân 40 năm Ngày Thống nhất.

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Đồng bằng sông Cửu Long – 40 NĂM NHÌN LẠI - Kỳ 7

Bồi trúc đê biển Tây Nam bộ
* LÊ PHÚ KHẢI
(tiếp theo)
NÓI RÕ THÊM VỀ HAI VÙNG MẶN – NGỌT, ĐÊ BIỂN, ĐÊ BAO... 
Trong bài “Đê bao Đồng bằng sông Cửu Long không sai lầm “vĩ đại”…”, tôi chỉ muốn phản biện bài viết của tác giả Đảng Xanh trên mạng xã hội ngày 23/03/2014 mà thôi. Những vẫn đề liên quan đến đê bao như vùng mặn, vùng ngọt, đê biển… trong sự vận động của sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long suốt gần 40 năm qua là đề tài lớn cho những cuốn sách, những luận án tiến sỹ khoa học… nó vượt ra ngoài khuôn khổ của một bài báo. Vì vậy trong bài viết này, tôi chỉ muốn nói thêm về vùng mặn vùng ngọt, đê bao, đê biển… một cách thật ngắn gọn… để độc giả trong và ngoài nước có khái niệm về những vấn đề này của một miền đất nước vô cùng phong phú, tươi đẹp là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cũng cần phải nói thêm, nếu dân số nước ta cứ là 20 triệu như 1945 thì chẳng cần phải làm gì cả với Đồng bằng sông Cửu Long như tác giả Đào Văn Tùng đã viết trong bài “Thực trạng đê bao’’ trên mạng xã hội vừa qua ... 

Đâu rồi ‘niềm tin' xưa ?!

* VƯƠNG TRẦN THI
Tôi sinh ra lúc gần tàn cuộc chiến, thế nhưng ký ức vẫn trở về mỗi khi trời giông bão, khi sét rạch ngang trời, khi sấm rền vang dội.

Hàng triệu người hành hương về đất Tổ

Sáng nay 28/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng.

Mở rộng dân chủ qua cách lắng nghe dân

Công nhân công ty Pou-Yuen Việt Nam đình công
phản đối Luật Bảo hiểm Xã hội.
* PHẠM TRẦN LÊ            
Cuộc đình công của công nhân Công ty Pou-Yuen Việt Nam phản đối Luật Bảo hiểm Xã hội, hay xu hướng phản đối của người dân Hà Nội trước việc chính quyền triển khai chặt hạ 6.700 cây xanh trong thành phố, là những ví dụ cho thấy nhà nước chỉ tiếp thu tiếng nói của người dân khi chính sách đã hoặc sắp sửa đi vào đời sống, và nhân dân hầu như không được thông tin từ sớm để có cơ hội tham gia góp ý dự thảo chính sách.

Tổng thư ký ASEAN chỉ trích dự án 'lấn biển xây đảo' của TQ ở Biển Đông

Thủ Tướng Malaysia khẳng định ASEAN sẽ duy trì hướng tiếp cận ôn hoà để giải quyết vấn đề Biển Đông trong khi Tổng Thư Ký ASEAN khẳng định các dự án lấn biển xây đảo của Trung Quốc đi ngược lại một thoả thuận giữa Trung Quốc và ASEAN.

Đại gia Việt co cụm, tài phiệt ngoại tấn công

Trong khi nhiều đại gia ngân hàng trong nước đang khó khăn vì nợ xấu và phải co cụm qua giai đoạn tái cơ cấu thì các ngân hàng nước ngoài của những tỷ phú tài phiệt nổi tiếng lại tập trung tấn công thị trường Việt Nam.

Sau chiến thắng, 'mọc' ra ngày càng nhiều 'Tư bản Đỏ'

 * Nick Davies
Sau chiến thắng quân sự, mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa của Việt Nam bắt đầu sụp đổ. Bị Hoa Kỳ cấm vận thương mại và từ chối viện trợ tái thiết, Việt Nam rơi vào tình trạng nghèo đói. Hiện nay, nền kinh tế đang bùng nổ, cũng như tình trạng bất bình đẳng và nạn tham nhũng.
Vào một buổi sáng sớm tháng 2 năm 1968, khi cuộc chiến ở miền Trung Việt Nam đạt đến mức độ điên rồ mới, một nhóm các binh sĩ Hàn Quốc tràn vào một ngôi làng có tên là Hà My, là một tập hợp những căn nhà lá nằm rải rác với ruộng lúa cách thành phố Đà Nẵng khoảng một giờ lái xe. Họ đến từ đơn vị gọi là Rồng Xanh, cùng chiến đấu bên cạnh người Mỹ, và đang cố gắng để ngăn chặn cuộc nổi dậy của cộng sản. Trong nhiều tuần, họ đã dồn các gia đình nông dân vào trong một khu vực đông đúc mà người Mỹ gọi là “ấp chiến lược”. Bằng cách đưa nông dân ra khỏi làng, họ hy vọng có thể cắt đứt nguồn thực phẩm và nơi trú ẩn cho du kích cộng sản.

Cần 'san phẳng' hố sâu thù hận !

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn: 
Tư tưởng hận thù sẽ làm đất nước yếu kém
Thanh niên, sinh viên kiều bào nắm tay đoàn kết
với tuổi trẻ Đà Nẵng tại Trại hè Việt Nam 2013.
                                                                                    Ảnh: TTXVN
4,5 triệu người Việt ở hải ngoại chưa về với chúng ta thì cả hai phía còn sẽ có những đêm mất ngủ, trăn trở.
“Tôi rất mong muốn thực hiện ý tưởng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là làm sao ngày 30-4 hằng năm toàn dân trong và ngoài nước đều vui chứ không phải là “hàng triệu người vui nhưng cũng có hàng triệu người buồn””. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Pháp Luật TP.HCM về những nỗ lực hòa giải dân tộc trong thời gian qua, ngay sau chuyến đưa đoàn kiều bào ra thăm Trường Sa.

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Đồng bằng sông Cửu Long – 40 NĂM NHÌN LẠI - Kỳ 6

* LÊ PHÚ KHẢI
(tiếp theo)
PHẢN BIỆN CỦA PHẢN BIỆN
Quyết định 99TTg của Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một cột mốc, đánh dấu sự đầu tư tiền bạc và quan tâm đúng mức của nhà nước với Đồng bằng sông Cửu Long. Đã có lần tôi mạnh dạn hỏi Thủ tướng: - Có người cho rằng, vì Thủ tướng quê ở Vĩnh Long nên ưu ái với Đồng bằng sông Cửu Long, đầu tư lớn cho đồng bằng! (Vào thời điểm đó, đầu tư hơn 7 nghìn tỷ là lớn lắm). Ông Võ Văn Kiệt đã bình thản trả lời:
- Đầu tư cho Đồng bằng sông Cửu Long 1 đồng vào thủy lợi thì nó sinh lời 3 đồng. Trong khi đó, đầu tư cho nơi khác, nó sinh lời ít hơn nhiều. Lấy lời ở Đồng bằng sông Cửu Long điều phối cho các vùng khác có hơn không!...

CÓ MỘT THỜI NHƯ THẾ

* MINH DIỆN
Có một thời làn điệu dân ca
Mượt mà trên đồng xanh ngút ngát
Đàn cò bay như từng dòng nhạc
Trên nền trời xanh trong

Ngàn thông Đà Lạt nay còn đâu?

Đẻo vỏ cây, đốt lửa quanh gốc, khoan lỗ đổ thuốc sâu hay muối hột, cưa một phần cây rồi chờ gió xô đổ… Đó là những kiểu ra tay tàn độc bức tử những cánh rừng thông tại TP Đà Lạt và cả Lâm Đồng nói chung.

Cảm tác ngày GIỖ TỔ

Kính gửi Bác Bồng
Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, tôi làm bài thơ như nén tâm hương dâng lên bàn thờ Tổ, kính đề nghị Bác công bố trên trang blog nhà. Xin cảm ơn Bác nhiều. 
Nhà giáo Nguyễn Văn Ngọc.

Bắt tay ...'dưới gầm bàn' !

Tham nhũng và chi phí phi chính thức đang ăn mòn hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Những tác hại của tham nhũng có thể “cân, đo, đong, đếm” được bằng con số, song nguy hiểm hơn là có thể tư duy tiến thân của người trẻ bị biến dạng.
Chi tiền “lót tay”, “lại quả dưới gầm bàn”.

Dân 'khóc' vì HÓA ĐƠN ĐIỆN


Sao chất gánh nặng lên người dân?
Lo EVN phá sản thì phải nhìn lại khả năng kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào chứ tại sao lại đổ dồn gánh nặng lên vai người dân?...

Loạn thu tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Yên Định

Một góc Thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định (Thanh Hóa)
Hàng loạt các khoản thu không đúng quy định vừa được phụ huynh phát giác tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Yên Định (Thanh Hóa).

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Dân chủ và Xây dựng Nền dân chủ

Phần I - Dân Chủ - Cộng Hòa:
Hai tiếng dân chủ có nghĩa rất rõ ràng và đơn giản: Người dân làm chủ mình và làm chủ đất nước của mình. Ý niệm này bắt nguồn từ sự tham dự của người dân vào việc cai trị tại các quốc gia đô thị cổ Hy Lạp cách nay hơn 2.500 năm và hai chữ dân chủ cũng do tiếng Hy Lạp demos (dân chúng) và kratos (cai trị) tạo thành. Hai chữ demos kratos, châu Âu biến thành democracy và chúng ta dịch là dân chủ.

Đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông nổi cộm tại Thượng đỉnh ASEAN

Tướng Gregorio Pio Catapang Tư lệnh quân đội Philippine,
giới thiệu các hình ảnh chụp vệ tinh cho thấy
Trung Quốc đang tiến hành bồi đắp đảo tranh chấp trong Biển Đông
                                                            (Ảnh: REUTERS/Romeo Ranoco).
Các lãnh đạo 10 nước ASEAN họp thượng đỉnh tại Malaysia vào ngày 27/04/2015 sẽ không tài nào tránh né được hồ sơ nổi cộm hiện nay là việc Bắc Kinh đang rầm rộ bồi đắp các rạn san hô và bãi ngầm mà Trung Quốc chiếm đóng tại Biển Đông.

Bản tin Văn bản mới - Pháp luật - ngày 19/04 - 25/04

Ban tin su dung font Unicode. Xem danh sach Van Ban moi tren Website xin Bam vao day.
Xem Công văn mới trên Website, mời bạn Bấm vào đây.
Xem Tiêu Chuẩn Việt Nam mới trên Website, mời bạn Bấm vào đây.

Đồng bằng sông Cửu Long – 40 NĂM NHÌN LẠI - Kỳ 5

* LÊ PHÚ KHẢI
(tiếp theo)
V- QUYẾT ĐỊNH 99TTG CỦA THỦ TƯỚNG 
CHÍNH PHỦ - MỘT 'CỘT MỐC' 
QUAN TRỌNG VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Một trong những mâu thuẫn lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là, với một vùng kinh tế chiến lược của cả nước, có tiềm năng to lớn và toàn diện về nông sản, hàng hoá nhất về lương thực thực phẩm, nhưng trình độ phát triển lại có nhiều mặt thua kém các vùng khác trong cả nước.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Cử nhân thất nghiệp

Sau 4 năm, cử nhân thất nghiệp tăng gấp đôi
 
Tại phiên giải trình của Chính phủ ngày 24/4, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận báo cáo Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc thực hiện Luật Giáo dục ĐH và vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

‘Ăn tiền’ mới nên nỗi này (!?)

Người Trung Quốc ngang nhiên vào Việt Nam thăm dò, 
khai thác khoáng sản
Một công trình tại Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc phụ trách.
Vừa mới đây (24/04), công an tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra quyết định xử phạt 5 người Trung Quốc vì hành vi “Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam”, đồng thời đề nghị Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (A72) Bộ Công an trục xuất về nước. Cả 5 người đều vào Việt Nam với thị thực du lịch.

Anh Nguyễn Phú Trọng bắn “tín tiễn” cho Mỹ (!?)

 * NGUYỄN KHẮC MAI                              
Buổi sáng, nhân đọc bài “Khát vọng Độc Lập,Thống nhất Tổ  quốc”, của TBT Nguyễn Phú Trọng, do báo Tuổi Trẻ (Sài gòn) trích đăng và đặt tít, tôi liền nhờ ban bè tìm cho nguyên bản, rồi sang nhà bí thư chi bộ mượn tờ Nhân dân, đem về đọc đi đọc lại mấy lần.

Ngành hàng không 'đặc thù' nên được 'trái luật'?

 
 “Nếu bây giờ cho ngành hàng không quy định đặc thù thì nhiều ngành khác cũng đòi đặc thù, vậy sẽ xử lý thế nào?”.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Đồng bằng sông Cửu Long – 40 NĂM NHÌN LẠI - Kỳ 4

* LÊ PHÚ KHẢI
(tiếp theo)
IV- CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÙNG
ĐỒNG THÁP MƯỜI VÀ TỨ GIÁC
LONG XUYÊN
Lịch sử chinh phục Đồng Tháp Mười (ĐTM) đã diễn ra đầy kịch tính.
Nhìn vào bản đồ Đồng Tháp Mười thời Pháp thuộc, người ta thấy những con kênh đào mang tên Pháp như kênh Lagrange, kênh Quatre Bis… đều được đào để tiêu phèn cho cánh đồng trũng này ra sông Vàm Cỏ . Đó là một bài toán sai của người Pháp về Đồng Tháp Mười. Vì càng hạ thấp mực nước trong đồng bao nhiêu, càng biến phèn không độc hại thành phèn hoạt tính độc hại do bị ôxi hoá. Người Mỹ sau này, rồi cả người Hà Lan – nước có diện tích đất phèn lớn nhất thế giới, cũng đã tổ chức nghiên cứu khá công phu về Đồng Tháp Mười nhưng đều không đi đến kết luận. Sau năm 1975 người Nhật, Liên Xô (cũ) đều có những ý kiến khác nhau. Đến lượt chúng ta phải mất ba năm, bài toán bí mật của Đồng Tháp Mười mới được giải mã từ khi chúng ta tìm ra chiếc chìa khoá vàng: “dẫn ngọt ém phèn”!

Thư gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Chúng tôi, những người bức xúc về vận nước, chân thành gửi đến Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, những người đang chịu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc mấy lời tâm huyết đề nghị được xem xét.

Ngân sách mất ngàn tỷ vẫn không muốn công khai

Với hơn 500 tỷ đồng phải điều chỉnh, vụ chuyển giá của Metro có quy mô lớn thứ 3 trong số các vụ đã bị phanh phui trước dư luận, đồng thời là phi vụ đầu tiên được Tổng Cục thuế chính thức công bố. Lối chơi hai mặt của những ông lớn FDI là nỗi đau không hề nhỏ.

NSUT Kim Chi nói về ‘Hải chiến Hoàng Sa’ 1974


Vào chiến trường Đông Nam bộ Kim Chi là thành viên trụ cột của Đoàn Văn công giải phóng. Hơn 10 năm sống trong chiến trường, đối mặt với gian khổ, hy sinh, hàng ngày cận kề với cái chết, tiếng hát và những vai diễn của Kim Chi đã đồng hành cùng các chiến sĩ trong cuộc chiến đầy gian khổ, hy sinh và mất mát. Có những lúc Kim Chi tưởng mình sẽ gục ngã.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Tiền lương làm thêm giờ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4, 01/5

(TVPL) - Việc tính tiền lương làm thêm giờ vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4, 01/5 được thực hiện theo những quy định sau:

Chiến tranh, thống nhất và tương lai

* DƯƠNG DANH HUY
Tôi vẫn nhớ rõ những gì xảy ra ngày 30/4/1975.
Sáng hôm đó, gia đình tôi và gia đình cô tôi đang đi trên đường Lê Văn Duyệt (Cách Mạng Tháng Tám), Sài Gòn, thì có một quả đạn nổ phía trước. Sau này mẹ tôi kể người ta nằm la liệt, có một ông xích lô bị lòi ruột, ôm ruột mình đi vào lề đường ngồi bệt xuống. Chị em tôi khóc vì áp suất làm tức ngực, khó thở. Em họ tôi, vài tháng tuổi, bị mảnh đạn ghim vào mắt. Lúc đó tôi không hề cảm thấy đau đớn gì, vẫn còn đứng được, nhưng máu tuôn xuống mặt và ngực, âm ấm như khi xối nước gội đầu...

Đồng bằng sông Cửu Long – 40 NĂM NHÌN LẠI - Kỳ 3

* LÊ PHÚ KHẢI
(tiếp theo)
NHỮNG DẠNG ĐÒI ĐẤT
(Trích sổ tay phóng viên)

Phỉ báng lịch sử-không đơn giản là sự ít học

 * XUÂN DƯƠNG
Lịch sử không thể được dùng như một công cụ ngụy biện hay trang điểm cho những ý đồ đen tối phản bội dân tộc, đất nước.
Lịch sử chỉ có hai màu đen và trắng, tô màu cho lịch sử nhằm trộn lẫn trắng đen chỉ là những trò chơi chính trị mà đôi khi những kẻ cuồng tín bị biến thành con tốt thí.

Vượt biên là 'tìm con đường sống' !


Đánh dấu 40 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc, một vấn đề lại được đem ra mổ xẻ, đó là có hay không câu chuyện phân biệt đối xử ngược đãi quân dân cán chính VNCH sau khi miền Bắc thống nhất đất nước và đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Người dân Hà Nội xếp hàng chờ vét nước sạch

Thiếu nước sinh hoạt, người dân khu chung cư phải xách từng xô nước xuống bể ngầm vét nước tồn đọng để dùng.

Chỉ dấu văn hóa xuống cấp!

Những đoạn video clip và chùm ảnh được nhiều trang điện tử đưa lên, về vụ “vỡ trận” ở Công viên nước Hồ Tây (Hà Nội) sáng ngày 19/4/2015, đã khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Đồng bằng sông Cửu Long – 40 NĂM NHÌN LẠI - Kỳ 2


* LÊ PHÚ KHẢI
(tiếp theo) 
II - ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRƯỚC NĂM 1975
A/ Từ thuở mang gươm đi mở cõi…
                                     (Thơ Huỳnh Văn Nghệ)
          Sau 45 năm bất phân thắng bại với các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1727-1772), chấm dứt cuộc chiến, các chúa Nguyễn lo “mở cõi” về Phương Nam. Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn, đất hoang ngút ngàn “ruộng không cần cày, phát cỏ rồi cấy, cấy một hột thóc, gặt được 300 hột” như Lê Quý Đôn đã viết trong “Phủ biên tạp lục”… luôn được các chúa Nguyễn coi trọng, xem là miền đất hứa, là hậu phương, là chỗ dựa, là căn cứ địa về kinh tế cho cuộc tranh bá đồ vương… nuôi ý chí thống nhất giang sơn của mình ...