Trang BVB1

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Hòa hợp dân tộc - vấn đề tâm thức

Nguyên đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh: 
'Đừng độc quyền yêu nước'
"Hoà hợp dân tộc là vấn đề tâm thức, không thể áp đặt được. Muốn hoà hợp phải chân thành, đừng bám lấy chuyện cũ, dám vượt qua chuyện cũ để chung sống", nguyên Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh chia sẻ nhân 40 năm Ngày Thống nhất.
Là thành viên phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hoà tham gia đàm phán hiệp định Paris 1973, xin ông cho biết nội dung về hoà hợp dân tộc được đề cập như thế nào trong suốt quá trình này?
- Hội nghị Paris về Việt Nam là cuộc đấu tranh ngoại giao của nhân dân Việt Nam ở thủ đô nước Pháp, bắt đầu từ ngày 13/5/1968 và kết thúc vào ngày 27/1/1973. Đây là cuộc đàm phán tay đôi do Việt Nam chủ động đề xướng. Còn Mỹ, bị thất bại nặng nề nên chấp nhận thương lượng để tìm lối thoát danh dự.
Ông Nguyễn Khắc Huỳnh từng là thành viên
đoàn đàm phán Paris từ khi bắt đầu
cho đến khi Hiệp định được ký kết.
Sau đó làm đại sứ Việt Nam tại Mozambique.
Từ khi nghỉ hưu ông chuyên nghiên cứu
về lịch sử ngoại giao nước nhà.
                                                           Ảnh: Hoàng Thùy.
Thời kỳ đầu, tư tưởng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là buộc Mỹ rút, lập chính phủ liên hiệp đoàn kết toàn dân ở tất cả các lực lượng gồm cách mạng, đối địch và lực lượng thứ ba. Lúc này, hoàn toàn chưa có khái niệm hòa hợp dân tộc. Cuộc đàm phán diễn ra với cục diện "vừa đánh, vừa đàm", ở cả 3 mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao.
Cuộc đàm phán Paris diễn ra hơn 3 năm vẫn bế tắc. Năm 1972, Việt Nam đề ra đường lối tìm cách mở đường cho Mỹ rút với khẩu hiệu "Mỹ rút, Sài Gòn còn, miền Nam giữ nguyên trạng". Lúc này, phải liên kết các lực lượng miền Nam thì vấn đề hòa hợp dân tộc mới được đặt ra, đưa vào dự thảo Hiệp định và bàn kỹ. 
Lúc đầu, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gọi là chính phủ liên hiệp ba thành phần, nhưng Mỹ không chấp nhận vì chính phủ mới có nghĩa là thủ tiêu Sài Gòn. Vì thế mới đổi thành "một chính quyền hòa hợp dân tộc" vì khi Mỹ rút, hai chính quyền sẽ song song tồn tại, cần thực hiện hòa hợp, hòa giải để tổ chức tổng tuyển cử. Tuy nhiên, Mỹ chỉ nhận rút quân chứ không đồng ý lập chính quyền, vì thế kết quả đàm phán là sẽ thành lập một hội đồng quốc gia hòa giải, hòa hợp dân tộc để tổ chức tổng tuyển cử và đôn đốc thi hành Hiệp định.
- Sau ngày 30/4/1975, Việt Nam thống nhất được đất nước, thế nhưng hàng chục nghìn người dân miền Nam lại rời bỏ quê hương. Đâu là lý do thưa ông?
- Năm 1998 tôi đi công tác ở Mỹ, họ sắp xếp một cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam với sự tham dự của 1.000 sinh viên và hơn 100 giáo sư, trao đổi trong nhiều giờ tại Đại học Brown. Trong mấy chục câu hỏi sinh viên đưa lên có một câu với nội dung: "Thưa ngài, các ngài thuộc phe thắng lợi, đưa lại hoà bình cho đất nước theo như các ngài nói, nhưng tại sao khi các ngài vào Sài Gòn thì có hàng triệu người bỏ ra đi?".
Tôi đã trả lời rằng: Trong suốt thời gian chiến tranh, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đều tuyên truyền rằng Cộng sản rất độc ác. Thế nên khi đất nước vừa thống nhất, chúng tôi vào tiếp quản, nhiều người dân miền nam đã quyết định ra đi. Ngoài ra, Việt Nam vốn là nước nghèo, khi Mỹ vào nền kinh tế phát triển hơn. Khi Mỹ rút đi, chúng tôi chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu của một bộ phận. Cuối cùng, chúng tôi đánh nhau giỏi, nhưng vấn đề tranh thủ lòng dân lại chưa tốt. Sau ngày 30/4/1975, rất nhiều người ra đi, nhưng dù họ đi đâu cũng vẫn là công dân Việt Nam. Chúng tôi luôn khuyến khích họ liên lạc, về thăm hay trở về quê hương.
- Hòa hợp dân tộc, hòa hợp 2 miền Nam - Bắc được nhà nước thực hiện như thế nào sau ngày thống nhất?
- Khi vào tiếp quản Sài Gòn, ông Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định đã nói không nên coi ai thắng ai thua. Bởi đây là chiến thắng của dân tộc, của sự nghiệp độc lập. Chủ tịch UBND TP HCM lúc đó, ông Võ Văn Kiệt cũng cho rằng người của cả hai bên hiện diện trong hàng vạn gia đình nên phải thực hiện hoà hợp dân tộc. Bởi vậy, nhiều người thuộc lực lượng thứ ba đã được giữ lại, những nhân vật cao cấp thuộc chính quyền cũ đều được tự do...
Nhưng tinh thần đó không được mở rộng, phổ biến rộng rãi nên một số lãnh đạo đã phạm sai lầm, nhiều cái sai của miền Bắc lại được áp dụng vào miền Nam...
Hầu hết những sai lầm này đều do tư tưởng kẻ thắng người thua. Nếu như đặt lợi ích dân tộc lên trên thì sẽ ít sai lầm. Gần đây, việc hòa hợp dân tộc đã được chú trọng hơn.
- Vậy theo ông, đâu là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện hoà hợp dân tộc?
- Hoà hợp dân tộc là truyền thống của nhân dân ta. Phật hoàng Trần Nhân Tông khi có danh sách người làm tay sai cho quân Mông đã mang đi đốt. Đó là tư tưởng hoà hợp dân tộc, độ nhân độ lượng cần phải học hỏi.
Hoà hợp dân tộc là vấn đề tâm thức, lối sống, văn hoá, không thể áp đặt được. Muốn hoà hợp dân tộc phải chân thành, đừng bám lấy chuyện cũ, dám vượt qua chuyện cũ để chung sống. Người cầm quyền cần phải có chính sách, thái độ ứng xử, đường lối đúng, như vậy mới tranh thủ được hoà hợp.
Hiện nay, ta kêu gọi đoàn kết xây dựng đất nước, nhưng khẩu hiệu rộng quá, phải tìm khái niệm hẹp hơn. Cái cần nhất bây giờ là Chính quyền phải làm sao tập hợp được những trí thức lớn, tranh thủ đồng thuận, lắng nghe phản biện, tranh luận. Đồng thuận không mới nhưng lúc này càng cần phải làm, phải tranh thủ. Muốn đồng thuận phải tư duy mới, những gì trở ngại cho đồng thuận thì phải sửa.
Không nên coi những người có ý kiến trái chiều là chống đối, mà cần đồng thuận với họ để có ý kiến phản biện. Cần hết sức khiêm nhường, đừng độc quyền yêu nước, độc quyền lẽ phải - xem những ai không đồng tình với mình là không yêu nước.
           Cần phải khẳng định rằng, tất cả người Việt ở nước ngoài đều là một bộ phận của dân tộc, vì vậy không chia ra Việt kiều yêu nước, nói vậy thì bộ phận còn lại là không yêu nước hay sao? 

* "Không nên coi những người có ý kiến trái chiều là chống đối, mà cần đồng thuận với họ để có ý kiến phản biện. Cần hết sức khiêm nhường, đừng độc quyền yêu nước, độc quyền lẽ phải - xem những ai không đồng tình với mình là không yêu nước" - nguyên Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh.
** Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân:
"Việc chia thành 2 phe trong một đất nước trong thời chiến là điều không ai mong muốn, nhưng đó là thực tế lịch sử. Từ năm 1946, khi chúng ta giành chính quyền sau cách mạng tháng Tám có những người đứng ở bên phía Pháp, nhưng Hồ Chủ tịch đã nói: 'Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi, 5 ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài, nhưng ngắn dài đều hợp ở nơi bàn tay, trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác. Nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường ta phải lấy tinh thân ái mà cảm hóa họ, có như thế mới thành đoàn kết. Có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn vẻ vang'.
Tôi nghĩ rằng cách nhìn của Bác, lời dạy của Bác từ đó đến nay đã thấm trong lãnh đạo Việt Nam qua các thời kỳ cũng như nhân dân trong cả nước. Cho dù có lúc đứng đối diện với nhau, cho dù có những khi đã chĩa súng vào nhau, dù mỗi bên đều đã mất mát người thân của mình nhưng nhớ lại lời dạy của Bác thì chúng ta đều một gốc cả, đều là con cháu vua Hùng, đều có lòng yêu nước. Bác Hồ nói rất  hay "ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc", đó chính là điểm tựa của chúng ta để cùng hướng về quê hương.
Hoàng Thùy thực hiện/VnEx
-------------

12 nhận xét:

  1. khi bất chấp sống chết vượt biên thì bị goi là "phản quốc" v.v... khi thành công ở nuớc ngoài, có nhiều đô la thì ..thành VK yêu nước ... khúc ruột ngàn dặm v.v...

    CS chỉ yêu kiều hối chứ yêu gì cái đám "phản quốc" ...

    Đúng là lưỡi không xương của kẻ suốt đời nói láo ....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Họ rất lọc lõi về việc biến không thành có,
      đổi trắng thành đen,tầm quốc tế để lừa bịp
      mà bằng chứng rõ nhất là cuộc chiến huynh
      đệ tương tàn vừa qua,thưa bác.
      Chính HCM.và PVĐ.cũng trắng trợn trả lời
      báo chí nước ngoài là cái gọi là sự có mặt
      của bộ đội Bắc Việt ở miền Nam chỉ là một
      huyền thoại do đế quốc Mỹ dựng nên v.v.
      Họ bịp cả thế giới mà còn được,nhân dân
      trong nước thì nhằm nhò gì !
      Mục đích tôí hậu duy nhất là bắt đồng bào
      cả nước phải bị CS.thống trị.

      Xóa
  2. Lâu nay nhiều người vẫn lầm khi nói hoà hợp dân tộc là hoà hợp giữa thành phần thắng và bại . Thắng là Miền Bắc & MTGPMN còn bại là toàn bộ người MN !

    Thật sự cuộc nội chiến VN 54-75 không đơn giản chỉ tranh dành quyền lãnh đạo của Đảng , nó còn có một chế độ cs XHCN với bàn tay sắt để cai trị theo sau . Chính cái XHCN là vật cản của hoà hợp dân tộc , chính cái xã hội chủ nghĩa gây nên nhiều tội lỗi Với nhân dân trong suốt thời gian Đảng lãnh đạo , chính cái XHCN là cái mà đa số nhân dân hai miền Nam Bắc đều không thích , chỉ riêng mình Đảng thích .

    Bốn mươi năm chấm dứt chiến tranh , Đảng trong tư cách Lãnh Đạo vẫn tiếp tục ăn mừng chiến thắng , tổ chức rầm rộ , chứng tỏ Đảng không có ý hoà hợp với dân xoá bỏ cái rào cản XHCN , cái rào cản tạo nên làn sóng một triệu người MB di cư vào Nam năm 1954 và hằng triệu người bằng mọi cách phải bỏ nước ra đi sau 1975 .

    Nói một cách khác , người thắng thì đương nhiên nắm quyền lãnh đạo , nhưng cái mủ kim cô XHCN bị chụp lên đầu dân tộc , để tước đoạt đất đai và mọi tài sản khác của dân quy về một mối để Đảng quản lý , cùng với tuyên bố ĐẢNG là thành phần lãnh đạo duy nhất bất biến , chính là việc người dân Nam Bắc hai miền không phục .

    Muốn hoà hợp dân tộc phải có bầu cử tự do giữa Đảng và các thành phần không Đảng . Nghĩa là tự do dân chủ trong ứng cử và bầu cử . Điều này e rằng ĐCSVN. không thể chấp nhận . Vì thế sự hoà hợp giữa dân và Đảng vẫn không thể xảy ra , cho dù những người trực tiếp cầm súng súng của hai miền chẳng còn hận thù sau 40 năm chiến tranh chấm dứt .

    Trả lờiXóa
  3. "Hoà hợp dân tộc" cơ bản là câu vô nghĩa.
    Giả sử 1 người miền Bắc không phải đảng viên cs, gặp 1 người miền Nam, đều vui vẻ. Lúc nào cũng như thế.
    Ý các ông là "tất cả dân miền Nam đều phải chấp nhận CNCS"?!
    Nhưng nay đa số dân miền Bắc cũng "cân nhắc" chuyện này đấy.
    Nếu có chuyện "Hoà hợp dân tộc", đó là đa số nhân dân VN mong mỏi đa nguyên.

    Trả lờiXóa
  4. Nghe mà muốn bệnh

    Trả lờiXóa
  5. Trương Minh Tịnhlúc 08:51 29 tháng 4, 2015

    Không có gì mà phải "hận thù".Cũng chẵng có gì mà "hoà hợp".Xin đừng nói cái không cần thiết.
    Cái mà nhân dân (trong nước cũng như ngoài nước) chúng tôi đòi hỏi là quyền được bầu người đại diện cho mình.Thế thôi !
    Trao chính quyền cho dân,mọi việc giải quyết ngay.
    Chúng tôi "hận thù" nhà cầm quyền là hận thù cái việc độc đảng độc tài đó.Chẵng phải là chuyện 30 tháng 4 gì cả.Xưa rồi !-Đừng giả bộ đánh trống lãng.
    Tại sao khư khư ôm cái ghế để lấy hết tiền của chúng tôi?-Chúng tôi tức lắm.

    Trả lờiXóa
  6. Lại tuyên truyền láo toét ! Cướp hiếp xong bắt tay bảo huề ?!!

    Trả lờiXóa
  7. Trương Minh Tịnh 08:51 nói hay ! Đúng vậy đó !

    Trả lờiXóa
  8. hoà hợp hoà giải làm sao được với cái kiếu láo lếu này .... (dúng là cha nào con đó)

    ông Lê Kiên Trung - con trai út của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và vợ, hồi ức lại 40 năm nói vầy nè: "Dư luận quốc tế khi đó nói là sẽ có một cuộc trả thù đỏ máu. Để giúp cho họ tránh bị trả thù, ba tôi nghĩ ra việc cho đi học tập cải tạo để họ có thể có cơ hội trở về gia đình. Đó là một việc hết sức nhân văn!".

    Trả lờiXóa


  9. ÍT NHẤT VLADIMIR POUTINE cũng rất nhân bản và văn minh cao thượng

    Ivan Bunin (22 tháng 10 năm 1870 – 8 tháng 11 năm 1953) là nhà văn, nhà thơ
    Bạch Nga lưu đày sau Cách Mạng tháng 10 lưu vong tại PHÁP

    Ivan Bunin đoạt Giải Nobel Văn học năm 1933.

    https://www.youtube.com/watch?v=kzwbE2nH4B0

    Khi thăm chính thức PHÁP tháng 11 năm 200, TT Putin đến thăm nghĩa trang Sainte-Geneviève-des-Bois (Essonne) ngoại ô Paris, nơi chôn cất nhiều nhân vật chính trị và quân sự yếu nhân Bạch vệ và những người trong cộng đồng lưu vong Nga, Putin đã đặt vòng hoa tại mộ của nhà văn nhà thơ Ivan Bunin

    Poutine rend hommage à la « mère Russie » Sainte-Geneviève-des-Bois (Essonne)

    02 Nov. 2000
    http://www.leparisien.fr/politique/poutine-rend-hommage-a-la-mere-russie-sainte-genevieve-des-bois-essonne-02-11-2000-2001735109.php

    VLADIMIR POUTINE a achevé hier sa visite de trois jours en France par une visite « privée » au cimetière russe de Sainte-Geneviève-des-Bois. Avant de reprendre l’avion pour Moscou, le président russe s’est attaché à ne négliger aucun signe d’une « réconciliation russe » qu’il a voulu illustrer devant les tombes des officiers de l’armée blanche, ex-cosaques du Don exilés par la révolution de 1917, celles aussi des « refuzniks » ou des artistes, hier proscrits, aujourd’hui honorés, qui ont fui le communisme.

    « Beaucoup de pays dans le monde ont vécu des tragédies et les ont surmontées. Je pense qu’il est temps désormais pour nous aussi de nous réunir », a lancé Vladimir Poutine, premier chef d’Etat russe (ou soviétique…) à avoir effectué une telle visite au cimetière de Sainte-Genevière-des-Bois, haut lieu de l’immigration russe en France.

    Месяц задумчивый Ivan Bunin https://www.youtube.com/watch?v=RWl5OVDclxQ

    Tổ Quốc
    Родина
    Под небом мертвенно-свинцовым
    Mây xám buồn đen dưới khung trời
    Đông băng ngày cau mặt nhạt nhòa hơi
    Rừng thông bạt ngàn vô cùng vô tận
    Xa thẳm còn xa Cố quận tận cuối trời !
    Sương tuyết mù lam giăng bàng bạc
    Tựa nỗi buồn ta dịu dàng trối lời
    Làm vơi nhẹ nỗi hoài hương xa vời vợi
    Hoa Tuyết trắng hoang vu mênh mông kiếp đời

    https://www.youtube.com/watch?v=WswoK_WLNZ0

    Иван Буни – “Чужая” (love story )

    Đất Mẹ Nga
    Родина

    Они глумятся над тобою
    Ôi Đất Mẹ Nga, sao lại chê quá đà
    Họ trách cười cợt xấu hổ quá ta
    Chỉ vì Dân Nga quá ư giản dị
    Muôn năm túp lều khổ lại thật thà

    Như khi bà Mẹ từ quê xa đến
    Thăm con nhưng đứa con tủi hổ mà !
    Vì Mẹ mộc mạc lề mề già yếu
    Giữa lũ bạn chơi bời phố thị hết ga

    Nhìn Người Mẹ đáng thương buồn tủi
    Phải đấy Người Mẹ đang ngồi kia xấu xa
    Người lặn lội ngàn dặm đường mong con gặp
    Mang theo từng xu nuôi thằng con thương diết da

    TRIỆU LƯƠNG DÂN chuyển ngữ dựa trên bản dịch Anh và Pháp

    https://www.youtube.com/watch?v=48OlMEq6dtQ

    Я опять одинок (музыка Сергей Рахманинов, слова Иван Бунин) – 1980

    Trả lờiXóa
  10. dân miền nam chắng hận thù dân mìên bắc, dân miền bắc cũng chả hận thù gì dân mìên nam hay mỹ (mỹ mà cấp visa đại trà thì cái cột đèn cũng xin di ...)

    chỉ có toàn dân (ngoại trừ đảng viên có chức quyền) hận mấy thằng khốn ngu ngốc đã lợi dụng cái chủ nghĩa vô tưởng để rước voi TQ dày xéo VN, gây bao tang tóc thôi ...dẹp chúng đi thì chảng cần hoà giải hoà hợp gì ...

    Trả lờiXóa
  11. "Hoà hợp Hoà Giải"


    Ngư tiếp..

    Đánh nhau mấy chục năm trời,
    Vũ khí, súng ống, của người ta cho.
    Đất nước đổ đốn không lo,
    Cải Tạo, Học tập, đủ trò bày ra.
    Các nước, họ nhìn ra xa,
    Ra sức Hiện Đại, còn ta nhìn vao`.
    Vô sản một đám cào cào,
    Bất chấp luật pháp, luật LA` ta đây.
    "Đỉnh Cao vũ trụ” thế nay`,
    Lưu manh, kiêu ngạo, mặt dầy , quá mo.
    Đất nước, đổ vỡ không lo,
    Hiện đại đất nước, kết đoàn với nhau,
    Chỉ Muốn: "Giai cấp đối đầu”,
    Giờ giai cấp ĐỎ lai giầu hơn xưa,
    Dân nghèo thì vẫn Cứ ngheo`,
    Xoá Nghèo Giảm Đói, cứ vòi người ta.
    Lãnh đạo một lũ lâu la,
    Mua danh bán chức, dưới hà hiếp dân.
    Đến nay sự cố.. xoay vần,
    Sức cô, thế yếu, lung trần đưa ra.
    Bây giờ, chỉ Có cái loa,
    Ra rả đấu phố, đã bao năm rồi.
    "Tuyên truyền, giải thích”, rỗi hơi,
    Sai nói thành Đúng, nói hoài phải nghe.
    Bây giờ lai giở ngón nghề,
    Loa chống Xâm luợc, ngô nghê thế nào.
    Già Mồm Gái Đĩ hét vào,
    Đu dây, ăn ngủ, bao ngày tháng qua.

    Tiều tiếp vào,
    Ý hệ thi` mượn người ta,
    Đánh nhau chí choé, chết Ba Triệu người.
    Lại phong "đỉnh cao muôn loài",
    “Anh Hai” nó đánh, cho lòi mặt ra.
    Cho nên ngẫm nghĩ sự đời,
    Màn kich hạ xuống, loài người mới yên,
    Thuận Hoà, non nước Tỗ Tiên,
    Để xem con Tạo, xoay vần đến đâu.

    Trả lờiXóa