Việc nắm giữ quyền lực chính trị một cách độc tôn và quá lâu dài trong xã hội ngày nay có thể là một vấn đề về đạo đức đối với những chủ thể độc quyền quyền lực trong các thể chế một đảng và chế độ chuyên chính, theo một nhà nghiên cứu triết học chính trị từ Paris, Pháp.
Một chính thể ‘độc tài độc đảng’ ngày nay, để bảo tồn quyền lực chính trị, có thể rơi vào trường hợp ‘vi phạm đạo đức’, khi dùng Hiến pháp để quy định quyền lãnh đạo tuyệt đối và bất biến của đảng mình, vẫn theo ý kiến này.
Trong cuộc phỏng vấn qua văn bản dành cho BBC hôm 23/4/2016, Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy, nhà nghiên cứu chính trị – xã hội Việt Nam, từ Đại học Paris Diderot, Pháp cũng đưa ra cảnh báo về hậu quả xã hội đối với một nền thống trị ‘độc tài toàn trị’ nếu sử dụng thủ đoạn ‘nói dối’ để nắm, giữ quyền lực.
“Dối trá mang tính chất căn nguyên của chế độ, một chế độ mà Hiến pháp tuyên bố rằng nhân dân có quyền làm chủ, nhưng quyền lực lại chỉ thuộc về một đảng chính trị duy nhất. Và sự dối trá này sẽ dẫn tới đâu?”, Tiến sỹ Từ Huy đặt vấn đề.
“Dối trá mang tính chất căn nguyên của chế độ, một chế độ mà Hiến pháp tuyên bố rằng nhân dân có quyền làm chủ, nhưng quyền lực lại chỉ thuộc về một đảng chính trị duy nhất. Và sự dối trá này sẽ dẫn tới đâu?”, Tiến sỹ Từ Huy đặt vấn đề.
“Dẫn tới sự xói mòn dần tất cả các tiêu chuẩn đạo đức, sự sụp đổ mọi tiêu chí của sự tử tế, và sự hủy diệt trên diện rộng niềm tin vào những giá trị như sự thật, trung thành với nguyên tắc, sự thật thà, vị tha và danh dự…”
Vì sao còn tồn tại?
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC, nhà nghiên cứu triết học chính trị trả lời câu hỏi: Tại sao các thể chế được cho là các nền độc tài, và chế độ chuyên chính vẫn còn tồn tại ngày nay ở một số nơi trên thế giới, hay là vì vẫn có những hình thức ‘độc tài’ hay ‘chuyên chính’ chấp nhận được với nhân loại?
Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy: Để trả lời câu hỏi này của ông cần phải làm một seminar nhiều kỳ, do tính phức tạp của vấn đề. Ở đây tôi xin phép chỉ nêu một trong số các nguyên nhân khiến cho các nền độc tài vẫn đang tiếp tục tồn tại. Nguyên nhân này không phải do tôi tìm ra, mà nó đã được trình bày trong bản luận văn nổi tiếng, “Luận văn về sự nô lệ tự nguyện” (Discours de la servitude volontaire), được Etienne de La Boétie viết vào thế kỷ XVI. Tôi nhắc lại nguyên nhân này, vì nó vẫn còn đúng cho cả thế giới hiện tại nơi chúng ta đang sống.
Tranh cãi về công tội của các nhà độc tài và các chế độ chuyên chính mà họ nắm giữ có thể sẽ còn kéo dài trong lịch sử nhân loại. Ảnh: AFP
Etienne de La Boétie đưa ra câu trả lời cho chính cái câu hỏi mà ông đặt ra cho tôi ngày hôm nay. Chàng trai 18 tuổi ấy viết luận văn này nhằm tìm hiểu một hiện tượng xã hội đã khiến cho một đầu óc tự do vô cùng ngạc nhiên: đôi khi trong lịch sử nhân loại đã xảy ra việc hàng bao nhiêu con người, bao nhiêu đô thành, bao nhiêu quốc gia lại chịu phục tùng một kẻ chuyên chế duy nhất, trong khi mà kẻ đó chỉ có thể có quyền lực khi những người bị áp bức chấp thuận trao quyền ấy cho hắn, và bao nhiêu người đã trao quyền lực cho kẻ chuyên chế để hắn làm hại mình. Thật ngạc nhiên khi thấy hàng triệu, hàng triệu người bị chế ngự, cam chịu cúi đầu phục tùng một người duy nhất. Tại sao có thể xảy ra một chuyện như vậy ?
Câu trả lời mà La Boétie tìm ra nằm ở trong mấy chữ này: “sự nô lệ tự nguyện”. Ông chỉ ra rằng sức mạnh của kẻ bạo chúa được thiết lập trên sự hèn yếu và khiếp nhược của những người tự nguyện chấp nhận ách cai trị của hắn. Chính là do được những người dân tình nguyện ủng hộ mà kẻ độc tài có thể củng cố và mở rộng quyền lực vô giới hạn của hắn.
La Boétie viết: “Chính là nhân dân đã tự nguyện chịu khuất phục và tự cắt cổ mình.” “Nếu mọi người không tuân lệnh nữa thì kẻ chuyên chế sẽ thất bại.”
Điều quan trọng mà La Boétie chỉ ra là: Nhân dân không cần phải đấu tranh, không cần dùng tới bằng bạo lực, chỉ cần không phục tùng, không tuân lệnh thôi là chế độ độc tài đã không thể tồn tại được nữa.
Chẳng phải điều này ngày nay vẫn đúng hay sao ? Hãy nhìn vào một sự việc vừa xảy ra: Hội nghị cử tri và hiệp thương vòng 3 của bầu cử Quốc hội kỳ này. Chẳng phải những người dân địa phương, và nhất là ban tổ chức bầu cử địa phương, Mặt trận Tổ quốc, đã tuân lệnh trên và dùng thủ đoạn để loại gần như tất cả ứng viên tự do, kể cả những người mà uy tín trong cộng đồng dân cư là không thể phủ nhận, và nếu xét từ quan điểm của chính quyền, họ không bị xếp vào hàng ngũ bất đồng, như Trần Đăng Tuấn, Nguyễn Cảnh Bình (việc cử tri của Nguyễn Cảnh Bình làm kiến nghị về kết quả bỏ phiếu là một việc có rất nhiều ý nghĩa)?
Trong khi nếu người dân và Mặt trận Tổ quốc bỏ phiếu cho những người đó thì họ cũng chẳng mất gì, có chăng chỉ mất xiềng xích nô lệ.
Thông tin về sự kiện này đã có nhiều, không cần phải nhắc lại. Ở đây, khi đề cập đến điều này tôi chỉ muốn xác nhận rằng những gì mà La Boétie nói từ thế kỷ XVI vẫn còn đúng cho thế giới hiện nay. Chỉ cần công dân làm đúng bổn phận của mình, chỉ cần như thế thôi (chứ không cần phải dùng đến bạo lực) thì quyền lực độc tài đã có thể bị vô hiệu hóa. Và cũng chẳng ai có thể trừng phạt họ được, bởi chẳng có lý do gì để trừng phạt họ khi họ làm việc theo bổn phận và lương tâm. Nhưng thực tế thì La Boétie nói hoàn toàn chính xác: quyền lực độc tài được củng cố bởi vì mọi người bị chìm đắm trong “sự nô lệ tự nguyện”.
Cũng theo La Boétie, muốn thoát khỏi sự nô lệ tự nguyện này, để đi tới thoát khỏi ách cai trị của kẻ độc tài, chỉ cần có một điều thôi: chỉ cần nhân dân muốn có tự do. Chỉ cần có ý muốn tự do.
Tại sao La Boétie cho rằng chỉ cần người dân muốn có tự do là đủ để khiến cho hệ thống độc tài sụp đổ ? Có lẽ chúng ta sẽ trở lại với ý tưởng này vào một dịp khác.
Sản phẩm của ‘cầm tù’?
BBC: Phải chăng thể chế, chế độ độc tài, ở một góc độ nào đó, là sản phẩm của tư duy bị ‘cầm tù’ và sự cầm tù của tư duy con người?
Một người dân Trung Quốc cầm trong tay một bức hình của cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông với dòng chữ đề “Phụng sự nhân dân” bên ngoài một Văn phòng tiếp người dân khiếu nại. Ảnh: AFP
Trở lại với vụ việc hội nghị cử tri và hiệp thương vòng 3 của bầu cử Quốc hội ta sẽ thấy rằng: Khi ta chứng kiến những người dân ở một xã nghèo không bầu cho luật sư Lê Luân, với những lý do hết sức ấu trĩ, do bị ảnh hưởng bởi hệ thống tuyên truyền các cấp, ta có cảm giác gần như là xót xa, bởi họ bị giới hạn trong một nhận thức nhất định nên mới làm như vậy.
Hiện tượng người dân ủng hộ chế độ độc tài do sự hạn chế của nhận thức có thể trùng hợp với điều mà ông gọi là “tư duy bị cầm tù”, xét từ phía nạn nhân, và “sự cầm tù tư duy con người”, xét từ phía những người cố tình tạo ra xiềng xích cho tư duy của người dân. Điều đáng nói là những người muốn trói buộc tư duy của người khác dường như không biết rằng chính tư duy của họ cũng bị cầm tù.
Nhưng khi ta chứng kiến cảnh đấu tố của những luật sư, của những người thuộc giới trí thức, khi ta chứng kiến cảnh kiểm phiếu diễn ra trong một ngôi miếu hoang, bất chấp mọi chuẩn mực hành chính, luật pháp, lương tâm và đạo lý, thì cảm giác được gợi lên chắc chắn không còn là xót xa nữa, mà là phẫn nộ. Đó cũng có thể là phản ứng xảy ra khi ta phải nghe những phát biểu của một đại biểu Quốc hội nhấn mạnh “cái hay” của hoạt động vi hiến do Quốc hội khóa 13 thực hiện khi bãi nhiệm toàn bộ chính phủ không có lý do.
Trong những trường hợp này, vấn đề không còn ở chỗ “tư duy bị cầm tù” nữa, mà vấn đề phải được gọi tên đúng như cách mà Hannah Arendt đã gọi (khi bà lý giải vì sao chủ nghĩa toàn trị có thể vận hành): sự vô liêm sỉ.
Sự vô liêm sỉ của những người tạo nên cái mạng lưới hỗ trợ cho trung tâm quyền lực toàn trị. Vô liêm sỉ, bởi những người đó hiểu rõ sự thối nát và phản nhân đạo của hệ thống, nhưng vẫn bảo vệ nó bất chấp sự hiểu biết của chính họ.
Vậy, để trả lời câu hỏi này của ông, có thể nói, chế độ độc tài là sản phẩm kết hợp giữa kiểu tư duy nô lệ và sự vô liêm sỉ của những người hưởng lợi từ hệ thống. Theo La Boétie thì hai yếu tố này có liên quan đến nhau, trong một chừng mực nào đó, cái này là nguyên nhân của cái kia: Thói hám lợi và sự vô liêm sỉ dẫn đến tư duy nô lệ, và ngược lại.
BBC: Một nền độc tài kéo dài trên dưới một thế kỷ, hay gần như thế, trong thế giới ngày nay, mà không cho phép một lực lượng chính trị nào khác trong nhân dân và xã hội được cạnh tranh chính thức, hoặc chia sẻ quyền lực, thì có vấn đề gì đáng bàn về đạo đức hay không?
Ông đặt vấn đề rất đúng: điều đó quả là thuộc về phạm trù đạo đức. Các chế độ độc tài cổ điển, mà La Boétie bàn đến trong bản luận văn đã nêu ở trên, khác với một số nền độc tài trong thế giới đương đại của chúng ta ở điểm căn bản mà tôi sẽ đề cập tới sau đây.
Những kẻ chuyên chế cổ điển, dù đoạt được quyền lực theo cách nào (do được dân bầu lên, do dùng vũ lực – thắng trận trong chiến tranh hoặc trong các cuộc tranh đoạt quyền lực, do được kế thừa theo dòng dõi), và dù sử dụng quyền lực theo ý muốn cá nhân bất chấp luật pháp, thì giữa lời nói và hành động cũng còn có sự trùng hợp. Bởi vì những kẻ độc tài cổ điển quan niệm rằng mình có quyền lực tối cao, còn người dân buộc phải phục tùng. Và nhân dân, một khi chấp nhận sự cai trị thì cũng thừa nhận mình bị cai trị.
Điều này khiến cho một vị vua như Louis XIV có thể tuyên bố: “Nhà nước chính là ta”. Như vậy, trung tâm quyền lực được xác định rõ, và kẻ độc tài tự nhận mình là độc tài. Sự việc được gọi đúng tên của nó.
Đạo đức bị hủy diệt
Nhưng một chính thể độc tài độc đảng ngày nay, để bảo tồn quyền lực chính trị, có thể rơi vào trường hợp vi phạm đạo đức, khi dùng Hiến pháp để quy định quyền lãnh đạo tuyệt đối và bất biến của đảng mình. Mặt khác, cũng trong Hiến pháp, lại quy định rằng nhân dân có quyền làm chủ, lại quy định rằng Nhà nước là của dân, do dân, và vì dân.
Nghĩa là chính đảng độc tài không thừa nhận tính chất độc tài của quyền lực do mình nắm giữ, và muốn nhân dân tin rằng đây là một chính thể dân chủ trong đó người dân có quyền tự do quyết định. Nhưng trên thực tế, nhân dân bị lệ thuộc vào quyền lực của đảng độc tài. Như vậy, trung tâm quyền lực không được xác định rõ, và đảng độc tài chối bỏ tính chất độc tài của mình. Sự việc không được gọi đúng tên của nó.
Hiến pháp 2013 của Việt Nam là một ví dụ điển hình cho trường hợp này. Điều 2 và điều 3 của Hiến pháp này quy định quyền lực thuộc về nhân dân. Nhưng điều 4 lại quy định quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản. Những điều luật này, trên thực tế, loại trừ nhau, điều luật này khiến cho điều luật kia bị vô hiệu hóa. Và điều luật này sẽ khiến cho điều luật kia trở thành dối trá.
Nếu nhân dân có quyền làm chủ thì quyền lãnh đạo của đảng cộng sản không thể là tuyệt đối và vĩnh viễn. Bởi vì trong trường hợp này, nhân dân có thể lập nhiều đảng khác nhau và có thể chọn bất cứ đảng nào làm lãnh đạo, theo ý muốn của mình. Ngược lại, nếu đảng cộng sản có quyền lãnh đạo tuyệt đối và vĩnh viễn thì có nghĩa nhân dân không có quyền chọn lãnh đạo cho mình. Trường hợp Việt Nam cho thấy điều 2 và điều 3 Hiến pháp 2013 chỉ là những lời nói dối.
Vì thế, đúng như cách đặt vấn đề của ông, việc một nền độc tài dùng hiến pháp để chính danh hóa quyền lực của mình là một sự vi phạm đạo đức, do tính chất dối trá của nó. Đây là sự dối trá mang tính chất căn nguyên của chế độ, một chế độ mà Hiến pháp tuyên bố rằng nhân dân có quyền làm chủ, nhưng quyền lực lại chỉ thuộc về một đảng chính trị duy nhất. Và sự dối trá này sẽ dẫn tới đâu?
Nó chỉ có thể “dẫn tới sự xói mòn dần tất cả các tiêu chuẩn đạo đức, sự sụp đổ mọi tiêu chí của sự tử tế, và sự hủy diệt trên diện rộng niềm tin vào những giá trị như sự thật, trung thành với nguyên tắc, sự thật thà, vị tha và danh dự. Cuộc sống – trong quá trình đồi phong bại tục như thế, tức là quá trình có xuất xứ từ việc người ta mất hết mọi hy vọng và mất hết niềm tin rằng cuộc sống có một ý nghĩa nào đó – phải chìm xuống mức tồn tại sinh học, chẳng khác gì cây cỏ. […] Giá phải trả là tinh thần bị tê liệt, tình thương không còn và cuộc đời bị tàn phá. […] Giá phải trả là sự khủng hoảng cả về mặt tinh thần lẫn đạo đức.”
Kết luận này tôi trích lại của Vaclav Havel, bởi ông ấy nói quá chính xác, nếu ta quy chiếu nhận định này về thực tế của chúng ta ngày nay. Hãy nhìn những đàn cá đang chết trên quê hương. Cá phải chết là bởi đời sống tinh thần của con người đã chết, trách nhiệm đã chết, đạo đức của con người đã bị hủy diệt.
Khủng hoảng tinh thần và đạo đức vẫn sẽ còn tiếp tục, cho đến một ngày người dân Việt Nam tự nhủ: đủ rồi, dối trá thế đủ rồi, tự hủy diệt mình như thế đủ rồi, chúng ta cần một cuộc sống đúng nghĩa, sống trong sự trung thực, lương thiện và với phẩm giá xứng đáng.
Hoặc là cho đến một ngày những người lãnh đạo hiểu ra những nguy hiểm, những sự hủy diệt mà họ đang gây ra cho dân tộc, cho chính họ, và cho con cháu của họ, để đi tới quyết định áp dụng một nền chính trị cho phép phục hồi các giá trị đạo đức và tinh thần, đảm bảo một đời sống trong sạch và lành mạnh cho toàn xã hội, cho phép xây dựng và phát triển quốc gia một cách vững mạnh; nghĩa là đi tới một quyết định sáng suốt như quyết định mà ông Thein Sein đã thực hiện ở Miến Điện.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy có bằng tiến sĩ văn chương bảo vệ tại Pháp năm 2008 và từng giảng dạy tại một số trường đại học ở Việt Nam. Hiện bà đang làm luận án tiến sĩ về triết học chính trị tại Đại học Paris Diderot, Pháp.
Quốc Phương/BBC/anhbasam
-------------
-------------
Bài viết của một Tiến sĩ (thứ thiệt) có khác. Hay quá là hay !
Trả lờiXóađúng là tiến sĩ thứ thiệt,có bằng ở nước ngoài có khác...còn tiến sĩ giấy ở ta chỉ biết quan ngại thôi...
Trả lờiXóaBài viết quá hay. Chỉ còn vấn đề từ nhận thức này đến hành động mà thôi!
Trả lờiXóabai viet rat dung, nhat la diem cac gia tri bi dao lon. o nhung nha nuoc doc tai dan yeu nuoc hanh dong viec lam cua ho chi the hien long yeu nuoc va chong lai bat cong ngang trai thi bi ching quyen doc tai coi la phan dong .nhung ke phan dan hai nuoc thi tu coi minh la yeu nuoc va dung nhung thu doa bi oi tu hanh hung , noi xau den bo tu chi vi ho co nhan thuc cao hieu duoc bo mat that cua cac che do doc tai ho dam dau tranh voi cai xau va bao ve cao tot vay ma ho co toi voi che do doc tai
Xóaho d
Bài này cũng hay , nhưng bên blog anh ba sam có bài viết khá hay ,đầy cảm xúc , đầy tình tự dân tộc .
Trả lờiXóahttps://anhbasam.wordpress.com/2016/04/24/7945-41-nam-nguoi-viet-ti-nan-mam-duoc-tram-va-phu-sa-nuoc-man/#more-164435
Nghĩ lại cũng nhờ Thiên thời ( sau đệ nhị thế chiến , phong trào CS lan rộng , dân Việt oán hận Pháp đô hộ cã trăm năm dài ) , địa lợi ( VN sát cạnh TQ) , còn nhân hoà thì do tuyên truyền , dối gạt . Nên CS TQ đã gieo cấy và tạo được chính quyền CS tại VN . Từ đó trục lợi tối đa từ VN sau khi làn sóng đỏ chiếm cã nước VN . Nay hiện trạng rất phù hợp là giai đoạn cuối biến VN thành khu tự trị , dĩ nhiên lá cờ sẽ bị thay đổi .
Lúc trước lá cờ 6 sao xuất hiện , nhạc TQ trổi lên …không phải là lầm lẫn vô tình , mà là tung tín hiệu báo trước cho dân quen từ từ .
Nhiều người trách sao ông Tổng đi Hà Tĩnh mà không đá động gì tới cá chết , sao lại không đặt giã thuyết : Ông tới là để nói cho đám đó biết là không có gì phải rắc rối cã , mọi chuyện để Hà Nội dàn xếp tất cã .
Tàu chỉ đạo cho ĐCSVN thực hiện một chính sách ngu dân trên 25 năm qua . Một dân tộc Việt đặt vật chất hưởng thụ và sức mạnh chiến thắng trên đạo đức dân tộc , cho thấy sự biến mất VN trên bản đồ thế giới trong mai hậu là một điều có thể xảy ra .
Trả lờiXóaMột thế giới phẳng chưa có nhưng một VN phẳng lì không tìm thấy thật là đau đớn .
Quyền lực và Đạo đức là kẻ thù của nhau.
Trả lờiXóaSay mê Quyền lực là tâm lý của bọn chủ nô. Và bọn đó có đặc tính là độc ác, thậm chí mang tín súc vật, thú dữ, luôn ăn thịt người khác mà không bao giờ thấy no!
"Quyền lực và Đạo đức là kẻ thù của nhau"
XóaBổ xung, "Quyền lực Độc tàivà Đạo đức là kẻ thù của nhau"
"Nghĩa là chính đảng độc tài không thừa nhận tính chất độc tài của quyền lực do mình nắm giữ"
Không chính xác . Đã thừa nhận bằng điều 4 rồi . Những thứ lẩm cẩm khác là ngụy trang cho quyền lực độc tài .
Phần ngụy trang là đạo đức giả . Hiến pháp có quá nhiều ngụy trang => Hiến pháp chính là biểu tượng của đạo đức giả .
Bạn nói đúng nhưng mà ghê sợ quá, có cách nào nghe văn vẻ hơn không?
Xóa....VÀ ĐẶC BIỆT : ÁC VỚI DÂN NHƯNG RẤT HÈN VỚI GIẶC !!!
XóaBạn không chấp nhận sự thật à, 1755? Bạn thích nhàn nhạt trong cuộc sống?
XóaĐảng cs VN Bắt gần 90 triệu người dân VN làm việc vất vả còng lưng cõng bộ máy đảng cồng kềnh với với hàng trăm ngàn "bí thư" các cấp , các loại ĂN CHƠI , NGỒI RỖI , VÔ DỤNG ,"ngồi mát ăn bát vàng , rồi nhàn vi cư bất thiện KHÔNG CÒN LÀ SAI LẦM , MÀ ĐẤY LÀ TỘI ÁC VÔ BỜ BẾN !!!.
Trả lờiXóaHoan hô bạn Nặc danh 15:35,bạn nói hay lắm,giống ý tớ 100% !
Trả lờiXóaBàn đạo làm Người với Tổng bí thư.
Trả lờiXóaTHƯ NGỎ
Hà Nội, ngày 3 tháng 9 năm 2015.
Kính gửi: ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Thưa ông, tôi là Nguyễn Văn Thạnh, một người dân của nước Việt Nam. Về mặt tuổi tác, tôi đáng hàng con cháu của ông. Về mặt vai vế trong xã hội, tôi chỉ là dân đen còn ông là người đứng đầu cả nước.
Nếu chiếu theo hệ giá trị cổ truyền phong kiến thì thật tôi không phải đối tượng được phép nói chuyện cùng ông.
Thật may mắn, chúng ta sống trong thời đại dân chủ. Thời đại bình đẳng, lấy giá trị và nhân phẩm của con người làm thước đo.
Chính vì điều này, hôm nay tôi viết thư này trao đổi với ông một việc: bàn đạo làm Người.
Thưa ông, triết gia cổ Hy Lạp Socrates có nói "không gì vui sướng bằng làm người". Tất nhiên ý ông nói đến con người đúng nghĩa chứ không phải con người hình thức bên ngoài.
Con người đúng nghĩa là con người hiểu đâu đúng, đâu sai để sống đúng phẩm giá làm người.
Chúng ta có thể gọi những điều đó là Đạo.
Như ông biết, khi người ta mắng nhau "đồ vô đạo" là lời mắng rất nặng nề.
Thưa ông, một trong những đạo làm người là tối kỵ trộm cướp. Là một người chức cao vọng trọng chắc ông biết điều này. Gần như các hiền nhân, thánh nhân xưa nay khi giáo hóa con người đều răn không được trộm cướp.
Trộm cướp có thể hiểu là chiếm giữ những thứ thuộc về người khác làm của mình. Chiếm giữ bất cứ thứ gì đều là trộm cướp chứ không riêng gì con gà, trái bí hay con chó,....đúng không ông?
Hẳn ông đồng ý về điều này.
Chắc ông cũng biết, nhân gian rất ghét trộm cướp vì chỉ có loại vô đạo mới làm việc đó. Trộm cướp gây bất ổn cho xã hội.
Thưa ông, là một giáo sư, tiến sĩ chắc ông biết điều này "quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nhân dân ủy quyền qua bầu cử, ấy là dân chủ". Điều này có nghĩa là muốn có quyền lực chính trị phải được dân bầu. Tính chính danh của bậc trị quốc, an dân nó ở chỗ này.
Đến đây, tôi xin hỏi ông, là một người đứng đầu đất nước hiện nay, ông có được người dân nào bầu không?
Ông lấy lý lẽ nào để nghiễm nhiên ngồi trên đầu nhân dân mà dân không được bầu?
Thưa ông, thật khó khăn để nói cho ông biết "dân không bầu mà có quyền là trộm cắp quyền lực của nhân dân".
Tôi biết nói ra điều này làm ông không vui nhưng tôi không thể nói khác hơn.
Phẩm giá con người nằm ở chỗ dám nói lời chân thật.
Thưa ông, càng có tuổi tác, càng ở ngôi cao càng phải giữ mình, càng phải tự giác sống đúng đạo làm người, đúng không ông?
Kính thư
Nguyễn Văn Thạnh
Kỹ sư-blogger.
ĐT: 0984.973.376
http://www.thanhblog.org/2015/10/ho-so-van-ong-cho-huong-tranh-au-bau-cu.html
Lời bàn: Cái hay của bức thư này không nằm ở lời nặng nhẹ với tổng bí thư, mà nằm ở chỗ thông qua bàn đạo làm Người, thiên hạ sẽ thấy vị TBT không có gì là ghê gớm, đáng kính cả. Ông ấy chỉ là kẻ trộm cắp quyền lực. Và cũng qua bức thư, nhân dân thấy được quyền lực của mình bị trộm cắp như thế nào.
Dân chủ dựa trên một nguyên tắc căn bản là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Điều này đồng nghĩa: dân không bầu là không có quyền. Chúng ta hãy truyền thông điệp này đến với mọi người mà bạn gặp.
Xem thêm ở đây: http://www.thanhblog.org/p/gioi-thieu.html
tây tạng mất nước khi xưa cũng như vn bây giờ
Trả lờiXóaBạn 23:10 ơi, nhân nói đến TTạng (TT) tôi góp đôi lời. Đôi lời này khác ý nghĩ người khác. TT năm xưa mất nước do TC dùng biển người xâm lược và đó là lúc thế giới không có thông tin (chưa có NET như bây giờ). Còn lạt ma TT đi "du ngoạn" hiện nay không phải vì để mất nước mà là do DÂN TT xua đuổi đấy. Điều này chắc chắn không ai nghĩ như vậy!!!
XóaTrước hết là trộm cắp và thậm chí ăn cướp quyền lực. Sau khi có nó rồi thì dần dần hợp thức hóa, coi như của mình... Đơn giản như đan rổ !
Trả lờiXóa- Đầu tiên là CƯỚP QUYỀN LỰC (ngụy trang bằng những khẩu hiệu "chống xâm lược";"giải phóng giai cấp" để mê hoặc và lôi kéo người dân theo và dùng chiến tranh để lấy "súng đẻ ra chính quyền" (hợp thức việc cướp quyền bằng bạo lực và súng đạn, mà không qua cạnh tranh ứng và bầu cử tự do lự chọn của người dân).
Trả lờiXóa-Tiếp sau là CƯỚP TÀI SẢN: Ngoài việc tịch thu các nhà băng, kho bạc... thì bằng việc "đánh Tư sản";"cải tạo công thương nghiệp" để tịch thu tài sản, nhà máy xí nghiệp và các công ty Tư nhân (gồm máy móc, nhà xưởng, các dây chuyền công nghệ, đất đai, cả về con người, cả về của cái, vàng bạc, tiền của các nhà tư bản, các nhà tư sản, các ông chủ các doanh nghiệp.
-Cướp "TIỀN BẠC VÀ NGOẠI TỆ": bằng tổ chức đổi tiền 10 ăn 1; hạn định chỉ được đổi với số lượng ít cho mỗi người, ai dư là mất không.
-Cướp ĐẤT ĐAI: dưới khẩu hiệu "cải cách ruộng đất" để tịch thu đất đai đồn điền ruộng đất của các địa chủ, chia cho nông dân (để hợp lý hóa việc tịch thu) rồi ép nông dân phải vào HTX, sau đó, đưa thẳng vào hiến pháp điều luật "ĐẤT ĐAI LÀ SỞ HỮU TOÀN DÂN"(thực ra toàn dân tức là của nhà nước cs, do đảng cs quản lý và sở hữu" do đó đảng và nhà nước cs toàn quyền sở hữu và định đoạt đất đai và tài nguyên quốc gia như là sở hữu riêng của đảng csVN.
-Cướp và áp đặt văn hóa tư tưởng vong bản, tư tưởng nô lệ cho đảng đối với người dân: bằng "CÁCH MẠNG TƯ TƯỞNG VĂN HÓA" coi quyền lực, quyền lợi đảng cs cao hơn dân tộc, quốc gia; làm băng hoại đạo đức lối sống con người VN; nô lệ hóa tư tưởng của người dân, ngăn cấm tự do tôn giáo, ngăn cấm tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do biểu đạt, tự do tham gia quản lý đất nước, ngăn cấm đảng phái đoàn hội tự do mà duy trì duy nhất độc đảng toàn trị và hệ thống "xã hội dân sự" lừa bịp như : mặt trận TQVN, Công đoàn, Hội cựu cB...
TÓM LẠI: ĐẢNG CSVN LÀ MỘT ĐẢNG LƯU MANH,LỪA ĐẢO, CƯỚP GIẬT, KHỦNG BỐ- MỘT ĐẢNG PHẢN ĐỘNG, ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ, THAM NHŨNG VÀ BÁN NƯỚC.
(CCB, gia đình "liệt sỹ chống Mỹ"(cứu đảng)- đảng viên kết nạp T2/79; đã tự từ bỏ đảng năm 2000)
VTC14 đã có bài tường thuật tận nơi về đường ống xả chất độc của fomosa ra biển, nhưng đảng đang tìm cách "định hướng dư luận" lờ đi.http://cafef.vn/video-muc-so-thi-duong-ong-xa-thai-cua-formosa-duoi-day-bien-vung-ang-20160425081013965.chn
Trả lờiXóa"đảng" ấy là đảng nào?!
Xóađó là đảng lưu manh lừa cướp cosavina Group chứ còn đảng nào nữa
XóaRa thế kia đấy! Cám ơn 0848.
XóaNhân bàn về Độc quyền quyền lực và vấn đề đạo đức-Mời các bác xem lại tuyên bố của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên - là tuyên bố đã được hàng gần vạn người ký tên ủng hộ chỉ trong một vài tuần:
Trả lờiXóaNguyễn Đắc Kiên: Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng
Bối cảnh ra đời tuyên bố:
Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa … Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!… Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? … Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì nó là cái gì?! … Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”(*)
Nội dung tuyên bố:
https://doigio.wordpress.com/2013/02/28/nguyen-dac-kien-vai-loi-voi-tbt-dcs-vn-nguyen-phu-trong/
TUYÊN Bố NGUYỄN ĐẮC KIÊN:
Trả lờiXóaBằng tất cả sự tôn trọng với người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:
Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.
Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN? … Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?
Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng… đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái. Ông đương kim tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.
Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:
1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.
2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.
3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.
4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
5- Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tức đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.
công ty Fomosa -một công ty nổi tiếng thế giới về làm ô nhiễm cho các quốc gia nó từng đầu tư và cũng nổi tiếng vì bị phạt ô nhiễm, công ty này đã bị lên án khắp nơi nhưng tại sao những tên cầm đầu csVN lại mời gọi nó vào Hà tĩnh để xả độc? nếu có đa đảng tam quyền phân lập thì đâu có chuyện này-việc kiểm tra sẽ lòi ra những kẻ nhận hối lộ của bọn này .
Trả lờiXóaFomosa thuê 3.300ha với giá chỉ hơn 400 triệu đồngVN/ha/năm (hay 1.tỷ cho cả 3.300ha/năm) với thời hạn 70 năm chỉ có 95 tỷ đồng- liệu cầm đầu csVN có cho dân VN thuê đất của đảng ("sở hữu toàn dân?") với giá rẻ đến như vậy không?
Trả lờiXóaBạn tinh lại coi? Tôi thấy các con số không khớp nhau.
XóaCho thuê 3.300 ha đất với giá không đổi 96 tỷ VNĐ trong thời hạn 70 năm, quá ư là bèo bọt. Đổi lại, chúng ta phải giải phóng mặt bằng 2.000 ha, tái định cư cho 3.000 hộ dân 9 xã huyện Kỳ Anh, ưu tiên thuế thu nhập DN lâu dài chỉ 10% cho Nhà đầu tư, bỏ ra 50 tỷ tiền đền bù cho vụ ẩu đả vừa qua. Quả là một cái giá quá đắt cho DA. Qua nhiều DA đầu tư mới thấy người ta chỉ quan tâm đến quyền lợi cá nhân mà không một ai quan tâm đến quyền lợi nước nhà. Mang danh Thủ tướng Ếch làm ăn ngu dốt như thế, thật đáng lo ngại. Ông ta còn cố đẩy mấy đứa con nhũn não lên quậy phá VN tiếp!
XóaBạn 0910 đọc cái này cho rõ tội ác của đ/c X!
Xóahttp://laodong.com.vn/kinh-doanh/cho-formosa-thue-dat-70-nam-khong-nop-them-tien-308792.bld
DANH NGÔN:
Trả lờiXóa"Chế độ độc tài là sản phẩm kết hợp giữa kiểu tư duy nô lệ và sự vô liêm sỉ của những người hưởng lợi từ hệ thống"
Vâng, T/S Từ Huy kết luận RẤT CHÍNH XÁC-minh chứng bằng chế độ độc tài khốn nạn ở VN và Triều tiên hiện nay.
» TS. Nguyễn Thị Từ Huy
- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20160424/doc-quyen-quyen-luc-va-van-de-dao-duc#sthash.sbrfwIco.dpuf