Trang BVB1

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

“Hôm nay ta đã thấy gì….” ở Đồng Tâm?

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung về gặp người dân và chính quyền xã Đồng Tâm hôm 22/4

          Vụ việc vừa qua ở xã Đồng Tâm đã gây chia rẽ đáng kể và củng cố thêm các chia rẽ hiện có trong xã hội Việt Nam, ngay cả sau cuộc "đối thoại lịch sử" giữa chính quyền Hà Nội và dân địa phương.

Xin cố ghép lời bài hát "Ta đã thấy gì trong đêm nay?" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào hoàn cảnh hôm nay, ngày 22/4/2017, sau khi Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đến gặp và đối thoại với bà con xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
"Ta đã thấy gì trong đêm nay?
Cờ bay trăm ngọn cờ bay
Rừng núi loan tin đến mọi miền
Gió hòa bình bay về muôn hướng
Ta đã thấy gì trong đêm nay?
Bàn tay muôn vạn bàn tay
Những ngón tay thơm nối tật nguyền
Nối cuộc tình, nối lòng đổ nát
Bàn tay đi nối anh em…".
Nhưng thực tế không được êm đẹp như trong bài hát: Vụ việc ở xã Đồng Tâm đã gây chia rẽ đáng kể và củng cố thêm các chia rẽ hiện có trong xã hội Việt Nam, ngay cả sau khi đối thoại.
Mâu thuẫn chính quyền - nhân dân
Vụ Đồng Tâm làm nổi bật lên mâu thuẫn bấy lâu nay giữa chính quyền và người dân trong một vấn đề mang tính nguyên tắc cốt tử của thể chế hiện nay: quyền sở hữu đất đai. Sự kiện này đã không xảy ra nếu công an và quân đội không phối hợp cưỡng chế đất của dân cho những mục đích không thỏa đáng và không minh bạch, bất cần đối thoại, tham vấn.

Nó bộc lộ rõ ràng hơn bao giờ hết sự nghi ngờ, mất niềm tin của cả hai bên - chính quyền và người dân - vào nhau. Vụ Đồng Tâm có thể đã không kéo dài (từ sáng 15/4 đến chiều 22/4) nếu công an tin được dân mà không tìm cách đe dọa, tấn công dân, và nếu dân tin được công an mà thả con tin. (Thực ra, cho đến giờ phút này, nhiều người vẫn nói rằng thật may mà Đồng Tâm không thả hết 38 cán bộ, chiến sĩ công an ngay một lần, chỉ thả dần dần từng đợt; nếu không, lấy gì đảm bảo họ không bị bắt và truy tố với những tội danh nặng nề?).
Chia rẽ báo chí chính thống - báo chí công dân
Nó gây chia rẽ giữa giới báo chí chính thống và các facebooker - nhà báo công dân. Trong những giây phút căng thẳng đêm 19/4, khi có tin rò rỉ từ xã Đồng Tâm ra ngoài rằng có tới 300 côn đồ đang tấn công vào làng, cộng đồng mạng đã gần như náo loạn. Ngày hôm sau, báo chí "lề phải" trích lời bà con Đồng Tâm nói rằng không có chuyện gì xảy ra cả, chỉ có những tin đồn được tung lên mạng làm nhiễu tình hình. Điều này đã củng cố thêm định kiến của nhiều người về hoạt động đưa tin (nghiệp dư) của các công dân mạng và làm giảm tính chính danh của cộng đồng mạng.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách công bằng rằng: Để xảy ra tình trạng facebooker phải vào cuộc đưa tin, phần lỗi thuộc về một nhà nước hạn chế tự do ngôn luận và của một nền báo chí bị nhà nước kiểm soát. Ngoài ra, nếu ngay từ đầu chính quyền không làm gì sai thì đã không có vụ Đồng Tâm, và nếu không có mạng xã hội lên tiếng - bình luận, phân tích, mở rộng vấn đề thay vì chỉ đưa tin - thì rất có thể Đồng Tâm đã bị đàn áp trong im lặng như những Nghệ An, Thái Bình, Tây Nguyên năm nào.
Ta nhớ đến triết gia Đức Hannah Arendt với cuốn sách nổi tiếng "Bản tường trình về sự tầm thường của cái ác" (1963) và "thí nghiệm Milgram" nổi tiếng của nhà tâm lý học Đại học Yale, Stanley Milgram (1961), theo đó, một người bình thường có thể làm những điều tàn ác khi họ biết rõ họ sẽ không phải chịu trách nhiệm cá nhân. Nếu không bị mạng xã hội biết đến và tố cáo sai phạm, nếu không phải chịu hình thức xử lý nào từ cấp trên và dư luận, lực lượng công quyền chẳng có lý do gì để không mạnh tay đàn áp dân chúng, trong vụ Đồng Tâm cũng như tất cả các vụ tương tự.
Chia rẽ trong làng báo
Bản thân làng báo nội chính ở Việt Nam cũng chia rẽ vì sự kiện Đồng Tâm, nhất là sau khi một số cơ quan báo chí (Đài Truyền hình Việt Nam VTV, báo Pháp luật TP. HCM, báo Hà Nội Mới…) đăng tải những bình luận theo hướng phê phán, thậm chí mạ lị người dân Đồng Tâm. Cái đáng nói là, tuy luôn thể hiện tinh thần "thượng tôn pháp luật", nhưng tất cả đều chỉ đòi hỏi điều ấy ở người dân mà thôi.
Họ không đả động gì tới những kẻ thực sự đã có hành vi nguy hiểm và phạm pháp: dùng bạo lực cưỡng chế đất đai, bắt người trái phép, hành hung ít nhất một người - cụ Lê Đình Kình, 83 tuổi.
Các tác phẩm báo chí và tác giả đó bị nhiều đồng nghiệp công kích. Làng báo càng thêm rạn nứt.
Một trong các chức năng nguyên thủy của báo chí là giám sát, phản biện chính quyền. Trong trường hợp phải lựa chọn giữa bảo vệ nhân quyền và bảo vệ chế độ, báo chí phải đứng về phía dân, đặc biệt là về phía đám đông thầm lặng, người yếu thế, hay nói đơn giản: Vì dân, không vì cường quyền. Nếu suy nghĩ một cách tiêu cực, có thể hiểu đó là sự dân túy, nhưng một cách tích cực thì nên hiểu đó là công lý.
Tuy nhiên, một số đông nhà báo Việt Nam có vẻ đã quên hoặc không biết đến sự lựa chọn bắt buộc ấy.
Chia rẽ "phe chủ chiến" - "phe chủ hòa"
Có lẽ điều đáng mừng duy nhất trong câu chuyện Đồng Tâm là bạo lực cuối cùng đã không xảy ra. Nhưng cũng chỉ là "có lẽ", bởi thực tế, có không ít ý kiến trên mạng thể hiện sự thất vọng: Họ muốn dân Đồng Tâm quyết tâm phản kháng, chấp nhận đàn áp và đổ máu. Có thể họ nghĩ rằng như thế, ít ra mâu thuẫn cũng sẽ được đẩy đến cùng để rồi tức nước vỡ bờ, còn hơn là kéo dài tình trạng tranh chấp đất đai như hiện nay.
Ý thức về chính trị, pháp luật còn xa vời
Phần đông người dân trong xã hội Việt Nam dường như không nhận thấy một trong các nghĩa vụ quan trọng nhất của quan chức và chính quyền là bảo vệ quyền lợi của dân, nếu không làm được điều đó thì mất chức.
Để làm được điều đó thì lẽ tất nhiên, quan chức, chính quyền phải lắng nghe dân - nghĩa là phải đảm bảo không gian tự do ngôn luận và đối thoại. Do vậy, việc một quan chức như Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đến gặp dân Đồng Tâm để nghe giãi bày là chuyện hết sức bình thường, không có gì phải tán dương.
Song dân chúng đã đón chào ông Chung như đón chào một ông tiên về làng.
Ở dân, điều ấy không đáng trách. Nó chỉ cho thấy dân Việt Nam quá khổ, khi mà hàng chục, hàng trăm năm nay họ đều phải cam phận sống như tầng lớp dưới của chính quyền, không hề có ý thức về sự bình đẳng giữa các công dân, về nghĩa vụ của quan chức với dân…
Ở báo chí - lực lượng luôn tưởng mình đi đầu trong công cuộc khai dân trí - sự tán dương ấy dành cho ông Chung mới là điều đáng ngại.
Tuy vậy, dù sao thì nỗ lực đối thoại của ông Chung với dân Đồng Tâm hôm nay cũng xứng đáng được ghi nhận như là một tiền lệ cho việc quan đối thoại với dân thay vì đối đầu, giải quyết mâu thuẫn thông qua đàm phán thay vì bạo lực.
Và cuối cùng, ý niệm về "tam quyền phân lập", "nhà nước pháp quyền" còn rất xa vời ở Việt Nam, khi mà một lãnh đạo thành phố (nhánh hành pháp) lại quyết định được việc của cả viện kiểm sát, tòa án (nhánh tư pháp), và được báo chí hoan nghênh nhiệt liệt, được dân vỗ tay vang trời - dù rằng đó là quyết định đúng đắn.
Đoan Trang /BBC
------------------

17 nhận xét:

  1. Đừng lạc quan tếu. Sự nguy hiểm của bọn tham quan vẫn còn đó.
    Hãy cảnh giác!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đối thoại cũng là tốt . Nhưng chỉ 1 vài lần -nói mà không làm thì đó là thất bại ,lần sau không bao giờ dân tin nữa ;Phải thay đổi Luật đất đai -nếu không -còn hàng chục hàng trăm vụ Đồng Tâm nữa cho đến khi CS tiêu vong ./

      Xóa
    2. Đừng tin Cộng sản nói -Hãy xem cộng sản làm /Lời nói thấu tim đen CS của TT Nguyễn văn Thiệu cách đây 50 năm vẫn là câu nói bất hủ của Người /

      Xóa
  2. Tác giả mới là kẻ xuẩn ngốc nhưng muốn tình hình phức tạp thêm .
    Ông Chung là chủ tịch Hà Nội, khi có vấn đề xã hội ông đứng ra giải quyết là đúng thẩm quyền.
    Sự kiện Đồng Tâm, khi dân giữ một số cảnh sát cơ động và cán bộ, kể cả trong các ngày từ 15 tháng 4 đến 22 tháng 4 các cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án đâu mà bảo ông Chung làm việc của cả Viện kiểm sát và Tòa án? còn vụ án trước đó là khác với sự kiện người dân giữ CSCĐ . Nên ngày nay nhiều người và có thể tuyệt đại đa số nhân dân chưa học luật rất dễ bị nhầm lẫn vì những "nhà báo" kiểu này.
    Đọc bài này phần đầu thấy tác giả nói có tí lý lẽ nhưng đến phần kết là chọc ngoáy vô duyên./.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Chung không thể phán "không khởi tố" vì đó là quyền của VKS và Tòa án. ông chỉ nên kết luận đúng hay sai những gì, thuộc về ai? nguyên nhân mà thôi.
      ông Nặc Danh 09:42 này tự cho phép Hành pháp ngồi lên đầu cả tư pháp và luật pháp chăng? thằng Trọng nó cho cái lũ đảng ngồi ỉa lên đầu dân thành ra dân như ông 09:42 không còn biết thế nào là "tam quyền phân lập" nữa à? dù là ở xứ lừa cs thì tam quyền nhất đảng lập thật đấy, nhưng đừng trơ tráo lạm quyền như thế nó dơ dáy lắm.

      Xóa
    2. Bài này Đoan Trang phân tích hay chứ . Trước 15-4 CA chả bắt 15 người là gì , lệnh bắt không có , chỉ lừa người dân ra đồng đo đạc rồi bắt nghiến tống lên xe . Cái này là chính quyền làm bừa dẫn đến phẫn nộ của dân đồng tâm . Tôi công nhận là ông Chung đếch có quyền thay viện kiểm sát , nhưng tình lúc đó nó thế , dân họ thúc vào đít thì bản thân ông có chịu được không . Đừng bẻ nhau quá thế .

      Dân đồng chiêm thái bình .

      Xóa
    3. đúng thẩm quyền chỗ nào? chủ tịch thành phố làm gì có quyền quyết định truy tố hay không truy tố ai mà cam kết, ông ấy đã lên đến cấp tướng công an thì phải thừa hiểu là không có quy định nào trong luật tố tụng hình sự nói đến việc truy cứ trách nhiệm một tập thể(toàn thể dân Đồng Tâm), tóm lại là ông tướng Chung cam kết làm những việc không thuộc thẩm quyền của mình

      Xóa
    4. "Chọc ngoáy" là từ mà các dư luận viên và mấy tay tuyên giáo rất hay sử dụng.
      Chưa bao giờ thấy những người tử tế,trí thức thật sự dùng động từ này.
      Theo tôi biết thì động từ đó xuất phát từ tuyên giáo trung ương và bọn lâu la cứ theo đó mà ra rả khắp nơi.

      Xóa
    5. Công đầu trong việc cung cấp thông tin để mở mang dân trí , xóa mù thông tin , chống lại sự bưng bít nô dịch gần thế kỷ nay .……..Phải thuộc về những nhà báo chân chính như Bùi Văn Bồng , Phạm Đoan Trang , Ba Sàm , Ng Xuân Diện , Ng Tường Thụy , Phạm Viết Đào ………. Họ là những trí thức tiên phong mở đường cho đất nước đi tới - Những chiến binh thầm lặng và dũng cảm . Đằng sau những dòng thông tin giành cho bạn đọc là sự hy sinh và đánh đổi to lớn không thể bù đắp về tính mạng , danh dự , gia đình , đời tư …… . Việc động viên họ cũng chính là cho bản mỗi chúng ta vì một tương lai cho đất nước . Chúng ta nên tri ân bằng tình cảm cao đẹp nhất . Tôi luôn cảm ơn họ vì họ đã truyền thêm niềm tin cho tôi bằng sự dấn thân của chính họ . Hãy trân trọng những viên ngọc quý ở đời vì nó vốn không nhiều .

      ĐGCĐ

      Xóa
  3. Cộng sản Việt Nam đang giãy chết!


    K.H (Danlambao) - Trong cơn khủng hoảng thể chế cực kỳ nghiêm trọng cùng với một loạt thảm họa về môi trường, thàm họa về nạn cướp đất, nạn tham nhũng tràn lan đã gây ra nỗi oán hận ngút trời của lòng dân khắp cả nước. Để cứu vãn một chế độ thối nát sắp tới hồi cáo chung, CSVN mà người đứng đầu Đảng cướp lú lẫn nhất, tệ hại nhất trong lịch sử cầm quyền, Trọng lú đã cho thực hiện hàng loạt các biện pháp kỷ luật hết sức nực cười, vớ vẩn đối với các quan chức CS đã nghỉ hưu. Cách đây hơn một tháng là “cách chức” và “cảnh cáo” một người đã về hưu là cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng. Cách đây vài ngày là cách chức cựu bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh Ông Võ Kim Cự và cảnh cáo cựu bộ trưởng tài nguyên và môi trường Ông Nguyễn Minh Quang vì liên quan đến thảm họa Formosa Hà Tĩnh.

    Ai cũng biết hình phạt: cách chức, cảnh cáo, khiển trách chỉ áp dụng cho các cá nhân đương nhiệm. Việc cách chức một người đã về hưu không còn chức vụ gì cả quả thật là hết sức nực cười và lú lẫn! Chỉ có những kẻ gàn dở, điên rồ mới làm những việc mà những người có đầu óc tỉnh táo không làn vậy bao giờ.

    Ai cũng biết Trọng lú nổi tiếng với triết lý lú lẫn: đánh chuột sợ vỡ bình, chống tham nhũng là quân ta đánh quân mình nên những quyết dinh của lão già lú lẫn này chỉ nửa vời mà mục đích chính mà mị dân và kéo dài chế độ CS mục nát càng lâu càng tốt, càng có lợi cho đảng cướp! Nếu CSVN có thực tâm chống tham nhũng thì sao không dám khởi tố, tống giam những cá nhân vừa nêu trên một khi tội trạng của họ đã rõ rành rành?

    Hãy xem Hàn Quốc xét xử cựu tổng thống vừa mới bị truất phế mới thấy “vùng cấm” trong việc xử lý các bộ cấp cao của CSVN trong cơn “giãy chết” là chỉ là trò hề, giơ cao đánh khẽ nhằm xoa dịu lòng dân mà thôi!

    Đáng tiếc là những “quyết định lạ” của Trọng lú hay những “thỏa hiệp lạ” của chính quyền CS Hà nội về vụ đất đai ở Đồng Tâm đã quá trễ để cứu vãn một chế độ quá xấu xa và thối nát này đang trên bờ vực sụp đổ. Tức nước thì vỡ bờ. Lịch sử đã chính minh sức mạnh của lòng dân là vô đối trong bất cứ chế độ nào, xã hội nào, hoàn cảnh nào! Đây là điềm xấu báo hiệu “ngày tàn của bạo chúa” đang sắp đến gần.

    SG, 24/4/2017

    Trả lờiXóa
  4. Nhà báo (tự do) Doan Trang viết bài này rất hay vì có lý lẽ thuyết phục và nhận định khách quan công bình.Hiếm ai viết được vậy.
    Còn những ký giả "ăn theo" nhà nước hay nói thẳng ra là bồi bút gia
    nô chỉ là phưòng "giá áo túi cơm" vì nhân cách đê tiện !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xem ông " Lao Động " hớt váng đây này . lúc nước sôi lửa bỏng thì các ông mất hút con mẹ hàng lươn .

      http://laodong.com.vn/ban-doc/vu-dan-dong-tam-giu-can-bo-canh-sat-can-lam-su-thau-hieu-658292.bld

      Xóa
  5. Đừng nhắc đến báo chí nhà nước mà thêm buồn . Cũng nhiều người có tâm , có nghề nhưng sợ sệt vì miếng cơm manh áo . Quyết định đứng sang một bên với người dân là quyết định rất dũng cảm không mấy ai làm được đâu , nói thì hay , nhưng làm mới khó . Vì vậy mà tôi luôn trân trọng các nhà báo như Bùi Văn Bồng , Nguyễn Xuân Diện , Phạm Chí Dũng , Đoan Trang và nhiều người khác .

    Trả lờiXóa
  6. Thằng Hồng Đức ở báo Hà Nôi Mới vừa viết bài rất bố láo : " Lật mặt những luận điệu sai trái lợi dụng sự việc xảy ra ở xã đồng tâm , huyện mỹ đức " . Thằng này lớ xớ về Mỹ Đức thì biết tay tao .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cho tôi kèm thêm thằng Nguyễn Đức Hiển thư ký toà soạn báo Pháp luật TP HCM
      đã viết bài công kích người dân đồng Tâm .

      https://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2017/04/21/nguyen-duc-hien-cay-but-khon-nan/#more-30246

      Xin dư luận đừng ngại ngùng mà kiêng dè không lên án bọn bất lương này . Hôm nay là những người dân Đồng Tâm , ngày mai sẽ đến lượt chúng ta .

      Xóa
    2. Chính những nhà báo nhà nước là bọn viết thuê cho đảng csVN, tiếp tay cho lũ tuyên giáo đảng csVN để "định hướng"lừa người dân, đầu độc ngu người dân nên dẫn đến thảm trạng của đất nước và dân tộc như hiện nay. Cần phải có một đợt sinh hoạt trên các trang mạng tự do trên các diễn đàn báo tự do thảo luận và đấu tranh với sự hèn hạ lưu manh đê tiện của những tên nhà báo khốn nạn này của đảng csVN.

      Xóa
  7. Cả tuần mới thấy CHung ló dạng, đủ thấy tâm và tầm của chung
    trước đó cũng chả thấy ăi trong đám đàn bò quẳng hồ lên tiếng ...
    mãi tới khi CHung chịu hết xiết lò dò xuống thì ...mới làm con ruồi bám vào đuôi chung ...

    Trả lờiXóa