Trang BVB1

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Cử nhân thất nghiệp

Sau 4 năm, cử nhân thất nghiệp tăng gấp đôi
 
Tại phiên giải trình của Chính phủ ngày 24/4, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận báo cáo Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc thực hiện Luật Giáo dục ĐH và vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.
Số lượng cử nhân thất nghiệp tăng cao
Về vấn đề việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, ông Phạm Vũ Luận cho rằng tuy không phải là cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về việc làm và giải quyết việc làm nhưng Bộ GDĐT là cơ quan phối hợp trong vấn đề giải quyết việc làm cho SV; có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra công tác tư vấn nghề nghiệp, dịch vụ việc làm cho học sinh, SV trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
               >> Đấu thầu việc làm (!)  
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong những năm gần đây, quy mô đào tạo trình độ ĐH, CĐ gần như ổn định hoặc giảm nhẹ.
          Thống kê thực tế cho thấy trong giai đoạn 2011 - 2014, chỉ tiêu tuyển sinh chính quy của các trường ĐH, CĐ đã giảm bình quân 2,5%/năm, hệ vừa học vừa làm giảm bình quân 18%/năm.
Về số sinh viên tốt nghiệp: Tổng số người tốt nghiệp có trình độ ĐH, CĐ năm 2011 là 318.400 người; năm 2012 là 402.300 người; năm 2013 là 425.200 người.

Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân phải đối mặt với việc tìm kiếm việc làm
                                                                       Ảnh: Lê Anh Dũng
Trong giai đoạn 2011 - 2014, số lao động trình độ ĐH, CĐ có việc làm tăng lên qua các năm, so sánh năm 2014 với năm 2010, tỷ lệ lao động trình độ ĐH, CĐ có việc làm tăng 38%.
Tuy nhiên, theo ông Luận, số lao động trình độ ĐH, CĐ trong độ tuổi lao động thất nghiệp trong thời gian qua tăng cao hơn so với số tốt nghiệp và số có việc làm; số lao động trình độ ĐH, CĐ thất nghiệp năm 2014 so với 2010 tăng 103%.
Trên cơ sở báo cáo của hơn 100 trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp cho thấy, giai đoạn 2010 - 2014, trung bình tỉ lệ SV tốt nghiệp sau 3 tháng có việc làm đạt khoảng 60%. Trong đó, có những cơ sở giáo dục đạt tỷ lệ này cao hơn, khoảng 80 - 90%.
Học phí thấp cũng là nguyên nhân thất nghiệp
Ông Luận đã nêu ra một loạt những những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong ngành giáo dục đào tạo dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Trong số các nguyên nhân có điều kiện đảm bảo chất lượng của một số cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo; một số trường ĐH (chủ yếu là trường ĐH địa phương và tư thục) có đội ngũ giảng viên thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng, không tương xứng với quy mô đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị lạc hậu, uy tín và chất lượng đào tạo thấp, khả năng cạnh tranh thấp nên sinh viên khó tìm kiếm việc làm
Nhiều cơ sở GDĐH chưa chủ động đầu tư, tổ chức nghiên cứu nhu cầu nhân lực của thị trường lao động để đào tạo những ngành, theo tiêu chuẩn mà xã hội cần; chủ yếu đào tạo trên cơ sở khả năng của trường; trách nhiệm đối với người học, đối với xã hội chưa cao.
Chương trình đào tạo chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, khoa học – công nghệ; nội dung đào tạo nặng về truyền thụ lý thuyết một chiều, nhẹ về thực hành, chưa chú trọng rèn luyện các kỹ năng mềm (làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao trình độ ngoại ngữ và hoạt động xã hội) cho người học…
Đáng chú ý là, ông Luận cho rằng “Học phí thấp dẫn đến suất đầu tư/ sinh viên thấp khiến cho các trường không có đủ nguồn lực tập trung nâng cao chất lượng đào tạo; đầu tư cho nghiên cứu khoa học ở các nhà trường còn rất khiêm tốn khiến giáo viên, sinh viên không có điều kiện thực hiện nghiên cứu khoa học để cập nhật kiến thức, phát triển tư duy, thích nghi với môi trường khoa học công nghệ liên tục phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa”… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng của các cử nhân.
Ngân Anh/VnN
---------
---------------

18 nhận xét:

  1. Đào tạo cẩu thả bừa bãi thiếu chất lượng thì ai dám sử dụng ? phải nói thật không ai tin ! ( không phai 100% là như vậy,một só ít rất tốt,số ít đó đã có ngay công ăn chuyện làm từ ngày mới ra trường.)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "một só ít rất tốt,số ít đó đã có ngay công ăn chuyện làm từ ngày mới ra trường"?
      Trong đó là các trường công an, chính trị đảng.

      Xóa
  2. TRƯỚC KIA - Chiến trường là trường Đại học lớn, đào tạo ra hàng chục nghìn sỹ quan các cấp. Sau 30/4/1975 đất nước thống nhất kết thúc 30 năm chiến tranh ... có hàng vạn quân nhân giải ngũ, phục viên về quê không tìm được việc làm để rồi có thơ:

    Đầu đường đại tá vá xe

    Giữa đường trung tá bán chè đậu đen

    Cuối đường thiếu tá bán kem

    Về làng đại úy thổi kèn đám ma

    Thượng úy ra chợ buôn gà

    Còn chàng trung úy ở nhà theo trâu !

    Hỏi thằng thiếu úy đi đâu?

    Ba lô lộn... Ngược xuôi tàu Bắc Nam

    Chuẩn úy không có việc làm

    Ở nhà giúp vợ chăm con quét nhà...

    NGÀY NAY Sau 38 năm hòa bình thống nhất cả nước đi lên chủ nghĩa XH, Thực hiện Nghị quyết TƯ 5 khóa VIII về thực hiện 10 nhiệm vụ như: Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới; xây dựng môi trường văn hóa; phát triển sự nghiệp văn hóa – nghệ thuật; bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa; phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo và khoa học – công nghệ; về chiến lược phát triển con người: với khẩu hiệu: "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, hướng tới tương lai"...

    Kết quả Việt Nam đã cho ra lò hàng triệu sản phẩm là con người mới XHCN các đỉnh cao trí tuệ, nguồn nhân lực chất lượng cao gồm đủ loại: Bác sỹ, Kỹ sư, Thạc sỹ .Tiến sỹ. Giáo sư... vv dẫn tới thừa thầy thiếu thợ, ra trường không tìm được việc làm...Những người có cơ hội việc làm hầu như là trái nghề, trung cấp thú y, trung học thương mại vào làm Công an, đại học toán tin vào làm Quản lý thi trường. Cao đẳng TT TD vào làm phòng thuế... không có liên quan gì đến ngành nghề được học được đào tạo, có thơ sau:



    Đầu đường Xây dựng bơm xe

    Cuối đường Kinh tế bán chè đỗ đen

    Ngoại thương mời khách ăn kem

    Cạnh anh Nhạc viện thổi kèn đám ma

    Ngân hàng ngồi dập đô la

    (In giấy vàng mã, sống qua từng ngày)

    Sư phạm trước tính làm thày

    Nay thay kế toán, hàng ngày tính lô.

    Điện lực chẳng dám bô bô,

    Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.

    Lập trình chả hiểu thế nào,

    Mở hàng trà đá, thuốc lào...cho vui

    Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi "

    Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"

    Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?

    Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn.....

    Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn

    Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.

    Y khoa bấm bụng thở dài.

    Tiêm trâu thiến chó trổ tài kiếm ăn.

    Khoa học Xã hội nhân văn.

    Đi làm tiếp thị khó khăn trăm bề!

    Bách khoa Tổng hợp đủ nghề.

    Ca ve... Cửu vạn tái tê nỗi buồn...

    GIÓ LÀO - SƯU TẦM

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bác Gió Lào đã nhắc về một thời gian khổ . Tóm lại , cũng vì dây với thằng Tàu và thằng CCCP mà dân mình khổ mãi thế này .

      Xóa
  3. Theo tôi suy nghĩ , những người có bằng Cử nhân Thạc sỹ, Tiến sỹ là những người có học vấn cao siêu uyên bác, được đào tào chính quy bài bản. Vì vậy những người này phải tự nghĩ ra công việc và biết cách tạo dựng nên việc làm, biết tổ chức sản xuất kinh doanh và thu hút lao động vào làm việc cho mình để tạo ra của cải vật chất cho Xã hội...
    Trái lại những kỹ sư tiến sỹ thạc sỹ này không làm được như vậy mà chỉ luôn luôn dựa dẫm vào người khác...Ý của tôi là chỉ mong dựa vào các Liên doanh nước ngoài.
    - Dạy và Học như thế tốt hơn là không dạy không học nữa cho đỡ tốn tiền của gia đình và xã hội.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc bác mới ở trên trời xuống

      Xóa
    2. Nói chúng, chúng ta "ở đây" là tập hợp của nhiều nguồn. Chẳng hạn, bọn tham nhũng có gốc là từ Tổ Quỷ.

      Xóa
  4. "Sự nghiệp giáo dục VN" hiện nay, nhiệm vụ quyết liệt chủ yếu là thu học phí cho to, nặng! Sau đó là "Kệ, tìm việc ở đâu là chuyện của chúng mày!"
    Nhưng chuyện vĩ mô trong xã hội VN bây giờ, toàn lũ dốt nát tham lam ích kỷ, đừng mong nhé! Thôi rồi Lượm ơi, chú đ/c nhỏ...

    [Trích trong sách Địa lý lớp 9 của NXB GD]
    "Từ những năm 1950 đến 1970, kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, thần kỳ.
    - Tốc độ tăng trưởng bình quân là 15%
    - Cùng với Mỹ và Tây Âu, Nhật Bản trung tâm tài chính thế giới
    - Không có nợ xấu
    Nguyên nhân:
    - Điều kiện quốc tế thuận lợi
    - Áp dụng những thành tự KHKT
    - Hệ thống quản lý hiệu quả
    - Nhà nước đề ra chiến lược phát triển năng động hiệu quả
    - Người Nhật được đào tạo chu đáo, cần cù, tiết kiệm, kỷ luật cao"

    Trả lờiXóa
  5. Thoi thi qua trinh dao dao tao du thua nay cung giup cac em nhan thuc duoc thuc te xa hoi no khac voi su tuyen truyen cua nha truong xhcn va dai bao cua dang ra sao. Day se la luc luong tri thuc moi cho cuoc cach mang sap toi

    Trả lờiXóa
  6. Nền kinh tế không tạo ra đủ việc làm, thất nghiệp thế thôi. Còn FDI thì chỉ cần lao động đơn giản. Hay bộ giáo dục muốn tăng gấp đôi học phí đấy?!

    Trả lờiXóa
  7. Một cử nhân xây dựng, hình học lớp 9 không biết gì. Một cử nhân tự động hóa làm toán lớp 12 cơ bản chỉ được 3,4 điểm hai môn hóa, lý thì ko biết một tí gì luôn, một cậu cử nhân khoa điện, học có hết lớp 9 làm cái bằng cấp 3 giả vậy mà cũng đỗ cao đẳng và đang muốn học liên thông nên đại học.
    Đó là ba đứa em họ nhà tôi chính bố mẹ chúng gửi gắm để tôi kèm cặp bổ túc thêm cho chúng về kiến thức một vài năm trước, để chúng bước vào cánh cổng trường cao đẳng đại học. Hầu hết khi đi thi tôi hỏi lại thì chúng nó bảo toán làm được 3,4 điểm còn hóa, lý thì 90% là tích bừa vì dù sao xắc xuất cũng được 2,5 điểm/ môn. Kết quả là đứa thấp nhất được 8 điểm còn đứa cao nhất được 12 điểm, vậy là cánh cửa trường cao đẳng mở ra vậy gọi các em vào. Còn cánh cửa đi xin việc với một số em học được thì hẹp lại.

    Trả lờiXóa
  8. "Cử nhân thất nghiệp " Tại sao ?. Rất đơn hianr bởi vì các bạn trẻ chưa học qua trường lý luận chính trị mác -Lê nin của bác tổng giáo sư ts !!!

    Trả lờiXóa
  9. Thực tế hiện nay, muốn học hành đàng hoàng có kết quả tốt, đừng làm chuyện ấy ở VN! Uổng phí...

    Trả lờiXóa
  10. Có học hành gì đâu,có biết gì đâu mà bảo người ta sử dụng ! ngay cả bằng tiến sĩ cũng chẳng ăn thua gì mà !!! rách nát cả rồi !

    Trả lờiXóa
  11. Học Hàn, Nhật Bản thì quá xa xôi
    Lãnh đạo VN chỉ cần học được Lãnh đạo LÀO và CAMPUCHIA là tốt cho dân mình lắm rồi

    Tranh ghế chia ghế ở cơ sở và TW đang hồi rất quyết liệt đã tạo ra 1 khoảng trống vô cùng lớn. Bây giờ Lãnh đạo chẳng ai quan tâm làm việc thật cả. Dân nhìn thấy rất rõ nhưng phải gắng chịu

    Trả lờiXóa
  12. Tôi khuyên các cháu nên học lái xe
    sau đó chuyển lên làm PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG HUYỆN ỦY

    Vì Ở Thanh hóa quê tôi lâu nay Tỉnh Ủy luôn cho phép quy trình - quy hoạch cán bộ lãnh đạo như vậy

    Trả lờiXóa
  13. Ông Đỗ Minh Quý Bí Thư Huyện Ủy Thạch Thành Thanh Hóa trong vụ DÊ LẠC bôi trơn hết bao nhiêu tỉ nhỉ ???

    Sự quyết liệt của Tỉnh Ủy Thanh Hóa đã chìm vào hẳn vào dĩ vãng

    Phải chăng làm vậy để đón Đại hội tỉnh Đảng Bộ lần thứ 18 ???

    Trả lờiXóa
  14. Khắp huyện Thạch Thành – Thanh Hóa đồn rằng
    Sau vụ 12 con Dê . ông này còn dính một vụ tày trời , dân tình gọi mỉa mai là vụ Dê + 1
    Một số phóng viên báo chí biết chuyện nhưng lặng thinh … Ước gì có phóng viên và Báo nào dũng cảm điều tra thông tin này nhỉ

    Trả lờiXóa