Trang BVB1

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Cuộc chiến nội bộ của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông

Có ba trường phái giữa các nhà phân tích Trung Quốc quanh vấn đề tối ưu hóa các chính sách ở khu vực: hiện thực, cứng rắn và ôn hòa. Các ấn bản học thuật của Trung Quốc, báo cáo truyền thông và các quan điểm trên mạng đang tập trung vào ba luận điểm này. Ba trường phái này biểu hiện sự đa dạng trong quan điểm nội bộ của Trung Quốc.
Bắc Kinh chưa chắc chắn về điều mình muốn ở Biển Đông, một hoài nghi nhỏ về căng thẳng trong khu vực đang dần lan ra. Với phán quyết của Tòa án Quốc tế về vụ kiện của Philippines đang khiến căng thẳng trong khu vực tăng cao. Chìa khóa chính cho vấn đề ở đây là không có quốc gia nào liên quan đến sự căng thẳng hiện thời, kể cả bản thân Trung Quốc. Nhưng rõ ràng là Trung Quốc đang cố giành lấy Biển Đông. Nhìn nhận cuộc tranh cãi ở trong nội bộ Trung Quốc sẽ giúp giải thích sự thiếu hụt các biện pháp giao thiệp hiệu quả, cũng như sự gia tăng trong việc mất lòng tin chiến lược giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á trong vấn đề đấu tranh chủ quyền cũng như trong đấu tranh với Mỹ.
Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc, từ Chủ tịch Tập Cận Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, đến Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc lặp đi lặp lại luận điểm các đảo trên Biển Đông luôn là một phần của Trung Quốc, các hành động làm hợp pháp hóa là để bảo vệ an toàn chủ quyền của Trung Quốc, việc triển khai quân sự trên các đảo bồi đắp chỉ nhằm mục đích phòng thủ. Tuy nhiên, một vài nước ASEAN đã chỉ ra luận điểm của Trung Quốc là không thuyết phục và họ cảm thấy bị đe dọa từ các công trình bồi đắp của Trung Quốc, muốn Mỹ can thiệp, kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ cũng đã lên án việc Trung Quốc cố tình quân sự hóa trong khu vực.
Có ba trường phái giữa các nhà phân tích Trung Quốc quanh vấn đề tối ưu hóa các chính sách ở khu vực: ta có thể gọi là trường phái hiện thực, cứng rắn và ôn hòa. Các ấn bản học thuật của Trung Quốc, báo cáo truyền thông và các quan điểm trên mạng đang tập trung vào ba luận điểm này. Ba trường phái này biểu hiện sự đa dạng trong quan điểm nội bộ của Trung Quốc.
Các nhà chủ nghĩa hiện thực của Trung Quốc tin rằng nền tảng trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc là chắc chắn và không cần có sự điều chỉnh. Họ thừa nhận rằng những đánh đổi về mặt ngoại giao và hình ảnh của Trung Quốc là khá lớn nhưng họ có xu hướng làm nhẹ vấn đề này đi vì họ đánh giá khả năng và tiềm lực quân sự của Trung Quốc quan trọng hơn hình ảnh của Trung Quốc ở bên ngoài. Niềm tin của họ dựa trên cơ sở những nhìn nhận của chủ nghĩa hiện thực về chính trị quốc tế là sức mạnh quân sự và những nhân tố không phải là nhất thời (không phải trường hợp nào cũng có thể đong đếm được) như hình ảnh, vị thế hay luật pháp quốc tế - vốn là những nhân tố then chốt trong chính trị quốc tế. Do vậy, họ nghĩ rằng thời gian là do Trung Quốc quyết định miễn là Trung Quốc có thể kiểm soát được sự trỗi dậy của mình. Những nhận thức trên đang chi phối quá trình hoạch định chính sách của Trung Quốc trên Biển Đông.
Các nhà hiện thực nghĩ rằng họ đang bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc thông qua việc tăng cường sự hiện diện quân sự trên Biển Đông. Nhưng họ cũng không chắc chắn về những hòn đảo nhân tạo mới xây dựng. Liệu Trung Quốc đang thúc đẩy việc lắp đặt các thiết bị quân sự bao gồm cả những vũ khí tấn công hay chỉ là những vũ khí nhằm tự vệ đủ để duy trì nguyên hiện trạng hiện nay? Các nhà hiện thực muốn tăng cường sức mạnh của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng họ vẫn chưa chắc chắn bao nhiêu sức mạnh là đủ.
Một trường phái khác - những người thuộc phe cứng rắn - đã đưa ra những câu trả lời đáng báo động cho các câu hỏi mà những nhà hiện thực chưa thể trả lời được. Không chỉ cho rằng Trung Quốc nên hiện diện ở bảy đảo mới được xây dựng bên cạnh các thực thể đã có, gồm đá Chữ Thập, đá Subi, và đá Vành khăn, như một “sự đã rồi” đối với thế giới bên ngoài, những người cứng rắn còn cho rằng Trung Quốc nên mở rộng sự hiện diện về quân sự và lãnh thổ tại Biển Đông. Sự mở rộng như vậy có thể bao gồm các hoạt động như: xây dựng các đảo thành các căn cứ nhỏ, chiếm một số đảo nếu không phải tất cả các thực thể thuộc các đảo này nằm dưới sự kiểm soát của nước khác, hoặc biến bản đồ “Đường chín đoạn” thành các đường phân giới lãnh thổ cụ thể, qua đó tuyên bố chủ quyền với phần lớn lãnh thổ Biển Đông.
Những người thuộc phe cứng rắn không hề quan tâm đến các quan ngại và lo âu của thế giới bên ngoài; họ chỉ muốn tối đa hóa lợi ích quốc gia của Trung Quốc.
Rõ ràng là một số báo cáo của các phương tiện truyền thông quốc tế về việc Trung Quốc đòi chủ quyền với 90% Biển Đông đang thực sự mô tả điều này - một trường phái tư tưởng bên trong Trung Quốc. Tin tốt là quan điểm này (quan điểm cứng rắn) vẫn chưa chiếm đa số trong ở các cấp hoạch định chính sách cao. Đường lối cứng rắn trong Chính phủ thường được thấy trong các cơ quan quân sự và thực thi pháp luật. Chính sách nhằm tối đa hóa lợi ích tại Biển Đông chắc chắn sẽ phục vụ lợi ích quan liêu của họ. Nhưng đường lối cứng rắn cũng có thể thấy được trong công chúng Trung Quốc - phần lớn trong số họ chỉ có một cái nhìn hời hợt và ấn tượng về tình hình Biển Đông. Vốn kêu gọi Trung Quốc quyết đoán, những người theo đường lối cứng rắn ở cấp cơ sở đang dựa trên xúc cảm của chủ nghĩa dân tộc, không phải trên các lợi ích của Trung Quốc.
Người thuộc phe cứng rắn khác với những người theo thuyết hiện thực ở chỗ, trong khi quan điểm của những người cứng rắn dựa trên ngoại giao thực dụng được bổ sung bởi chủ nghĩa siêu dân tộc. Điều này làm cho việc quan hệ với các nước khác đặc biệt khó khăn. Dù hiện những người cứng rắn không chi phối chính sách, giới lãnh đạo cũng không dễ dàng lờ đi hoặc bỏ qua các quan điểm của họ vì sợ sẽ làm tích lũy chủ nghĩa dân tộc, một lực lượng ở cấp cơ sở đó có thể dễ dàng bị mất kiểm soát.
Nhóm thứ ba, những người ôn hòa, tin rằng giờ là thời gian để Trung Quốc điều chỉnh chính sách để dần làm rõ các mục tiêu ở Biển Đông. Những người ôn hòa nhận ra rằng sự mơ hồ hiện nay của Bắc Kinh về chủ quyền lãnh thổ và chiến lược làm gia tăng cảm giác sợ hãi và ngờ vực của thế giới bên ngoài. Họ đổ lỗi cho Chính phủ về việc không diễn giải về các mục tiêu chiến lược và không thúc đẩy giao tiếp hiệu quả với thế giới bên ngoài.
Cách tiếp cận “cứ làm đi” của Trung Quốc trong các quyết định chiến lược quan trọng như xây dựng đảo thực ra lại có hại cho lợi ích của Bắc Kinh. Bằng việc lờ đi các nỗ lực hợp pháp hóa việc xây dựng đảo, Trung Quốc đã khiến cho cộng đồng quốc tế nghi ngờ chứ không phải cảm thông cho các hành động của mình.
Những người ôn hòa cho rằng Trung Quốc cần phải làm rõ “đường lưỡi bò”. Mơ hồ trong việc phân định sẽ làm cho bản đồ trở thành gánh nặng lịch sử và là một trở ngại không cần thiết để đạt một thỏa hiệp ngoại giao. Theo quan điểm của họ, sẽ là phản tác dụng nếu coi bản đồ như là một đường phân định ranh giới lãnh hải, bởi vì làm như vậy sẽ khiến Trung Quốc trở thành một kẻ thù của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á cũng như Mỹ. Nếu Trung Quốc đi theo con đường này thì họ cho rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ đối mặt với những nguy hiểm từ chiến lược này. Theo các nhà quan sát ôn hòa, vấn đề lớn nhất đối với Trung Quốc là nó thiếu một chiến lược rõ ràng và hiệu quả đối với Biển Đông.
Những người ôn hòa có cách nhìn nhận khác với các nhà hiện thực và bảo thủ. Nhưng cả ba đều nhấn mạnh đến điểm quan trọng: sự cần thiết của việc bồi đắp các đảo. Trong cuộc trò chuyện sâu rộng của tôi với các học giả Trung Quốc cũng như các quan chức Chính phủ năm ngoái, tôi không thấy một ý kiến cá nhân nào nói bồi đắp các đảo là một sai lầm. Họ sẽ đưa ra nhiều lý do cho việc xây dựng cũng như cung cấp các đánh giá khác nhau của hệ quả này, nhưng tất cả họ đều sẽ đồng ý đây là việc mà Trung Quốc phải làm, sớm hay muộn.
Những lý do này trải rộng từ các chiến lược lớn cho tới các việc đơn giản, từ việc thiết lập một chỗ đứng chiến lược trong Biển Đông cho tới cung cấp điều kiện sống tốt hơn cho cư dân sống trên đảo. Nhưng tất cả đều cảm thấy nó đang khiến vị thế của Trung Quốc được tăng cao, Bắc Kinh sẽ thiết lập sự hiện diện của mình ở Biển Đông xứng tầm với sức mạnh mới và vị thế của mình, đặc biệt kể từ khi các tuyên bố chủ quyền của các quốc gia khác đã hiện diện trước đó cả thập kỷ trong khu vực.
Các thành viên của cộng đồng quốc tế đã nhiều lần chỉ trích hành động bồi đắp đảo của Trung Quốc. Nhưng với sự đồng thuận rõ ràng hiện hữu bên trong của Trung Quốc, cũng như thực tế là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển không nghiêm cấm việc xây dựng trên các thực thể trên biển hiện tại, đây có phải là một chính sách tốt trong việc tiếp tục xây dựng trên các đảo bồi đắp?. Nó sẽ mang lại lợi ích cho mỗi quốc gia liên quan hay chuyển tiếp tới câu hỏi chiến lược về việc tạo ra một hiện trạng ổn định mới trong khu vực?
Chính sách giữ nguyên hiện trạng mới đòi hỏi Trung Quốc phải làm rõ những ý định chiến lược của mình. Ngay cả giới lãnh đạo Trung Quốc cũng chưa có câu trả lời rõ ràng đối với câu hỏi này. Trong số ba trường phái đã được phân tích ở trên, chỉ có những người theo trường phái cứng rắn là có ngay câu trả lời dù nó sẽ gây ra sự bất ổn lớn. Số còn lại vẫn đang tranh cãi về chiến lược nào Trung Quốc nên thi hành đối với vấn đề Biển Đông. Đây là thực tế quan trọng. Điều đó chứng tỏ chính sách của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông lả chưa chắc chắn, do vậy sẽ còn thay đổi.
Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và ASEAN nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành những chính sách của Trung Quốc theo hướng hòa giải hơn. Điều này sẽ giúp nâng cao tầm quan trọng trong những quyết định của phía Trung Quốc, biến quan điểm thiểu số thành sự đồng thuận đa số.
Về phần mình, Trung Quốc cần phải làm rõ các mục tiêu chính sách của mình và phải trấn an các nước láng giềng, cũng như Mỹ.
Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc gần đây nói rằng ngoại giao của Trung Quốc hiện đang ở giai đoạn “vị thành niên”. Tuy nhiên, một Trung Quốc có trách nhiệm trong khu vực và toàn cầu cần phải học cách để trở thành “người trưởng thành”.
* Feng Zhang
/Feng Zhang là nhà nghiên cứu tại khoa Quan hệ Quốc tế, trường Đại học Quốc gia Úc, giáo sư liên kết của Viện Nghiên cứu Nam Hải Quốc gia, Trung Quốc. Bài viết được đăng trên Foreign Policy/.
Trần Quang - gt/(Nghiên Cứu Biển Đông)
------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét